ĐỀ CƯƠng ôn sử LỚP 11 Bài 3: trung quốC



tải về 63.73 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu08.09.2016
Kích63.73 Kb.
#31923

DauSmile


ĐỀ CƯƠNG ÔN SỬ LỚP 11

Bài 3: TRUNG QUỐC

2.Phong trào đấu tranh của ND TQ từ giữa TK XIX - đầu TK XX

a,Nguyên nhân:

- Bị các nước đế quốc xâm lược

- Thái độ thỏa hiệp của triều đình Mãn Thanh

b, Các phong trào đấu tranh tiêu biểu

- 1851 - 1864 phong trài nhân dân Thái Bình do Hồng Tú Toàn lãnh đạo.

- 1898 cuộc vận động Duy tân do Khang Hữu Vi và Lương Thái Siêu được vua Quang Tự ủng hộ

- 1899 bùng nổ ở Sơn Đông và nhanh chóng lan rộng đến Bắc Kinh.1900 liên quân 8 nước tấn công đàn áp phong trào và tiến vào Trung Quốc. Mãn Thanh kí điều ước Tân Sửu (1901) với ĐQ => Trung Quốc trở thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến.​



=> Tất cả các cuộc đấu tranh đều thất bại

3. Tôn Trung Sơn và Cách mạng Tân Hợi (1911)

a,Tôn Trung Sơn và Trung Quốc Đồng Minh Hội

*Sự thành lập:

- Giai cấp tư sản ra đời ngày càng lớn mạnh nhưng bị phong kiến tư sản nước ngoài chèn ép.

- Tháng 8 - 1905 Tôn Trung Sơn với các đồng chí của ông thành lập tổ chức TQ Đồng Minh Hội thành chính đảng của giai cấp tư sản

*Nội dung

- Thành phần: trí thức tư sản, tiểu tư sản, thân sĩ bất bình với nhà Thanh cùng với một số ít đại biểu công nông.

- Cương lĩnh: dựa trên học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn, nêu rõ " Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc"

- Mục tiêu: đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc, bình quân địa quyền.

b,Cách mạng Tân Hợi 1911

*Nguyên nhân:

- Do nhân dân TQ mâu thuẫn với PK đế quốc

- 9/5/1911 chính quyền Mãn Thanh ra sắc lệnh "Quốc hữ hóa đường sắt" -> ngòi nổ cho cách mạng

*Diễn biến:

- 10/10/1911 khởi nghĩa ở Vũ Xương

- 29/12/1911 bầu Tôn Trung Sơn làm Đại tổng thống

- 2/1912 Tôn Trung Sơn từ chức

*Ý nghĩa :

- CM Tân Hợi có ý nghĩa như 1 cuộc CMTS

- Có ảnh hưởng rộng lớn trước phong trào giải phóng dân tộc trong đó có Việt Nam

- Tuy nhiên CM Tân Hợi còn tồn tại 1 số hạn chế

********Câu hỏi thêm*******

I.Trắc nghiệm:

Câu 1. Sự kiện nào đánh dấu Trung Quốc thực sự trở thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến?

  1. Hiệp ước Nam Kinh được kí kết

  2. Sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc

  3. Sự thất bại của phong trào Nghĩa Hoà đoàn

  4. Nhà Thanh kí Điều ước Tân Sửu (1901)

Câu 2. Cuộc khởi nghĩa vũ trang do Trung Quốc Đồng minh hội lãnh đạo bùng nổ và giành thắng lợi đầu tiên ở

  1. Vũ Xương. B. Thượng Hải.

C. Nam Kinh. D. Bắc Kinh.

Câu 3. Kết quả của Cách mạng Tân Hợi (1911) là

A. giành được độc lập cho Trung Quốc.

B. giải phóng miền Nam Trung Quốc, thành lập chính quyền cách mạng.

C. đánh đổ triều đình Mãn Thanh, thành lập Trung Hoa Dân quốc.

D. giải phóng dân tộc khỏi ách chiếm đóng của chủ nghĩa đế quốc, lật nhào chế độ phong kiến tồn tại mấy nghìn năm ở Trung Quốc.



Câu 4. Hạn chế lớn nhất của cuộc Cách mạng Tân Hợi là

  1. những người lãnh đạo thiếu kiên quyết cách mạng.

  2. chính quyền rơi vào tay thế lực phong kiến quân phiệt.

  3. không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho dân.

  4. không thực hiện được vấn đề giải phóng dân tộc.

II.Tự luận

Câu 1. Triều đình Mãn Thanh có trách nhiệm như thế nào trong việc để Trung Quốc trở thành nước nửa thuộc địa nửa phong kiến?

- Không nhận thức và không đáp ứng được yêu cầu của lịch sử Trung Quốc lúc bấy giờ đặt ra; thi hành một loạt các chính sách bảo thủ, lạc hậu về kinh tế, phản động về chính trị, xã hội, đối ngoại. Cụ thể:

+ Cản trở sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, khước từ những đề nghị cải cách, canh tân đất nước, làm cho Trung Quốc càng lâm vào tình trạng lạc hậu.

+ Không tập hợp, đoàn kết nhân nhân đấu tranh.

+ Bắt tay với các nước đế quốc đàn áp phong trào đấu tranh; kí các hiệp ước chia xẻ chủ quyền dân tộc…

- Nhà Thanh chịu trách nhiệm chính trong việc Trung Quốc trở thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến.



Câu 2. Vì sao nói: Cách mạng Tân Hợi là cuộc cách mạng tư sản không triệt để?
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN:

- Cách mạng Tân Hợi (1911) là một cuộc cách mạng dân chủ tư sản, đã lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Trung Quốc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản ở nước này phát triển.

- Cách mạng tuy thành lập ”Dân quốc” nhưng đã không thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến, không đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược và không giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.

Câu 7. Nêu nhận xét về phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN:

- Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ, phạm vi rộng khắp trong cả nước.

- Hình thức đấu tranh phong phú: khởi nghĩa vũ trang, cải cách, thu hút được đông đảo mọi tầng lớp nhân dân tham gia.

- Giai đoạn đầu diễn ra dưới ngọn cờ phong kiến. Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, giai cấp tư sản Trung Quốc ngày càng lớn mạnh, đã thành lập được chính đảng của mình - Trung Quốc Đồng minh hội và lãnh đạo cuộc đấu tranh của nhân dân Trung Quốc phát triển đến đỉnh cao với thắng lợi của Cách mạng Tân Hợi (1911).

BÀI 4 : CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á ( CUỐI TK XIX - ĐẦU TK XX)

1.Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân và các nước ĐNA

- Do khu vực ĐNA có vị trí địa lí mở rộng tài nguyên phong phú, nhân công dồi dào, thị trường rộng lớn

- Chế độ phong kiến khủng hoảng suy yếu

=> nửa sau thế kỉ XIX thực dân phương Tây đẩy mạnh công cuộc xâm lược ĐNA

4.Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của ND Cam pu chia

a, Bối cảnh lịch sử

-Trước khi bị thực dân Pháp xâm lược, Cam pu chia phải phục vụ Xiêm

- Vào năm 1863, Cam pu chia chấp nhận sự bảo vệ của thực dân Pháp

- 1884 Pháp gạt bỏ Xiêm độc chiếm Cam pu chia

b,Phong tào đấu tranh của ND Cam pu chia

- Khởi nghĩa Si-vô-tha(1861-1892)

- Khởi nghĩa A-cha Xoa(1863-1866)

- Khởi nghĩa Pu-côm-bô (1866-1867)

5.Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của ND Lào đầu TK XX

a,Bối cảnh lịch sử

-Vào giữa thế kỉ XIX chế độ phong kiến suy yếu, Lào thuần phục Xiêm

- 1883 Lào trở thành thuộc địa của thực dân Pháp

b,Phong trào đấu tranh của ND Lào

- Khởi nghĩa Pha-ca-đuốc(1901-1903)

-KN Ong Kẹo và Com-ma-đam(1901-1937)

-KN Pa-chay(1918-1922)

6.Xiêm giữa thế kỉ XIX- đầu TKXX

a, Bối cảnh lịch sử:

-Vào giữa tk XIX Xiêm vẫn tồn tại chế độ PK và bị thực dân phương Tây đe dọa xâm lược

b,Công cuộc cải cách của triều đại Rama

-Từ thời Rama IV đặc biệt là Rama 5 đã tiến hành 1 loạt cải cách tiến bộ trên khắp các lĩnh vực

*Kinh tế:

+Nông nghiệp giảm nhẹ thuế ruộng xóa bỏ chế độ lao dịch

+ Công thương nghiệp: nhà nước khuyến khích tự nhận bỏ vốn kinh doanh, xây dựng nhà máy, xí nghiệp,...

+Chính trị:  tiến hành cải cách khuôn mẫu phương Tây, đứng dầu nhà nước là vua, giúp việc là Hội đồng nhà nước, chính phủ gồm 12 bộ trưởng

 Quân đội, tòa án, giáo dục cũng được cải cách theo khuôn mẫu phương Tây

*Xã hội:Xóa bỏ chế độ nô lệ

*Ngoại giao:

+thực thi chính sách ngoại giao mềm dẻo

+lợi dụng vị trí nước"đệm"

=> Xiêm không bị biến thành thuộc địa như các nước trong khu vực, mặc dù lệ thuộc Anh và Pháp về kinh tế chính trị.

***********Câu hỏi thêm************

I.Trắc nghiệm

Câu 1. Người lãnh đạo chính cuộc khởi nghĩa của nhân dân Lào trên cao nguyên Bôlôven là

A. Phacađuốc. C. Acha Xoa.



B. Ong Kẹo. D. Xivôtha.

Câu 2. Để bảo vệ nền độc lập của đất nước, chính sách của Xiêm là

A. đóng cửa, không cho các thương nhân nước ngoài đến Xiêm buôn bán.

B. dựa vào sự bảo trợ của Mĩ để chống sự xâm lược của Anh và Pháp.

C. cải cách duy tân đất nước theo tấm gương của Nhật Bản.



D. cải cách, mở cửa buôn bán với bên ngoài, dựa vào sự kiềm chế lẫn nhau giữa các nước đế quốc.

II.Tự luận

Câu 2. Tình đoàn kết chiến đấu chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ba nước Đông Dương được thể hiện như thế nào?
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN:

- Cuộc khởi nghĩa của A-cha Xoa (1863 - 1866) diễn ra ở các tỉnh giáp biên giới Cam-pu-chia - Việt Nam. Nhân dân Việt Nam đã sẵn sàng giúp đỡ A-cha Xoa chống Pháp. Biên giới Việt Nam - Cam-pu-chia trở thành căn cứ của cuộc khởi nghĩa.

- Khởi nghĩa của Pu-côm-bô (1866 - 1867) cũng là một biểu tượng về liên minh chiến đấu chống Pháp của nhân dân hai nước Việt Nam - Cam-pu-chia: xây dựng căn cứ ở Tây Ninh, trong hàng ngũ nghĩa quân có nhiều người Việt Nam tham gia, có sự liên kết của nghĩa quân Trương Quyền, Võ Duy Dương,…

- Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Lào (1901 - 1903) dưới sự lãnh đạo của Pha-ca-đuốc, địa bàn hoạt động mở rộng sang cả vùng biên giới Lào - Việt….



. Câu 4. Nêu nội dung và ý nghĩa của cuộc cải cách mà Rama V tiến hành ở Xiêm vào cuối thế kỉ XIX.
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN:

– Nội dung:

+ Xoá bỏ chế độ nô lệ vì nợ, xóa bỏ chế độ lao dịch 3 tháng trên các công trình của nhà nước…  giải phóng sức lao động, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển.

+ Khuyến khích tư nhân bỏ vốn kinh doanh công thương nghiệp.

+ Cải cách hành chính, tài chính, quân sự, giáo dục… theo khuôn mẫu các nước phương Tây.

+ Thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo.

– Ý nghĩa: Những cải cách có tính chất tiến bộ, đã đáp ứng được phần nào yêu cầu lịch sử đặt ra, tạo cho đất nước Xiêm một bộ mặt mới, phát triển theo hướng TBCN; đồng thời, giúp Xiêm giữ vững được nền độc lập dân tộc, dù bị lệ thuộc vào nước ngoài về nhiều mặt.

Câu 5. Hãy nêu nhận xét về phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN:

- Phong trào diễn ra liên tục, lôi cuốn nhiều tầng lớp tham gia.

- Xuất hiện những nhân tố mới trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc: giai cấp tư sản, giai cấp công nhân,…

- Cuối cùng các phong trào đều thất bại.



Câu 6. Vì sao phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á giai đoạn này đều thất bại?

GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN:

Phong trào tuy phát triển mạnh mẽ nhưng cuối cùng đều thất bại vì:

– Thiếu tổ chức, hoạt động phân tán, chưa kết hợp thành phong trào chung trong cả nước….

– Chưa có đường lối lãnh đạo đúng đắn.

– Kẻ thù còn mạnh.

BÀI 5: CHÂU PHI VÀ KHU VỰC MĨ LATINH

1.Châu Phi

a,Khái quát chung

- Châu Phi là 1 lục địa rất lớn, là 1 trong nhựng cái nôi của loài người, có nền văn hóa phát triển rực rỡ, giàu tài nguyên, nhân công dồi dào

b,Quá trình xâm lược của thực dân phương Tây

- Anh chiếm : Ai Cập, Nam Phi

- Pháp chiếm : Tây Phi, Ma-đa-ga-xa,Xa-ha-ra

- Đức chiếm Ca-mơ-run,Tây Nam Phi, Tan-da-ni-a

- Bỉ chiếm Công-gô

- Bồ Đào Nha giành được Mô-dăm-bích,Ăng-gô-la, 1 phần Ghi-nê

c,Phong trào đấu tranh tiêu biểu

- Ở An-giê-ri có cuộc khởi nghĩa Áp-đen Ca-đe buộc thực dân Pháp mất nhiều năm mới chinh phục được

- Ai Cập có phong trào "Ai Cập trẻ" do đại tá Át-mét A-ra-bi lãnh đạo

- Cuộc đấu tranh Ê-ti-ô-pi-a chống lại Italia giành độc lập thắng lợi

2.Khu vực Mĩ Latinh

a,Khái quát chung

-Gồm 1 phần Bắc Mĩ, toàn bộ Trung Mĩ, Nam Mĩ và những quần đảo Ca-ri-bê

- Đầu thế kỉ 16 - 17 Mĩ Latinh lần lượt trở thành thuộc địa của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha

b,Các cuộc đấu tranh tiêu biểu

-1974 bùng nổ cuộc đấu tranh Tút-xanh Lu-véc-tuy-a lãnh đạo

-1804 nước cộng hòa da đen đầu tiên của Mĩ Latinh được thành lập

-Chỉ 2 thập kỉ 19, các quốc gia độc lập ở Mĩ Latinh lần lượt ra đời

c,Chính sách bành trướng của Mĩ đối với khu vực Mĩ Latinh

- 1923 đưa ra thuyết Mơn-rô "Châu Mĩ là của người Mĩ"

- 1889 tổ chức "Liên minh dân tộc các nước cộng hòa châu Mĩ"

-Đầu TK XX, thi hành chính sách"Cái gậy lớn" và "Ngoại giao đồng đô la"

- Mĩ muốn Mĩ Latinh thành sân sau của đế quốc Mĩ.

*******câu hỏi thêm***************

I.Trắc nghiệm

Câu 1. Nước đế quốc đi đầu trong công cuộc xâm lược châu Phi là

A. Pháp. B. Anh. C. I-ta-li-a. D. Tây Ban Nha.

Câu 2. Các nước đi đầu trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ở châu Phi cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là

A. Angiêri, Ai Cập, Xuđăng, Êtiôpia.

B. Angiêri, Êtiôpia, Marốc, Libêria.

C. Ănggôla, Môdămbích, Êtiôpia.

D. Ănggôla, Môdămbích, Êtiôpia, Tuynidi.



Câu 3. Sự khác biệt cơ bản của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La-tinh so với các nước Á, Phi là

A. đã giành được độc lập, thoát khỏi sự cai trị của chủ nghĩa thực dân.

B. đấu tranh chống lại sự xâm lược của Mĩ.

C. thoát khỏi sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân và đạt được nhiều thành tựu.



D. một số nước đã giành được độc lập ngay từ đầu thế kỉ XIX, nhưng sau đó phải tiếp tục đấu tranh chống lại sự bành trướng của Mĩ.

Câu 4. Đi đầu trong cuộc đấu tranh trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, thành lập nước cộng hoà ở Mĩ La-tinh là

A. Ha-i-ti. B. Ác-hen-ti-na. C. Mê-hi-cô. D. Cô-lôm-bi-a.

II.Tự luận



Câu 1. Hãy trình bày những cuộc đấu tranh tiêu biểu chống chủ nghĩa thực dân của nhân các nước châu Phi.

GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN:

- Ở An-giê-ri, cuộc khởi nghĩa của Áp-đen Ca-đe kéo dài từ năm 1830 đến năm 1847, thu hút đông đảo nhân dân tham gia. Thực dân Pháp phải mất nhiều thập niên mới chinh phục được nước này.

- Ở Ai Cập, năm 1879 một số trí thức và sĩ quan yêu nước đã thành lập tổ chức chính trị bí mật “Ai Cập trẻ” do Đại tá Át-mét A-ra-bi lãnh đạo. Các nước đế quốc phải can thiệp mạnh mới ngăn chặn được cuộc đấu tranh yêu nước của nhân dân Ai Cập (1882).

- Ở Xu-đăng, ngay từ năm 1882 khởi nghĩa do Mu-ha-mét Át-mét lãnh đạo. Năm 1898, thực dân Anh được các nước đế quốc giúp đỡ, bao vây Xu-đăng, gây ra một cuộc thảm sát đẫm máu, phong trào đấu tranh ở đây thất bại.

- Nổi bật trong cuộc đấu tranh của nhân dân châu Phi chống thực dân phương Tây là cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân Ê-ti-ô-pi-a. Ngày 1-3-1893, quân I-ta-li-a thảm bại ở A-đua. Quân đội Ê-ti-ô-pi-a mặc dù bị tổn thất nặng song đã bảo vệ được Tổ quốc. Cùng với Ê-ti-ô-pi-a, Li-bê-ri-a cũng là nước ở châu Phi giữ vững được nền độc lập dân tộc.



. Câu 2. Hãy nêu nhận xét về cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân khu vực Mĩ La-tinh đầu thế kỉ XIX.

GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN:



– Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc ở các nước trong khu vực diễn ra rộng khắp. Hầu hết các nước đã giành được độc lập từ tay thực dân phương Tây ngay từ đầu thế kỉ XIX.

– Tuy nhiên sau đó, nhân dân các nước trong khu vực đều phải tiếp tục đương đầu với chính sách bành trướng của Mĩ đối với khu vực.
Каталог: uploads
uploads -> -
uploads -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1

tải về 63.73 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương