ĐỀ CƯƠng môn họC



tải về 121.96 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích121.96 Kb.
#20860


ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

MSMH

Tên môn học

Số tín chỉ

DC201DV01

ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP

03

PROFESSIONAL ETHICS


Sử dụng kể từ học kỳ 12.2A năm học 2012-13 theo quyết định số 760/QĐ-BGH ngày 02/7/12


  1. Quy cách môn học:

Số tiết

Số tiết phòng học

Tổng số tiết

Lý thuyết

Bài tập

Thực hành

Đi thực tế

Tự học

Phòng lý thuyết

Phòng thực hành

Đi thực tế

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

45

45

0

0

0

90

42

3

0

(1) = (2) + (3) + (4) + (5) = (7) + (8) + (9)


  1. Liên hệ với môn học khác và điều kiện học môn học:

    Liên hệ

    Mã số môn học

    Tên môn học

    Môn tiên quyết: Không có

    Môn song hành: Không có

    Điều kiện khác: Không có




  1. Tóm tắt nội dung môn học:

    Môn học này cung cấp cho sinh viên những nền tảng lý thuyết về đạo đức để sinh viên có thể phân tích, suy xét, phản biện và xây dựng những chuẩn mực đạo đức cho chính mình. Sinh viên sẽ phân tích những ví dụ kinh điển trên thế giới về những hoạt động, quyết định thiếu đạo đức trong những nghề nghiệp khác nhau như giáo dục, báo chí truyền thông, y học và quản trị nhân sự. Sau đó, sinh viên sẽ được giới thiệu một số quy ước đạo đức cơ bản được tôn trọng rộng rãi trên thế giới và các trường phái suy nghĩ khác nhau đối với những quy ước nền tảng này. Phần lớn thời gian của môn học sẽ dành cho sinh viên khám phá và phân tích những ví dụ gây tranh cãi về mặt đạo đức trong đời sống và công việc hàng ngày ở Việt Nam. Thông qua việc phân tích xung đột và giải quyết mâu thuẫn trong những ví dụ này, sinh viên có thể lập luận vấn đề một cách có đạo đức để đưa ra những quyết định có đạo đức mà vẫn đảm bảo tính hài hòa với những giá trị xã hội, luật pháp, và nhân văn ở Việt Nam.

  1. Mục tiêu của môn học:

Stt

Mục tiêu của môn học

1

Giới thiệu, phân tích, phê bình những khái niệm cơ bản về đạo đức, luân lý, chuẩn mực xã hội, và sự khác biệt giữa các khái niệm này.

2

Giúp sinh viên làm quen với các trường phái lý thuyết khác nhau về đạo đức và quy ước đạo đức nghề nghiệp trên thế giới, và so sánh với tình hình thực tế ở Việt Nam.

3

Tạo chuyển biến trong nhận thức và thái độ của sinh viên liên quan đến các giá trị đạo đức xã hội, hướng đến việc phát triển một lương tâm nghề nghiệp về sau.




  1. Kết quả đạt được sau khi học môn học:

Stt

Kết quả đạt được

1

Có kiến thức cơ bản về những khái niệm khoa học về nghề nghiệp, chuẩn mực đạo đức, và các cơ chế kiểm soát, xử lý khi có vấn đề về đạo đức xảy ra.

2

Hiểu được nguyên do của sự xáo trộn các giá trị xã hội tại nhiều nước đang phát triển, mà Việt Nam là một ví dụ.

3

Nhận thức được sự tương quan giữa Việt Nam và thế giới trong các công ước quốc tế, cũng như sự tương đối của các giá trị đạo đức phổ quát.

4

Có khả năng khảo sát và phân tích một tình huống dưới góc độ đạo đức nghề nghiệp.




  1. Phương thức tiến hành môn học:

Loại hình phòng

Số tiết

Phòng lý thuyết

42

Phòng thực hành máy tính

03

Tổng cộng

45

Yêu cầu :

+ Ngôn ngữ sử dụng giảng dạy, học tập: tiếng Việt

+ Các yêu cầu đối với sinh viên khi tham gia môn học:

Sinh viên phải tự đọc tài liệu trước ở nhà và tìm kiếm thêm thông tin để vào lớp thảo luận. Giảng viên đóng vai trò hướng dẫn, tổ chức, và đưa ra những câu hỏi gợi ý để sinh viên chủ động tìm tòi, suy tư và tự học. Kiến thức không chỉ đến từ giảng viên mà còn do sinh viên tự rút ra được qua quá trình thảo luận với bạn bè và làm việc nhóm dưới sự hướng dẫn của giảng viên.

Trong phần thảo luận và phân tích, sinh viên sẽ cùng nhau:

1. Phân tích các mô hình lý thuyết có sẵn: Sinh viên sẽ tập phân tích để cùng nhận ra những giá trị cũng như giới hạn của khung lý thuyết, và cách thức áp dụng vào thực tế khi cần thiết.

2. Phân tích những tình huống và vấn đề về đạo đức nghề nghiệp đang được tranh luận trong xã hội và cuộc sống hàng ngày: Sinh viên được khuyến khích bày tỏ quan điểm, tìm kiếm thông tin để bảo vệ quan điểm, và áp dụng những lý thuyết đã học để lập luận, phân tích và đưa ra quyết định của nhóm hay của cá nhân.



+ Cách tổ chức giảng dạy môn học:


STT

Cách tổ chức giảng dạy

Mô tả ngắn gọn

Số tiết

Sĩ số SV tối đa

1

Giảng trên lớp (lecture)




15

40

2

Bài tập

Phân tích lý thuyết

9

40

3

Chia nhóm thảo luận (group discussion)

Các ví dụ trong thực tế tại VN và trên thế giới

12

7/nhóm

4

Seminar

So sánh một số trường hợp điển cứu tại Việt Nam và thế giới

9

40




  1. Tài liệu học tập:

  1. Tài liệu bắt buộc:

  • Conflict of interest in the professions. Michael Davis & Andrew Stark. 2001. Oxford University Press. (Chương 1 – Law’s blindfold và Chương 17 – Comparing conflict of interest across the professions.)

  • Ethics and excuses: The crisis in professional responsibility. Banks McDowell. 2000. Quorum Books: Westport, Connecticut. (Chương 2 – Responsibility and Excuses và Chương 4 – Law and ethics: The different systems)

  • Professionalism: Value and ideology. Julia Evetts. 2012. International Sociological Association: Sociopedia.isa.



  1. Tài liệu không bắt buộc (tham khảo):

  1. ABC News. "Houston Woman's Double Life As Stripper and Journalist Revealed." Alyssa Newcomb. March 27, 2012. Retrieved Apr 02, 2012 at: http://abcnews.go.com/US/houston-journalist-sarah-tressler-works-stripper/story?id=16011722#.T3jkqKslmIU

  2. The America's Program. "The Bitter Taste of Brazil’s World Cup." Raúl Zibechi. 20/02/2012. http://www.cipamericas.org/archives/6434

  3. Ethics and excuses: The crisis in professional responsibility. Banks McDowell. 2000. Quorum Books: Westport, Connecticut. (Chương 6 – The fallability of human beings, chương 7 – The informal moral codes và chương 9 – The professional and the market – is efficiency the predominant value?)

  4. The ethics of science: An introduction. David B. Resnik. 2005. Routledge: London. (Chương 2: Ethical theory and applications)

  5. Good news, bad news: Journalism ethics and the public interest. Jeremy Iggers. 1999. Westview Press: Boulder, Colorado. (Chương 1: Introduction, pp. 1-9)

  6. Khi người dân tham nhũng. Alan Phan. 29/09/2011. http://www.gocnhinalan.com/bai-tieng-viet/khi-nguoi-dan-tham-nhung.html

  7. Moral measures: An introduction to ethics West and East. Jim Tiles. 2000. Routledge: London.

  8. The Nation magazine. "Faulty Towers: The Crisis in Higher Education." William Deresiewicz. May 23, 2011.

  9. Người đưa tin. "Rao bán thông tin cá nhân trên mạng thu lợi nhuận khổng lồ." Tuấn Khanh. 07-11-2012. Retrieved Nov 29, 2012 at: http://www.nguoiduatin.vn/rao-ban-thong-tin-ca-nhan-tren-mang-thu-loi-nhuan-khong-lo-a59674.html

  10. Nhân Dân. “"Xã hội dân sự" - một thủ đoạn của diễn biến hòa bình.” Dương Văn Cừ. 31/08/2012. Retrieved Sep 07, 2012 at: http://www.nhandan.com.vn/cmlink/nhandandientu/thoisu/chinh-tri/2.670/x-h-i-dan-s-m-t-th-o-n-c-a-di-n-bi-n-hoa-binh-1.365283

  11. Pháp luật VN. "Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xuất sắc nhất châu Á." Phượng Lê. 11/01/2011. Retrieved Feb 01, 2012 at http://www.baomoi.com/Thu-tuong-Nguyen-Tan-Dung-xuat-sac-nhat-chau-A/122/5534336.epi

  12. Professions and Professionalism. “Professional Autonomy versus Corporate Control.” Pal Nygaard. Volume 2, No 1 (2012), pp. 11-26.

  13. Reason and professional ethics. Peter Davson-Galle. 2009. Ashgate: Surrey, England. (Chương 9: Some Ethical Theory.)

  14. Sài gòn Tiếp thị. "Vài lỗi không nhỏ trong sách giáo khoa sử." Đinh Hồng Phúc. Retrieved Jan 25, 2012 at http://sgtt.vn/Khoa-giao/161228/Vai-loi-khong-nho-trong-sach-giao-khoa-su.html

  15. Thanh Niên. "Quốc ca Việt Nam hào hùng nhất thế giới." Đ.T. 16/04/2011. Retrieved Feb 07, 2012 at http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20110416/Quoc-ca-Viet-Nam-hao-hung-nhat-the-gioi.aspx

  16. Thanh Niên Online. "Ngược đời." Nguyên Hằng. 06/02/2012. Retrieved Feb 07, 2012 at: http://vn.news.yahoo.com/ng%C6%B0%E1%BB%A3c-%C4%91%E1%BB%9Di-231114053.html

  17. “Three views on the ethics of tax evasion.” Robert W. McGee. Journal of Business Ethics 2006, 67:15-35.

  18. TIME. "Bystander Psychology: Why Some Witnesses to Crime Do Nothing." Maia Szalavitz. Friday November 11, 2011. Retrieved Feb 07, 2012 at http://healthland.time.com/2011/11/11/bystander-psychology-why-some-witnesses-to-crime-do-nothing/?xid=newsletter-weekly

  19. TIME. "Driven off the Road by M.B.A.s." Rana Foroohar. Sunday July 10, 2011. Retrieved Feb 12, 2012 at http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,2081930,00.html

  20. TIME. "How One Teacher's Angry Blog Sparked a Viral Classroom Debate." Kayla Webley. Friday February 18, 2011.

  21. Tuổi Trẻ. “Hiệp sĩ” ra khỏi phường là sai quy chế. Nguyễn Nam. 11/10/2012. Retrieved Oct 12, 2012 at: http://vn.news.yahoo.com/hi-p-ra-kh-ph-ng-l-sai-010800605.html

  22. Tuổi Trẻ. "Khi hướng dẫn viên nói xấu đồng bào." L. Nam. 03/04/2012. Retrieved Apr 03, 2012 at: http://vn.news.yahoo.com/khi-h-ng-d-n-vi-n-n-010100047.html

  23. Tuổi Trẻ. "Khoan sức dân hay bảo vệ nguồn thu?" Ánh Hồng. 22/03/2012. Retrieved Mar 22, 2012 at: http://vn.news.yahoo.com/khoan-c-d-n-hay-b-o-v-030900324.html

  24. Vietnamnet. "Cảnh “tấn công CSGT” và mặt trái của báo online." Huy Phong. 25/11/2011. Retrieved Feb 01, 2012 at http://vn.news.yahoo.com/tr%E1%BB%B1c-ti%E1%BA%BFp-ch%C6%B0%C6%A1ng-tr%C3%ACnh-th%E1%BB%9Di-s%E1%BB%B1-c%E1%BB%A7a-vtv1-115700020.html

  25. VTC News. "CSGT nói gì khi bị kết luận tham nhũng nhiều nhất?". Nguyễn Dũng. 23/11/2012. Retrieved Nov 26, 2012 at: http://vn.news.yahoo.com/csgt-n%C3%B3i-g%C3%AC-khi-b%E1%BB%8B-k%E1%BA%BFt-lu%E1%BA%ADn-tham-234000227.html

  26. World Crunch. "Model's nude photos in vietnam spark traditional values debate." Marianne Brown. Retrieved Feb 01, 2012 at http://www.worldcrunch.com/models-nude-photos-vietnam-spark-traditional-values-debate/2906




  1. Phần mềm sử dụng: Không có.




  1. Đánh giá kết quả học tập môn học:

Môn này không có kiểm tra giữa kỳ.

1. Thuyết minh về cách đánh giá kết quả học tập

    Xem bảng tóm tắt bên dưới. Đây là giải thích về ghi chú (a) và (b):

  1. Làm việc theo sự hướng dẫn của giảng viên: Nhóm được giảng viên chỉ định tìm hiểu nghiên cứu về một trường hợp/vấn đề cụ thể và sẽ trình bày kết quả trước lớp.

  2. Báo cáo cuối kỳ: Các nhóm đăng ký đề tài vào tuần/buổi 7. Bài cuối kỳ nộp vào tuần/buổi cuối cùng, phải có cả bản in lẫn file (hard copy and electronic copy).

2. Tóm tắt cách đánh giá kết quả học tập

    * Dành cho cả học kỳ chính và học kỳ phụ

    Thành phần

    Thời lượng

    Tóm tắt biện pháp đánh giá

    Trọng số

    Thời điểm

    Tham gia thảo luận, hoạt động trên lớp

    30-60 phút/buổi

    Lấy điểm cá nhân

    20%

    Hàng tuần

    Điển cứu – case study (a)

    Sinh viên có 2 tuần chuẩn bị

    Nhóm 5-7 sinh viên

    20%

    Theo tuần/ buổi được chỉ định

    Làm bài kiểm tra

    90 phút

    Lấy điểm cá nhân

    20%

    Theo tuần/ buổi được chỉ định

    Báo cáo cuối kỳ (b)

    Sinh viên có 6 tuần để làm báo cáo

    Nhóm 5-7 sinh viên

    40% (gồm 25% bài viết và 15% thuyết trình)

    Tuần cuối cùng HK chính, buổi 12 HK phụ

    Tổng

    100%






3. Tính chính trực trong học thuật (academic integrity)

Chính trực là một giá trị cốt lõi và mang tính quyết định cho chất lượng đào tạo của một trường đại học. Vì vậy, đảm bảo sự chính trực trong giảng dạy, học tập, và nghiên cứu luôn được chú trọng tại Đại học Hoa Sen. Cụ thể, sinh viên cần thực hiện những điều sau:



    1. Làm việc độc lập đối với những bài tập cá nhân: Những bài tập hoặc bài kiểm tra cá nhân nhằm đánh giá khả năng của từng sinh viên. Sinh viên phải tự mình thực hiện những bài tập này; không được nhờ sự giúp đỡ của ai khác. Sinh viên cũng không được phép giúp đỡ bạn khác trong lớp nếu không được sự đồng ý của giảng viên. Đối với bài kiểm tra (cả tại lớp và tự làm ở nhà), sinh viên không được gian lận dưới bất cứ hình thức nào.

    2. Không đạo văn: Đạo văn (plagiarism) là việc sử dụng ý, câu văn, hoặc bài viết của người khác trong bài viết của mình mà không có trích dẫn phù hợp. Sinh viên sẽ bị xem là đạo văn nếu:

  1. Sao chép nguyên văn một câu hay một đoạn văn mà không đưa vào ngoặc kép và không có trích dẫn phù hợp.

  2. Sử dụng toàn bộ hay một phần bài viết của người khác.

  3. Diễn đạt lại (rephrase) hoặc dịch (translate) ý tưởng, đoạn văn của người khác mà không có trích dẫn phù hợp.

  4. Tự đạo văn (self-plagiarize) bằng cách sử dụng toàn bộ hoặc phần nội dung chủ yếu của một đề tài, báo cáo, bài kiểm tra do chính mình viết để nộp cho hai (hay nhiều) lớp khác nhau.

    1. Có trách nhiệm trong làm việc nhóm: Các hoạt động nhóm, bài tập nhóm, hay báo cáo nhóm vẫn phải thể hiện sự đóng góp của cá nhân ở những vai trò khác nhau. Báo cáo cuối kỳ của sinh viên nên có phần ghi nhận những đóng góp cá nhân này. 

Bất kỳ hành động không chính trực nào của sinh viên, dù bị phát hiện ở bất kỳ thời điểm nào (kể cả sau khi điểm đã được công bố hoặc kết thúc môn học) đều sẽ dẫn đến điểm 0 đối với phần kiểm tra tương ứng, hoặc điểm 0 cho toàn bộ môn học tùy vào mức độ. (tham khảo Chính sách Phòng tránh Đạo văn tại: http://thuvien.hoasen.edu.vn/chinh-sach-phong-tranh-dao-van). Để nêu cao và giữ vững tính chính trực, nhà trường cũng khuyến khích sinh viên báo cáo cho giảng viên và Trưởng Khoa những trường hợp gian lận mà mình biết được.



  1. Phân công giảng dạy:

STT

Họ và tên

Email, Điện thoại,
Phòng làm việc


Lịch tiếp SV

Vị trí giảng dạy

1

Nguyễn Bảo Thanh Nghi

Nghi.nguyenbaothanh@hoasen.edu.vn

5437.0086 ext. 180



CT. GDTQ, Cơ sở 2, Phòng F201

Linh động theo từng học kỳ

Giảng viên & quản lý môn học




  1. Kế hoạch giảng dạy:

  • Đối với học kỳ chính:

Tuần

Tựa đề bài giảng

Tài liệu bắt buộc /tham khảo

Công việc sinh viên phải hoàn thành




Phần 1: Tổng quan lý thuyết

1/1

Giới thiệu môn học và các khái niệm

Conflict of interest in the profession, chương 1: “Law’s blindfold” – 27p




2/2

Các lý thuyết chính về đạo đức

Ethics and excuses, Chương 4: “Law and ethics: The different systems” – 17p

Chia nhóm Phân công chủ đề cho tuần 5, 7, 9, 10, 12.

3/3

Cơ cấu tổ chức ngành nghề ở Việt Nam và thế giới







4/4

Quy ước đạo đức nghề nghiệp

Conflict of interest in the profession, chương 17: “Comparing conflict of interest across the professions” – 16p







Phần 2: Tùy vào thành phần lớp học, giảng viên có thể chọn các chủ đề sau

5/5 và 6/6

Điển cứu: Tình hình hệ thống giáo dục


  • Dạy thêm & học thêm (Juku Nhật Bản, Hàn Quốc, Hongkong, Taiwan)

  • Thầy cô giáo làm nhiều nghề khác

  • Trường tư - trường công - home school

  • Hình thức thi cử Đại học và sau đại học

  • Quan hệ tình cảm giữa người dạy và người học

  • Chủ nghĩa thực dụng trong giáo dục

Làm bài tự luận

7/7 -8/8

Điển cứu: Sản xuất, tiêu dùng và môi trường

  • Ethics and excuses, Chương 9: The professional and the market – is efficiency the predominant value?

  • Environmental cause: Ngọc Quyên, Anima Naturalis & animal rights

  • Julian Treasure: The 4 ways sounds affect us (6m)

Các nhóm suy nghĩ chọn đề tài cuối khóa

9/9

Điển cứu: Các vấn đề về cuộc sống đô thị

  • Nhà ở: khu ổ chuột, chung cư và căn hộ cao cấp

  • Tiện ích đô thị: điện, nước, rác thải và cơ sở hạ tầng

  • Giao thông và quy hoạch thành phố

Các nhóm chính thức đăng ký đề tài

10/10 & 11/11

Điển cứu: Báo chí, truyền thông và các cơ quan ngôn luận

  • The case of Janet Cooke

  • Jonathan Klein: Photos that changed the world

  • Quốc ca hào hùng

  • Thủ tướng xuất sắc nhất châu Á

  • Hành hung cảnh sát giao thông & mặt trái của báo online




12/12

Điển cứu: Tài sản công và sự quản lý của nhà nước

  • Public space: Dancing in the park (10m)

  • Dave Meslin: Blocks to empathy & engagement by (7m)







Phần 3:







13/13

Báo cáo cuối kỳ




Thuyết trình nhóm

14/14

Trả lời câu hỏi thuyết trình




Theo nhóm

15/15

Tổng kết môn học




Nộp báo cáo cuối kỳ (bản in + file)



  • Đối với học kỳ phụ:

Tuần/ Buổi

Tựa đề bài giảng

Tài liệu bắt buộc /tham khảo

Công việc sinh viên phải hoàn thành




Phần 1:







1/1

Giới thiệu môn học và các khái niệm

Conflict of interest in the profession, chương 1: “Law’s blindfold” – 27p




1/2

Các trường phái lý thuyết chính về đạo đức

Ethics and excuses, Chương 4: “Law and ethics: The different systems” – 17p

Chia nhóm Phân công chủ đề cho buổi 5, 7, 9, 10, 12.

2/3

Cơ cấu tổ chức ngành nghề ở Việt Nam và thế giới







2/4

Quy ước đạo đức nghề nghiệp

Conflict of interest in the profession, chương 17: “Comparing conflict of interest across the professions” – 16p







Phần 2:







3/5 và 3/6

Điển cứu: Tình hình hệ thống giáo dục


  • Dạy thêm & học thêm (Juku Nhật Bản, Hàn Quốc, Hongkong, Taiwan)

  • Thầy cô giáo làm nhiều nghề khác

  • Trường tư - trường công - home school

  • Hình thức thi cử Đại học và sau đại học

  • Quan hệ tình cảm giữa người dạy và người học

  • Chủ nghĩa thực dụng trong giáo dục

  • Làm bài tự luận

  • Các nhóm suy nghĩ chọn đề tài cuối khóa

4/7-8

Điển cứu: Báo chí, truyền thông và các cơ quan ngôn luận

  • The case of Janet Cooke

  • Jonathan Klein: Photos that changed the world

  • Quốc ca hào hùng

  • Thủ tướng xuất sắc nhất châu Á

  • Hành hung cảnh sát giao thông & mặt trái của báo online

Các nhóm chính thức đăng ký đề tài

5/9-10

Điển cứu:

  • Cuộc sống đô thị

  • Tài sản công và sự quản lý của nhà nước

  • Nhà ở: khu ổ chuột, chung cư và căn hộ cao cấp

  • Tiện ích đô thị: điện nước, rác thải và các dịch vụ khác

  • Giao thông và quy hoạch thành phố

  • Public space: Dancing in the park (10m)

  • Dave Meslin: Blocks to empathy & engagement by (7m)




6/11

Điển cứu: Sản xuất, tiêu dùng và môi trường

  • Ethics and excuses, Chương 9: The professional and the market – is efficiency the predominant value?

  • Environmental cause: Ngọc Quyên, Anima Naturalis & animal rights

  • Julian Treasure: The 4 ways sounds affect us (6m)







Phần 3:







6/12-7/13

Báo cáo cuối kỳ: thuyết trình nhóm và trả lời câu hỏi




Nộp bài cuối kỳ (bản in + file)

7/14

Tổng kết môn học











tải về 121.96 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương