ĐỀ CƯƠng ôn tập lịch sử LỚP 12 Năm học 2011 2012



tải về 0.52 Mb.
trang1/7
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích0.52 Mb.
#26063
  1   2   3   4   5   6   7

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO THỪA THIÊN HUẾ

TRƯỜNG THPT HƯƠNG THỦY

-------***-------

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ

LỚP 12


Năm học 2011 - 2012

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN LỊCH SỬ LỚP 12

LỊCH SỬ THẾ GIỚI (1945 - 2000)

Chương I

BÀI 1. SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1945-1949)



I. Hội nghị Ianta và những thỏa thuận của ba cường quốc:

- Hoàn cảnh: Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc, đặt ra nhiều vấn đề cấp bách đối với các nước Đồng minh:

+ Nhanh chóng đánh bại Phát xít.

+ Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.

+ Phân chia thành quả giữa các nước thắng trận.

- Diễn biến: Từ 4 - 11/2/1945, Hội nghị quốc tế được triệu tập tại Ianta (Liên Xô) với sự tham gia của 3 nguyên thủ quốc gia Xtalin (Liên Xô), Rudơven (Mỹ), Sớcsin (Anh).

- Hội nghị đã đưa ra những quyết định quan trọng:

+ Nhanh chóng tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật.

+ Thành lập Liên hợp quốc.

+ Phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa ba cường quốc ở châu Âu và châu Á.

-Những quyết định của hội nghị Ianta cùng những thỏa thuận sau đó của ba cường quốc đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới, thường được gọi là "Trật tự hai cực Ianta" do Mĩ và Liên xô đứng đầu mỗi cực.

II. Sự thành lập Liên hợp quốc:

1. Hoàn cảnh lịch sử:

- Từ 25/4 đến 26/6/1945, đại biểu 50 nước họp tại San Francisco(Mỹ), thông qua Hiến chương thành lập LHQ.

- Ngày 24/10/1945, Hiến chương có hiệu lực.

2. Mục đích:

 Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

 Phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.

3. Nguyên tắc hoạt động:

 Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.

 Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước.

 Không can thiệp vào nội bộ các nước.

 Giải quyết tranh chấp, xung đột quốc tế bằng biện pháp hòa bình.

 Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 cường quốc: Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc.



4. Các cơ quan chính:

Đại hội đồng: Gồm tất cả các nước thành viên, mỗi năm họp một lần.

Hội đồng bảo an: Là cơ quan trọng yếu hàng đầu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới, hoạt động theo nguyên tắc nhất trí cao của 5 ủy viên thường trực là LX (nay là LB Nga), Mỹ, Anh, Pháp và Trung Quốc.

- Ban thư ký: Là cơ quan hành chính , đứng đầu là Tổng thư ký có nhiệm kỳ 5 nă

- Tổ chức chuyên môn: có hàng trăm tổ chức chuyên môn khác như Hội đồng kinh tế và xã hội, Tòa án quốc tế, Hội đồng quản thác,…

5. Vai trò: - Là diễn đàn quốc tế, vừa hợp tác vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

- Giữ vai trò quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp và xung đột khu vực.

- Thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế , giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, nhân đạo…

- Chống chủ nghiã thực dân và chế độ phân biệt chủng tộc.



6. Hiện nay: - Liên hiệp quốc có 192 thành viên (2006).

- Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc tháng 9/1977.

- 16/10/2007, Đại hội đồng bầu VN làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an nhiệm kì 2008-2009.

*******
Chương II

BÀI 2. LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU (1945 - 1991). LIÊN BANG NGA (1991 - 2000)


I. LIÊN XÔ TỪ 1945 ĐẾN GIỮA NHỮNG NĂM 70

1.Bối cảnh lịch sử:

- Bị tổn thất nặng do Chiến tranh thế giới thứ hai: hơn 27 triệu người chết, 1710 thành phố, 7 vạn làng mạc bị thiêu

hủy, 32 ngàn xí nghiệp bị tàn phá…

- Các nước đế quốc, đứng đầu là Mĩ tiến hành bao vây kinh tế, cô lập chính trị, chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh tổng lực nhằm tiêu diệt Liên Xô và các nước XHCN.

- Liên Xô phải tự lực tự cường khôi phục kinh tế, củng cố quốc phòng.

2.Thành tựu :

- Kinh tế:

+ Hoàn thành kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế trong 4 năm 3 tháng.

+ Năm 1950, sản lượng công nghiệp tăng 73%.

+ Thực hiện nhiều kế hoạch dài hạn xây dựng cơ sở vật chất- kĩ thuật của CNXH.

+ Giữa những năm 1970, là cường quốc công nghiệp thứ hai thế giới, đi đầu trong công nghiệp vũ trụ, công nghiệp điện hạt nhân…). Sản lượng nông nghiệp tăng trung bình hàng năm 16%.

- Khoa học - kỹ thuật:

+ Năm 1949, chế tạo thành công bom nguyên tử  phá vỡ thế độc quyền nguyên tử của Mỹ.

+ Năm 1957, phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên của Trái Đất.

+ Năm 1961, phóng tàu vũ trụ Phương Đông, đưa nhà du hành Gagarin bay vòng quanh Trái đất  mở đầu kỷ nguyên chinh phục vũ trụ của loài ngoài.

- Chính trị-xh: tương đối ổn định, tỉ lệ công nhân chiếm 55% số người lao động trong nước, trình độ học vấn của người dân được nâng cao (3/4 số dân có trình độ trung học và đại học).

- Đối ngoại: là chỗ dựa cho hoà bình và phong trào cách mạng thế giới, giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa.



3.Ý nghĩa:

-Thể hiện tính ưu việt của CNXH trên các lĩnh vực: xây dựng kinh tế, củng cố quốc phòng, nâng cao đời sống nhân dân.

-Làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mĩ và đồng minh của Mĩ.

II. LIÊN BANG NGA TỪ 1991 - 2000:

Liên bang Nga là quốc gia kế thừa địa vị pháp lý của Liên Xô trong quan hệ quốc tế.



  • Về kinh tế:

+ 1990 - 1995, tăng trưởng bình quân hằng năm của GDP là số âm.

+ 1996 - 2000, bắt đầu có dấu hiệu phục hồi (năm 1990 là -3,6%, năm 2000 là 9%).



  • Về chính trị :

+ Tháng 12/ /1993, Hến pháp Liên bang Nga được ban hành, quy định thể chế Tổng thống Liên bang.

+ Từ năm 1992, tình hình chính trị không ổn định do sự tranh chấp giữa các đảng phái và xung đột sắc tộc, nổi bật là phong trào ly khai ở Tréc-xni-a.



  • Về đối ngoại:

+ Một mặt thân phương Tây, mặt khác khôi phục và phát triển các mối quan hệ với châu Á.

Từ năm 2000, tình hình nước Nga có nhiều chuyển biến: kinh tế dần hồi phục và phát triển, chính trị và xã hội ổn định, vị thế quốc tế được nâng cao. Tuy vậy, nước Nga vẫn phải đương đầu với nhiều thách thức: khủng bố, li khai, việc khôi phục và giữ vững vị thế cường quốc Á - Âu …

********
Chương III . CÁC NƯỚC Á, PHI VÀ MĨ LA TINH (1945 - 2000)

BÀI 3. CÁC NƯỚC ĐÔNG BẮC Á


I. Nét chính về khu vực Đông Bắc Á

- Là khu vực rộng lớn và đông dân nhất thế giới. Trước CTTG II đều bị thực dân nô dịch (trừ Nhật Bản).

- Sau 1945, có nhiều biến chuyển:

+ Tháng 10/1949, cách mạng Trung Quốc thắng lợi, nước CHND Trung Hoa ra đời.

+ Cuối thập niên 90, Hồng Kông và Ma Cao cũng trở về với Trung Quốc (trừ Đài Loan).

+ Năm 1948, bán đảo Triều Tiên đã bị chia cắt thành hai miền theo vĩ tuyến 38: Đại Hàn dân quốc ở phía Nam

và CHDCNH Triều Tiên ở phía Bắc. Sau chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953), vĩ tuyến 38 vẫn là ranh giới

phân chia hai nhà nước trên bán đảo.

+ Từ nửa sau thế kỷ XX, tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế, đời sống nhân dân được cải thiện:

* Trong“bốn con rồng châu Á” thì Đông Bắc Á có đến ba (Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan).

* Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

* Trung Quốc cuối những năm 70 của TK XX có sự tăng trưởng nhanh và cao nhất thế giới.



II. Trung Quốc:

1. Sự thành lập nước CHND Trung Hoa .

- Ngày 01/10/1949, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thành lập.



- Ý nghĩa : + Trong nước:

* Cuộc CM dân tộc dân chủ Trung Quốc đã hoàn thành, chấm dứt hơn 100 năm nô dịch và

thống trị của đ/q, tư sản, xóa bỏ tàn dư PK.

* Mở ra kỷ nguyên độc lập tự do tiến lên CNXH.

+ Thế giới:

* Góp phần vào việc hình thành hệ thống XHCN thế giới,

* Có ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào giải phóng dân tộc thế giới và Đông Nam Á.

2. Công cuộc cải cách - mở cửa (1978 - 2000):

Tháng 12/1978, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã vạch ra đường lối cải cách kinh tế - xã hội do Đặng Tiểu Bình khởi xướng, đến Đại hội XIII (10/1987), được nâng lên thành Đường lối chung của Đảng.



- Nội dung cơ bản: lấy phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, tiến hành cải cách và mở cửa, chuyển từ kinh tế kế

hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường XHCN, nhằm hiện đại hóa và xây dựng CNXH mang đặc sắc Trung



Quốc, biến Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ và văn minh.

  • Thành tựu: Từ 1979 - 1998, TQ đạt:

+ Kinh tế tiến bộ nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới.

+ GDP tăng trung bình hàng năm trên 8%. Năm 2000, GDP đạt qua ngưỡng cửa 1080 tỉ USD, đời sống nhân dân cải thiện rõ rệt.

+ Nền khoa học - kỹ thuật, văn hóa, giáo dục Trung Quốc đạt thành tựu khá cao (năm 1964, thử thành công bom nguyên tử; năm 2003, phóng thành công tàu “Thần Châu 5” đưa nhà du hành Dương Lợi Vĩ bay vào không gian vũ trụ).

* Về đối ngoại:

- Bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Liên Xô, Mông Cổ, Việt Nam …

- Mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước trên thế giới, góp sức giải quyết các vụ tranh chấp quốc tế. Vai trò và vị trí của Trung Quốc nâng cao trên trường quốc tế.

- Thu hồi chủ quyền Hồng Kông (1997), Ma Cao (1999).



*******
BÀI 4. CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ ẤN ĐỘ

I. Sự hình thành các quốc gia độc lập ở ĐÔNG NAM Á sau chiến tranh thế giới thứ II

1. Vài nét chung về quá trình đấu tranh giành độc lập

Biến đổi thứ nhất: Trước Thế chiến II, các nước ĐNÁ đều là thuộc địa hoặc nửa thuộc địa và là thị trường của các

nước tư bản phương Tây, đời sống nhân dân cơ cực. Từ sau Thế chiến II đến nay, hầu hết các nước Đông Nam Á đều

đã giành được độc lập, xây dựng đất nước theo các mô hình kinh tế, xã hội khác nhau.




Tên quốc gia

Thủ đô

Ngày độclập

Indonesia (Inđônêxia)

Jakarta (Giacácta)

17/08/1945

Việt Nam

Hà Nội

02/091945

Laos (Lào)

Vientian (Viêng Chăn)

12/10/1945

Philippines (Philíppin)

Manila (Manila)

04/07/1946

Mianmar (Mianma)

Yangon (Rangun)

04/01/1948.

Cambodia (Campuchia)

Phnômpênh (Nông Pênh)

09/11/1953

Malaysia (Malayxia)

Kuala Lumpur (Cuala Lumpua)

31/081957

Singapore (Xingapo)

Singapore city (Xingapo xiti)

03/061959

Brunei (Brunâây)

Banda Seri Begawan (Banđa S.B)

01/01/1984

Timor-Leste (Đông Timo)

Dili (Đili)

20/05/2002.

Thailand (Thái Lan)

Bangkok (Băng Cốc)




Biến đổi thứ hai: Sau khi giành độc lập, các nước ĐNÁ đã củng cố nền độc lập, ra sức xây dựng nền kinh tế - xã hội

và đạt nhiều thành tựu to lớn, trở thành con rồng châu Á như Xingapo (nước có nền kinh tế phát triển nhất ở khu vực



ĐNÁ & được xếp vào hàng các nước phát triển trên thế giới ), hoặc bước vào ngưỡng cửa các nước công nghiệp mới

như Malaysia, Thái Lan … Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ĐNÁ được nâng cao.

Biến đổi thứ ba: Cho đến tháng 4/1999, các nước ĐNÁ đều gia nhập vào ASEAN, tổ chức liên minh chính trị -

kinh tế của khu vực Đông Nam Á, nhằm xây dựng mối quan hệ hòa bình, hữu nghị và hợp tác, giúp đỡ nhau cùng phát

triển..



2. Lào (1945 - 1975)

a. 1945 - 1954 (chống Pháp):

- Ngày 12/10/1945, nhân dân thủ đô Viêng - chăn khởi nghĩa thắng lợi, tuyên bố Lào là vương quốc độc lập.

- Tháng 3/1946 Pháp trở lại xâm lược, nhân dân Lào đã cầm súng bảo vệ nền độc lập. Dưới sự lãnh đạo của Đảng

Cộng sản Đông Dương và sự giúp đỡ của

quân tình nguyện Việt Nam, cuộc kháng chiến chống Pháp ở Lào ngày càng phát triển, lực lượng cách mạng trưởng

thành.


  • Từ 1953 - 1954, liên quân Lào - Việt phối hợp mở các chiến dịch Trung, Thượng và Hạ Lào …, giành các thắng

lợi lớn, góp phần vào chiến thắng Điện Biên Phủ (Việt Nam), buộc Pháp ký Hiệp định Giơ-ne-vơ (20/7/1954) thừa nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Lào, công nhận địa vị hợp pháp của các lực lượng kháng chiến Lào.

b. 1954 - 1975 (chống Mỹ):

- Năm 1954, Mỹ xâm lược Lào. Đảng Nhân dân cách mạng Lào lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ dân Lào đánh bại các chiến lược “chiến tranh đặc biệt” “chiến tranh đặc biệt tăng cường” của Mỹ

- Tháng 02/1973, các bên ở Lào ký Hiệp định Vientian Viên chăng) lập lại hòa bình, thực hiện hòa hợp dân tộc ở Lào.

- Thắng lợi của cách mạng Việt Nam 1975 tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân Lào nổi dậy giành chính quyền trong cả nước. Ngày 2/12/1975 nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào chính thức thành lập. Lào bước vào TK xây dựng đất nước và phát triển KT-XH.



3. Campuchia

a. 1945 - 1954 (chống Pháp):

- Tháng 10/1945, Pháp trở lại xâm lược Campuchia. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương (từ

1951 là Đảng Nhân dân cách mạng Campuchia), nhân dân Campuchia tiến hành kháng chiến chống Pháp.

- Ngày 9/11/1953, do sự vận động ngoại giao của vua Xihanuc, Pháp ký Hiệp ước "trao trả độc lập cho Camp"

nhưng vẫn chiếm đóng.

- Sau thất bại ở Điện Biên Phủ, Pháp ký Hiệp định Giơnevơ công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ

Campuchia.

b. Từ1954 - 1975 :

- 1954 - 1970: Chính phủ Xihanuc thực hiện đường lối hòa bình, trung lập để xây dựng đất nước.

- 1970 - 1975 (chống Mỹ):

+ Ngày 18/3/1970, tay sai Mỹ đảo chính lật đổ Sihanouk. Cuộc kháng chiến chống Mỹ và tay sai của nhân dân Campuchia, với sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam đã phát triển nhanh chóng.

+ Ngày 17/4/1975, thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ.

c. 1975 - 1979:

- Nội chiến chống Khơme đỏ - Tập đoàn Khơ-mer đỏ do Pôn Pốt cầm đầu đã phản bội cách mạng, thi hành

chính sách diệt chủng và gây chiến tranh biên giới Tây Nam Việt Nam.

- Ngày 3/12/1978, Mặt trận dân tộc cứu nước Campuchia thành lập, được sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt

Nam, lãnh đạo quân dân Campuchia nổi dậy ở nhiều nơi.

- Ngày 7/1/1979, thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng, Campuchia bước vào thời kỳ hồi sinh, xây dựng lại đất nước.

d. 1979 đến nay:

- Từ 1979, nội chiến tiếp tục diễn ra, kéo dài hơn 10 năm với sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam, tập đoàn

Khơmer đỏ đã bị thất bại.

- Ngày 23/10/1991, Hiệp định hòa bình về Camp được ký kết. Sau cuộc tổng tuyển cử tháng 9/1993, Quốc hội

mới đã thông qua Hiến pháp, thành lập Vương quốc Campuchia do Sihanouk làm quốc vương. Campuchia

bước sang thời kỳ phát triển đất nước.



4. Qúa trình xây dựng và phát triển của các nước Đông Nam Á.

* Nhóm 5 nước sáng lập ASEAN:


Tiêu chí

Chiến lược kinh tế hướng nội

Chiến lược kinh tế hướng ngoại

Thời gian

1950 - 1960 của thế kỉ XX

Những năm 60 - 70 trở đi của thế kỉ XX

Mục tiêu

- Nhằm xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu,

- Xây dựng nền kinh tế tự chủ



- Thực hiện công nghiệp hóa , lấy xuất khẩu làm chủ đạo

Nội dung

- Đẩy mạnh phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nội địa thay thế hàng nhập khẩu….

- Lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa để phát triển sản xuất



- Thực hiện “mở cửa” nền kinh tế,

- Thu hút vốn đầu tư và kỹ thuật của nước ngoài,

- Tập trung sản xuất hàng xuất khẩu,

- Phát triển ngoại thương.



Thành tựu

- Thực hiện chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu.

- Đáp ứng nhu cầu của nhân dân

- Phát triển một số ngành chế biến, chế tạo

- Giải quyết được nạn thất nghiệp



- Tỉ trọng công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân đã

lớn hơn nông nghiệp.

- Mậu dịch, đối ngoại tăng trưởng nhanh

- (VD: + 1980, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 130 tỉ USD,.

+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao: Thái Lan 7% (1985 – 1995), Singapore 12% (1968 – 1973)…


Hạn chế

-Thiếu vốn, nguyên liệu, công nghệ

-Chi phí cao dẫn tới thua lỗ

-Tệ nạn tham nhũng, quan liêu phát triển

- Đời sống người dân còn khó khăn, chưa giải quyết được vấn đề tăng trưởng với công bằng xã hội..



- Phụ thuộc vốn, thị trường bên ngoài quá lớn.

- Đầu tư bất hợp lý…



5. Sự ra đời và phát triển cùa tổ chức ASEAN

a. Sự thành lập:

* Nguyên nhân:

- Do các tổ chức khu vực quốc tế hoạt động có hiệu quả ( như Cộng đồng châu Âu).

- Các nước trong khu vực Đông Nam Á giành được độc lập cần có sự hợp tác với nhau để cùng phát triển,

- Hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc thế giới, nhất là cuộc chiến tranh xâm lược VN của Mĩ.

* Sự thành lập:

- Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan), gồm 5

nước: Indonesia, Malaysia, Singapore, Philipin và Thái Lan. Trụ sở đặt ở Giacácta (Indonesia).

- Hiện nay ASEAN có 10 nước: Brunei (1984), Việt Nam (28/07/1995), Lào và Mianma (1997), Campuchia

(1999).

b. Mục tiêu :

- Xây dựng mối quan hệ hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các nước trong khu vực, tạo nên một cộng đồng Đông

Nam Á hùng mạnh trên cơ sở tự cường khu vực.

- Thiết lập một khu vực hòa bình, tự do và trung lập ở ĐNÁ.



c. Thành tựu:

- 2/1976, Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở ĐNA ( H.U Bali) nhằm xác định những nguyên tắc cơ bản trong

quan hệ giữa các nước.

- Giải quyết vấn đề Campuchia bằng các giải pháp chính trị, nhờ đó quan hệ giữa các nước ASEAN và Đông

Dương được cải thiện.

- Mở rộng thành viên ASEAN từ 6 thành 10 : VN(1995), Lào, Mianma (1997), Campuchia (1999).

- ASEAN đẩy mạnh hoạt động kinh tế, văn hóa nhằm xây dựng 1 cộng đồng ASEAN phát triển mạnh về kinh

tế, an ninh và văn hóa vào 2015.



d. Các giai đoạn:

- Giai đoạn 1967- 1975: là 1 tổ chức khu vực non yếu , chưa có vị trí trên trường quốc tế.

- Giai đoạn 1976 - nay:

+Hội nghị cấp cao lần 1 tại Bali (1976) đã đánh dấu sự khởi sắc của ASEAN với việc ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Đông Nam Á (Hiệp ước Bali), xác định những nguyên tắc cơ bản: tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực với nhau; giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp hòa bình; hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.

+ Sau 1975, ASEAN cải thiện quan hệ với Đông Dương, Tuy nhiên, từ 1979 - 1989, quan hệ giữa hai nhóm nước trở nên căng thẳng do vấn đề Campuchia. Đến 1989, hai bên bắt đầu quá trình đối thoại, tình hình chính trị khu vực cải thiện căn bản. Thời kỳ này kinh tế ASEAN tăng trưởng mạnh.

+ Sau khi phát triển thành 10 thành viên (1999), ASEAN đẩy mạnh hoạt động hợp tác kinh tế, xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định để cùng phát triển. Năm 1992, lập khu vực mậu dịch tự do Đông nam Á (AFTA) rồi Diễn đàn khu vực (ARF), Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM), có sự tham gia của nhiều nước Á - Âu.

e. Thời cơ và thách thức đối với Việt Nam khi gia nhập ASEAN:

- Thời cơ :

+ Nền kinh tế VN có điều kiện hội nhập với nền kinh tế các nước trong khu vực.

+ Thu hút vốn đầu tư, tiếp thu khoa học kỹ thuật tiên tiến để phát triển đất nước, tạo điều kiện cho nền kinh tế Việt Nam thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước trong khu vực.

+ Tiếp thu, học hỏi trình độ quản lí của các nước trong khu vực.

+ Có điều kiện thuận lợi để giao lưu về giáo dục, văn hoá... với các nước trong khu vực.

- Thách thức:

+ Phải chịu sự cạnh tranh quyết liệt về kinh tế.

+ Nếu không bắt kịp trình độ phát triển các nước trong khu vực thì kinh tế sẽ tụt hậu nguy hiểm và không thể “hội nhập” mà sẽ “hoà tan" về chính trị

- văn hóa, đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc.

f. Những năm 90 của TKXX trở đi, một thời kì mới mở ra cho các nước ĐNA:

- Do quan hệ quốc tế có nhiều thay đổi, cuộc “chiến tranh lạnh” đã chấm dứt.

- Vấn đề Campuchia đã được giải quyết, tình hình chính trị khu vực đã được cải thiện rõ rết.

- ASEAN từ 5-10 nước, đối đầu khu vục không còn, các nước cùng nhau xây dựng ĐNA thành khu vực hòa bình, ổn định, phát triển.

Каталог: imgs
imgs -> Trường th phú Mỹ 2 Gián án lớp 4 Tuần 29 LỊch báo giảng lớP: 4/1 Tuần: 29
imgs -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
imgs -> TRƯỜng mầm non vinh phú khối mẫu giáo nhỡ
imgs -> Tập đọc chuyện một khu vưỜn nhỏ
imgs -> KẾ hoạch chuyên môn tháng 03/ 2016 Thi đua lập thành tích chào mừng ngày 8/3 26/3 Nội dung công việc
imgs -> Số: 100 /pgd&Đt v/v Tham gia cuộc thi giáo dục kỹ năng sống “Đi đường an toàn – Cho bạn cho tôi”
imgs -> KẾ hoạch chuyên môn tháng 04/ 2016 Thi đua lập thành tích chào mừng ngày 30/4 – 01/5 Nội dung công việc
imgs -> Ma trậN ĐỀ kiểm tra 1 tiết bài số 4 NĂm họC 2015-2016 Môn : hoá HỌc lớP 11 ban cơ BẢn thời gian: 45 phút Phạm VI kiểm tra
imgs -> GIÁo dục chủ ĐỀ tháng 4 “ Hòa bình và hữu nghị ” VÀ Ý nghĩa các ngày lễ Ôn chưƠng trình 5 RÈn luyện nhi đỒNG

tải về 0.52 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương