ĐỀ CƯƠng ôn tập học kì I (2012 – 2013) MÔN : LỊch sử 10 Bài Xã hội nguyên thủy



tải về 29.7 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu28.07.2016
Kích29.7 Kb.
#8196
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I (2012 – 2013)

MÔN : LỊCH SỬ 10
Bài 2. Xã hội nguyên thủy.

1: Thị tộc và bộ lạc

a. Tổ chức xã hội.

- Thị tộc: là một nhóm người, khoảng 10 gia đình với 2-3 thế hệ, có chung dòng máu với nhau.

- Bộ lạc bao gồm nhiều thị tộc sống gần gũi nhau về mặt không gian và dòng máu

b. Quan hệ xã hội.hội

- Quan hệ hợp quần xã hội

- Quan hệ dân chủ thị tộc: Cùng ăn, cùng ở, cùng làm


2: Buổi đầu của thời đại kim khí

a. Sự xuất hiện của công cụ kim loại

- Cư dân Tây Á và Ai Cập sớm sử dụng công cụ kim loại

- Đồng đỏ: 5.000 năm

- Đồng thau: 4.000 năm

- Sắt: 3.500 năm


b. Ý nghĩa

- Đời sống con người ổn định hơn

- Tạo ra một lượng sản phẩm thừa thường xuyên
3: Sự xuất hiện tư hữu và xã hội có giai cấp

a. Nguyên nhân

- Sự xuất hiện của công cụ kim loại, sản phẩm thừa

- Một bộ phận những người trong xã hội ( trưởng cac s bộ lạc, bộ tộc, người đứng đầu tổ chức các nghi lễ tôn giáo..) đã lấy một chút sản phẩm dư thừa làm của riêng tư hữu xuất hiện.


b. Hệ quả

- Chế độ phụ hệ thay thế dần chế độ mẫu hệ

- Xã hội phân chia giàu nghèo

Xã hội nguyên thuỷ tan rã, con người đứng trước ngưỡng cửa xã hội có giai cấp
Bài 3: Các quốc gia cổ đại Phương Đông.

Những thành tựu văn hóa

a. Sự ra đời của lịch sử thiên văn học

- Thiên văn học là lịch 2 ngành khoa học ra đời sớm nhất, gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp.

- Thiên văn: Biết được vị trí các vì sao, hệ chuyển động của mặt trăng, mặt trời

- Lịch pháp: tính chính xác không cao


b. Chữ viết

- Do nhu cầu trao đổi, lưu giữ kinh nghiệm

- Ban đầu là chữ tượng hình, sau đó là tượng ý, tượng thanh

- Tác dụng của chữ viết: Đây là phát minh quan trọng nhất, nhờ nó mà chúng ta hiểu được phần nào lịch sử thế giới cổ đại.




c. Toán học

- Nguyên nhân ra đời: Do nhu cầu sản xuất, xây dựng, buôn bán

- Thành tựu: Các công thức sơ đẳng về hình học, các bài toán đơn giản về số học,... phát minh ra số 0 của cư dân Ấn Độ. Tính chính xác chưa cao

- Tác dụng: Phục vụ đời sống, đặt cơ sở cho sự phát triển của khoa học giai đoạn sau.


d. Kiến trúc
- Do uy quyền của các vua mà hàng loạt các công trình kiến trúc đã ra đời: Kim tự tháp Ai Cập, vườn treo Ba-bi-lon, Vạn lý trường thành,...
Bài 4: Các quốc gia cổ đại Phương Tây – Hi Lạp và Rô-Ma.

Những thành tựu văn hóa

a. Lịch và chữ viết

- Nhờ đi biển mà họ biết chính xác hơn về mặt trời, trái đất

- Lịch: một năm có 365 ngày và 1/4, một tháng có 30 và 31 ngày, riêng tháng hai có 28 ngày.

Khá chính xác và đúng với nông lịch của Phương Đông

- Chữ viết: Phát minh ra hệ thống chữ cái A, B, C,... lúc đầu có 20 chữ, sau thêm 6 chữ (hệ chử cái Latinh)

- Sử dụng phương pháp ghép chữ

- Ý nghĩa: Đây là cống hiến lớn lao của cư dân Địa Trung Hải cho nền văn minh nhân loại


b. Sự ra đời của khoa học

- Toán – Lý: + Talet

+ Pytago

+ Asimet….

- Sử học: Hêrôđôt
Các hiểu biết đến đây mới trở thành khoa học vì:

- Có độ chính xác và khái quát cao

- Được thực hiện bởi các nhà khoa học có tên tuổi, đặt nền móng cho ngành khoa học đó.
c. Văn học

- Chủ yếu là kịch (bi kịch): Xô-phốc-cơ, Ê-sin,...

- Thần thoại tư duy phương Tây

- Thơ: Hôme….

* Giá trị của các vở kịch: Ca ngợi cái đẹp, cái thiện và có tính nhân đạo sâu sắc.
d. Nghệ thuật

- Nghệ thuật tạc tượng thần và xây đền thời đạt đến đỉnh cao (Đền Pactơnông, Đấu trường Rôma…)

* Thể hiện giá trị hiện thực, gần gũi thiên nhiên, thanh thoát…
Bài 7: Sự phát triển lịch sử và nền văn hóa đa dạng của Ấn Độ.
1. Thời kỳ vương triều Gúpta và sự phát triển văn hoá truyền thống Ấn Độ

- Năm 319, vương triều Gúpta được thành lập (319 - 467)

- Thống nhất miền Bắc Ấn Độ

- Tổ chức các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm



* Về văn hoá dưới thời Gúp-ta: thời kì định hình và phát triển văn hoá truyền thống Ấn Độ
a. Tôn giáo và kiến trúc

* Đạo phật:

- Do Tất Đạt Đa sáng lập

- Quan điểm: Từ bi - hỷ xã

- Phát triển thời vua Asôca và Hacsa

- Tiếp tục được phát triển truyền bá khắp Ấn Độ và truyền ra nhiều nơi (ĐNÁ, ĐBÁ,…)

- Kiến trúc Phật giáo phát triển (chùa hang, tượng phật bằng đá).

* Đạo Ấn Độ hay đạo Hin-du

- Thờ 4 vị thần chính: thần Sáng tạo (Brama), thần Huỷ diệt (Siva), thần Bảo Hộ (Inđra), thần Sấm sét.

- Phục vụ chế độ chủng tính

- Các công trình kiến trúc thờ thần (tháp - núi)

b. Chữ viết

- Từ chữ viết cổ Brahmi sáng tạo hệ chữ San-skơ-rit.

+ Chữ Phạn: Viết văn tự

+ Chữ Bali: Viết kinh phật
c. Văn học:

- Hai bộ sử thi lớn: Ramayana và Ma-ha-brat-ha-ta

+ Văn học cổ điển Ấn Độ - văn học Hin-du, mang tinh thần và triết lý Hin-du giáo rất phát triển

* Người Ấn Độ đã truyền bá văn hoá ra bên ngoài mà Đông Nam Á là ảnh hưởng rõ nét nhất. Việt Nam cũng ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ (tháp Chàm, đạo Phật, đạo Hin-du).



Tóm lại thời Gúp-ta đã định hình văn hoá truyền thống Ấn Độ với những tôn giáo lớn và những công trình kiến trúc, tượng, những tác phẩm văn học tuyệt vời, làm nền cho văn hoá truyền thống Ấn Độ có giá trị văn hoá vĩnh cửu
2. Vương triều Hồi giáo Đê li

a. Hoàn cảnh ra đời

- Năm 1206 người Hồi (gốc TNK) chiếm Ấn Độ, lập nên vương triều Hồi giáo Đê li

b. Chính sách cai trị

- Chính sách thống trị:

+ Truyền bá, áp đặt Hồi giáo

+ Kỳ thị tôn giáo

+ Bóc lột nhân dân, người Hồi giáo tự dành cho mình quyền ưu tiên trong xã hội

c. Ảnh hưởng

- Làm phong phú nền văn hoá Ấn Độ.

- Bước đầu tạo ra sự giao lưu văn hoá Đông - Tây.

- Xây dựng một số công trình mang dấu ấn kiến trúc Hồi giáo (xây dựng kinh đô Đê-li trở thành một thành phố lớn nhất thế giới)

- Hồi giáo được truyền bá đến một số nước trong khu vực Đông Nam Á.

3. Vương triều Mô-gôn

a. Sự thành lập

- Năm 1398 người Mông Cổ tấn công Ấn Độ

- Năm 1526 lập ra Vương triều Mô-gôn.

- Dưới thời vua A-cơ-ba (1556 - 1605), Ấn Độ phát triển mạnh

b. Chính sách của A-cơ-ba

- Xây dựng chính quyền mạnh mẽ, không phân biệt tôn giáo

- Xây dựng khối đoàn kết dân tộc

- Định mức thuế, thống nhất hệ thống đo lường

-Khuyến khích, hỗ trợ các hoạt động sáng tạo văn học, nghệ thuật

àKinh tế phát triển, xã hội ổn định, văn hoá có những thành tựu mới, Acơba được xem là “Đấng chí tôn”

- Đầu thế kỉ XVII, Ấn Độ lâm vào khủng hoảng.

à Ấn Độ đứng trước thách thức xâm lược của thực dân phương Tây (Bồ Đào Nha và Anh)


Bài 11: Tây Âu thời hậu kỳ trung đại.

1. Những cuộc phát kiến địa lý

a. Nguyên nhân

- Nhu cầu về thị trường phát triển mạnh

- Yêu cầu cần tìm ra con đường giao lưu buôn bán giữa phương Đông và phương Tây

- Khoa học - kĩ thuật hàng hải có tiến bộ: la bàn, tàu trọng tải lớn có thể đi xa và dài ngày (Caraven)

 TBN và BĐN là hai quốc gia đi đầu trong các cuộc phát kiến địa lý
b. Một số cuộc phát kiến địa lí lớn

- Năm 1487, B. Đi-a-xơ đến mũi Hảo Vọng.

- Va-xcô đơ Ga-ma đã đến được Ca-li-cut Ấn Độ (5 - 1498)

- Tháng 8 - 1492, C.Cô-lôm-bô đã phát hiện ra châu Mĩ.

- Ph.Ma-gien-lan: đi vòng quanh thế giới bằng đường biển (1519 - 1521).

c. Hệ quả

- Đem lại hiểu biết mới: (Trái đất, những con đường, dân tộc)

- Thúc đẩy nhanh sự tan rã của quan hệ phong kiến và sự ra đời của CNTB.



- Nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.
Каталог: imgs
imgs -> Trường th phú Mỹ 2 Gián án lớp 4 Tuần 29 LỊch báo giảng lớP: 4/1 Tuần: 29
imgs -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
imgs -> TRƯỜng mầm non vinh phú khối mẫu giáo nhỡ
imgs -> Tập đọc chuyện một khu vưỜn nhỏ
imgs -> KẾ hoạch chuyên môn tháng 03/ 2016 Thi đua lập thành tích chào mừng ngày 8/3 26/3 Nội dung công việc
imgs -> Số: 100 /pgd&Đt v/v Tham gia cuộc thi giáo dục kỹ năng sống “Đi đường an toàn – Cho bạn cho tôi”
imgs -> KẾ hoạch chuyên môn tháng 04/ 2016 Thi đua lập thành tích chào mừng ngày 30/4 – 01/5 Nội dung công việc
imgs -> Ma trậN ĐỀ kiểm tra 1 tiết bài số 4 NĂm họC 2015-2016 Môn : hoá HỌc lớP 11 ban cơ BẢn thời gian: 45 phút Phạm VI kiểm tra
imgs -> GIÁo dục chủ ĐỀ tháng 4 “ Hòa bình và hữu nghị ” VÀ Ý nghĩa các ngày lễ Ôn chưƠng trình 5 RÈn luyện nhi đỒNG

tải về 29.7 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương