漢字型文字的綜合觀察 chu hữu quang ủy viên Ban Công tác ngôn ngữ văn tự Quốc gia Trung Quốc Tóm tắt


Đặc điểm chung của loại phỏng tạo phái sinh



tải về 2.79 Mb.
trang5/9
Chuyển đổi dữ liệu07.06.2018
Kích2.79 Mb.
#39633
1   2   3   4   5   6   7   8   9

4.6. Đặc điểm chung của loại phỏng tạo phái sinh

Các loại văn tự theo loại hình chữ Hán [được tạo thành theo phương pháp] phỏng tạo phái sinh có những đặc điểm chung sau:

a. Phỏng tạo phái sinh nếu sớm thì bắt đầu vào thời Đường Tống, muộn thì vào thời Nguyên - Minh. Khi ấy, chữ Hán ghi tiếng Hán đã đạt đến thời kì khải thư 楷書, cho nên các kiểu phỏng tạo phái sinh đều kế thừa lối viết khải thư.

b. Phỏng tạo phái sinh đều tạo ra các loại văn tự sử dụng xen lẫn những chữ mượn dùng với những chữ mới phỏng tạo, mới đầu chủ yếu là mượn dùng chữ sẵn có, sau đó những chữ mới phỏng tạo dần dần tăng thêm nhiều hơn.

c. Phỏng tạo phái sinh về cơ bản không tạo mới những kí hiệu đơn thể (tức văn 文), mà dùng những kí hiệu đơn thể sẵn có để ghép thành chữ Hán dân tộc mới (tức tự 字), hoặc là lấy những kí hiệu phức hợp sẵn có rồi lại ghép lần nữa thành những chữ mới trùng điệp

d. Phương pháp mượn dùng chữ sẵn có chủ yếu là: 1. Mượn từ: mượn cả âm và nghĩa, tức là mượn dùng từ vựng tiếng Hán để bổ sung cho từ vựng bản ngữ; 2. Mượn âm (đọc theo âm): chỉ mượn âm đọc của chữ sẵn có, không mượn nghĩa, đây là sự mở rộng của lối giả tá 假借 (vay mượn), cũng là cách biểu âm hóa chữ Hán, nhưng mượn âm phải thay đổi âm cũ đôi chút để thích ứng với cấu trúc ngữ âm bản địa; 3. Mượn nghĩa (đọc theo nghĩa, 訓讀, huấn độc): chỉ mượn nghĩa của chữ cũ, không mượn âm, âm đọc phá vỡ sự hạn chế một chữ một âm vốn có, thế nên âm đọc chữ Hán đã được đa âm tiết hóa.

e. Phương pháp phỏng tạo chữ mới chủ yếu là: 1. Tạo chữ hình thanh mới, lợi dụng trọn vẹn hoặc một bộ phận của chữ Hán để kết hợp thành thể phức hợp mới gồm có bộ thủ [biểu ý] và thanh phù [biểu âm]; 2. Tạo chữ hội ý mới, kết hợp hai chữ để biểu thị một ý nghĩa nào đó.

f. Văn tự phỏng tạo phái sinh luôn luôn thay đổi tùy người viết và tùy địa phương, một âm [được ghi bằng] nhiều chữ, một chữ có nhiều hình thể, chưa thể thực hiện quy phạm hóa. Phần lớn đều dùng để ghi chép [các hình thức] văn nghệ dân gian và thư từ dân gian, khó có thể trở thành công cụ hữu hiệu trong giáo dục hiện đại.



5. Những văn tự theo loại hình chữ Hán được tạo thành theo lối “phỏng tạo biến đổi”

Vào đời Tống, ba dân tộc phía bắc Trung Quốc là Khiết Đan 契丹, Nữ Chân 女真 và Tây Hạ 西夏 lập nên ba quốc gia Liêu 遼 , Kim 金, Hạ 夏, lần lượt sáng tạo ra chữ Khiết Đan (đại tự và tiểu tự), chữ Nữ Chân và chữ Tây Hạ, đều là những văn tự theo loại hình chữ Hán được tạo thành theo lối phỏng tạo biến đổi. Ngoài ra chữ Thủy 水書 của tộc Thủy ở Quý Châu cũng thuộc loại này.



5.1. Khiết Đan đại tự ( , chữ lớn Khiết Đan)(7)

Cuối thời Đường, thủ lĩnh của tộc Khiết Đan là Da Luật A Bảo Cơ 耶律阿保機 (tức Liêu Thái tổ) dựng nên nước Liêu vào năm 907, còn gọi là nước Khiết Đan. Tiếng Khiết Đan thuộc ngữ hệ A Nhĩ Thái. Sách Ngũ Đại hội yếu五代會要 viết: “Khiết Đan vốn không có chữ viết, chỉ khắc vào gỗ để truyền tin. Có người Hán là Hãm Phiên Triết 陷蕃哲 đã gia giảm lối viết chữ lệ 棣書 mà soạn thành chữ Hồ 胡書”. Liêu sử 遼史 chép rằng: Năm thứ năm niên hiệu Thần Sách 神 冊 đời Liêu Thái tổ (năm 921) “bắt đầu sáng tạo Khiết Đan đại tự, xuống chiếu cho ban hành”; lại chép: “Sứ giả nước Hồi Cốt 回鶻 đến, (em trai Thái tổ là) Điệt Thích 迭刺 theo sứ hai mươi ngày để học tiếng nói và chữ viết của họ, rồi đặt ra Khiết Đan tiểu tự, lượng chữ ít mà thông suốt”. Văn tự nhắc tới trước là loại “đại tự”, nhắc tới sau là loại “tiểu tự”. Kim sử 金史 chép: năm thứ hai niên hiệu Minh Xương 明昌 đời Chương Tông 章宗 (năm 1191) “xuống chiếu bãi bỏ chữ Khiết Đan”. Từ khi được sáng tạo ra đến khi bị phế bỏ đã trải qua 270 năm (921 - 1191). Ở đây trước hết nói về “đại tự”, phần “tiểu tự” sẽ nhắc đến trong mục “Văn tự chữ cái”ở phần sau bài viết.



Năm 1951, người ta đào được bản Tiêu Hiếu Tông mộ chí蕭孝宗墓志 tại núi Tây Cô 西 孤 huyện Cẩm Tây 錦 西 tỉnh Liêu Ninh 遼寧, kết quả khảo chưng cho thấy đó là Khiết Đan đại tự; sau đó lại phát hiện Da Luật Tập Niết mộ chí 耶律習涅墓志, Da Luật Kì mộ chí 耶律祺墓志..., thu thập được gần 2.000 [lượt] chữ đại tự. Khiết Đan đại tự là văn tự biểu ý theo loại hình chữ Hán, sử dụng các nét chữ khải, đều là những chữ biểu ý đơn thể, chưa phát hiện thấy chữ hợp thể theo lối hội ý hay hình thanh nào. Khiết Đan đại tự áp dụng cách thức của chữ Hán để sáng tạo ra những hình thể hoàn toàn không giống với chữ Hán, đó là lối “phỏng tạo biến đổi”. Ví dụ:



Trời

Hướng

về


Vạn

Thuận

lợi


Bảy

mươi


(số)

chín


Tuổi

Con gà

Năm (tháng)

5.2. Chữ Nữ Chân ( )(8)

Thủ lĩnh tộc Nữ Chân là A Cốt Đả 阿骨打 (tức Kim Thái tổ) dựng nước Kim vào năm 1115. Tiếng Nữ Chân thuộc ngữ tộc Manchu-Tungusic (滿洲 - 通古斯 Mãn Châu-Thông Cổ Tư), ngữ hệ Altay, là thủy tổ của tiếng Mãn Châu. Người Nữ Chân vốn không có chữ viết, khi mới gia nhập Trung Quốc thì họ mượn dùng chữ Khiết Đan. Kim Thái tổ lệnh cho Hoàn Nhan Hi Doãn完顏希尹 và Diệp Lỗ 叶魯 sáng chế ra chữ Nữ Chân, ban hành vào năm thứ ba niên hiệu Thiên Phụ 天輔 (năm 1119). Kim sử chép: “Hi Doãn bèn dựa theo chữ khải của người Hán, nhân chế độ [văn tự] của Khiết Đan hợp với tiếng nước ta mà chế ra chữ Nữ Chân”; lại chép: “Hi Doãn dựa theo chữ Khiết Đan mà chế ra chữ Nữ Chân”. Năm đầu niên hiệu Thiên Quyến 天眷 đời Hi Tông熙宗 (năm 1138) lại sáng tạo ra một loại chữ Nữ Chân nữa, ban hành năm thứ năm niên hiệu Hoàng Thống 皇統 (năm 1145). Văn tự nhắc tới trước là loại Nữ Chân đại tự 女真大字, nhắc tới sau là loại Nữ Chân tiểu tự 女真小字, phỏng theo chế độ song hành văn tự của người Khiết Đan. Những chữ Nữ Chân hiện còn về hình dáng giống với Khiết Đan đại tự, đó là Nữ Chân đại tự (trở xuống gọi tắt là “chữ Nữ Chân”), hiện nay vẫn chưa phát hiện ra Nữ Chân tiểu tự. Chữ Nữ Chân từ khi được sáng tạo ra cho đến khi bị hoàn toàn quên lãng đã trải qua ba thế kỉ.

Văn hiến chữ Nữ Chân gần như mất hoàn toàn. Gần đây người ta phát hiện ra một số văn bia có khắc chữ Nữ Chân: Đại Kim đắc thắng đà tụng bi 大金得勝陀頌碑, Nữ Chân tiến sĩ đề danh bi女真進士題名碑, Nô Nhi can Vĩnh Linh tự bi kí 奴兒干永寧寺碑記, Khánh Nguyên quận Nữ Chân quốc thư bi慶源郡女真國書碑. Ngoài ra còn có một lượng không nhiều chữ Nữ Chân thấy trong một vài văn bia, con dấu, gương đồng và mẩu giấy viết tay khác. Trong những năm niên hiệu Vĩnh Lạc đời Minh có biên tập Hoa Di dịch ngữ 華夷譯語, trong đó có Nữ Chân quán lai văn-tạp tự 女真館來文 - 雜字, tức Nữ Chân dịch ngữ 女真譯語, là bảng tự vựng song ngữ giữa chữ Nữ Chân và chữ Hán, cung cấp đầu mối cho đời sau giải đọc.

Chữ Nữ Chân sử dụng chữ Hán hoặc chữ Khiết Đan làm “chữ cơ bản” 基字 (cơ tự), rồi tăng giảm nét bút. Loại văn tự này phân làm “chữ ghi ý” 意字 (ý tự, ý phù) và “chữ ghi âm”音字 (âm tự, âm phù). “Chữ ghi ý” lại phân làm “chữ ghi ý hoàn toàn” (tức chữ ghi từ 詞字, từ tự) và “chữ ghi ý không hoàn toàn” (tức chữ ghi ngữ tố 語 字, ngữ tố tự), loại “chữ ghi ý không hoàn toàn” không thể độc lập trở thành từ hay từ tổ. Tiếng Nữ Chân là thứ tiếng đa âm tiết, một chữ đọc thành một đến bốn âm tiết, các chữ đều là chữ biểu ý đơn thể, không có chữ hội ý hay hình thanh hợp thể. Số chữ không nhiều, Nữ Chân dịch ngữ thu thập 903 chữ, Nữ Chân văn từ điển 女真文辭典, thu thập 1.373 chữ. Giống với Khiết Đan đại tự, chữ Nữ Chân áp dụng cách thức của chữ Hán nhưng không thu nhận hình thể chữ Hán, là văn tự theo loại hình chữ Hán được tạo thành theo lối “phỏng tạo biến đổi”. Ví dụ như sau:





mi-ni

tshao-xa

tu-gi

ere

ete-eri-in

o!

Của ta

Quân đội

Mây

Cái này

Như thế nào

A!

(thán từ)



Quân ta như mây!

5.3. Chữ Tây Hạ (西 )(9)

Họ Thác Bạt 拓 跋 trong tộc Đảng Hạng Khương 黨項羌 được nhà Đường ban họ Lí. Thủ lĩnh của họ này là Lí Nguyên Hạo 李元昊 dựng nước Đại Hạ 大夏 vào năm 1038 (năm đầu niên hiệu Bảo Nguyên 寶元 đời Tống Nhân Tông). Triều Tống gọi nước Đại Hạ là Tây Hạ. Tiếng Tây Hạ thuộc ngữ tộc Tạng - Miến, ngữ hệ Hán Tạng. Tây Hạ vốn không có chữ Viết. Tống sử 宋史 chép: “Nguyên Hạo tự chế ra chữ Phiên 藩書 (Phiên thư), sai Dã Lợi Nhân Vinh 野利仁榮 diễn dịch nó; hình chữ vuông vức giống lối chữ bát phân 八分, nhưng nét chữ hơi trùng lặp”. Năm 1036 ban hành [loại chữ này]. Phiên thư là cách gọi “văn tự quốc gia” của người Tây Hạ, đời sau gọi là chữ Tây Hạ.

Có rất nhiều văn bản dùng chữ Tây Hạ, hiện vẫn còn lượng thư tịch lên đến mấy vạn lượt chữ, hơn tất cả [số lượt chữ của] bất kì dân tộc cùng thời kì nào ngoài tộc Hán. Mãi đến giữa đời Nguyên, người Tây Hạ ở dải đất Ninh Hạ và Cam Túc vẫn còn sử dụng chữ Tây Hạ. Trong đời Minh, người Tây Hạ đồng hóa với người Hán và các dân tộc khác, chữ Tây Hạ dần dần bị phế bỏ không dùng nữa, trở thành một loại văn tự cổ không ai đọc nổi. Từ khi được sáng tạo ra đến khi hoàn toàn diệt vong, [văn tự này] đã tồn tại 300 năm. Trên cửa Cư Dung quan 居庸關 ở Bắc Kinh có khắc đá sáu thể văn tự, một trong số đó là chữ Tây Hạ.

Tây Hạ còn để lại nhiều cuốn tự thư 字書. Căn cứ theo ghi chép trong cuốn vận thư Đồng âm 同音 thì văn tự Tây Hạ có 6.133 chữ, nhưng gần đây đếm lại thì chỉ có 5.651 chữ, cộng thêm một số chữ không trọn vẹn nữa thì có hơn 5.800 chữ. Trong số tự thư có cuốn Phiên Hán hợp thì chưởng trung châu 番漢合時掌中珠 (năm 1190), là một bộ từ vựng song giải “Hạ-Hán”, trở thành chìa khóa cho đời sau giải đọc.

Chữ Tây Hạ mô phỏng chữ Hán, cũng có các nét “chấm, ngang, sổ, phẩy, mác, móc, hất” (點, 橫, 豎, 撇, 捺, 拐, 提), cũng có các thể chữ “khải, hành, triện, thảo” (楷 , 行 , 篆 , 草), nhưng không hề mượn dùng một chữ Hán nào, toàn bộ hình thể đều phải tạo mới từ đầu. Kết cấu của chữ Tây Hạ: chữ đơn chi làm chữ biểu ý (ý phù) và chữ biểu âm (âm phù); chữ ghép chia thành chữ hội ý, chữ hình thanh, và các loại chữ ghép khác. Tây Hạ không học theo chế độ song hành văn tự của Khiết Đan. Chữ Tây Hạ là văn tự theo loại hình chữ Hán được tạo thành theo lối “phỏng tạo biến đổi”, trong chữ có nhiều nét, đặc biệt nhất [so với các loại văn tự khác theo loại hình chữ Hán]. Ví dụ như sau:

a. Chữ biểu ý (ý phù): chỉ biểu ý, không biểu âm:





Người

Eo lưng

Sâu bọ

Một

Thánh

Da

Tay

Chân

b. Chữ biểu âm (âm phù): không biểu ý, trong ngoặc vuông […] là cách đọc theo âm chữ Hán [theo lối pinyin]:



[chi]

[zhe]

[wei]

[xia]

[he]

[dou]

[ju]

[ren]

Каталог: images upload
images upload -> BỘ thưƠng mại bộ TÀi chính số: 07/2007/ttlt-btm-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
images upload -> BỘ y tế Số: 3814/QĐ-byt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
images upload -> Ủy ban nhân dân thành phố HỒ chí minh
images upload -> QuyếT ĐỊnh của bộ trưỞNG trưỞng ban ban tổ chức cán bộ chính phủ SỐ 428/tccp-vc ngàY 02 tháng 6 NĂM 1993 VỀ việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch côNG chức ngành văn hoá thông tin
images upload -> THÔng tư CỦa thanh tra chính phủ SỐ 02/2010/tt-ttcp ngàY 02 tháng 03 NĂM 2010 quy đỊnh quy trình tiến hành một cuộc thanh tra
images upload -> BỘ XÂy dựng số: 2303/QĐ-bxd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
images upload -> BỘ CÔng nghiệp số: 673/QĐ-bcn cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
images upload -> UỶ ban nhân dân thành phố HÀ NỘI
images upload -> Ubnd xã/THỊ trấN
images upload -> MẪu bản kê khai tài sảN, thu nhậP Áp dụng cho kê khai tài sảN, thu nhập phục vụ BỔ nhiệM, miễN nhiệM, CÁch chứC; Ứng cử ĐẠi biểu quốc hộI, HỘI ĐỒng nhân dâN; BẦU, phê chuẩn tại quốc hộI, HỘI ĐỒng nhân dâN

tải về 2.79 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương