Youcat youth catechism giới thiệu sách giáo lý cho ngưỜi trẻ



tải về 0.57 Mb.
trang9/10
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích0.57 Mb.
#22546
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

-  Thuật ngữ “Công giáo” (tiếng Hi lạp là Katholon) có nghĩa là mở ra cho tất cả. Hội Thánh là Công giáo, vì Chúa Kitô kêu gọi Hội Thánh tuyên xưng toàn bộ đức tin, gìn giữ đầy đủ các Bí tích để ban phát, và loan báo Tin mừng cho mọi người. Chúa Ki-tô sai Hội Thánh đi đến với mọi dân tộc ở mọi thời đại và thuộc mọi nền văn hóa.

[830-831, 849-856]

  1. Ai thuộc về Hội Thánh Công giáo ?

- Người hoàn toàn thuộc về Hội Thánh Công giáo là người: hợp nhất với Đức Giáo Hoàng và các Đức Giám Mục; hợp nhất với Chúa Ki-tô qua việc tuyên xưng đức tin Công giáo và lãnh nhận các Bí tích. [836-838]

  • Thiên Chúa đã muốn chỉ có Một Hội Thánh cho mọi người. Rủi thay Kitô hữu chúng ta lại không trung thành tôn trọng ước mong đó của Chúa Kitô. Dẫu vậy, ta vẫn còn liên kết sâu xa với nhau bởi đức tin và phép rửa tội chung.

  • Thiên Chúa đã đặt tất cả dưới chân Chúa Kitô và đặt Người làm đầu toàn thể Hội Thánh là thân thể Đức Kitô, là sự viên mãn của Người, Đấng làm cho tất cả được viên mãn. Ep 1,22-23

  1. Hội Thánh Công giáo có quan hệ nào với dân Do Thái ?

-  Dân Do Thái là dân tộc được Thiên Chúa tuyển chọn mà các ân huệ cũng như lời mời gọi của Thiên Chúa không thể bị hủy bỏ, Giao Ước giữa Thiên Chúa và dân Do Thái không thể qua đi. Do đó, người Do Thái là “anh cả” của Kitô hữu, vì Thiên Chúa đã yêu thương họ trước, và ngỏ lời với họ trước. Chúa Giêsu, xét theo loài người, là người Do Thái, như thế Người gần gũi với chúng ta. Và Hội Thánh tin nhận Chúa Giêsu Kitô là Con Thiên Chúa hằng sống, như thế Người phân biệt với chúng ta. Nhưng cả hai bên cùng chờ đợi lần đến cuối cùng của Đấng Mêssia, điều này làm cho ta với họ giống nhau. [839-840]

  • Đức tin của ta được ghép vào đức tin của Do thái. Kinh thánh của Do thái mà ta gọi là Cựu Ước là phần thứ nhất của Kinh thánh của chúng ta. Hình ảnh Do thái và Kitô giáo về con người mà luân lý được nặn đúc bởi mười điều răn là nền móng cho các thứ dân chủ của Tây phương. Thật đáng tiếc là trong nhiều thế kỉ Kitô hữu đã không muốn nhận là bà con gần với Do thái giáo, và với những biện bạch giả tạo, họ đã để lòng thù ghét đôi khi dữ dội với Do thái giáo. Vì thế Đức Gioan Phaolô II đã công khai xin lỗi vào dịp Năm Thánh 2000. Công đồng Vatican II nói rõ ràng là dân tộc Do thái không phải chịu trách nhiệm tập thể về cái chết của Chúa Giê-su trên thập giá. 96-97, 335

  • Anh em đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ lề luật Mô-sê hoặc lời các ngôn sứ: Thầy đến không phải là để bãi bỏ nhưng là để kiện toàn. Mt 5,17

  • Đạo Do Thái đối với ta không phải cái gì ở ngoài, nhưng một cách nào đó thuộc về trung tâm của tôn giáo ta. Ta có với Do thái giáo những quan hệ mà ta không có chút nào với các tôn giáo khác. Các bạn Do thái là anh cả của chúng ta một cách nào đó. Đức Gioan Phaolô II thăm Hội đường Do Thái ở Rôma, 1986

  1. Hội Thánh nhìn thế nào về những tôn giáo khác ?

-  Hội Thánh tôn trọng tất cả những gì là tốt lành và chân thật trong các tôn giáo khác. Hội Thánh thừa nhận mọi giá trị và bênh vực cho quyền tự do tôn giáo được coi như quyền cơ bản của con người. Tuy nhiên, Hội Thánh biết rằng Đức Giêsu Kitô là Đấng Cứu độ duy nhất của cả nhân loại. Chỉ mình Người "là con đường, là sự thật, và là sự sống" (Ga 14,6).
[841-845, 846-848]


  • Người đang kiếm tìm Thiên Chúa là bạn gần gũi với Kitô hữu; Các người Hồi giáo còn đặc biệt hơn vì là thành phần trong nhóm bà con họ hàng, giống như Do thái giáo và Kitô giáo, là một tôn giáo thờ một thần. Những người Hồi giáo thờ Thiên Chúa tạo hóa và coi ông Abraham là tổ phụ của họ trong đức tin. Theo sách Coran, Chúa Giêsu là một tiên tri lớn và đức Maria Mẹ Người là mẹ của tiên tri. Hội thánh dạy rằng mọi người, không do lỗi của họ, mà đã không biết Chúa Kitô và Hội thánh, nhưng thành thực tìm Chúa và sống theo tiếng lương tâm, đều được cứu rỗi đời đời.Trái lại, ai đã biết Chúa Giêsu Kitô là con đường, là sự thật và là sự sống mà không đi theo Người, người đó sẽ không tìm được ơn cứu độ bởi các con đường nào khác. Câu nói “Ở ngoài Hội thánh không có ơn cứu độ” có nghĩa như vậy.

  • Tự do tôn giáo là quyền của mọi người được theo lương tâm mình đã chọn hoặc thực hành tôn giáo của mình, Thừa nhận tự do tôn giáo không có nghĩa là thừa nhận mọi tôn giáo đều giống như nhau cũng như đều chân thật như nhau.

  1. Tại sao Hội Thánh có đặc tính là tông truyền ?

-  Hội Thánh là tông truyền vì Hội Thánh được xây dựng trên nền móng là các Tông Đồ. Hội Thánh nắm vững Truyền thống do các ngài truyền lại, và Hội Thánh được cai quản bởi các đấng kế vị các Tông Đồ. [857-860, 869, 877]

  • Chúa Giêsu đã kêu gọi các Tông đồ để làm cộng tác viên thân cận nhất của Người; các ông trở thành những chứng nhân thấy tận mắt của Người. Sau khi Người sống lại, Người đã hiện ra rất nhiều lần với các ông. Người đã ban Chúa Thánh Thần và sai các ông đi như những người loan tin có đầy đủ quyền năng đến toàn thế giới. Trong Hội thánh thời trẻ trung các ông là những người bảo đảm cho sự hiệp nhất. Các ông dùng việc đặt tay để truyền lại sứ mệnh và quyền bính cho những người kế vị là các giám mục. Điều mà các giám mục ngày nay thực hiện theo như các tông đồ đã làm, được gọi là sự nối tiếp các Tông đồ.

  • Tông đồ có ý chỉ người được sai đi, người loan tin. Tên của 12 Tông đồ là: Simon cũng gọi là Phêrô người đứng đầu, Anrê anh của ông, Giuse con ông Dêbêđê và Gioan em của ông; Philiphê và Batôlômêô, ông Tôma và ông Mathêu người thu thuế, ông Giacôbê con ông Anphê và ông Tađêô; ông Simon thuộc nhóm quá khích và ông Giuđa Itcariốt, chính là kẻ nộp Người (Mt 10,2-4).

  • Sự nối tiếp các tông đồ. Đi từ các tông đồ có các giám mục nối tiếp không ngừng trong sứ vụ giám mục. Chúa Giêsu đã trao ban đầy đủ quyền năng cho các tông đồ. Việc này được tiếp tục từ giám mục này sang giám mục khác bằng việc đặt tay và cầu nguyện cho đến khi Chúa trở lại.

  • Hội thánh không bao giờ bằng lòng với nhóm những người mà Hội thánh đã thành công đạt được vào một thời điểm, và nói rằng các nhóm khác rồi sẽ cũng như thế : Hồi giáo, Ấn giáo và cứ như thế. Hội thánh không thể nào rút lại cách dễ dàng vào trong giới hạn lãnh vực riêng của mình. Hội thánh có trách nhiệm quan tâm cách phổ quát, Hội thánh phải lo lắng cho mọi người và về mọi sự. Đức Bênêđictô XVI, 7-5-2006

  1. Hội Thánh tổ chức thế nào để có 4 đặc tính: duy nhất, thánh thiện, công giáo, tông truyền ?

-  Trong Hội Thánh có sự phân biệt giữa các giáo dân và giáo sĩ. Nhưng tất cả đều là con cái Thiên Chúa như nhau và có cùng một phẩm giá. Tuy giáo sĩ và giáo dân có khác nhau, nhưng nhiệm vụ của họ có giá trị như nhau. Nhiệm vụ của giáo dân là hướng dẫn cả thế giới tiến về Nước Thiên Chúa. Cộng tác với họ là các thừa tác viên lãnh chức thánh, họ có nhiệm vụ cai quản, giáo huấn và thánh hóa Hội Thánh. Trong hai bậc sống kể trên, còn có những Kitô hữu được thánh hiến cách đặc biệt cho Thiên Chúa qua việc khấn giữ các lời khuyên Phúc Âm: độc thân, nghèo khó, vâng phục, như trong các dòng tu. [871-876, 934, 935]

  • Mọi Kitô hữu có bổn phận làm chứng cho Tin Mừng bằng đời sống riêng của mình. Nhưng mỗi người bước đi với Chúa theo cách của mình. Có người Chúa trao sứ vụ làm giáo dân để xây dựng Nước Thiên Chúa giữa thế giới bằng đời sống gia đình và nghề nghiệp của mình : Người ban cho họ qua bí tích rửa tội và thêm sức tất cả các ơn huệ của Chúa Thánh Thần mà họ cần đến. Có những người đã được thêm sức, Người trao cho nhiệm vụ làm chủ chăn: họ phải điều khiển dân Chúa, giảng dạy và thánh hóa dân Chúa. Không ai được mạnh dạn tự gán cho mình nhiệm vụ đó: Chính Chúa sẽ ban cho họ nhờ bí tích truyền chức thánh, để thông truyền cho họ sức mạnh thần linh giúp họ hành động nhân danh Chúa Kitô và cử hành các Bí tích.

  • Giáo dân là tình trạng chung của Kitô hữu trong Hội thánh là thành phần của Dân Chúa do bí tích rửa tội, nhưng không chịu chức thánh.

  • Giáo sĩ là tình trạng trong Hội thánh của những người đã được chịu chức thánh.

  1. Ơn gọi của giáo dân là gì ?

-  Xuất phát từ bí tích Rửa Tội, người giáo dân có ơn gọi sống dấn thân trong đời sống xã hội để làm cho Nước Thiên Chúa lớn mạnh nơi trần thế. [877-913, 940-943]

  • Giáo dân không phải Kitô hữu hạng hai, vì cùng được tham dự chức tư tế của Chúa Kitô (chức tư tế chung của người đã được rửa tội). Họ lo giúp những người chung quanh mình (trường học, gia đình, nghề nghiệp) học biết Tin Mừng và yêu mến Chúa Kitô. Họ làm cho xã hội, kinh tế, chính trị, được thấm nhuần đức tin. Họ tham gia đời sống Hội thánh bằng thi hành chức vụ “cầm nến” và đọc sách, bằng sinh hoạt nhóm, tham gia các ủy ban và tổ chức của Hội thánh, như Hội đồng giáo xứ, Hội đồng mục vụ… Đặc biệt người trẻ phải nghiêm chỉnh suy nghĩ đến địa vị mà Thiên Chúa muốn họ phải đảm nhiệm trong Hội thánh.

  • Tôi được định mệnh cho làm một người hoặc sự gì mà không ai khác được gọi để làm, tôi có một chỗ trong chương trình của Thiên Chúa và trên trái đất của Người mà không ai khác có được. Chân phước John Henry Newman

  1. Tại sao Hội Thánh của Chúa Kitô không là một tổ chức dân chủ ?

-  Dân chủ được điều hành dựa trên nguyên tắc: "Mọi quyền lực từ người dân mà đến". Trái lại trong Hội Thánh quyền bính xuất phát từ Chúa Kitô. Do đó Hội Thánh có một cơ cấu phẩm trật hoạt động theo văn hóa tập đoàn. [874-879]

  • Yếu tố phẩm trật trong Hội thánh có nghĩa là Chúa Giêsu là Đầu, Người hoạt động trong Hội thánh, khi các thừa tác viên có chức thánh cử hành các bí tích nhân danh Người và giáo huấn với quyền năng Người ban cho. Còn yếu tố tập đoàn trong Hội thánh có nghĩa là Chúa Kitô đã trao phó toàn bộ đức tin cho cộng đồng các tông đồ và những Đấng kế vị các tông đồ quản trị, dưới quyền chủ trì của Đấng thi hành chức vụ Người đã trao cho Thánh Phêrô. Theo phương thức tập đoàn này, các công đồng chiếm địa vị hiển nhiên không bàn cãi trong Hội thánh. Tuy nhiên, các ơn rất đa dạng của Thánh Thần và tính phổ quát của Hội thánh vẫn có thể sinh hoa kết quả trong những hội đồng của Hội thánh, hoặc hội nghị và các hội họp khác.

  • Phẩm trật là cơ cấu hình kim tự tháp mà Chúa Kitô ban cho Hội Thánh, từ Chúa Kitô phát xuất ra mọi quyền năng và uy thế.

  1. Nhiệm vụ của Đức Giáo hoàng là gì ?

-  Vì là đấng kế vị thánh Phêrô và đứng đầu Giám mục đoàn, nên nhiệm vụ của Đức Giáo hoàng là bảo đảm cho sự hợp nhất của Hội thánh. Ngài có quyền tối cao trong các vấn đề mục vụ của Hội thánh, và đối với tất cả những quyết định liên quan đến tín lý và kỉ luật. [880-882, 936, 937]

  • Chúa Giêsu ban cho thánh Phêrô quyền tối cao trên các Tông đồ, làm cho ngài cũng có quyền bên trên Hội thánh sơ khởi – Hội thánh địa phương này do Phêrô cai quản, là nơi mà ngài chịu tử đạo, và nơi mà sau khi ngài chết Hội thánh trẻ phải tham khảo: tất cả các công đoàn phải đồng thuận với Rôma. Đó là tiêu chuẩn đúng của một đức tin tông truyền, nguyên vẹn và đích thực. Đến ngày nay, tất cả giám mục ở Rôma đều là chủ chăn tối cao của Hội thánh như thánh Phêrô, có Chúa Kitô là đầu. Chỉ khi thi hành nhiệm vụ này mà Đức Giáo hoàng là “đại diện Chúa Kitô trên trần gian”. Dựa vào uy quyền tối cao trong nhiệm vụ chăm sóc các linh hồn và giáo lý, ngài phải lo thông truyền cách chính xác đức tin. Nếu cần ngài phải rút lại những giáo huấn hoặc cất chức các thừa tác viên nào có lỗi nặng phạm đến đức tin và luân lý. Sức mạnh và sự tỏa sáng của Hội thánh công giáo tùy thuộc rất lớn vào sự hiệp nhất trong những vấn đề đức tin và luân lý, sự hiệp nhất được đảm bảo nhờ huấn quyền mà Đức Giáo hoàng là thủ lĩnh. (huấn quyền là quyền giáo huấn trong Hội thánh)

  • Đức Giáo hoàng là người kế vị tông đồ Phêrô, làm giám mục ở Rôma. Vì thánh Phêrô đã là người đầu tiên trong các tông đồ, mà Đức Giáo hoàng là người kế vị thánh Phêrô, nên có quyền chủ tọa tập đoàn các giám mục. Vì là thay mặt Chúa Kitô, Đức Giáo hoàng là chủ chăn tối cao của Hội thánh.

  • Rôma. Cộng đồng Hội thánh ở Rôma ngay từ thời đầu đã được coi là Hội thánh “rất lớn, rất cổ, được mọi người biết đến, được hai vị tông đồ rất vinh hiển là thánh Phêrô và Phaolô vừa thiết lập vừa cư ngụ ở Rôma ….. Rôma có nguồn gốc tuyệt hảo hơn, nên tất cả Hội thánh nghĩa là các tín hữu khắp nơi phải nhất thiết đồng thuận với Hội thánh Rôma, bởi vì nơi Hội thánh này có gìn giữ truyền thống từ đời các tông đồ” Thánh Irênê ở Lyon (135-202). Việc hai vị tông đồ còn chịu tử đạo ở Rôma càng tăng thêm tầm quan trọng của cộng đồng Rôma.

  1. Các Giám mục có thể hành động và dạy dỗ những điều ngược với Giáo hoàng, còn Giáo hoàng có thể làm như vậy với các Giám mục không ?

-  Các Giám mục chỉ có thể hành động và dạy dỗ trong sự hiệp nhất với Đức Giáo hoàng, chứ không trái ngược. Về phần Đức Giáo hoàng, trong một số trường hợp cụ thể, có thể đưa ra những quyết định không có sự đồng ý của các Giám mục. [880-890]

  • Tuy nhiên Đức Giáo hoàng bị ràng buộc trong các quyết định về đức tin của Hội thánh “Những gì mà ở mọi thời, mọi nơi, và luôn được mọi người tin” (thánh Vincent Lérins) đều là cảm thức chung của Hội thánh bởi vì trong phạm vi đức tin, sự xác tín của các Kitô hữu đều được thúc đẩy bởi Chúa Thánh Thần.

  • Giám mục – người kế vị các tông đồ. Ngài điều khiển một giáo phận (Hội thánh địa phương). Vì là thành viên của Giám mục đoàn và ở dưới quyền trách nhiệm của Đức Giáo hoàng, ngài mang trách nhiệm với tất cả Hội thánh.

  • Linh mục cộng tác viên của Giám mục để loan báo Tin Mừng và cử hành các bí tích. Linh mục thi hành nhiệm vụ trong Hội thánh trong hiệp nhất với các linh mục khác, dưới sự điều khiển của Giám mục.

  1. Đức Giáo hoàng có ơn vô ngộ (không thể sai lầm) thực không ?

-  Có. Nhưng ngài chỉ bất khả ngộ khi ngài tuyên bố một điểm giáo thuyết về đức tin và luân lý một cách long trọng từ ngai tòa (ex cathedra). Ơn bất khả ngộ của Đức Giáo hoàng còn được thể hiện trong những quyết định của Giám mục đoàn hợp nhất với Đức Giáo hoàng, nhất là khi các ngài họp Công Đồng Chung, công bố một điểm giáo lý có liên quan đến đức tin hoặc luân lý bằng một hành động dứt khoát. [888-892]

  • Ơn bất khả ngộ của Đức Giáo hoàng không tùy thuộc vào luân lý toàn vẹn hoặc trí tuệ của ngài. Thực ra Hội thánh thì không sai lầm: Chúa Giêsu đã hứa ban Thánh Thần Đấng gìn giữ và hướng dẫn Hội thánh để Hội thánh càng ngày càng thấu hiểu sự thật. Khi một chân lý đức tin hiển nhiên bỗng dưng bị chối bỏ hoặc giải nghĩa không đúng, Hội thánh phải dùng phương sách cuối cùng là nhờ một tiếng nói quả quyết một cách dứt khoát đâu là đúng đâu là sai. Tiếng nói này là của Đức Giáo hoàng. Vì là đấng kế vị thánh Phêrô, và đứng đầu các Giám mục, chỉ mình ngài có quyền xác quyết về chân lý bị tranh cãi là có phù hợp với truyền thống đức tin của Hội thánh, để chân lý đó được trình bày cho các tín hữu được “tin tưởng một cách chắc chắn” trong mọi lúc. Người ta gọi là “Đức Giáo hoàng công bố tín điều”. Nội dung một tín điều không bao giờ được trình bày điều gì “mới lạ”. Rất ít khi có công bố tín điều: tín điều được công bố sau cùng là vào năm 1950, do Đức Giáo hoàng Piô XII về việc Đức Mẹ lên trời cả hồn và xác.

  • Chúa Thánh Thần sẽ dẫn các con tới sự thật hoàn toàn. Ga 16,13

  • Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết anh là Phêrô nghĩa là tảng đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi. Thầy sẽ trao cho anh chìa khóa Nước Trời, dưới đất anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy, dưới đất anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy. Mt 16,18-19

  • Cộng đồng chung là cuộc họp của toàn thể các Giám mục công giáo trong Hội thánh toàn cầu. Không nên lẫn lộn với “phong trào đại kết” là về việc hiệp nhất các Kitô hữu.

  • Ex cathedra có ý chỉ việc tuyên bố giáo lý không thể sai lầm của Đức Giáo hoàng.

  • Tín điều một điều buộc phải tin, chứa trong Kinh thánh và Thánh truyền, được công bố ex cathedra như là mặc khải của Chúa.

  • Cầu nguyên cho tôi, để tôi học biết yêu mến luôn luôn đoàn chiên của Chúa là Hội thánh ngày càng tốt hơn, yêu mỗi người và yêu tất cả anh em. Cầu nguyện cho tôi để tôi không trốn chạy trước sói rừng. Xin hãy cầu nguyện cho nhau để Chúa mang vác chúng ta và để nhờ Người chúng ta mang vác cho nhau. Đức Bênêđictô XVI, 24-7-2005

  1. Nhiệm vụ của Giám mục là gì ?

-  Các Giám mục có trách nhiệm tại Hội thánh địa phương đã trao phó cho các ngài (địa phận), và cùng chia sẻ trách nhiệm chung với toàn Hội thánh Công giáo. Giám mục thi hành quyền bính của mình trong sự hiệp thông với các Giám mục khác, và cho lợi ích của toàn Hội thánh, dưới sự lãnh đạo của Đức Giáo hoàng. [886-887, 893-896, 938-939]

  • Các Giám muc trước hết phải là các tông đồ, các chứng nhân trung tín mà Chúa Giêsu đã đích thân chọn để ở với Người và được Người sai đi. Như vậy các ngài đem Chúa Kitô cho mọi người và đem mọi người đến với Chúa Kitô. Các Ngài thực hiện bằng giảng dạy, cử hành các bí tích và quản trị Hội thánh. Vì là đấng kế vị các Tông đồ, Đức Giám mục thi hành phận sự dựa theo quyền tông truyền riêng của ngài; ngài không phải người được ủy quyền hay phụ tá của Đức Giáo hoàng. Dẫu vậy, ngài hành động trong hiệp thông với Đức Giáo hoàng và dưới quyền của Đức Giáo hoàng.

  • Người lập nhóm Mười Hai để các ông ở với Người và để Người sai các ông đi rao giảng với quyền trừ quỷ. Mc 3,14-15

  • Ai nghe anh em là nghe Thầy và ai khước từ anh em là khước từ Thầy; mà ai khước từ Thầy là khước từ Đấng đã sai Thầy. Lc 10,16

  1. Tại sao Chúa Giêsu muốn có những Kitô hữu cam kết sống trọn đời trong bậc tu trì qua các lời khấn độc thân, nghèo khó, vâng phục ?

- Thiên Chúa là Tình yêu. Người cũng muốn chúng ta yêu Người, bằng cách dâng hiến trọn vẹn đời sống và tình yêu cho Thiên Chúa như Chúa Giêsu, nghĩa là sống: độc thân, nghèo khó, vâng phục. Những ai chọn lối sống này phải có trí óc, trái tim và đôi tay tự do để phục vụ Thiên Chúa và tha nhân. [914-933, 944-945]

  • Có những bạn nam và nữ đã để Chúa Kitô hoàn toàn chinh phục mình, đến nỗi họ bỏ mọi sự vì Chúa, và Nước Trời (Mt 19,12) – bỏ cả những quà tặng rất tốt đẹp như tài sản, như quyền tự chủ, và tình yêu hôn nhân. Cuộc sống theo các Lời khuyên Phúc Âm trong khó nghèo, trinh khiết và vâng phục chứng tỏ cho mọi Kitô hữu rằng thế giới không phải là tất cả. Chỉ có sự “mặt đối mặt” với Chúa là hôn phu mới làm con người hạnh phúc thật sự.

  • Chúa Giêsu đưa mắt nhìn người thanh niên và đem lòng yêu mến. Người bảo anh ta, "Anh chỉ thiếu có một điều, hãy đi bán những gì anh có mà cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời. Rồi hãy đến theo tôi." Mc 10, 21

  • Lời khuyên Phúc Âm: Sống khó nghèo, khiết tịnh, vâng phục là những lời khuyên mà Tin Mừng nêu lên để theo Chúa Kitô.

  • Theo Chúa Kitô luôn đòi hỏi phải can đảm lội ngược dòng. Đức Bênêđictô 17-5-2008

  1. Khi nói "Các thánh thông công" nghĩa là gì ?

-  Tất cả mọi người, dù nam hay nữ, đặt trọn vẹn niềm hy vọng vào Chúa Kitô, và thuộc về Người qua bí tích Rửa Tội, dù họ còn sống hay đã qua đời, đều được tham dự vào “các thánh thông công”. Bởi vì, chúng ta chỉ là một thân thể trong Chúa Kitô, chúng ta sống trong sự hiệp thông bao trùm cả trời và đất. [946-962]

  • Các thánh thông công nghĩa là mọi thành phần trong Hội thánh đều được cùng chia sẻ những thực tại thánh như đức tin, các bí tích, các đặc sủng và ơn thiêng, kể cả những của cải vật chất (Cv 4, 32). Một ý nghĩa nữa đó là “sự hiệp thông giữa các người thánh: một số đang lữ hành trên trần gian; một số khác đã từ giã cõi đời này nhưng còn đang được thanh luyện và hưởng sự trợ giúp của những người khác; ý nghĩa sau cùng là một số đang hưởng vinh quang trên trời và đang chuyển cầu cho tất cả. Hội thánh còn lớn hơn và sống động hơn ta nghĩ tưởng. Thuộc về Hội thánh có những người đang sống hoặc đã chết – những người này hoặc đang chịu thanh luyện hoặc đã hưởng vinh quang với Chúa – những người mà ta biết hoặc ta không biết, những thánh lớn và những người bình thường. Vượt qua sự chết ta vẫn có thể giúp ích cho nhau. Ta có thể kêu cầu vị thánh mà ta mang tên ngài, hoặc vị thánh nào ta yêu thích hơn, nhưng cũng có thể người thân cận nào đã qua đời mà ta tin rằng các ngài đã được về với Chúa. Và ngược lại, ta có thể cứu giúp những người đã qua đời còn đang phải chịu thanh luyện bằng cách cầu nguyện cho họ. Như vậy những gì chúng ta làm hoặc phải chịu đựng vì và trong Chúa Kitô đều đem lại lợi ích cho tất cả. Nhưng thông công còn có nghĩa khác là mỗi tội lỗi đều gây tổn thương cho tất cả cộng đồng, tiếc thay. 126

  • Nếu một bộ phận nào đau, thì mọi bộ phận cùng đau. Nếu một bộ phận nào được vẻ vang, thì mọi bộ phận cũng vui chung. 1Cr 12,26

  • Đừng khóc, tôi sẽ giúp ích cho anh em hơn sau khi tôi chết, tôi sẽ giúp đỡ anh em hiệu quả hơn là khi tôi còn sống. Thánh Đaminh

  1. Tại sao Đức Maria lại có một chỗ cao vượt trong mầu nhiệm "Các Thánh thông công" ?

-  Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa. Mẹ đã kết hợp mật thiết với Chúa Giêsu khi còn ở dưới thế và khi lên trời, sự liên kết mật thiết này vẫn không ngừng. Mẹ là Nữ Vương Thiên Đàng, và trong tình mẫu tử, Mẹ chắc chắn rất gần gũi với chúng ta. Mẹ đã được đón tiếp về Trời cả hồn lẫn xác. [972]

  • Bởi vì Đức Maria đã dấn thân cả xác hồn trong một cuộc phiêu lưu liều lĩnh và nguy hiểm, dù là có tính cách thần linh, Mẹ đã được đón nhận về trời cả xác lẫn hồn. Ai sống và tin giống như Đức Maria thì được về trời.

  • Chúng ta có một Mẹ ở trên trời. Được sống trong Chúa và với Chúa, Mẹ gần gũi mỗi chúng ta, hiểu biết nỗi lòng chúng ta, nghe lời cầu nguyện, giúp đỡ chúng ta như Mẹ nhân lành, và như lời Chúa Giêsu nói, Mẹ được trao ban là Mẹ thật của chúng ta mà chúng ta có thể nói với Mẹ mọi lúc. Đức Bênêđictô XVI 15-8-2005

  • Thiên Chúa không ban cho loài người một người tớ gái nhưng là một người mẹ. B.Adolf Kolfring (1813-1865,
    linh mục Đức tông đồ giới thợ và thủ công)


  1. Đức Mẹ có thực sự cứu giúp chúng ta không ?

-  Có. Từ thời sơ khai, Hội thánh đã có kinh nghiệm về sự trợ giúp của Đức Mẹ. Và trong suốt dọc lịch sử của Hội thánh, hàng triệu tín hữu đã làm chứng về sự cứu giúp của Mẹ Maria. [967-970]

  • Vì là Mẹ Chúa Giêsu, Đức Maria cũng là Mẹ chúng ta. Một người mẹ tốt lành luôn bảo vệ con mình. Đức Maria, Mẹ chúng ta còn hơn thế nữa. Ngay ở trần gian, Mẹ đã can thiệp với Chúa Giêsu trong tiệc cưới Cana để đôi tân hôn khỏi mất mặt. Mẹ đã ở với các môn đệ Chúa trong Nhà Tiệc ly, dịp lễ Ngũ tuần, để cùng chung cầu nguyện với họ. Vì tình yêu của Mẹ bao la, ta có thể tin chắc Mẹ sẽ giúp ta trong hai lúc quan trọng nhất của cuộc đời ta; đó là “khi nay và trong giờ lâm tử”. 85

  • Khi thấy thiếu rượu, Mẹ Chúa Giêsu nói với Người, "Họ hết rượu rồi". Chúa Giêsu đáp: "Thưa bà, chuyện đó can gì đến bà và con? Giờ của con chưa đến. Mẹ Người nói với gia nhân, "Người bảo gì, các anh cứ làm theo".
    Ga 2,3-5

  1. Ta có được thờ kính Đức Maria không ?

Каталог: download -> khotulieu -> giaoly
download -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
giaoly -> PHẦn II. Phụng vụ BÍ TÍch dẫn nhập vào phần II: Phụng vụ BÍ TÍCH
khotulieu -> TỰ ÐIỂn phụng vụ
giaoly -> ĐỜi sống trong chúa kitô (câu 279 468)
khotulieu -> Lời Than Trách (= Impropères) Trong tiếng La tinh, improperium có nghĩa là lời than trách. Bài thán ca là lời than trách thống thiết của Ðức Kitô đối với dân đã phụ bạc Người. Trong ngày thứ Sáu Tuần Thánh
khotulieu -> Ngắm Mười Lăm Sự Thương Khó ĐỨc chúa giêsu ngắm mưỜi lăm sự thưƠng khó
khotulieu -> GiỜ thánh TỐi thứ NĂm tuần tháNH
khotulieu -> Sự Thương Khó Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta
khotulieu -> Hội đồng Giám mục Việt Nam: Tâm thư gửi các gia đình Công giáo

tải về 0.57 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương