ĐỀ CƯƠng chi tiết học phần mã số học phần: pie331 Tên học phần



tải về 135.26 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu26.04.2018
Kích135.26 Kb.
#37378
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1. Mã số học phần: PIE331

2. Tên học phần: Công nghệ sản xuất dược phẩm 1

3. Số tín chỉ : 2/1

4. Chuyên ngành đào tạo: Đại học Dược

5. Năm học: 2016 - 2017

6. Giảng viên phụ trách: Ths. Đồng Quang Huy

7. Cán bộ tham gia giảng dạy

1. Ths. Đồng Thị Hoàng Yến

2. Ths. Nguyễn Duy Thư

3. Ths. Đồng Quang Huy

4. Ths. Phạm Thị Thanh Tâm

5. Ths. Phạm Hiền Giang

6. Ths. Nguyễn Mạnh Linh

7. Ds. Nguyễn Thị Hồng Thúy

8. Ds. Nguyễn Thị Ngọc

9. Ds. Nguyễn Thị Lan Hương



8. Mục tiêu học phần

Sau khi học xong học phần này sinh viên có khả năng:

Kiến thức

- Trình bày được kiến thức cơ bản về kỹ thuật sản xuất nguyên liệu làm thuốc bằng phương pháp chiết xuất và sinh tổng hợp

- Có phương pháp luận khoa học trong nghiên cứu về các dược liệu làm thuốc và bào chế các nguyên liệu làm thuốc ở quy mô công nghiệp.

Kỹ năng

- Thao tác đúng quy trình kỹ thuật sản xuất nguyên liệu làm thuốc.

- Sản xuất được một số nguyên liệu làm thuốc bằng phương pháp chiết xuất

Thái độ

- Nhận thức được vai trò nhiệm vụ của người dược sĩ đại học trong lĩnh vực sản xuất nguyên liệu làm thuốc, đảm bảo nguồn cung ứng phục vụ công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân.



9. Mô tả học phần

Học phần này sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng cơ bản về Kỹ thuật sản xuất nguyên liệu làm thuốc. Chương trình lý thuyết bao gồm những kiến thức về kỹ thuật sản xuất nguyên liệu làm thuốc bằng các phương pháp: chiết xuất dược liệu và sinh tổng hợp ở quy mô công nghiệp. Chương trình thực hành đề cập đến kỹ thuật sản xuất nguyên liệu làm thuốc ở quy mô công nghiệp với các kỹ năng thực hành cụ thể được thể hiện qua các quy trình sản xuất nguyên liệu làm thuốc như: chiết xuất chiết xuất các alcaloid (strychnin sulfat từ hạt mã tiền, rotundin từ củ bình vôi), chiết xuất các hoạt chất tự nhiên khác (rutin từ nụ hoa hòe).



10. Phân bố thời gian

- Lý thuyết: 2 (4- 2- 6)/8 tuần

- Thực hành: 6 buổi

11. Điều kiện và yêu cầu của học phần

11.1. Điều kiện:

Sinh viên phải có kiến thức của các học phần: Hóa đại cương, Hóa hữu cơ, Hóa phân tích, Hóa lý dược, Dược lý, Hóa dược, Dược liệu trước khi học học phần này.

11.2. Yêu cầu:

- Trình bày và giải thích được các bước trong quy trình chiết xuất alcaloid và các hoạt chất tự nhiên khác.

- Thao tác đúng kỹ thuật và chiết xuất được strychnin sulfat hoặc rotundin và rutin tinh khiết

- Hướng dẫn đúng cách bảo quản và sử dụng strychnin sulfat, rotundin và rutin.



12. Nội dung học phần

12.1. Lý thuyết

TT

Nội dung

Số tiết

1

PHẦN 1: KỸ THUẬT CHIẾT XUẤT DƯỢC LIỆU

Bài 1: Một số kiến thức cơ bản về chiết xuất dược liệu

1. Nguyên liệu chiết xuất

2. Một số quá trình xảy ra trong chiết xuất dược liệu

2.1. Quá trình khuếch tán

2.2. Quá trình thẩm thấu

2.3. Quá trình thẩm tích

3. Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chiết xuất

3.1. Những yếu tố thuộc về thành phần, cấu tạo của dược liệu

3.2. Những yếu tố thuộc về dung môi

3.3. Những yếu tố thuộc về kỹ thuật

4. Các phương pháp chiết xuất

4.1. Phân loại

4.2. Một số phương pháp chiết xuất

5. Thiết bị chiết

5.1. Phân loại

5.2. Một số thiết bị chiết cụ thể



Bài 2: Một số quá trình thường gặp ở giai đoạn tinh chế

1. Lắng


1.1. Khái niệm

1.2. Lắng đơn chiếc

1.3. Sự lắng của khối hạt

2. Lọc


2.1. Khái niệm

2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lọc



3. Kết tinh

3.1. Khái niệm

3.2. Quá trình hình thành tinh thể

4. Hấp phụ

4.1. Khái niệm

4.2. Hấp phụ trên bề mặt rắn - dung dịch



Bài 3: Chiết xuất alcaloid

1. Đại cương về alcaloid

1.1. Định nghĩa

1.2. Phân bố

2. Tính chất chung của alcaloid

2.1. Tính chất lý học

2.2. Hóa tính

3. Các phương pháp chung chiết alcaloid

3.1. Phương pháp chiết alcaloid dạng base bằng dung môi hữu cơ không phân cực

3.2. Phương pháp chiết alcaloid dạng muối bằng dung môi nước, nước acid hoặc cồn

4. Các phương pháp tách alcaloid dưới dạng tinh khiết

4.1. Thăng hoa

4.2. Cất

4.3. Giải phóng phân đoạn

4.4. Kết tinh

4.5. Sắc ký hấp phụ

5. Chiết xuất một số alcaloid

5.1. Chiết xuất alcaloid họ cà

5.2. Chiết xuất các alcaloid thuốc phiện

5.3. Chiết xuất alcaloid có nhân berberic

5.4. Chiết xuất các alcaloid canhkina

5.5. Chiết xuất alcaloid mã tiền



Bài 4: Chiết xuất các hoạt chất có nguồn gốc tự nhiên khác

1. Chiết xuất artemisinin và acid artemisinic từ cây thanh hao hoa vàng

1.1. Đại cương

1.2. Thành phần hóa học

1.3. Chiết xuất artemisinin từ lá cây thanh hao hoa vàng

2. Chiết xuất rutin từ hoa hòe

2.1. Thành phần hóa học

2.2. Chiết xuất



4

3

6

2


2

PHẦN 2: SẢN XUẤT THUỐC BẰNG PHƯƠNG PHÁP SINH TỔNG HỢP

Bài 1: Giới thiệu về công nghệ sinh học

1. Công nghệ sinh học là gì?

2. Công nghệ sinh học – một sự theo đuổi đa ngành

3. Công nghệ sinh học – hạt nhân trung tâm ba thành phần

4. An toàn sản phẩm

5. Nhận thức của cộng đồng về công nghệ sinh học

6. Công nghệ sinh học và các nước đang phát triển

Bài 2: Nguyên liệu cho công nghệ sinh học

1. Chiến lược sinh khối



2. Nguyên liệu thô thiên nhiên

3. Tính sẵn có của sản phẩm phụ

4. Nguyên liệu hóa học và hóa dầu

5. Nguyên liệu thô và tương lai công nghệ sinh học

Bài 3: Kỹ thuật lên men

1. Giới thiệu tổng quát

2. Các giai đoạn phát triển của vi sinh vật

3. Thiết bị lên men vi sinh vật

4. Vấn đề cung cấp khí vô trùng cho nhà máy lên men vi sinh

5. Khử trùng môi trường trong công nghệ lên men

6. Lọc và thiết bị lọc trong công nghiệp sản xuất kháng sinh

7. Trình tự quá trình lên men

8. Thiết kế môi trường cho quá trình lên men

9. Lên men trên cơ chất rắn

10. Kỹ thuật nuôi cấy tế bào động vật và thực

Bài 4: Kỹ thuật sản xuất enzym

1. Đại cương

2. Các ứng dụng của enzym

3. Kỹ thuật di truyền trong công nghệ enzym

4. Kỹ thuật sản xuất enzym

5. Phương pháp bất động enzym



Bài 5: Đại cương về kháng sinh

1. Định nghĩa kháng sinh

2. Đơn vị kháng sinh

3. Phân loại kháng sinh

4. Các phương pháp phân lập vi sinh vật sinh kháng sinh

5. Phương pháp gây đột biến vi sinh vật để nâng cao hiệu suất

6. Điều kiện nuôi cấy các chủng vi sinh vật sinh kháng sinh

7. Chiết xuất và tinh chế kháng sinh

8. Nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn và độc tính

9. Nghiên cứu về dược lý và điều trị của kháng sinh

10. Tiêu chuẩn đối với một kháng sinh

11. Các phương pháp định lượng kháng sinh

12. Ứng dụng kháng sinh ngoài lĩnh vực y học

Bài 6: Sản xuất các kháng sinh nhóm - Lactam

1. Đại cương về các β - lactam.

2. Sinh tổng hợp các penicillin tự nhiên

2.1. Đại cương

2.2. Cấu trúc hóa học, phân loại và tính chất

2.3. Quy trình sinh tổng hợp

2.4. Chiết xuất và tinh chế penicillin

3. Sản xuất 6-APA và các kháng sinh penicillin bán tổng hợp

3.1. Đại cương về penicillin bán tổng hợp

3.2. Đại cương về 6-APA

3.3. Các phương pháp sản xuất 6-APA

4. Sản xuất các cephalosporin

4.1. Đại cương

4.2. Cấu trúc hóa học và phân loại

4.3. Quy trình sinh tổng hợp cephalosporin C

4.4. Sản xuất 7-ACA; 7-ADCA và các kháng sinh bán tổng hợp nhóm cephalosporin

5. Sinh tổng hợp acid clavulanic

5.1. Đại cương

5.2. Cấu trúc hóa học và tính chất

5.3. Lên men sinh tổng hợp acid clavulanic

5.4. Tách chiết và tinh chế acid clavulanic

Bài 7: Sản xuất các kháng sinh nhóm tetracyclin

1. Đại cương

2. Cấu tạo và tính chất

3. Sinh tổng hợp các tetracyclin tự nhiên.

4. Sinh tổng hợp clotetracyclin

5. Sinh tổng hợp tetracyclin

6. Sinh tổng hợp oxytetracyclin

7. Sản xuất một số tetracyclin bán tổng hợp



Bài 8: Sản xuất kháng sinh nhóm aminoglycosid

1. Đại cương về aminoglycosid

2. Sinh tổng hợp streptomycin

2.1. Đại cương

2.2. Cấu trúc hóa học và tính chất

2.3. Quy trình lên men sinh tổng hợp

2.4. Quy trình chiết xuất kháng sinh streptomycin

3. Sinh tổng hợp gentamycin

3.1. Đại cương

3.2. Cấu trúc hóa học và tính chất

3.3. Quy trình lên men sinh tổng hợp

3.4. Chiết xuất và tinh chế



Bài 9: Sản xuất các kháng sinh nhóm macrolid

1. Tổng quan về macrolid

2. Sinh tổng hợp erythromycin

2.1. Đại cương

2.2. Cấu trúc hóa học và tính chất

2.3. Lên men sinh tổng hợp



Bài 10: Sản xuất một số sản phẩm trao đổi chất bậc một dùng trong y học.

  1. Sản xuất các amino acid

  2. Sản xuất glutamic

    1. Đại cương

    2. Lên men sinh tổng hợp acid glutamic

  3. Sinh tổng hợp vitamin B12 (Cyanocobalamin)

    1. Đại cương

    2. Cấu trúc hóa học và tính chất

    3. Lên men sinh tổng hợp

    4. Quy trình chiết xuất

1

1

1

1

1

2

2

2

2

2

Tổng

30

12.2. Thực hành

STT

Nội dung

Số tiết

1

Chiết xuất strychnin sulfat từ hạt mã tiền

7,5

2

Chiết xuất rutin từ nụ hoa hòe

7,5

Tổng

15

13. Phương pháp dạy học

Lý thuyết: Thuyết trình, thảo luận nhóm, làm tiểu luận

Thực hành: làm thực nghiệm, nộp sản phẩm và biện luận kết quả.

14. Vật liệu giảng dạy

Lý thuyết: Projector, phông chiếu, tài liệu phát tay

Thực hành: dụng cụ, trang thiết bị, hóa chất, dung môi

15. Đánh giá


  • Kiểm tra thường xuyên: 2 bài, 2 kiểm tra test hoặc viết tiểu luận

  • Thi giữa học phần: Trung bình điểm thực hành.

  • Thi hết môn: thi viết tự luận 90 phút.

16. Tài liệu học tập, tham khảo

16.1. Tài liệu học tập

1. Bộ Y tế 2007, Kỹ thuật sản xuất dược phẩm (tập 1,2,3), NXBYH.

2. Trường Đại học Dược Hà Nội 2010, Thực tập sản xuất thuốc.

16.2. Tài liệu tham khảo

3. Bộ Y tế 2010, Dược Điển Việt Nam IV

4. Nguyễn Văn Cách (2004), Công nghệ lên men các chất kháng sinh, NXB Khoa học và Kỹ thuật.

5. R. H. F. Mansk, (1973) The alcaloid - Chemistry and Physiology, volume XIV, Academic Press -New York - London.



  1. John E. S. (1996), Biotechnology, Third edition. Cambridge University Press.

17. Lịch học

17.1. Lý thuyết

TT

Nội dung

Số tiết

Giảng

viên

Tài liệu học tập/ tham khảo

Hình thức học

1

Phần 1: Kỹ thuật chiết xuất dược liệu

Bài 1: Một số kiến thức cơ bản về chiết xuất dược liệu

Bài 2: Một số quá trình thường gặp ở giai đoạn tinh chế

Bài 3: Chiết xuất alcaloid

Bài 4: Chiết xuất các hoạt chất có nguồn gốc tự nhiên khác


12

Ths. Huy, Ths. Giang

1,3,5

Thuyết trình, thảo luận nhóm

2

Phần 2: Sản xuất thuốc bằng phương pháp sinh tổng hợp

Bài 1: Giới thiệu về công nghệ sinh học

Bài 2: Nguyên liệu cho công nghệ sinh học

Bài 3: Kỹ thuật lên men

Bài 4: Kỹ thuật sản xuất enzym

Bài 5: Đại cương về kháng sinh

Bài 6: Sản xuất các kháng sinh nhóm  - Lactam

Bài 7: Sản xuất các kháng sinh nhóm tetracyclin

Bài 8: Sản xuất các kháng sinh nhóm aminoglycosid

Bài 9: Sản xuất các kháng sinh nhóm macrolid

Bài 10: Sản xuất một số sản phẩm trao đổi chất bậc một dùng trong y học.


12

Ths. Giang, Ths. Tâm

1,4,6

Thuyết trình, thảo luận nhóm

3

Sản xuất nguyên liệu làm thuốc bằng phương pháp chiết xuất dược liệu

6

Ths. Huy, Linh

1,3,5

Seminar

4

Sản xuất nguyên liệu làm thuốc bằng phương pháp sinh tổng hợp

6

Ths. Giang, Tâm

1,4,6

Seminar

Tổng

30










17.2. Thực hành

STT

Nội dung

Số tiết

Giảng viên

Tài liệu học tập/

tham khảo

Hình thức học

1

Chiết xuất strychnin sulfat từ hạt mã tiền

7,5

Ths. Linh, Ths. Giang

Ths. Yến


Ds. Thúy

1,2, 3

Thực tập tại phòng TT

2

Chiết xuất rutin từ nụ hoa hòe

7,5

Ths. Linh, Ths. Giang

Ds. Hương, Ngọc



Ds. Thúy

1, 2, 3

Thực tập tại phòng TT

Tổng




15










Каталог: uploads -> media -> cương%20học%20phần
cương%20học%20phần -> ĐỀ CƯƠng chi tiết học phần mã số học phần: pie332 Tên học phần
cương%20học%20phần -> ĐỀ CƯƠng chi tiết học phần mã số học phần : Tên học phần : Dược lý
cương%20học%20phần -> ĐỀ CƯƠng học phần dưỢc liệU 2 Mã số học phần: pco332 Tên học phần
cương%20học%20phần -> Mã số học phần: eng131 Tên học phần : Tiếng Anh cơ bản 1 Số tín chỉ
cương%20học%20phần -> ĐỀ CƯƠng học phần dưỢc liệu mã số học phần: pco314 Tên học phần
cương%20học%20phần -> ĐỀ CƯƠng chi tiết học phần mã số học phần: che511 Tên học phần
cương%20học%20phần -> Số Đvht: 02 Ngành đào tạo: Cử nhân điều dưỡng hệ vhvl

tải về 135.26 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương