ĐỀ 4 kinh trung bộ khóa III giữa học kỳ 3 NĂM 2014 1/ Các kinh nào sau đây đã được học trong học kỳ 3? a



tải về 62.17 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu26.07.2016
Kích62.17 Kb.
#6205
ĐỀ 4 KINH TRUNG BỘ - KHÓA III

GIỮA HỌC KỲ 3 NĂM 2014

1/ Các kinh nào sau đây đã được học trong học kỳ 3?

a Kinh Phù Di, Kinh Saccaka, Đại Kinh Bốn Mươi.

b Kinh Căn Bản Pháp Môn, Kinh Khu Rừng, Kinh Phù Di.

c Kinh Tất Cả Lậu Hoặc, Kinh Cái Cưa, Kinh Đoạn giảm.

d Kinh Ví Dụ Con Rắn, Kinh Xóm Ngựa, Kinh Ái Sanh, Kinh Sakaludayi, Kinh Kandaraka
2/ Kinh Trung Bộ gồm có bao nhiêu kinh?

a 252 kinh

b 152 kinh

c 34 kinh

d 222 kinh
3/ Kinh nào chứa đựng hình ảnh mà kinh Kim Cang đã sử dụng?

a Kinh Giáo Giới La Hầu La

b Kinh Xóm Ngựa

c Kinh Tiểu Không

d Kinh Ví Dụ Con Rắn
4/ Kinh Ví Dụ Con Rắn đã giới thiệu mấy hình ảnh về sự nguy hiểm của các dục?

a 10 hình ảnh

b 7 hình ảnh

c 9 hình

d 8 hình ảnh
5/ Kinh nào sau đây đã giới thiệu 7 hình ảnh về sự nguy hiểm của các dục?

a Kinh Tứ Niệm Xứ (10)

b Kinh Ví Dụ Cái Cưa (21)

c Kinh Đoạn Giảm (8)

d Kinh Potaliya (54)
6/ Kinh A-lê-tra trong Trung A-hàm tương đương với kinh nào sau đây?

a Kinh Saccaka

b Kinh Ví Dụ Con Rắn

c Kinh Ái Sanh

d Đại Kinh Xóm Ngựa
7/ Có mấy thể loại văn học trong Phật giáo Theravada?

a 10 thể loại

b 9 thể loại

c 12 thể loại

d 8 thể loại
8/ Câu "Chánh Pháp còn phải bỏ, huống là phi pháp" nằm trong kinh nào?

a Kinh Ái Sanh

b Đại Kinh Xóm Ngựa

c Kinh Sakaludayi

d Kinh Ví Dụ Con Rắn
9/ Hình ảnh chiếc bè được sử dụng trong kinh nào sau đây?

a Đại Kinh Xóm Ngựa

b Kinh Phù Di

c Kinh Ví Dụ Con Rắn

d Kinh Tất Cả Lậu Hoặc
10/ Bài kinh nào sau đây đức Phật đã dạy quán tam tướng để thoát khỏi các kiến chấp?

a Kinh Ví Dụ Con Rắn

b Kinh Thừa Tự Pháp

c Kinh Sakaludayi

d Kinh Ái Sanh
11/ Câu“Chư Tỷ-kheo, xưa cũng như nay, Ta chỉ nói lên sự khổ và sự diệt khổ” nằm ở kinh nào sau đây?

a Kinh Tư Lượng

b Kinh Ví Dụ Con Rắn

c Đại Kinh Sư Tử Hống

d Kinh Chánh Tri Kiến
12/ Khái niệm "Tùy tín hành" và "Tùy pháp hành" được tìm thấy trong bài kinh nào sau đây?

a Kinh Xóm Ngựa

b Kinh Ái Sanh

c Kinh Chánh Tri Kiến

d Kinh Ví Dụ Con Rắn
13/ Các nhà nghiên cứu Kinh Trung Bộ xưa đã phân kinh thành bao nhiêu nhóm?

a 10 nhóm

b 15 nhóm

c 16 nhóm

d 8 nhóm
14/ Kinh Xóm ngựa do

a Tôn giả Ananda giảng

b Tôn giả Xá-lợi-phất giảng

c Tôn giả Mục-kiền-liên giảng

d Đức Phật giảng
15/ Đức Phật đã giảng kinh nào sau đây trong rừng Khổng Tước (Moranivapa), tu viện của ngoại đạo?

a Kinh Xóm ngựa

b Kinh Kandaraka

c Kinh Ví dụ con rắn

d Đại kinh Sakuludayi
16/ Sáu ngoại đạo sư được đề cập đến trong bài nào sau đây?

a Kinh Ví dụ con rắn

b Đại kinh Sakuludayi

c Kinh Ái sanh

d Kinh Kandaraka
17/ Nội dung của Tiểu kinh Khu rừng sừng bò (Gosinga sutta):

a Tôn giả Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên, A-na-luật, A-nan và Ly-bà-đa thảo luận thế nào là một Tỷ-kheo làm chói sáng khu rừng Gosinga

b Đức Phật dạy về các pháp tác thành một vị Sa-môn

c 3 tôn giả: Anurudha, Kimbila và Nandiya sống trong khu rừng Gosinga hòa hợp như nước với sữa

d Đức Phật dạy về 6 cách tạo nên sự hòa hợp, tương kính.
18/ Thất Bồ-đề phần theo Đại kinh Sakuludayi được xắp xếp thứ tự như thế nào?

a Tinh tấn, hỷ, khinh an, định, xả, niệm, trạch pháp.

b Niệm, trạch pháp, tinh tấn, khinh an, hỷ, xả, định.

c Niệm, trạch pháp, tinh tấn, hỷ, khinh an, định, xả.

d Niệm, trạch pháp, tinh tấn, khinh an, hỷ, định, xả.
19/ Kinh nào đã nói về 37 phẩm trợ đạo một cách vắn tắt?

a Đại kinh Xóm ngựa

b Kinh Ví dụ con rắn

c Đại kinh Sakuludayi

d Kinh Lõi cây
20/ Nhóm Kinh nào sao đây mang nội dung Giáo hóa ngoại đạo?

a Kinh Phân biệt sự thật (141), Đại kinh Sakuludayi (77)

b Tiểu kinh Saccaka (35), Đại kinh Saccaka (36), Kinh Upali (56) Kinh Trường Trảo (74)...

c Kinh Giáo giới Cấp Cô Độc (143), Kinh Hàng ma (50)

d Kinh Pháp môn căn bản (1), Kinh Canki (95), Kinh Phù Di (126)
21/ Kinh Tiễn Mao trong Trung A-hàm tương đương với kinh nào trong Trung Bộ Kinh

a Kinh Ví dụ con rắn

b Kinh Đoạn giảm

c Đại kinh Sakuludayi

d Kinh Ái sanh
22/ Nội dung Kinh Ái Sanh

a Phật dạy về nguyên nhân của sầu bi khổ ưu não là do ái

b Phật ấn định một số điều luật để chỉ đạo cho Tăng chúng sống hòa hợp sau khi Phật Niết-bàn

c Phật xem xét lại chủ trương của Kỳ-na giáo

d Phật giáo giới một vị Tỳ-kheo về sự hộ trì chân lý, khám phá chân lý và chứng đạt chân lý
23/ Kinh nào sau đây tương đương với Kinh An-ban thủ ý?

a Kinh niệm xứ

b Kinh Nhập tức xuất tức niệm

c Kinh thân hành niệm

d Đại Kinh Xóm Ngựa
24/ Hoàng hậu Videhi là mẹ của:

a Vương tử Bồ-đề

b Vương tử Vô Úy

c Thái tử Tỳ-lưu-ly

d Thái tử A-xà-thế
25/ Cư sĩ Pessa tán thán về Bốn niệm xứ trong kinh nào?

a Kinh Ví dụ cái cưa

b Kinh Ái sanh

c Kinh Kandaraka

d Kinh Ví dụ con rắn
26/ 37 phẩm trợ đạo được xắp xếp theo trình tự nào đúng nhất?

a Tứ niệm xứ, tứ chánh cần, tứ như ý túc, ngũ căn, ngũ lực, thất bồ đề phần, bát chánh đạo phần.

b Tứ như ý túc, ngũ căn, ngũ lực, thất bồ đề phần, bát chánh đạo phần, tứ niệm xứ, tứ chánh cần.

c Tứ niệm xứ, tứ chánh cần, tứ như ý túc, ngũ căn, ngũ lực, bát chánh đạo phần, thất bồ đề phần.

d Tứ niệm xứ, tứ chánh cần, ngũ căn, ngũ lực, tứ như ý túc, thất bồ đề phần, bát chánh đạo phần.
27/ Nội dung Kinh Jivaka trình bày về:

a Phật giảng cho Rahula sự nguy hiểm của sự nói dối

b 3 pháp tam tịnh nhục để một vị Tỳ-kheo khỏi bị lên án và trưởng dưỡng tâm từ

c Phật phủ nhận sự toàn tri của Ngài trong mọi lúc

d 4 hạng người được tìm thấy trên đời
28/ Lộ trình nào sau đây đúng với thứ tự được ghi trong Kinh Xóm ngựa?

a Thành tựu tàm quý -> Thân hành thanh tịnh -> khẩu hành thanh tịnh -> Ý hành thanh tịnh -> Sanh mạng thanh tịnh

b Thành tựu tàm quý -> Thân hành thanh tịnh -> Ý hành thanh tịnh -> Sanh mạng thanh tịnh -> khẩu hành thanh tịnh

c Sanh mạng thanh tịnh -> Thành tựu tàm quý -> Thân hành thanh tịnh -> khẩu hành thanh tịnh -> Ý hành thanh tịnh

d Thân hành thanh tịnh -> khẩu hành thanh tịnh -> Ý hành thanh tịnh -> Thành tựu tàm quý -> Sanh mạng thanh tịnh
29/ Hoàng hậu Mallika là vợ của:

a Vua Pasenadi

b Vua Bimbisara

c Vua Ajatasattu

d Vua Suddhodhana
30/ Một vị đoạn trừ thân kiến, nghi, giới cấm thủ được gọi là:

a A-na-hàm (Anāgāmī)

b Tư-đà-hàm (Sakadāgāmī)

c Tu-đà-hoàn (Sotāpanna)

d A-la-hán (Arahant)
31/ Một vị đoạn trừ 5 hạ phần kiết sử và đoạn thêm dục ái, hữu ái, mạn, trạo cử và vô minh thì được gọi là:

a Bất Lai

b Nhất Lai

c Thất Lai

d A-la-hán (Ứng Cúng)
32/ "Tiết độ trong ăn uống" được dạy trong các bài kinh nào sau đây?

a Đại kinh Xóm ngựa

b Kinh Ví dụ con rắn

c Kinh Ái sanh

d Kinh Căn bản pháp môn
33/ Các kinh nào sau đây thuộc nhóm lộ trình tu học của hữu học?

a Kinh Canki (95), Kinh Phù Di (126)

b Kinh Thánh Cầu (26), Đại Kinh Khu rừng sừng bò (32), Kinh Giáo giới Phú-lâu-na (145)

c Tiểu Kinh Khu rừng sừng bò (31), Kinh Kosampiya (48), Kinh Tùy Phiền não (128)

d Kinh Trạm xe (24), Đại Kinh Xóm ngựa (39), Kinh Hữu học (53), Kinh Gulisani (69), Kinh Điều ngự địa (125)
34/ Kinh nào sau đây đức Phật đã giới thiệu về 7 pháp đoạn trừ phiền não?

a Kinh Căn bản pháp môn

b Kinh Khu rừng

c Kinh Chánh kiến

d Kinh Tất cả lậu hoặc
35/ Chú tâm cảnh giác, chánh niệm tỉnh giác, đoạn trừ năm triền cái, chứng đắc bốn thiền được đức Phật dạy trong các kinh nào sau đây?

a Kinh tất cả lậu hoặc, Đại kinh Sakuludayi

b Kinh Thừa tự pháp, Kinh Ví dụ con rắn

c Kinh Không uế nhiễm, Kinh Angulimala

d Đại kinh Xóm ngựa, Kinh Niệm xứ
36/ Kinh niệm xứ (số 10) do đức Phật giảng trong Trung Bộ Kinh, gồm:

a Quán thân bất tịnh, quán thọ thì khổ, quán tâm vô thường, quán pháp vô ngã.

b Quán 4 oai nghi, quán thọ, quán tâm và quán 5 triền cái.

c Quán tử thi, quán lạc thọ là lạc thọ, quán 16 trạng thái tâm và quán ngũ uẩn.

d Quán thân, quán thọ, quán tâm và quán pháp.
37/ Đại kinh Xóm ngựa được đặt theo:

a Ảnh dụ mà trong kinh sử dụng

b Tên riêng của đối tượng được giảng

c Nội dung của bài kinh

d Địa danh nơi đức Phật giảng kinh
38/ Vua Pasenadi trị vì vương quốc

a Campa

b Magadha

c Kapilavatthu

d Kosala
39/ Lộ trình tu tập niệm thân thứ tự như thế nào đúng với kinh văn?

a Quán hơi thở -> Quán bốn oai nhi -> Quán 32 thể trược -> Quán tử thi ->Quán tiểu oai nghi -> Quán tứ đại

b Quán hơi thở -> Quán bốn oai nhi -> Quán tiểu oai nghi -> Quán tứ đại -> Quán 32 thể trược -> Quán tử thi

c Quán bốn oai nhi -> Quán 32 thể trược -> Quán tử thi ->Quán tiểu oai nghi -> Quán hơi thở -> Quán tứ đại

d Quán hơi thở -> Quán bốn oai nhi -> Quán 32 thể trược -> Quán tử thi -> Quán tiểu oai nghi -> Quán tứ đại
40/ Đức Phật dạy cho các đệ tử về thái độ bình thản khi đức Phật được tán thán hay bị chỉ trích trong kinh nào?

a Đại kinh Sakuludayi

b Kinh Xóm ngựa

c Kinh Ví dụ con rắn

d Kinh Kandaraka
41/ Bài kinh nào nói về những nguyên nhân khiến đức Phật được tán thán?

a Kinh Không gì chuyển hướng

b Đại kinh Sakuludayi

c Tiểu Kinh Saccaka

d Kinh Upali
42/ Lộ trình tu tập quán Pháp như thế nào là đúng với sự hướng dẫn của đức Phật?

a Quán 5 triền cái -> 5 uẩn -> 12 xứ -> thất giác chi -> tứ đế.

b Quán 5 triền cái -> 12 xứ -> 5 uẩn -> tứ đế -> thất giác chi

c Quán 5 triền cái -> 12 xứ -> 5 uẩn -> thất giác chi -> tứ đế

d Quán 5 uẩn -> 12 xứ -> 5 triền cái -> tứ đế -> thất giác chi
43/ Kandaraka (trong kinh số 51) là:

a Du sĩ ngoại đạo

b Đệ tử của đức Phật

c Gia chủ

d Cư sĩ ngoại đạo
44/ Bát chánh đạo được sắp xếp theo thứ tự nào đúng nhất?:

a Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.

b Chánh kiến, chánh tư duy, chánh nghiệp, chánh ngữ, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.

c Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh tinh tấn, chánh mạng, chánh niệm, chánh định.

d Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh định, chánh niệm.
Каталог: application -> uploads -> Daotaotuxa -> Khoa3 -> Kinh%20Trung%20Bo%203
Khoa3 -> Kinh kim cang phần Thứ V như lai – giao cảm với như lai
Khoa3 -> LỊch sử triết học phưƠng tâY
Kinh%20Trung%20Bo%203 -> TÓm tắT ÐẠi kinh sakuludàyi (SỐ 77) (Mahàsakuludàyin sutta) I. Giới thiệu tổng quan
Kinh%20Trung%20Bo%203 -> TÓm tắt kinh kandaraka (SỐ 51) (Kandaraka sutta) I. Giới thiệu tổng quan người giảng: Đức Phật. Địa điểm: Bên bờ hồ Gaggaranước Campa
Khoa3 -> Tóm tắt 28 phẩm kinh Pháp hoa. 18/05/2012 phẩM 01 phẩm tựA
Kinh%20Trung%20Bo%203 -> TÓm tắt kinh ví DỤ con rắN (SỐ 22) (alagaddùpama sutta) I. Giới thiệu tổng quan
Kinh%20Trung%20Bo%203 -> Bài 1: giới thiệu tổng quan kinh trung bộ Học kỳ 3 – Khóa III – Khoa Đào tạo Từ xa giới thiệu tổng quan

tải về 62.17 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương