漢字型文字的綜合觀察 chu hữu quang ủy viên Ban Công tác ngôn ngữ văn tự Quốc gia Trung Quốc Tóm tắt



tải về 2.79 Mb.
trang1/9
Chuyển đổi dữ liệu07.06.2018
Kích2.79 Mb.
#39633
  1   2   3   4   5   6   7   8   9
TỔNG QUAN VỀ CÁC VĂN TỰ THEO LOẠI HÌNH CHỮ HÁN

(漢字型文字的綜合觀察)

CHU HỮU QUANG

Ủy viên Ban Công tác ngôn ngữ văn tự Quốc gia Trung Quốc

Tóm tắt: Chữ Hán vốn là văn tự ghi chép tiếng Hán. Khi truyền bá tới các nước xung quanh và các dân tộc thiểu số tại Trung Quốc, chữ Hán trở thành văn tự ghi chép rất nhiều ngôn ngữ ngoài tiếng Hán, hình thành một đại gia đình chữ Hán. Họ học tập chữ Hán, mượn dùng chữ Hán, phỏng tạo chữ Hán, lại tiến thêm một bước để sáng tạo ra chữ cái theo loại hình chữ Hán. Bài viết sử dụng phương pháp so sánh vĩ mô, tiến hành khảo sát một cách tổng hợp các văn tự theo loại hình chữ Hán để ghi tiếng Hán và các ngôn ngữ ngoài tiếng Hán (gồm 30 loại văn tự, ghi chép 19 thứ ngôn ngữ), nghiên cứu những đặc điểm chung và sự khác biệt giữa các loại văn tự ấy.

*

* *


1. Các văn tự theo loại hình chữ Hán để ghi tiếng Hán và các thứ tiếng khác.

2. Các giai đoạn truyền bá và phát triển của chữ Hán.

3. Phân loại các văn tự theo loại hình chữ Hán.

4. Những văn tự theo loại hình chữ Hán được tạo thành theo lối “phỏng tạo phái sinh”.

5. Những văn tự theo loại hình chữ Hán được tạo thành theo lối “phỏng tạo biến đổi”.

6. Chữ cái theo loại hình chữ Hán.

7. Những văn tự dân tộc khác nguồn gốc nhưng cùng loại hình.

8. So sánh tổng hợp các văn tự theo loại hình chữ Hán.



1. Các văn tự theo loại hình chữ Hán để ghi tiếng Hán và các thứ tiếng khác

Chữ Hán có nguồn gốc từ vùng Trung Nguyên thuộc lưu vực sông Hoàng Hà. Chữ Hán từng là phương tiện chuyển tải văn hóa Hán truyền bá đến các nước xung quanh. Đầu tiên là truyền tới các khu vực phương ngôn tiếng Hán ở lưu vực sông Trường Giang và lưu vực sông Châu Giang, sau đó truyền đến các khu vực dân tộc thiểu số miền biên giới xa xôi, rồi lại truyền vào các quốc gia Đông Á lân cận. Những khu vực và quốc gia này đầu tiên học tiếng Hán và chữ Hán của Trung nguyên, sau đó lợi dụng chữ Hán để ghi lại tiếng nói bản địa, hình thành nên các văn tự phương ngôn tiếng Hán, văn tự dân tộc thiểu số, và văn tự các nước Đông Á, tạo thành một đại gia đình các loại văn tự theo loại hình chữ Hán. Chữ Hán từ “một loại văn tự” đã phát triển thành “một hệ thống văn tự”.

Dân tộc Hán ở khu vực phương ngôn nào cũng có những hình thức văn nghệ truyền miệng của phương ngôn ấy, bao gồm thuyết xướng (hát nói), hí khúc… Văn nghệ truyền miệng có khi được dùng chữ Hán để ghi lại thành các kịch bản gốc, là các bản ghi chép trong quá trình truyền thụ của thầy trò. Điều đó đã hình thành nên nhiều loại văn tự phương ngôn tiếng Hán, nhưng đại bộ phận đều ở tình trạng sáng tạo sơ sài, không được quy phạm hóa. Chỉ có một số rất ít tiểu thuyết bằng phương ngôn được in thành sách vào cuối đời Thanh đầu thời Trung Hoa dân quốc. Khi tiếng phổ thông Trung Quốc (putonghua) được dạy rộng khắp, thì các văn tự phương ngôn trở nên gần như không còn tác dụng nữa. Tại Hồng Kông, trong thời kì nước Anh thống trị, văn tự phương ngôn Quảng Đông được sử dụng trên một số mặt báo địa phương; sau khi Hồng Kông được hoàn trả Trung Quốc, các trường học ở Hồng Kông cũng đã giảng dạy tiếng bạch thoại thông dụng toàn quốc.

Ngoài dân tộc Hán ra, Trung Quốc còn 55 dân tộc thiểu số. Một số dân tộc thiểu số cũng có những văn tự độc lập do họ tự sáng tạo, nhưng do chịu ảnh hưởng từ chữ Hán mà [các loại văn tự ấy] trở nên nguồn gốc bất đồng nhưng loại hình tương đồng, là các văn tự dân tộc “dị nguyên đồng hình” (khác nguồn gốc nhưng cùng loại hình), như văn tự truyền thống của dân tộc Di 彝 và dân tộc Nạp Tây 納西 chẳng hạn. Có dân tộc thiểu số lợi dụng chữ Hán để ghi lại ngôn ngữ của dân tộc mình, trở thành văn tự dân tộc theo loại hình chữ Hán nhưng không ghi tiếng Hán. Phần lớn các văn tự dân tộc theo loại hình chữ Hán chỉ dùng để ghi chép dân ca, ca dao, chuyện dân gian và tôn giáo truyền thống, khó có thể phát triển thành văn tự hiện đại, [nên các loại văn tự ấy] dần dần mất đi tác dụng. Nhưng các văn tự dân tộc theo loại hình chữ Hán này chứa đựng rất nhiều truyền thống văn hóa, nhìn từ khía cạnh lịch sử văn hóa và văn tự học thì chúng mang giá trị học thuật quan trọng. Các dân tộc thiểu số Trung Quốc là một kho tàng sử liệu quý báu lưu giữ văn hóa thời kì sớm, hiện đang được các học giả trong và ngoài nước coi trọng.

Ở nước ngoài, chữ Hán truyền vào Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản, họ sử dụng chữ Hán để ghi lại ngôn ngữ của mình, tạo nên văn tự theo loại hình chữ Hán ở các nước này, nhưng các văn tự ấy cũng đã có những bước phát triển thêm. Văn tự theo loại hình chữ Hán của các nước này là văn tự thông dụng trong mỗi nước, có điều kiện để truyền bá và phát triển. Văn tự theo loại hình chữ Hán của họ cùng với văn tự theo loại hình chữ Hán của các dân tộc thiểu số Trung Quốc thuộc về cùng một loại hình văn tự, cùng với chữ Hán tạo nên “vòng văn hóa chữ Hán” (漢字文化圈, Hán tự văn hóa khuyên) ở vùng Đông Á.

2. Các giai đoạn truyền bá và phát triển của chữ Hán

Chữ Hán truyền bá ra ngoài dân tộc Hán chủ yếu theo bốn con đường. Một đường theo hướng nam truyền đến dân tộc Choang (壯, Tráng) ở Quảng Tây và dân tộc Kinh tại Việt Nam. Một đường theo hướng tây nam truyền đến rất nhiều dân tộc thiểu số ở các vùng Tứ Xuyên, Quý Châu, và Vân Nam. Một đường theo hướng bắc truyền đến Khiết Đan, Nữ Chân, và Tây Hạ. Một đường theo hướng đông truyền tới Triều Tiên và Nhật Bản. Hơn hai nghìn năm truyền bá, đã trải qua bốn giai đoạn phát triển sau:



2.1. Giai đoạn học tập (學 習 階 段, học tập giai đoạn)

Chữ Hán truyền đến những khu vực không sử dụng tiếng Hán, lúc đầu đều là “bứng trồng nguyên dạng” (原樣移植, nguyên dạng di thực), người ta học tập các văn hiến Nho gia viết bằng văn ngôn tiếng Hán. Tam tự kinh, Thiên tự văn, Tứ thư, Ngũ kinh từng là sách giáo khoa chung cho vùng Đông Á. Lâu thì trong một hai nghìn năm, nhanh thì năm sáu trăm năm, rất nhiều dân tộc và quốc gia đều đã coi văn ngôn tiếng Hán là phương tiện giao tiếp chung, hình thành nên “thời đại đồng văn” 同文時代, ở Đông Á. Giai đoạn học tập nếu sớm thì bắt đầu từ thời Tần Hán, nếu muộn thì từ thời Đường Tống.



2.2. Giai đoạn mượn dùng (借用階段, tá dụng giai đoạn)

Sau khi đã quen thuộc với chữ Hán và tiếng Hán, các dân tộc và quốc gia lân cận lần lượt mượn dùng chữ Hán để ghi chép ngôn ngữ của họ, thế là chữ Hán “nhập tịch” (歸 化, quy hóa) để trở thành văn tự dân tộc nhưng không ghi chép tiếng Hán. Phương pháp “nhập tịch” chủ yếu có ba dạng:

a. mượn từ (mượn cả âm và nghĩa);

b. đọc theo âm (mượn âm không mượn nghĩa);

c. đọc theo nghĩa (mượn nghĩa không mượn âm).

Trước kia cho rằng chỉ có Nhật Bản theo những phương pháp này, đến nay mới biết chúng có tính phổ biến. Mượn dùng chữ Hán để ghi chép tiếng nói bản địa là biểu hiện của sự thức tỉnh dân tộc và tiến bộ văn hóa. Nhưng tự hình 字形 giữ nguyên mà âm và nghĩa thay đổi mạnh mẽ, “thời đại đồng văn” ở Đông Á vì vậy đã kết thúc.



2.3. Giai đoạn phỏng tạo (仿 造 階 段, phỏng tạo giai đoạn)

Việc mượn dùng chữ Hán của tiếng Hán lộ rõ sự bất tiện và không đủ dùng, thế là người ta tiến thêm một bước nữa, mô phỏng theo nguyên lí và hình thể chữ Hán để tự tạo ra văn tự chuyên dùng cho dân tộc mình. Có trường hợp là “phỏng tạo phái sinh” (孳 乳 仿 造, tư nhũ phỏng tạo), lợi dụng các bộ phận vốn có của chữ Hán để ghép lại thành chữ mới, như chữ Nôm và chữ Choang. Có trường hợp là “phỏng tạo biến đổi” (變異仿造, biến dị phỏng tạo), chỉ tiếp thu nguyên lí tạo chữ từ chữ Hán để tự tạo nên những hình thể không giống với những chữ Hán vốn có, như Khiết Đan đại tự 契丹大字 và chữ Nữ Chân. Khi khái niệm về “chữ Hán” đã mở rộng, thì các văn tự của các dân tộc không sử dụng tiếng Hán cũng gia nhập hàng ngũ “chữ Hán”.



2.4. Giai đoạn sáng tạo (創 造 階 段, sáng tạo giai đoạn)

Dưới ảnh hưởng của các văn tự biểu âm của các dân tộc như Ấn Độ và Mông Cổ, nhằm làm tiện lợi cho việc biểu đạt ngôn ngữ của dân tộc và quốc gia mình, ngoài những phương pháp tạo chữ và dùng chữ như hình thanh, hội ý…, một số dân tộc và quốc gia đã mở ra con đường biểu âm mới mẻ, sáng tạo ra “chữ cái ghi âm tiết” 音 節 字 母 và “chữ cái ghi âm tố” 音 素 字 母. Lúc đầu chúng còn dùng lẫn với chữ Hán, sau này thoát li khỏi chữ Hán để sử dụng độc lập. Ví như Kana (假 名 Giả danh) của Nhật Bản, Hangul (諺 文 Ngạn văn) của Triều Tiên, chữ Di (彝 文 Di văn) ghi âm tiết của vùng Lương Sơn, Tứ Xuyên. Sự sáng tạo ra chữ cái theo hình chữ Hán là một bước tiến vượt bậc trong lịch sử chữ Hán.



3. Phân loại các văn tự theo loại hình chữ Hán

Theo những tư liệu mà người viết bài này thu thập được cho đến năm 1996, thì các loại văn tự theo loại hình chữ Hán, trừ chữ Hán ghi tiếng Hán đã thông dụng ra, có tới 30 loại(1) [văn tự] để ghi 19 thứ ngôn ngữ.

Dựa theo ngữ hệ có thể chia chúng làm:

1. Ngữ hệ Hán - Tạng (漢 藏 語 繫), gồm:

a. Hán ngữ (2 loại văn tự);

b. Ngữ tộc Tạng - Miến (藏 緬 語 族) (6 loại ngôn ngữ, 10 loại văn tự);

c. Ngữ tộc Miêu – Dao (苗 瑤 語 族) (hai loại ngôn ngữ, 4 loại văn tự);

d. Ngữ tộc Choang – Động (壯侗) (5 loại ngôn ngữ, 5 loại văn tự).

2. Ngữ hệ Altay (阿爾泰語繫), gồm:

a. Tiếng Khiết Đan (契丹語) (2 loại văn tự);

b. Tiếng Nữ Chân (女真語), tiếng Triều Tiên (2 loại văn tự);

3. Chưa xác định rõ ngữ hệ, gồm: tiếng Việt Nam, tiếng Nhật Bản (3 loại văn tự);

Lại có thể dựa theo nguồn gốc văn tự mà chia thành:

1. Phỏng tạo phái sinh (孳乳仿造);

2. Phỏng tạo biến đổi (變異仿造);

3. Chữ cái theo loại hình chữ Hán (漢字型字母);

4. Khác nguồn gốc những cùng loại hình (異源同型) (chữ Di, chữ Nạp Tây).

4. Những văn tự theo loại hình chữ Hán được tạo thành theo lối “phỏng tạo phái sinh”

4.1. Chữ Nôm và chữ Choang(2)

Năm thứ 33 thời Tần Thủy Hoàng (năm 214 trước Công nguyên) đã bình định được Lĩnh Nam 嶺南, lập ba quận là Hải Nam, Quế Lâm, Tượng (nay thuộc vùng Quảng Tây), đưa một lượng lớn di dân từ Trung nguyên đến. Năm thứ 6 niên hiệu Nguyên Đỉnh thời Hán Vũ đế (năm 111) đã bình định được nước Nam Việt 南越國, lập chín quận gồm: Hải Nam, Uất Lâm, Thương Ngô, Hợp Phố, Đạm Nhĩ, Châu Nhai, Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam (nay thuộc Quảng Tây, Hải Nam, miền bắc và miền trung Việt Nam). Thời Tần - Hán, tiếng Hán và chữ Hán đã truyền tới [những vùng tương ứng với lãnh thổ của các] dân tộc Choang ở Quảng Tây và dân tộc Kinh ở Việt Nam ngày nay. Sau một thời gian dài sử dụng văn ngôn tiếng Hán, họ đã mượn dùng chữ Hán để ghi chép tiếng nói bản địa. Vào khoảng thời Đường, họ đã bắt đầu tiến hành “phỏng tạo phái sinh”, sử dụng văn tự dân tộc tạo mới, bổ sung cho những chữ Hán mượn dùng, trở thành chữ Nôm của Việt Nam và chữ Choang của dân tộc Choang. Đến thời Tống, chữ Nôm và chữ Choang đều đã lưu hành rộng rãi trong dân gian. Gần đây đã thu thập được hơn 2.800 chữ Nôm tạo mới và 4.000 chữ Choang tạo mới. Văn tự chính thức của họ trước sau vẫn là chữ Hán. Chữ Nôm và chữ Choang hình thể gần gũi, cấu tạo tương đồng, khu vực lân cận, chúng là hai “văn tự chị em” (姊 妹 文 字, tỉ muội văn tự). Hiện còn hơn 1.000 tác phẩm viết bằng chữ Nôm như Kim Vân Kiều truyện 金雲翘傳… Cũng còn nhiều tác phẩm viết bằng chữ Choang như Lưu tam thư 劉三姐…

Ví dụ như sau:





Mượn

từ





Mượn âm




Mượn nghĩa




Tạo mới










Chữ Nôm:






Âm đọc:

Văn

Nam

Mày

Lại

Tươi

Ngựa

Trùm

Seo

Con

Gái




Nghĩa:

Văn

Hướng nam

Mày, ngươi

Đến

Tươi

Ngựa

Ông chủ

Đày tớ

Con

Con gái




Chữ Choang:






Âm đọc:

vwnz

namz

miz

daeuj

ranz

mwng

gwnz

laj

bya

naz

Nghĩa:

Văn

Hướng nam



Đến

Nhà

Mày

Trên

Dưới

Núi

Ruộng

Каталог: images upload
images upload -> BỘ thưƠng mại bộ TÀi chính số: 07/2007/ttlt-btm-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
images upload -> BỘ y tế Số: 3814/QĐ-byt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
images upload -> Ủy ban nhân dân thành phố HỒ chí minh
images upload -> QuyếT ĐỊnh của bộ trưỞNG trưỞng ban ban tổ chức cán bộ chính phủ SỐ 428/tccp-vc ngàY 02 tháng 6 NĂM 1993 VỀ việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch côNG chức ngành văn hoá thông tin
images upload -> THÔng tư CỦa thanh tra chính phủ SỐ 02/2010/tt-ttcp ngàY 02 tháng 03 NĂM 2010 quy đỊnh quy trình tiến hành một cuộc thanh tra
images upload -> BỘ XÂy dựng số: 2303/QĐ-bxd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
images upload -> BỘ CÔng nghiệp số: 673/QĐ-bcn cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
images upload -> UỶ ban nhân dân thành phố HÀ NỘI
images upload -> Ubnd xã/THỊ trấN
images upload -> MẪu bản kê khai tài sảN, thu nhậP Áp dụng cho kê khai tài sảN, thu nhập phục vụ BỔ nhiệM, miễN nhiệM, CÁch chứC; Ứng cử ĐẠi biểu quốc hộI, HỘI ĐỒng nhân dâN; BẦU, phê chuẩn tại quốc hộI, HỘI ĐỒng nhân dâN

tải về 2.79 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương