§Ò c­ng chi tiÕt



tải về 0.74 Mb.
trang1/69
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích0.74 Mb.
#29942
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   69

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VỀ PHỤ NỮ (CWSvnu)

********************


Đề tài nghiên cứu cơ bản:

CÁC TRƯỜNG PHÁI LÝ THUYẾT

TRONG TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
MÃ SỐ: CB.04.31

Đơn vị chủ trì: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VỀ PHỤ NỮ

Chủ trì đề tài: CN. Trương Phúc Hưng

Thư ký đề tài: CN. Lê Thị Lan Phương


Năm 2005

MỤC LỤC



PHẦN MỞ ĐẦU

1

1. Đặt vấn đề nghiên cứu

1

  1. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2

2.1. Mục đích

2

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

2

3. Đối tượng nghiên cứu

2

4. Phương pháp nghiên cứu

2

5. Giới hạn nội dung nghiên cứu

3

Phần nội dung

4

Chương I: Những vấn đề chung

6

    1. Tâm lý học xã hội và đối tượng nghiên cứu của TLHXH

4

    1. Phân biệt trường phái lý thuyết và lý thuyết

5

    1. Các lĩnh vực ứng dụng của các trường phái lý thuyết TLHXH trên thế giới và ở Việt Nam

6

Chương II: Các trường phái lý thuyết trong tâm lý học xã hội

7

1. Trường phái tiếp cận hành vi trong tâm lý học xã hội

7

1.1. Lịch sử của trường phái

7

1.2. Xu hướng chung của trường phái

9

1.3. Một số khái niệm chủ chốt

10

1.4. Những lý thuyết chính

11

1.4.1. Lý thuyết về sự củng cố

11

1.4.2. Lý thuyết về sự học và bắt chước xã hội

12

1.4.3. Thuyết học tập xã hội hiện đại

14

1.5. Đánh giá về trường phái

20




2. Trường phái tiếp cận nhận thức trong tâm lý học xã hội

21

2.1. Lịch sử của trường phái

21

2.2. Xu hướng chung của trường phái

21

2.3. Một số khái niệm chủ chốt

23

2.4. Những lý thuyết chính

27

2.4.1. Thuyết nhận thức của Krech và Crutchfield

27

2.4.2. Thuyết POX của F.Herder

32

2.4.3. Thuyết hành vi giao tiếp ABX của Newcomb

33

2.4.4. Thuyết đồng nhất (đồng dạng) của Osgood và Tannenbaum

34

2.4.5. Thuyết bất hoà nhận thức của L.Festinger

34

2.5. Đánh giá về trường phái

36

3. Trường phái tiếp cận phân tâm trong tâm lý học xã hội

36

3.1. Lịch sử của trường phái

36

3.2. Xu hướng chung của trường phái

38

3.3. Một số khái niệm chủ chốt

40

3.4. Những lý thuyết chính

48

3.4.1. Lý thuyết động thái và chức năng nhóm

48

3.4.2. Lý thuyết về phát triển nhóm

50

3.4.3. Lý thuyết Firo – lý thuyết ba chiều về hành vi liên nhân cách

52

3.4.4. Lý thuyết về thái độ xã hội

54

3.5. Đánh giá về trường phái

57

4. Trường phái tiếp cận mác xít trong tâm lý học xã hội

58

4.1. Lịch sử của trường phái

58

4.2. Xu hướng chung của trường phái

60

4.3. Một số khái niệm chủ chốt

61

4.4. Những lý thuyết chính

64

4.4.1. Lý thuyết về giao tiếp

64

4.4.2. Lý thuyết về nhóm

66

4.4.3. Những nghiên cứu về nhân cách

69

4.5. Đánh giá về trường phái

70

5. Trường phái tiếp cận tương hỗ trong tâm lý học xã hội

71

5.1. Lịch sử của trường phái

71

5.2. Xu hướng chung của trường phái

73

5.3. Một số khái niệm chủ chốt

73

5.4. Những lý thuyết chính

75

5.4.1. Lý thuyết tự nhận thức bản thân

75

5.4.2. Lý thuyết cái tôi nhìn qua gương

83

5.4.3. Lý thuyết sự tương hỗ tượng trưng

84

5.4.4. Thuyết vai trò

86

5.4.5. Thuyết về nhóm tham khảo/ quy chiếu

101

5.5. Đánh giá về trường phái

102

Phần kết luận và kiến nghị

103

1. Kết luận

103

2. Kiến nghị

104

PHỤ LỤC





PHẦN MỞ ĐẦU

  1. Đặt vấn đề nghiên cứu

Tâm lý học xã hội sau khi ra đời (1908) đã trở thành một ngành khoa học chuyên nghiên cứu về các hiện tượng TL- XH, như liên hệ XH, ảnh hưởng và tác động xã hội; các quá trình tri giác XH, định kiến XH v.v... Có thể nói, lĩnh vực tâm lý học xã hội đã được phát triển một cách rộng rãi trên thế giới ngay từ sau chiến tranh thứ nhất cho đến ngày nay (thế kỷ XXI). Gần như tất cả các khía cạnh của hành vi xã hội (thương mại, giáo dục, môi trường, sức khoẻ, hệ thống pháp luật, truyền thông, chính trị xã hội, thể thao) đã được đưa vào thực nghiệm và trở thành đối tượng nghiên cứu chính của tâm lý học xã hội. Những nghiên cứu này đã mang lại vô số các số liệu liên quan đến các mối quan hệ xã hội, và chúng đòi hỏi phải được tổng hợp thành những lý thuyết chung toàn diện hơn về các hành vi xã hội. Các nhà tâm lý học xã hội đã rất cố gắng để đáp ứng đòi hỏi này, từ đó hàng loạt các lý thuyết được ra đời để giải thích cho các hiện tượng xã hội đang hình thành, biến đổi. Các lý thuyết rất khác nhau từ những giả thuyết cụ thể đến việc hình thành những lý thuyết khái quát hơn.

Trên thế giới đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu và các tác phẩm trình bày một cách khoa học và có hệ thống những lý thuyết cơ bản của TLHXH theo các trường phái và các hướng tiếp cận khác nhau, chẳng hạn như trường phái phân tâm, trường phái hành vi, trường phái nhận thức, trường phái macxit, trường phái tương hỗ..., và những ứng dụng linh hoạt của chúng trong nhiều lĩnh vực của xã hội. Từ đó, TLHXH đã phát triển và trở thành một ngành khoa học ứng dụng trong thực tiễn cuộc sống không thể thiếu ở mọi xã hội. Tuy vậy, ở Việt Nam, ngành tâm lý học nói chung và tâm lý học xã hội nói riêng hiện nay vẫn còn khá mới mẻ. Các công trình khoa học, giáo trình và tài liệu tham khảo về lĩnh vực này còn thiếu. Vì vậy, sinh viên cũng như các nhà nghiên cứu không có điều kiện được tiếp cận và đánh giá một cách khách quan các trường phái tâm lý học xã hội trên thế giới. Điều này cản trở rất lớn đến hứng thú học tập, nghiên cứu và triển khai ứng dụng các lý thuyết vào thực tiễn cuộc sống trong xã hội nước ta.

Xuất phát từ những lý do trên, Trung tâm nghiên cứu về phụ nữ - ĐHQGHN tiến hành nghiên cứu đề tài “Các trường phái lý thuyết trong tâm lý học xã hội” với mục đích có được một cái nhìn tổng quan về những trường phái tâm lý học xã hội, phục vụ nghiên cứu, giảng dạy và ứng dụng hiệu quả những trường phái lý thuyết trong cuộc sống xã hội.

Nhiệm vụ của đề tài đặt ra là nghiên cứu và trình bày cô đọng, súc tích những trường phái lý thuyết TLHXH trên thế giới một cách logíc, có hệ thống, kết hợp với những nhận định của nhóm nghiên cứu về ưu, nhược điểm của từng trường phái và so sánh các trường phái với nhau.



  1. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

    1. Mục đích

  • Trình bày và phân tích một số trường phái nghiên cứu cơ bản trong tâm lý học xã hội một cách có hệ thống.

  • Nhận định ưu, nhược điểm của từng trường phái và so sánh chúng với nhau.

  • Ứng dụng kết quả nghiên cứu của đề tài vào thực tiễn giảng dạy chuyên đề: các trường phái lý thuyết trong TLHXH tại các trường đại học.

    1. Nhiệm vụ nghiên cứu

  • Liệt kê các khái niệm công cụ của các trường phái lý thuyết trong tâm lý học xã hội

  • Trình bày cô đọng, có hệ thống các trường phái lý thuyết trong TLHXH trên thế giới.

  • Đánh giá mặt mạnh và mặt yếu của các thuyết.

  • Đưa ra một số kiến nghị cho việc giảng dạy và ứng dụng các trường phái lý thuyết trong TLHXH vào thực tế xã hội Việt Nam.



  1. Đối tượng nghiên cứu

Một số trường phái lý thuyết trong tâm lý học xã hội.

  1. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu tài liệu được sử dụng là phương pháp nghiên cứu chính trong đề tài này. Dựa trên việc tổng hợp các tài liệu, chúng tôi xem xét lịch sử, xu hướng chung, các khái niệm chủ chốt, các học thuyết tiêu biểu, đồng thời đánh giá mặt mạnh, mặt hạn chế của mỗi trường phái lý thuyết trong tâm lý học xã hội.

  1. Giới hạn nội dung nghiên cứu

Đề tài tập trung vào 5 trường phái tiếp cận chính và phổ biến trong tâm lý học xã hội:

- Trường phái tiếp cận hành vi

- Trường phái tiếp cận nhận thức

- Trường phái tiếp cận phân tâm

- Trường phái tiếp cận Macxit

- Trường phái tiếp cận tương hỗ



PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Chương I: Những vấn đề chung

        1. TLHXH và đối tượng nghiên cứu của TLHXH

TLHXH là một bộ môn mới mẻ, được hình thành chủ yếu trên cơ sở của hai khoa học: xã hội học và tâm lý học từ đầu thế kỷ XX. Ngoài ra, TLHXH còn có mối liên hệ chặt chẽ với nhiều ngành khoa học về hành vi và khoa học xã hội khác như nhân chủng học, kinh tế học, tội phạm học, khoa học lịch sử…

Trở thành một ngành khoa học độc lập, tất nhiên TLHXH phải có đối tượng nghiên cứu riêng của mình. Có rất nhiều tác giả đã bàn về đối tượng nghiên cứu của TLHXH, như:

TLHXH là ngành tâm lý học nghiên cứu suy nghĩ, cảm tưởng và hành động của con người bị người khác tác động ra sao”1.

TLHXH là một phân ngành của khoa học tâm lý, nghiên cứu quy luật hình thành, phát triển, biểu hiện của các hiện tượng tâm lý xã hội, của nhóm lớn và nhóm nhỏ, mối liên hệ giữa các nhóm và con người trong nhóm”2.

TLH xã hội là khoa học nghiên cứu hành vi mang tính xã hội của cá nhân”3

TLHXH là môn khoa học nghiên cứu và giải thích các mối quan hệ giữa những cá nhân trong nhóm, giữa những nhóm bên trong xã hội”4.

TLHXH là sự nghiên cứu những liên hệ phức hợp hiện có giữa các cá nhân, các nhóm, các thiết chế trong một xã hội nhất định, hệ thống liên hệ ấy được quy định không chỉ bởi những biến số cá nhân mà bởi môi trường xã hội in lên hệ thống ấy một hình thức riêng và làm nảy sinh ra những hành vi rõ rệt trên bình diện xã hội, văn hoá”5.

Những quan niệm trên xác định đối tượng của TLHXH theo cách riêng nhưng đều thống nhất rằng đối tượng của TLHXH là mối liên hệ tương tác qua lại của cá nhân và xã hội. Trên cơ sở lý luận của đề tài này, chúng tôi đồng tình với quan niệm cho rằng “TLHXH là khoa học nghiên cứu hành vi cá nhân với tư cách là chức năng của các kích thích xã hội6. Từ “khoa học” ngụ ý rằng chỉ những quan sát được thực hiện trong những điều kiện được kiểm soát chứ không phải những nghiên cứu chung chung mới được coi là dữ liệu của tâm lý học xã hội. Việc chỉ rõ hành vi “cá nhân” là một cố gắng nhấn mạnh rằng các nhà tâm lý học xã hội quan tâm đến các cá nhân là đơn vị phân tích của mình, trái với những đơn vị lớn hơn như nhóm và các thể chế - đối tượng quan tâm của các nhà nhân chủng học và xã hội học. Cuối cùng, “những kích thích xã hội” ám chỉ con người và những sản phẩm của con người. Theo đó, người khác là một kích thích xã hội và những thứ mà người đó tạo ra, như các nhóm xã hội, các chuẩn mực và các sản phẩm xã hội khác cũng đóng vai trò là các kích thích xã hội. Rõ ràng là, “những kích thích xã hội” bao gồm những tác động của kinh nghiệm xã hội trong quá khứ để mở rộng rằng những tác động (những thứ mà cá nhân mang theo tới hiện tại) bắt nguồn từ những nhân tố xã hội. Như vậy, tâm lý học xã hội có thể nghiên cứu những tác động của các kích thích xã hội được điều chỉnh bởi các quá trình lâu dài như thái độ và sự tiếp thu các chuẩn mực. Mặt khác, các đặc điểm nhân cách như sự lo lắng biểu lộ ra bên ngoài, sự tự tin và hệ thống nhận thức cũng là một đối tượng nghiên cứu của tâm lý học xã hội.



  1. Phân biệt trường phái lý thuyết và lý thuyết

Theo các tác giả Marvin E. Shaw và Phillip R. Costanzo, “Một lý thuyết là một tập hợp những giả thuyết có quan hệ với nhau hoặc những đề xuất liên quan đến một hiện tượng hoặc tập hợp các hiện tượng”7.

Mandler & Kessen lại cho rằng “Lý thuyết là tập hợp những tuyên bố dự báo về những sự kiện thuộc về kinh nghiệm mà người khác có thể hiểu được”8.

Như vậy, “Lý thuyết là công trình xây dựng có hệ thống của trí tuệ, có tính chất giả thuyết (ít nhất ở một số phần) và tổng hợp, nhằm giải thích một loại hiện tượng nào đó9. Chức năng của lý thuyết là sắp xếp một cách có hệ thống các dữ liệu thuộc về kinh nghiệm để những ý nghĩa tường minh và ngầm ẩn của chúng trở nên có thể hiểu được.

“Trường phái là nhóm nhà khoa học hoặc hoặc văn nghệ sĩ có chung một khuynh hướng tư tưởng, một phương pháp luận hoặc phương pháp sáng tác (thường có một người tiêu biểu đứng đầu)”10. Hoặc theo một định nghĩa khác, “Trường phái là một tập thể các cá nhân cùng chia sẻ các giả thuyết chung, làm việc trên cùng các vấn đề và sử dụng cùng một phương pháp11. Theo đó, chúng tôi coi trường phái lý thuyết là nhóm các lý thuyết có chung một khuynh hướng tư tưởng, một phương pháp luận, do một nhà khoa học tiêu biểu đứng đầu. Như vậy, các trường phái lý thuyết trong tâm lý học xã hội đều có nguồn gốc xuất phát từ các trường phái lý thuyết trong tâm lý học và xã hội học. Các trường phái lý thuyết này đóng vai trò quan trọng trong TLHXH, từ đó các thực nghiệm và ứng dụng của tâm lý học xã hội mới được tạo ra.



  1. Các lĩnh vực ứng dụng của các trường phái TLHXH trên thế giới và ở VN

Trên thế giới, các trường phái TLHXH được ứng dụng trong rất nhiều các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Chẳng hạn, trong lĩnh vực pháp luật, các lý thuyết TLHXH được ứng dụng để lựa chọn bồi thẩm đoàn, đưa chứng cứ, tranh tụng của bồi thẩm đoàn và đưa ra phán quyết cũng như lý giải sự gia tăng của các hành vi phạm pháp. Trong kinh doanh, các lý thuyết TLHXH được ứng dụng triệt để ở cả nơi làm việc và thị trường. Đó là những vấn đề thuộc về nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng, tâm lý khách hàng, nghệ thuật quảng cáo, nghệ thuật giao tiếp trong thương nghiệp, quan hệ giữa người quản lý với người sản xuất, giữa người sản xuất với nhau…Các lý thuyết TLHXH còn nhấn mạnh đến stress và việc thích ứng của con người trong lĩnh vực y tế. Bên cạnh đó, các lý thuyết TLHXH còn được ứng dụng trong đời sống chính trị, đặc biệt trong việc trưng cầu dân ý và thăm dò bầu cử, sự bùng nổ dân số, nạn ô nhiễm môi trường, tệ nạn ma tuý và mãi dâm, lý giải các cuộc xung đột trên thế giới v.v… Tuy nhiên, việc ứng dụng các lý thuyết tâm lý học trong xã hội hiện đại ngày nay không chỉ trong phạm vi một trường phái lý thuyết nhất định mà phát triển theo xu hướng “chiết trung” – sử dụng tất cả các học thuyết đã có một cách có chọn lọc và hiệu quả nhất. Từ những ứng dụng này, các nhà tâm lý học xã hội lại tiếp tục tổng hợp, sắp xếp và liên kết các dữ liệu từ thực tiễn để diễn giải hoặc hợp nhất chúng thành những lý thuyết mới, phát triển các trường phái lý thuyết đã có hoặc tạo ra các trường phái lý thuyết mới trong TLHXH.

Ở Việt Nam, TLH nói chung và TLHXH nói riêng là những ngành khoa học còn khá mới mẻ. Theo đó, về mặt khoa học, các trường phái lý thuyết của TLHXH trên thế giới chưa được nghiên cứu riêng lẻ hay có hệ thống mà mới chỉ được thích nghi hoá một phần nào đó để vận dụng cho phù hợp với điều kiện văn hoá, xã hội riêng của người Việt Nam.



Chương II: Các trường phái lý thuyết trong tâm lý học xã hội

1. Trường phái tiếp cận hành vi trong tâm lý học xã hội

1.1. Lịch sử của trường phái

Trường phái hành vi chính thức trở thành một trường phái lý thuyết độc lập trong tâm lý học từ đầu thế kỷ XX, đánh dấu bằng sự ra đời của học thuyết điều kiện hoá kinh điển của Ivan Pavlov; điều kiện hoá thao tác của E.Thorndike và việc phát triển hai học thuyết này thành thuyết hành vi cổ điển (John B. Watson) và thuyết hành vi mới (B.F. Skinner, A.Bardura).



Ivan Pavlov (1849 - 1936)12 qua thực nghiệm với con chó đói đã chứng minh học thuyết điều kiện hoá kinh điển. Điều kiện hoá kinh điển là một hình thức của học tập, trong đó một kích thích trung gian (kích thích không tạo ra phản ứng) đi cặp đôi với một kích thích có điều kiện (kích thích có tạo ra phản ứng) liên tục. Sau một thời gian thì chỉ mình kích thích trung gian cũng gây ra một đáp ứng và lúc này đáp ứng mang tính có điều kiện. Pavlov quan tâm tới sinh lý học hơn là tâm lý học vì tâm lý học thời đó sử dụng phương pháp nội quan để nghiên cứu về ý thức. Nhưng Pavlov tin rằng ông đã khám phá ra cơ chế sinh lý để cắt nghĩa thuyết liên tưởng. Theo Pavlov, các mối liên kết tạm thời được hình thành bởi các phản xạ có điều kiện chính là các liên tưởng – cơ sở của hoạt động tâm lý13.

Người ứng dụng thành công những nghiên cứu của Pavlov trong tâm lý học là J.B.Watson (1878-1958), cha đẻ của TLH hành vi cổ điển. Watson đã phát triển học thuyết phản xạ có điều kiện vào nghiên cứu hành vi và sáng lập ra trường phái hành vi trong tâm lý học (1913). Theo Watson, mục tiêu của tâm lý học là: “tìm cách xác nhận các dữ kiện và quy luật mà khi có kích thích, tâm lý học có thể tiên đoán phản ứng sẽ là gì; hay ngược lại, khi có phản ứng, nó có thể xác nhận bản chất của kích thích là gì”14. Ông nhấn mạnh đến những hành vi được nghiên cứu một cách khách quan (những kích thích, đáp ứng, củng cố được quan sát một cách trực tiếp), bác bỏ, coi thường sự hiện hữu và vai trò của các sự kiện tinh thần như ý thức, suy nghĩ, tưởng tưởng … Tuy nhiên, quan điểm cực đoan này của Watson bị nhiều nhà tâm lý học phản đối. Họ phát triển quan điểm coi nội dung cơ bản của tâm lý học là hành vi bên ngoài nhưng không phủ nhận tầm quan trọng của các sự kiện tinh thần trong phân tích hành vi, tạo nên trường phái hành vi mới.



Edward L. Thorndike (1874 – 1949) – nhà tâm lý học Mỹ - độc lập nghiên cứu và cùng đưa ra những phát minh tương tự với phản xạ có điều kiện của Pavlov – nguyên tắc luyện tập nổi tiếng “làm thử và sửa sai”15. Thorndike cho rằng nền tảng của việc học tập là sự hình thành mối liên hệ giữa đầu vào cảm giác và sự thúc đẩy hành động. Theo ông, hành vi được kiểm soát bởi hậu quả của nó. Ví dụ, hành vi có lợi để giúp một con vật thoát ra khỏi thùng rắc rối có khuynh hướng được lặp lại khi con vật được đặt vào cái thùng ấy một lần nữa. Ông cho rằng một đáp ứng có nhiêu khả năng được tạo lại nếu nó mang đến thoả mãn và bị loại bỏ nếu nó tạo nên sự không hài lòng cho cơ thể. Trong quá trình tập nhiễm xã hội, khi con người cố sức làm thử, điều sai sẽ dần dần bị loại trừ16.

B. F. Skinner (1904-1990), đã hệ thống hoá học thuyết của Thorndike thành thuyết điều kiện hoá thao tác. Điều kiện hoá thao tác liên quan đến sự tăng hoặc giảm hành vi nào đó bằng cách thay đổi một cách có hệ thống hiệu quả của hành vi đó.

A. Bandura đã phát triển lý thuyết học tập xã hội hiện đại bao hàm cả nguyên tắc điều kiện hoá kinh điển, điều kiện hoá thao tác và nguyên tắc học qua quan sát, nhấn mạnh vai trò của nhận thức (tư duy, tưởng tượng, niềm tin, mong muốn,…) trong điều chỉnh hành vi. Lý thuyết của Bandura đã mang lại cho trường phái hành vi một diện mạo mới, khắc phục những khiếm khuyết của chủ nghĩa hành vi cổ điển của Watson – chỉ xem xét những hành vi biểu hiện ra bên ngoài, bỏ qua những gì diễn ra ở bên trong.
1.2. Xu hướng chung của trường phái

Công thức cơ bản của trường phái hành vi là kích thích – phản ứng (S – R). Do đó, đối tượng của tâm lý học xã hội theo trường phái này là hành vi của con người.

Theo mô hình hành vi, mỗi người được xác định bởi một tập hợp những hành vi của người đó. Các nhà TLHXH hành vi quan niệm rằng “bất kỳ cái gì một người làm là hành vi, còn cái gì một người có là nét tính cách”.

Hành vi có hai phạm trù: hành vi biểu hiện ra bên ngoài và hành vi diễn ra bên trong. Hành vi bộc lộ ra bên ngoài là những gì chúng ta làm người khác có thể quan sát trực tiếp được (Ví dụ: ăn, chơi, nói, cười, viết,...). Hành vi diễn ra bên trong đầu là những gì chúng ta làm mà người khác không thể quan sát trực tiếp được (Ví dụ: suy nghĩ tưởng tượng, nghi nhớ, suy đoán, tình cảm,...) nhưng có thể nhận biết thông qua suy luận.

Các nhà hành vi học đã sử dụng mô hình ABC (viết tắt các từ Anticedents - tác nhân kích thích; Behaviors - hành vi; Consequesces - Hậu quả, kết quả) để mô tả quá trình liên tiếp, hiện thời của những tác nhân kích thích thúc đẩy hành vi xã hội và hiệu quả sau khi hành vi được trình diễn:



Hình 2: Mô hình ABC về hành vi của con người

(A). Tác nhân kích thích ban đầu là những sự kiện xảy ra hoặc có mặt trước khi hành vi B diễn ra, chúng tạo ra những điều kiện cần và đủ cho hành vi xảy ra.

(C). Hậu quả là những sự kiện xảy ra sau và như là kết quả của một việc thực hiện hành vi. Hậu quả có thể xảy ra ngay hoặc một thời gian sau mới xảy ra và ảnh hưởng đến khả năng suất hiện lại của hành vi này trong tương lai. Mặc dù có rất nhiều sự kiện xảy ra trước và theo sau mọi hành vi nhưng chỉ có một số rất ít có ảnh hưởng đáng kể trực tiếp như là những nhân tố đang duy trì sự có mặt của hành vi. Hơn nữa tác nhân kích thích khởi đầu và hậu quả duy trì sự có mặt của hành vi theo những cách khác nhau. Hậu quả thực tế của một hành vi có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai, liệu hành vi đó có xảy ra nữa hay không? Hậu quả mong muốn cũng có thể là kích thích khởi động ảnh hưởng đến việc liệu một người sẽ “cam kết” thực hiện hành vi vào lúc đó. Dự đoán về hậu quả có thể có cũng là một nhân tố xác định liệu những điều kiện “cần và đủ” này có đúng cho việc thực hiện hành vi hay không17.

1.3. Một số khái niệm chủ chốt



tải về 0.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   69




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương