ĐỀ CƯƠng môn họC



tải về 111.1 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích111.1 Kb.
#25763

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

MSMH

Tên môn học

Số tín chỉ

DC123DV01

Tiếng Việt cho người nước ngoài

4




Vietnamese for Foreigners




Sử dụng kể từ học kỳ 14.1A năm học 2014-15 theo quyết định số 813/QĐ-BGH ngày 01/8/14

  1. Quy cách môn học:

    Số tiết

    Số tiết phòng học

Tổng số tiết

Lý thuyết

Thực hành

Tự học

Phòng lý thuyết

Phòng thực hành

Đi thực tế

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

60

60

0

90

51

0

9

(1) = (2) + (3) = (5) + (6) + (7)



  1. Liên hệ với môn học khác và điều kiện học môn học:

    Liên hệ

    Mã số môn học

    Tên môn học

    Môn tiên quyết:

    1. Không





    Môn song hành:

    1.Không





    Điều kiện khác:

    1.Không








  1. Tóm tắt nội dung môn học:

    Đây là môn học dành cho sinh viên, người nước ngoài đến nghiên cứu, làm việc, học tập, trao đổi, v.v tại học & Cao Đẳng ở Việt Nam, v.v có nhu cầu học tập tiếng Việt (như một ngoại ngữ) để có thể thực hiện việc GIAO TiẾP ở mức độ căn bản, bước đầu với các thành viên trong xã hội Việt Nam. Môn học sẽ trang bị cho người học các kĩ năng, trước hết và chủ yếu là NGHE, NÓI, và sau đó là ĐỌC, VIẾT. Thời lượng môn học là 60 tiết, được chia làm 20 buổi học (mỗi buổi 3 tiết), trong đó có 3 buổi học ngoại khóa (thực hành, tham quan các địa điểm thuộc loại DU LỊCH & ĐỜI SỐNG (như Siêu thị, Chợ Bến Thành, Dinh Thống Nhất, Bến Cảng Nhà Rồng, v.v)



  1. Mục tiêu của môn học

Môn học tiếng Việt cho người nước ngoài cung cấp kiến thức để sinh viên có thể:

Stt

Mục tiêu của môn học

1

Xác định được tầm quan trọng của tiếng Việt được thể hiện trong giao tiếp tại Việt Nam

2

Hệ thống hóa ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng ở mức độ cơ bản của tiếng Việt

3

Sử dụng tiếng Việt ở mức độ căn bản, bước đầu trên 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết trong thời gian sống, học tập và làm việc tại Việt Nam




  1. Kết quả đạt được sau khi học môn học:

    Sau khi hoàn thành môn học, sinh viên có thể:

    Stt

    Kết quả đạt được

    1

    Giải thích, phân tích và đánh giá được tầm quan trọng tiếng Việt được thể hiện tron giao tiếp tại Việt Nam

    2

    Phát âm được rõ ràng hệ thống chữ cái và các từ, ngữ, câu ở mức độ cơ bản

    3

    Thực hiện được những cuộc giao tiếp bằng tiếng Việt với những chủ đề có đề cập đến trong kế hoạch giảng dạy






  1. Phương thức tiến hành môn học:




Loại hình phòng

Số tiết

1

Phòng lý thuyết

51

2

Đi thực tế, thực địa

9




Tổng cộng

60

Yêu cầu :



        1. Ngôn ngữ sử dụng giảng dạy, học tập: Tiếng anh/ tiếng Việt.

        2. Các yêu cầu đối với sinh viên khi tham gia môn học:

  • Sinh viên được khuyến khích phát triển khả năng tự học: đọc các sách tham khảo ghi trong đề cương, tham khảo thêm tài liệu trong sách báo và Internet; ngoài ra sinh viên có thể nộp bài tập thêm (làm trên giấy hay email) cho giảng viên đánh giá.




  • Sinh viên được khuyến khích phát huy óc quan sát, tư duy phê phán-phản biện, óc sáng tạo, tinh thần làm việc nhóm khi học và thực hành các bài tập qua giao tiếp thực hành bằng tiếng Việt




  • Trang thiết bị: để tạo điều kiện làm việc nhóm hiệu quả, phòng học lý tưởng được trang bị các bàn ghế rời để có thể xếp lại thành một nhóm nhỏ. Máy chiếu và micro hỗ trợ đặc biệt cho việc học.

        1. Cách tổ chức giảng dạy môn học:




STT

Cách tổ chức giảng dạy

Mô tả ngắn gọn

Số tiết

Sĩ số SV tối đa

1

Giảng trên lớp (lecture)

Giảng viên giúp sinh viên tiếp cận cách phát âm, chữ, từ bằng tiếng Việt thông qua các chủ đề. Giảng viên giảng bài bằng tiếng Việt, có sử dụng tiếng Anh để giải thích.

31

20

2

Chia nhóm (group work) thảo luận/bài tập/thực hành

Trong giờ thực hành, sinh viên sẽ tập phân tích và áp dụng những điều đã học và phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề của nhóm hay cá nhân. Sinh viên sẽ được cho các bài tập để sinh viên làm tại lớp hay chuẩn bị ở nhà.

    • Làm việc cá nhân: việc ghi chép bài giảng trên lớp, đọc sách và tài liệu học tập, tìm kiếm tài liệu tham khảo, ôn lại bài học, làm các bài tập cá nhân… đều là những yêu cầu thiết yếu đối với bản thân từng sinh viên để học tập tốt môn này.

    • Làm việc nhóm: Giao tiếp thực hành các điểm ngữ pháp đã học

20

3 sinh viên/nhóm

3

Đi thực tế

Sinh viên sẽ đi đến các khu vực đặc thù tại tp.Hồ Chí Minh như chợ Bến Thành, Bến Nhà Rồng… để thực hành giao tiếp tiếng Việt đã được học tại lớp

9

20

4

Tự học

Sinh viên cần đọc sách mà giảng viên giao, làm bài tập và thực hành giao tiếp các chủ điểm đã học

90

1



  1. Tài liệu học tập:

  1. Tài liệu bắt buộc:

  • Nguyễn Văn Huệ (chủ biên) & các tác giả khác, Giáo trình tiếng Việt cho người nước ngoài (Vietnamese as a second language), tập 1, 2, NXB ĐHQG TPHCM, 2008

  • Dư Ngọc Ngân (chủ biên) & các tác giả khác, Tiếng Việt cho người nước ngoài (Vietnamese for Foreigners), NXB ĐH Sư Phạm TPHCM, 2012

  1. Tài liệu không bắt buộc (tham khảo):

  • Bùi Mạnh Hùng (chủ biên) & các tác giả khác, Tiếng Việt Căn Bản quyền 1, NXB ĐHQG TPHCM, 2007

  • Đoàn Thiện Thuật (chủ biên) & các tác giả khác, Tiếng Việt (sách dành cho người nước ngoài, trình độ A, tập 1, 2 (sách kèm theo băng), NXB Thế giới Hà Nội, 2004

  • Mai Ngọc Chừ, Trịnh Cẩm Lan, Tiếng Việt cơ sở (Vietnamese for Foreigner, Elementary Level), NXB Phương Đông, 2011

  • Vũ Văn Thi, Tiếng Việt cơ sở (Vietnamese for Beginners), NXB KHXH Hà Nội, 1996

  • Nguyễn Anh Quế, Tiếng Việt cho người nước ngoài (Vietnamese for Foreigners), NXB Văn hóa thông tin, 2007

  • Nguyễn Văn Huệ (chủ biên), Từ điển ngữ pháp tiếng Việt cơ bản, NXB ĐHQG TPHCM, 2003




  1. Đánh giá kết quả học tập môn học:

  1. Thuyết minh về cách đánh giá kết quả học tập

  1. Tham gia tích cực

Kết quả học tập được đánh giá một phần theo sự tích cực của SV trong lớp học (không phải chỉ tham dự, mà phải tích cực tham gia phát biểu xây dựng bài, tham gia thảo luận trong nhóm, nhận xét các nhóm khác…)

  1. Làm bài tập và tự học

Sinh viên sẽ được chấm điểm qua hệ thống bài tập và blog tự học của lớp.

  1. Thi kết thúc môn học

Thi vấn đáp. Sinh viên sẽ được bốc thăm các chủ đề do giảng viên chuẩn bị. Sinh viên có thời gian chuẩn bị trong 5 phút và có thời gian vấn đáp với giảng viên từ 5-7 phút. Đề tài là những chủ đề có liên quan đến nội dung đã học trong suốt tiến trình giảng dạy.


  1. Tóm tắt cách đánh giá kết quả học tập

    * Chỉ có học kỳ chính, không có học kỳ phụ

    Thành phần

    Thời lượng

    Biện pháp đánh giá

    Trọng số

    Tham gia tích cực

    Trong suốt quá trình học

    Cá nhân

    20%

    Bài tập và tự học

    Trong suốt quá trình học

    Cá nhân hoặc theo nhóm

    30%

    Bài kiểm tra cuối kì

    5-7 phút

    Vấn đáp

    50%



  1. Tính chính trực trong học thuật (academic integrity)

Chính trực là một giá trị cốt lõi và mang tính quyết định cho chất lượng đào tạo của một trường đại học. Vì vậy, đảm bảo sự chính trực trong giảng dạy, học tập, và nghiên cứu luôn được chú trọng tại Đại học Hoa Sen. Cụ thể, sinh viên cần thực hiện những điều sau:

  1. Làm việc độc lập đối với những bài tập cá nhân: Những bài tập hoặc bài kiểm tra cá nhân nhằm đánh giá khả năng của từng sinh viên. Sinh viên phải tự mình thực hiện những bài tập này; không được nhờ sự giúp đỡ của ai khác. Sinh viên cũng không được phép giúp đỡ bạn khác trong lớp nếu không được sự đồng ý của giảng viên. Đối với bài kiểm tra (cả tại lớp và tự làm ở nhà), sinh viên không được gian lận dưới bất cứ hình thức nào.

  2. Không đạo văn: Đạo văn (plagiarism) là việc sử dụng ý, câu văn, hoặc bài viết của người khác trong bài viết của mình mà không có trích dẫn phù hợp. Sinh viên sẽ bị xem là đạo văn nếu:

  1. Sao chép nguyên văn một câu hay một đoạn văn mà không đưa vào ngoặc kép và không có trích dẫn phù hợp.

  2. Sử dụng toàn bộ hay một phần bài viết của người khác.

  3. Diễn đạt lại (rephrase) hoặc dịch (translate) ý tưởng, đoạn văn của người khác mà không có trích dẫn phù hợp.

  4. Tự đạo văn (self-plagiarize) bằng cách sử dụng toàn bộ hoặc phần nội dung chủ yếu của một đề tài, báo cáo, bài kiểm tra do chính mình viết để nộp cho hai (hay nhiều) lớp khác nhau.

  1. Có trách nhiệm trong làm việc nhóm: Các hoạt động nhóm, bài tập nhóm, hay báo cáo nhóm vẫn phải thể hiện sự đóng góp của cá nhân ở những vai trò khác nhau. Báo cáo cuối kỳ của sinh viên nên có phần ghi nhận những đóng góp cá nhân này.

Bất kỳ hành động không chính trực nào của sinh viên, dù bị phát hiện ở bất kỳ thời điểm nào (kể cả sau khi điểm đã được công bố hoặc kết thúc môn học) đều sẽ dẫn đến điểm 0 đối với phần kiểm tra tương ứng, hoặc điểm 0 cho toàn bộ môn học tùy vào mức độ. (tham khảo Chính sách Phòng tránh Đạo văn tại: http://thuvien.hoasen.edu.vn/chinh-sach-phong-tranh-dao-van). Để nêu cao và giữ vững tính chính trực, nhà trường cũng khuyến khích sinh viên báo cáo cho giảng viên và Trưởng Khoa những trường hợp gian lận mà mình biết được.


  1. Phân công giảng dạy:

STT

Họ và tên

Email, Điện thoại,
Phòng làm việc


Lịch tiếp SV

Vị trí giảng dạy

1.

Đỗ Thị Bích Lài

dothi_bichlai@yahoo.com




GV cơ hữu

2.

Nguyễn Thị Loan

loannguyen@yahoo.com




GV cơ hữu

3.

Và các giảng viên khác







GV thỉnh giảng




  1. Kế hoạch giảng dạy:

  • Chỉ có học kỳ chính, không có học kỳ phụ

Tuần/Buổi

Tựa đề bài giảng

Tài liệu bắt buộc /tham khảo

Công việc sinh viên phải hoàn thành

1

Bài 1: Giới thiệu chung về ngữ âm và chữ viết tiếng Việt

1.1 Bảng chữ cái tiếng Việt

1.2 Hệ thống phụ âm tiếng Việt

1.3 Luyện tập



- Giáo trình tiếng Việt cho người nước ngoài (Nguyễn Văn Huệ chủ biên), trang 12 – 15, tập 1

- Tiếng Việt cho người nước ngoài (Dư Ngọc Ngân chủ biên), trang 7 – 9







2

Bài 2: Giới thiệu chung về ngữ âm và chữ viết tiếng Việt (tiếp theo)

2.1 Hệ thống nguyên âm và bán nguyên âm

2.2 Hệ thống thanh điệu

2.3 Luyện tập



- Giáo trình tiếng Việt cho người nước ngoài (Nguyễn Văn Huệ chủ biên), trang 16 – 25; 26 – 36, tập 1

- Tiếng Việt cho người nước ngoài (Dư Ngọc Ngân chủ biên), trang 7 – 9







3

Bài 3: Chào hỏi, giới thiệu, làm quen

3.1 Hội thoại

3.2 Từ vựng

3.3 Ghi chú ngữ pháp

3.4 Rèn luyện bài tập


- Giáo trình tiếng Việt cho người nước ngoài (Nguyễn Văn Huệ chủ biên), trang 50 – 56, tập 1

- Tiếng Việt cho người nước ngoài (Dư Ngọc Ngân chủ biên), trang 10 – 17







4

Bài 4: Quốc tịch và ngôn ngữ

4.1 Hội thoại

4.2 Từ vựng

4.3 Ghi chú ngữ pháp

4.4 Rèn luyện bài tập


- Giáo trình tiếng Việt cho người nước ngoài (Nguyễn Văn Huệ chủ biên), trang 57 – 66, tập 1

- Tiếng Việt cho người nước ngoài (Dư Ngọc Ngân chủ biên), trang 18 -27







5

Bài 5: Nghề nghiệp và nơi làm việc

5.1 Hội thoại

5.2 Từ vựng

5.3 Ghi chú ngữ pháp

5.4 Rèn luyện bài tập


- Giáo trình tiếng Việt cho người nước ngoài (Nguyễn Văn Huệ chủ biên), trang 67 – 76, tập 1

- Tiếng Việt cho người nước ngoài (Dư Ngọc Ngân chủ biên), trang 28 – 36







6

Bài 6: Gia đình

6.1 Hội thoại

6.2 Từ vựng

6.3 Ghi chú ngữ pháp

6.4 Rèn luyện bài tập


- Giáo trình tiếng Việt cho người nước ngoài (Nguyễn Văn Huệ chủ biên), trang 77 – 88, tập 1

- Tiếng Việt cho người nước ngoài (Dư Ngọc Ngân chủ biên), trang 37 – 45







7

Bài 7: Tuổi tác

7.1 Hội thoại

7.2 Từ vựng

7.3 Ghi chú ngữ pháp

7.4 Rèn luyện bài tập


- Giáo trình tiếng Việt cho người nước ngoài (Nguyễn Văn Huệ chủ biên), trang 140 – 149, tập 1

- Tiếng Việt cho người nước ngoài (Dư Ngọc Ngân chủ biên), trang 46 – 53







8

Bài 8: Đồ vật

8.1 Hội thoại

8.2 Từ vựng

8,3 Ghi chú ngữ pháp

8.4 Rèn luyện bài tập


- Giáo trình tiếng Việt cho người nước ngoài (Nguyễn Văn Huệ chủ biên), trang 11 – 19, tập 2

- Tiếng Việt cho người nước ngoài (Dư Ngọc Ngân chủ biên), trang 63 - 74







9

Bài 9: Sở hữu

9.1 Hội thoại

9.2 Từ vựng

9.3 Ghi chú ngữ pháp

9.4 Rèn luyện bài tập


- Giáo trình tiếng Việt cho người nước ngoài (Nguyễn Văn Huệ chủ biên), trang 95 – 102, tập 2

- Tiếng Việt cho người nước ngoài (Dư Ngọc Ngân chủ biên), trang 75 - 84







10

Bài 10: Địa điểm và thời gian

10.1 Hội thoại

10.2 Từ vựng

10.3 Ghi chú ngữ pháp

10.4 Rèn luyện bài tập


- Giáo trình tiếng Việt cho người nước ngoài (Nguyễn Văn Huệ chủ biên), trang 89 - 98, tập 1, 111 – 119, tập 1

- Tiếng Việt cho người nước ngoài (Dư Ngọc Ngân chủ biên), trang 85 – 107







11

Bài 11: Bài học ngoại khóa

GV hướng dẫn SV học ngoại khóa (Dinh Thống Nhất) : Thực hành tất cả những kiến thức đã học trong 10 buổi học trước



Thực hành tại địa điểm tham quan




12

Bài 12: Thời tiết

12.1 Hội thoại

12.2 Từ vựng

12.3 Ghi chú ngữ pháp

12.4 Rèn luyện bài tập

- Tiếng Việt cho người nước ngoài (Dư Ngọc Ngân chủ biên), trang 108 – 117







13

Bài 13: Công việc hằng ngày

13.1 Hội thoại

13.2 Từ vựng

13.3 Ghi chú ngữ pháp

13.4 Rèn luyện bài tập


- Giáo trình tiếng Việt cho người nước ngoài (Nguyễn Văn Huệ chủ biên), trang 86 – 94, tập 2

- Tiếng Việt cho người nước ngoài (Dư Ngọc Ngân chủ biên), trang 129 – 140







14

Bài 14: Mua sắm

14.1 Hội thoại

14.2 Từ vựng

14.3 Ghi chú ngữ pháp

14.4 Rèn luyện bài tập

- Tiếng Việt cho người nước ngoài (Dư Ngọc Ngân chủ biên), trang 141 – 151







15

Bài 15: Bài học ngoại khóa

Đi siêu thị hoặc chợ Bến Thành

SV thực hành các kiến thức đã học trong các tuần qua


Thực hành tại địa điểm tham quan




16

Bài 16: Giao thông

16.1 Hội thoại

16.2 Từ vựng

16.3 Ghi chú ngữ pháp

16.4 Rèn luyện bài tập


- Giáo trình tiếng Việt cho người nước ngoài (Nguyễn Văn Huệ chủ biên), trang 121 – 129, 131 - 139 tập 1

- Tiếng Việt cho người nước ngoài (Dư Ngọc Ngân chủ biên), trang 152 – 161







17

Bài 17: Ăn uống

17.1 Hội thoại

17.2 Từ vựng

17.3 Ghi chú ngữ pháp

17.4 Rèn luyện bài tập


- Giáo trình tiếng Việt cho người nước ngoài (Nguyễn Văn Huệ chủ biên), trang 150 – 157, tập 1

- Tiếng Việt cho người nước ngoài (Dư Ngọc Ngân chủ biên), trang 162 – 172







18

Bài 18: Trạng thái

18.1 Hội thoại

18.2 Từ vựng

18.3 Ghi chú ngữ pháp

18.4 Rèn luyện bài tập


- Giáo trình tiếng Việt cho người nước ngoài (Nguyễn Văn Huệ chủ biên), trang 22 – 30, tập 2

- Tiếng Việt cho người nước ngoài (Dư Ngọc Ngân chủ biên), trang 173 - 182







19

Bài 19: Bài học ngoại khóa

Đi Cảng Nhà Rồng / Thảo Cầm Viên

SV thực hành các kiến thức đã học trong những tuần qua


Thực hành tại địa điểm tham quan




20

Bài 20: Ôn tập

20.1 Hội thoại

20.2 Từ vựng

20.3 Ghi chú ngữ pháp

20.4 Rèn luyện bài tập


- Giáo trình tiếng Việt cho người nước ngoài (Nguyễn Văn Huệ chủ biên), trang 170 – 194, tập 1

- Tiếng Việt cho người nước ngoài (Dư Ngọc Ngân chủ biên), trang 183 – 190






Người soạn đề cương: TS. Đỗ Thị Bích Lài



Bảo vệ đề cương: 18.7.2014



tải về 111.1 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương