ĐỀ CƯƠng ôn thi môn văn học phạn ngữ (Thời gian làm bài 60 phút)



tải về 22.14 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích22.14 Kb.
#31076
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI

MÔN VĂN HỌC PHẠN NGỮ

(Thời gian làm bài 60 phút)

 

 



1. Lịch sử nền Văn học Ấn độ cổ đại chia thành mấy thời?

2. Văn học trong Phạn ngữ phân thành tầng bậc là do sự khác biệt gì?

3. Những tàn tích xưa nhất về chữ viết của người Ấn là gì?

4. Hai thứ vật liệu xưa nhất dùng để viết tại Ấn độ là gì?

5. Mẫu thủ bản viết trên giấy xưa nhất được biết đến ở Ấn độ là thủ bản từ vùng nào của Ấn Độ? thuộc thế kỷ nào?

6. Ngôn ngữ Phật sử dụng thuyết pháp là gì?

7. Văn học Sanskrit Phật giáo manh nha hình thành từ hội nghị kết tập kinh điển lần thứ mấy?

8. Văn học Sanskrit Phật giáo thuần túy bắt đầu có ảnh hưởng mạnh và phát triển rõ nét là thời điểm nào?

9. Hội nghị kết tập kinh điển lần thứ 4 do Vasumitra chủ trì, dưới sự ủng hộ của vua Kaniska không có sự tham dự của Theravada và không có trong biên niên sử của Ceylon?

10. Sự xuất hiện của Saṅskrit Phật giáo tại Ấn Độ chính là bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử phát triển của Phật giáo Đại thừa, vì sao?

11. Những trường phái nổi bật làm cơ sở cho sự phát triển nền Văn học Luật Tạng Saṅskrit Phật giáo là gì?

12. Bộ Mahāvastu (Đại Sự) của Lokottaravādins (những người theo Xuất Thế Bộ) cũng được gọi là gì?

13. Bộ Luật Mūlasarvāstivādavinaya của Phái Nhất Thiết Hữu Bộ bao gồm vấn đề gì?

14. Trong 7 Bộ thuộc văn học Luật Tạng của Sarvāstivāda, bộ thứ 7 được xem là quan trọng nhất tên là gì?

15. Theo Winternitz, kinh điển đại thừa hiện còn bằng Sanskrit được mệnh danh là Vaipulya-sutras (những kinh Phương Đẳng/Quảng) gồm có chín bộ nào?

16. Bản kinh cổ nhất và sớm nhất trong nền văn học kinh tạng Sanskrit Phật giáo là Aṣṭasāhasrikā-prajñāpāramitā. Kinh này có mặt vào thế kỷ thứ I tr. CN, trong thời Kuṣāṇa, 10 quyển, ĐC 8_224, với đề kinh là Đạo Hành Bát Nhã Kinh do ai dịch?

17. Theo Phật pháp đại hệ, Kinh Aṣṭasāhasrikā-prajñāpāramitā (Đạo Hành Bát Nhã Kinh) này thuộc về gì?

18. Abhidharma-piṭaka (Luận tạng) một trong Tam tạng giáo điển của Phật giáo có ba nghĩa?

19. Hoa Nghiêm Kinh Tham Huyền Ký quyển 1 có nêu lên bảy nghĩa A-tỳ-đạt-ma gồm có những nghĩa nào? Hãy liệt kê?

20. Trong Du-già Sư Địa Luận quyển 15 có đề cập 6 loại luận nghị nào? Hãy liệt kê?

21. Ngược dòng thời gian, có lẽ phải nói rằng Luận tạng đã có mặt từ thời sinh tiền của đức Phật dưới dạng như thế nào?

22. Sau khi đức Phật diệt độ, giáo nghĩa thâm áo và bí tạng của Ngài có thể lãnh hội được tôn chỉ và cốt lõi của kinh đều nhờ vào yếu tố gì?

23. Bồ tát Mã Minh (Aśvaghoṣa) là đại Luận Sư nổi tiếng của Phật giáo đã trước tác các bộ luận nào? Hãy liệt kê?

24. Sau Buddhacarita (Phật Sở Hành Tán), một thi ca tuyệt tác của ngài Aśvaghoṣa, là sự ra đời của tác phẩm khác của ngài Nāgārjuna (150-250) đã đánh dấu một bước tiến khá xa trong lịch sử văn chương Saṅskrit, một bộ luận chói sáng nhất và quan trọng nhất trong triết học về “không tánh” (Śūnyātā) của Phật giáo. Đó là tác phẩm gì?

25. Ai được cân nhắc như là vị Sơ Tổ của tông Duy thức?

26. Với tác phẩm Buddhacarita của Aśvaghoṣa (Mã Minh), bản Saṅskrit vẫn còn. Hiện chúng ta có 3 bản dịch sang Hoa ngữ khác nhau là bản dịch của ai?

27. Tác phẩm Buddhacarita của Aśvaghoṣa (Mã Minh) được Dharmakṣema (Đàm Vô Sấm) phiên dịch sang Hoa ngữ với tựa đề gì?

28. Người Trung Hoa biết được giá trị quyển Buddhacarita của Aśvaghoṣa qua sự phiên dịch của Dharmakṣema là khoảng thời gian nào?

29. Ai được đề cập là người sáng lập ra hệ thống của Phật giáo Đại thừa đầu tiên?

30. Tác phẩm Buddhacarita đã ghi lại cuộc đời của đấng Đạo sư không chỉ là chi tiết và đầy đủ, mà còn là những gì?

31. Buddhacarita ra đời cùng với các tác phẩm nổi tiếng của Aśvaghoṣa như các tác phẩm nào?

32. Tác phẩm nào trở thành tác phẩm nền tảng của trường phái Tam Luận Tông: Mādhyamika-śāstra (Trung Luận), Dvādaśa-dvāra-śāstra (Luận Thập Nhị Môn) và Śata-śāstra (Luận Quảng Bách), ở Trung Hoa?

33. Bên cạnh tác phẩm Mādhyamika-śāstra (Trung Quán Luận) quan trọng nhất và nổi tiếng nhất trong những tác phẩm nổi tiếng của ngài Nāgārjuna (150-250) đã trước tác, còn có các bộ luận nào khác nữa?

34. Tác phẩm Mādhyamika-śāstra (Luận Trung Quán) hay Mūla-madhyamaka-kārikā của ngài Nāgārjuna (150-250) đã được phiên dịch ra Hoa ngữ bởi các dịch giả nổi tiếng nào?

35. Nội dung chuyên tải đầy hương vị của chánh pháp, những kệ tụng bằng Saṅskrit trong bộ Mādhyamika-śāstra (Luận Trung Quán) của ngài Nāgārjuna (Long Thọ) là gì?

36. Ý nghĩa của “bát bất” trong bộ Mādhyamika-śāstra (Luận Trung Quán) của ngài Nāgārjuna (Long Thọ) là gì?

37. Lập Trường quan điểm của Nāgārjuna trong Mādhyamika Śāstra là gì?

38. Nền tảng của Biện Trung Biên Luận (Madhyānta-vibhāga) đã sử dụng những bộ luận nào?



39. Những bộ luận quan trọng của ngài Vasubandhu gồm có tác phẩm nào?

40. Luận Madhyānta-vibhāga may mắn là bản Saṅskrit cũng đang hiện còn và đã được phiên dịch ra Hoa ngữ gồm có 3 bản dịch nào?

tải về 22.14 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương