Youcat youth catechism giới thiệu sách giáo lý cho ngưỜi trẻ



tải về 0.57 Mb.
trang5/10
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích0.57 Mb.
#22546
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

- "Hỏa ngục", theo đức tin của chúng ta, là tình trạng con người phải dứt khoát chia cách với Thiên Chúa. Khi ai thấy rõ tình yêu nhờ đối mặt với Thiên Chúa, nhưng họ lại từ chối, không muốn được ở trong Tình yêu ấy, đó là họ đã chọn hỏa ngục. [1033-1036]

  • Chúa Giêsu biết hỏa ngục và nói về nó như những nơi tối tăm bên ngoài (Mt 8,12). Theo quan niệm thời nay người ta nói đến một hỏa ngục lạnh hơn là nóng. Dựa vào sự rùng mình vì rét lạnh người ta gợi đến một tình trạng hoàn toàn tê cóng đờ đẫn và hoàn toàn tuyệt vọng không còn mong được ai giúp đỡ, làm giảm nhẹ, đem niềm vui và an ủi trong suốt đời. 161-162

  • Cuối cùng sẽ chỉ còn hai nhóm người đứng trước mặt Thiên Chúa, những người thưa với Chúa rằng: “Vâng ý Cha”; và những người mà Chúa bảo rằng: “Ý con được vâng theo”. Tất cả những ai ở hỏa ngục là do họ tự ý chọn lựa chỉ theo ý mình. C.S. Lewis

  1. Thiên thần là ai vậy ?

- Thiên thần là các thụ tạo linh thiêng thuần túy của Thiên Chúa, các ngài có trí khôn và lòng muốn như ta, nhưng không có xác như ta, các ngài không thể chết, và thường không ai thấy được. Các Thiên thần hằng sống trước mặt Thiên Chúa, thông truyền cho loài người ý muốn và sự che chở của Thiên Chúa. [328-333, 350-351]

  • Đức Hồng y Ratzinger viết rằng “Thiên thần là như tư tưởng riêng của Thiên Chúa đối với tôi”. Các Thiên thần đồng thời hoàn toàn hướng về Đấng Sáng tạo của các ngài. Các ngài cháy lửa yêu mến và phụng sự Chúa ngày đêm. Lời ca hát ngợi khen của các ngài không bao giờ ngừng. Trong Kinh Thánh, các Thiên thần đã sa ngã được gọi là thần dữ hay ma quỷ.

  • Vì ngươi Người ra lệnh cho các Thiên thần để gìn giữ ngươi trên mọi lối ngươi đi, các ngài sẽ nâng ngươi lên kẻo chân ngươi vấp nhầm phải đá. Tv 91, 11-12

  • Mỗi tín hữu có một Thiên thần ở bên cạnh để che chở và dẫn dắt trên đường dẫn tới sự sống đời đời. Thánh Basiliô cả (330-379, tiến sĩ Hội thánh)

  1. Ta có thể giao tiếp với các thiên thần không ?

- Có. Chúng ta có thể kêu xin các Thiên thần giúp đỡ và xin các ngài chuyển cầu cho ta trước mặt Thiên Chúa.
[334-336, 352]


  • Chúa còn ban cho mỗi người một thiên thần bản mệnh hay hộ thủ nữa. Cầu nguyện các thiên thần bản mệnh cho mình và cho người khác là việc tốt lành và hợp lý. Các thiên thần cũng có thể tự làm cho ta nhận ra sự có mặt của ngài trong đời ta là một Kitô hữu bằng cách theo giúp đỡ ta, hoặc báo tin cho ta. Các thứ tà thần bí hiểm thì không liên can gì tới đức tin cả.


Thiên Chúa dựng nên con người


  1. Con người có một chỗ đặc biệt trong việc sáng tạo của Thiên Chúa không ?

- Có. Con người là chóp đỉnh của việc sáng tạo, vì Thiên Chúa đã tạo dựng nên con người theo hình ảnh Thiên Chúa (St 1,27).

[343-344, 353]

  • Việc tạo dựng con người khác biệt rõ ràng với việc tạo dựng các sinh vật khác. Con người là một ngôi vị, nghĩa là có ý muốn và trí khôn có thể quyết định yêu hay không yêu.

  • Khi tôi trông lên trời, ngón tay Người đã làm ra, trăng sao vằng vặc Người đã định chỗ. Thì phàm nhân là gì để Người nhớ đến, hay con người là gì để Người phải bận tâm. So với Thần linh Người không để thua mấy tí, vinh dự huy hoàng là triều thiên Người ban tặng. Tv 8, 4-6

  • Mọi tạo vật trên trái đất đều cảm giác như ta. Mọi vật đều khát khao hạnh phúc như ta. Mọi vật cũng yêu, đau khổ và chết như ta, tất cả đều là công trình của Đấng sáng tạo toàn năng, cũng giống như ta, tất cả là chị em của ta. Thánh Phanxicô Atxidi

  1. Con người phải đối xử với loài vật và các vật khác thế nào ?

- Con người cần tôn vinh Thiên Chúa nơi các thụ tạo của Người, và cư xử với chúng cách ân cần và có trách nhiệm. Con người, con vật, và cây cỏ, có cùng một Đấng Tạo hóa, Người đã dựng nên mọi loài bởi Tình yêu Người. Vì vậy, yêu thương các loài vật là tình cảm rất thâm sâu của con người. [344-354]

  • Con người được phép dùng cây cỏ và loài vật để nuôi sống mình. Tuy nhiên không được phép hành hạ và ngược đãi chúng. Khai thác trái đất một cách mù quáng là đối nghịch với phẩm giá của thụ tạo.

  1. Con người được dựng nên theo "hình ảnh Thiên Chúa" nghĩa là gì ?

- Nghĩa là, con người  không như các loài vô hồn, đất đá, cây cỏ, con vật. Con người có phần linh thiêng. Nhờ đặc tính linh thiêng, con người được gần gũi với Thiên Chúa hơn các thụ tạo hữu hình khác, và chỉ riêng con người có thể nhận biết Đấng Tạo dựng nên họ và có thể yêu mến Người.
[355-357, 380]


  • Con người không phải một sự vật, mà là một người. Cũng như ta nói Thiên Chúa là một ngôi vị thì Ta cũng nói con người là ngôi vị. Một người có thể suy tư vượt ra khỏi phạm vi sát kề mình, và đo kích thước bao la của mọi vật hiện hữu. Họ cũng có thể lùi lại để đánh giá nghiêm chỉnh và tác động trên chính họ. Họ có thể coi người khác như những ngôi vị, khám phá phẩm giá của họ và yêu thương họ. Trong các thụ tạo hữu hình, chỉ một mình con người là có thể nhận biết và yêu mến Đấng tạo dựng nên mình (Vatican II, Gaudium et Spes 12,3). Vì thế, con người được dựng nên để sống tình nghĩa với Thiên Chúa (Ga 15,15).

  • Anh em thân mến, chúng ta hãy yêu thương nhau, vì tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa. Phàm ai yêu thương thì đã được Thiên Chúa sinh ra và họ biết Thiên Chúa. 1Ga 4,7

  • Hãy nhìn nhận rằng bạn là hình ảnh của Thiên Chúa và hãy xấu hổ vì đã bao bọc nó bằng một hình ảnh xa lạ. Thánh Bernard de Clairvaux

  1. Tại sao Thiên Chúa dựng nên con người ?

- Thiên Chúa dựng nên tất cả là vì con người, con người là “tạo vật duy nhất ở trần gian được Thiên Chúa dựng nên cho chính họ” (Gaudium et Spes 24,3), Người dựng nên họ để họ được hạnh phúc nếu họ nhận biết, yêu mến, phục vụ Thiên Chúa, sống trong niềm biết ơn Đấng dựng nên mình. [358]

  • Lòng biết ơn là ghi nhớ về tình yêu của Thiên Chúa. Người biết ơn thì tự nguyện quay về với người ban ơn và đi vào trong hiệp thông mới và sâu sắc hơn với người ban ơn. Thiên Chúa muốn ta ghi nhớ tình yêu của Người, và ngay bây giờ ta sống đời ta trong hiệp thông với Thiên Chúa, mãi mãi.

  • Bạn hãy canh chừng tất cả những niềm vui nào không đồng thời là lòng biết ơn. Theodor Haecker (1879–1945, văn sĩ Đức)

  • Nếu lời kinh duy nhất của đời bạn cốt tại thưa rằng: “Con xin cám ơn Chúa” chắc như thế là đủ rồi. Maître Eckhart (1260–1328, dòng Đaminh, nhà thần bí)

  • Việc cám ơn được nâng đỡ bởi đức tin có thể đi sâu vào cả những gì là nặng nhọc đau buồn và chừng nào được như vậy thì mọi sự có thể biến đổi. Romano Guardini (1885–1968, công giáo Đức, gốc Ý, triết gia về tôn giáo)

  1. Tại sao Chúa Giêsu lại là mẫu gương tuyệt vời nhất thế giới ?

-  Vì Chúa Giêsu Kitô là Đấng duy nhất không những đã tỏ cho chúng ta biết bản tính thật của Thiên Chúa, mà còn tỏ ra lý tưởng đích thật của con người. [358-359, 381]

  • Chúa Giêsu còn hơn là một con người lý tưởng rất nhiều. Ngay cả những người khác thường thì bề ngoài cũng là tội nhân. Do đó, không ai có thể là gương mẫu tuyệt đối cho con người. Còn Chúa Giêsu không có tội lỗi. Thân phận loài người là gì và cái làm cho con người vô cùng đáng yêu theo đúng nghĩa của nó, ta chỉ thấy nơi Chúa Giêsu Kitô mà thôi. Người đã gặp mọi thử thách trừ tội lỗi (Dt 4,15), Chúa Giêsu con Thiên Chúa, là một người chính hiệu và có thật. Nơi Người, ta khám phá được Thiên Chúa đã muốn con người thế nào.

  • Chúa Giêsu là hình ảnh của Thiên Chúa vô hình, Con đầu lòng của mọi tạo vật vì nhờ Người mà mọi vật được tạo thành… tất cả đều được tạo dựng bởi Người và cho Người. Cl 1,15-16

  • Ecce Homo”, Đây là người (Ga 19,5). Philatô dùng những lời đó để giới thiệu Chúa Giêsu đã bị tra tấn hành hạ và đội mũ gai, cho dân chúng.

  • Chúa đã trở nên người như ta để có thể làm cho ta giống như Người. Thánh Atanasiô cả (295-393, giáo phụ)

  1. Do đâu mọi người bình đẳng với nhau ?

-  Mọi người đều bình đẳng với nhau, vì họ có cùng một nguồn gốc, trong Tình yêu sáng tạo của Thiên Chúa. Mọi người đều có cùng một Đấng Cứu chuộc là Chúa Giêsu Kitô. Mọi người đều có thể tìm kiếm và được hưởng hạnh phúc vĩnh cửu trong Thiên Chúa. [360-361]

  • Mọi người đều là anh chị em với nhau. Kitô hữu không được chỉ liên đới với các Kitô hữu khác nhưng với tất cả mọi người để chiến đấu mạnh mẽ chống các thứ chia rẽ vì kỳ thị chủng tộc, kỳ thị giới tính, kỳ thị kinh tế trong gia đình nhân loại. 280, 517

  • Hãy mở miệng bênh vực người câm, vì quyền lợi của mọi kẻ bị bỏ rơi. Cn 31,8

  1. Linh hồn là gì vậy ?

-  Linh hồn là cái làm cho ta thành một con người. Nó là nguyên lý linh thiêng của sự sống, và là cái sâu thẳm nhất trong con người. Linh hồn làm cho thể xác vật chất trở nên thân xác sống động của con người. Nhờ linh hồn, con người có thể xác nhận cái "Tôi" của mình, và đứng trước Thiên Chúa như một cá thể không ai thay thế được. [362-365, 382]

  • Con người là một hữu thể có xác và hồn. Hồn con người có phận vụ khác hơn phận vụ xác và không thể cắt nghĩa được dựa theo cấu tạo sinh lý của họ. Trí khôn nói cho ta rằng: “phải có một nguyên lý linh thiêng nối kết với xác, mà không vì thế cũng giống y như xác. Ta gọi là «hồn». Mặc dù không thể dùng khoa học để chứng minh là có linh hồn, tuy nhiên nếu không đếm xỉa tới cái yếu tố linh thiêng làm chủ vật chất này, ta không thể hiểu được rằng con người là một hữu thể linh thiêng. 153-154,163

  • Hãy làm điều gì tốt cho xác bạn, để hồn bạn được vui vẻ ở trong xác. Thánh Têrêsa Avila (1515-1582, nhà thần bí Tây Ban Nha, tiến sĩ Hội thánh)

  • Con người trở nên thực sự là con người khi hồn và xác hiệp nhất sâu xa với nhau… Nếu con người chỉ muốn là tinh thần và muốn từ bỏ thể xác vì là di sản của sinh vật, thì cả tinh thần lẫn thể xác đều mất hết phẩm giá. Đàng khác, nếu họ muốn từ bỏ tinh thần và coi vật chất, coi thân xác như thực tại duy nhất của mình thôi, thì họ cũng mất giá trị cao cả của mình. Đức Bênêđictô XVI, Deus Caritas est

  • Con người không phải con vật cũng không phải thiên thần, và con người muốn làm thiên thần thì rủi thay con người sẽ là con vật (trèo cao té đau). Blaise Pascal

  1. Do đâu con người có linh hồn ?

-  Linh hồn người ta do Thiên Chúa trực tiếp dựng nên, chứ không phải là "sản phẩm" bởi cha mẹ. [366-368, 382]

  • Hồn của con người không thể là sản phẩm do tiến trình biến hóa của vật chất, cũng không phải là kết quả của cha mẹ sinh ra. Mỗi con người sinh ra là một ngôi vị độc nhất và linh thiêng, Hội Thánh giải nghĩa mầu nhiệm này như sau: Thiên Chúa ban cho ta một linh hồn không thể chết được, dù khi ta chết ta phải lìa khỏi xác để chờ khi sống lại xác được nhập lại với ta. Nói “Tôi có linh hồn” có nghĩa là: “Thiên Chúa không tạo dựng tôi như một sự vật, nhưng như một ngôi vị và mời gọi tôi có quan hệ không ngừng với Người”.

  • Nhờ có nguồn gốc từ trái đất, con người được liên kết với mọi sinh vật, nhưng chỉ nhờ có linh hồn do Thiên Chúa “thổi vào” họ mới là người. Điều đó ban cho họ một phẩm giá độc nhất, nhưng đồng thời cũng trao một trách nhiệm độc nhất. Hồng y Christoph Schönborn (1945, Tổng giám mục Áo)

  1. Tại sao Thiên Chúa dựng nên con người có nam có nữ ?

-  Thiên Chúa là Tình yêu và là khuôn mẫu lý tưởng của đời sống hiệp thông, Người đã dựng nên con người có nam có nữ, để cả hai cùng là hình ảnh của bản tính Người.
[369-373, 383]


  • Thiên Chúa dựng nên con người có nam có nữ để mỗi người ước ao hoàn thành chính mình và đạt tới sung mãn trong việc gặp gỡ với một người khác giới với mình. Người nam và người nữ bình đẳng tuyệt đối với nhau trong phẩm giá, nhưng Đấng Sáng Tạo đã có ý dựng nên có nam có nữ để mỗi bên biểu lộ ra những phương diện khác nhau của sự hoàn hảo của Thiên Chúa. Thiên Chúa không phải là nam, không phải là nữ nhưng Người đã tỏ mình ra với những phương diện là Cha (Lc 6,36) và những phương diện là Mẹ (Is 66,13) của Người. Trong tình yêu của người nam và người nữ, nhất là trong hôn nhân đã làm cho cả hai nên một thân xác (Kn 2,24), ta có thể tưởng tượng ra đôi chút về hạnh phúc của sự hiệp nhất với Thiên Chúa, trong đó mỗi người trong chúng ta sẽ thấy trạng thái đầy đủ trọn vẹn cuối cùng của mình. Cũng như tình yêu Thiên Chúa luôn trung thành thì tình yêu con người luôn phải chung thủy, theo hình ảnh tình yêu của Chúa, tình yêu đó cũng sáng tạo, vì từ hôn nhân sẽ phát sinh những con người mới.
    260, 400-401, 416-417

  • Thiên Chúa tạo dựng con người theo hình ảnh Người, theo hình ảnh Thiên Chúa, Người tạo dựng họ có nam và nữ. St 1,27

  • Thiên Chúa phán: “Nếu người chỉ có một mình thì không tốt, Ta sẽ làm cho nó có người trợ giúp xứng đôi với nó”. St 2,18

  • Ta cũng đọc thấy rằng con người không thể ở “một mình” (St 2,18) nó chỉ có thể sống như “một của hai”, nghĩa là có quan hệ với một ngôi vị nữa. Đây là quan hệ hỗ tương, đàn ông đối với đàn bà, và đàn bà đối với đàn ông. Là một ngôi vị giống hình ảnh Thiên Chúa cũng đòi hỏi phải sống có quan hệ, sống tương quan với một “cái tôi khác”. Đây là báo trước về mặc khải sau này đó là Một Chúa Ba Ngôi, là sự hiệp nhất sống động trong hiệp thông giữa Chúa Cha Chúa con và Chúa Thánh Thần. Chân phước Gioan Phaolô II (1920-2005, Giáo hoàng sáng lập ngày giới trẻ thế giới, Tông thư Mulieris Dignitalem)

  1. Người có khuynh hướng đồng tính luyến ái thì sao ?

-  Hội Thánh tin rằng, trong trật tự tạo dựng, Thiên Chúa đặt để cho người nam và người nữ cần đến nhau, bổ túc cho nhau, liên kết với nhau để sinh sản con cái. Vì vậy, Hội Thánh không thể chuẩn nhận những thực hành đồng tính luyến ái. Tuy nhiên các Kitô hữu phải tôn trọng và yêu thương mọi người, không xét đến khuynh hướng tính dục của họ, vì tất cả mọi người đều được Thiên Chúa tôn trọng và yêu thương. [2358-2359]

  • Không một người nào trên trần gian không phải là kết quả của mối quan hệ giữa một người mẹ với một người cha. Thật là kinh nghiệm đau khổ cho một số người có khuynh hướng đồng tính luyến ái, họ không cảm thấy được lôi cuốn bởi người khác giới, và phải từ chối việc thụ thai theo thể lý bằng quan hệ tình dục phù hợp với bản tính con người và trật tự do Thiên Chúa tạo dựng. Nhưng những đường lối của Chúa thì không biết trước được: một sự thiếu sót, một mất mát hay một vết thương được chấp nhận và đảm nhận có thể trở thành một bàn đạp để gieo mình vào tay Chúa, Đấng luôn làm cho mọi sự tốt hơn và Người còn tự mặc khải như Đấng cứu độ lớn hơn là Đấng tạo hóa.
    415

  1. Trong kế hoạch, Thiên Chúa có định cho con người phải đau khổ và phải chết không ?

-  Thiên Chúa không muốn cho con người phải đau khổ và phải chết. Từ khởi thủy Thiên Chúa đã muốn cho con người sống nơi địa đàng, được sống mãi mãi, bình an giữa Thiên Chúa, mọi người, và vạn vật chung quanh. Bình an giữa nam và nữ. [374-379, 384, 400]

  • Đôi khi ta cảm thấy làm thế nào cuộc đời được như thế và làm thế nào ta được như thế. Nhưng thực ra, ta sống trong xung đột với chính ta, ta bị thống trị bởi sợ hãi và các đam mê ta không kiểm soát nổi, và ta đã mất sự hòa hợp nguyên thủy với thế giới và cuối cùng với Thiên Chúa. Trong Kinh thánh, kinh nghiệm về sự “tha hóa” này được diễn tả trong câu truyện “sa ngã”. Bởi vì tội lỗi đã lọt vào địa đàng nơi Adam và Eva đang sinh sống hòa hợp với nhau và với Thiên Chúa, nên họ phải ra khỏi địa đàng. Phải vất vả lao động, phải khổ, phải chết và bị cám dỗ bởi tội lỗi, đó là dấu chỉ họ đã mất địa đàng.

  • Người ta mất địa đàng, nhưng đã được Thiên đàng, vì vậy được nhiều hơn mất. Thánh Gioan Kim Khẩu

  • Lạy Chúa, quay đi khỏi Chúa sẽ ngã, quay lại với Chúa sẽ đứng vững, ở lại trong Chúa sẽ chắc chắn được an toàn. Thánh Augustinô


Con người sa ngã


  1. Tội là gì ?

-  Tội là hoàn toàn từ bỏ Thiên Chúa, từ chối không đón nhận Tình yêu Thiên Chúa, khinh thường không giữ giới răn của Thiên Chúa.

  • Tội còn hơn là một thái độ lầm lỡ, và cũng không phải chỉ là một yếu đuối tâm lý. Thực ra mọi từ bỏ hoặc phá hủy điều gì là tốt, xét cho cùng đều là bỏ tốt để chọn xấu, loại bỏ Thiên Chúa vậy. Trong kích thước sâu xa và kinh khủng nhất, tội là xa lìa Thiên Chúa, xa lìa nguồn sống. Vì thế, chết là hậu quả tất nhiên do tội lỗi. Chỉ nhờ Chúa Giêsu ta mới hiểu được kích thước không thể đo được của tội, vì muốn liên đới với loài người đã phạm tội bỏ Chúa, Chúa Giêsu đã chịu đau khổ vì các hậu quả của tội nơi chính thân xác Người. Người đã phải gánh lấy sức mạnh gây chết của tội, để nó không làm hại ta. Đó là tất cả ý nghĩa của “cứu chuộc”. 224-237, 315-318, 348-468

  • Ở đâu tội lỗi đã lan tràn, ở đó ân sủng càng chứa chan gấp bội. Rm 5,20

  • Điều xấu hơn không phải là phạm tội ác mà là đã không làm những điều tốt mà mình có thể làm. Chính tội bỏ xót không làm chẳng qua là tội không yêu mến, và thường không ai xưng thú tội đó. Léon Bloy (1846-1917, văn sĩ Pháp)

  1. Tội Tổ tông truyền là gì ? Tội Tổ tông Ađam Evà có liên hệ gì với chúng ta ?

-  Theo nghĩa hẹp, tội là một lỗi liên can đến trách nhiệm cá nhân mỗi người. Khi nói “Tội Tổ tông truyền” không có ý nói đến tội của cá nhân nhưng muốn đề cập đến tình trạng thê thảm mà mỗi người khi vừa được sinh ra thì đã vướng mắc rồi, dù họ chưa hề tự ý phạm một tội nào, nhưng do tổ tông truyền lại. Việc truyền lại này vẫn còn là một mầu nhiệm không thể hiểu trọn vẹn. [388-389, 402-404]

  • Con rắn đối đáp lại với bà “ngày nào bà ăn trái đó mắt bà sẽ mở ra và bà sẽ nên như những Thiên Chúa.” St 3, 4-5

  • Trong sa ngã của Adam và Eva ta phải hiểu rằng mọi người chúng ta đều mang trong mình cái giọt nọc độc của lối suy nghĩ được minh họa bằng các hình ảnh trong sách Sáng thế….Con người không tin ở Thiên Chúa. Bị lời lẽ của ma quỷ cám dỗ, họ nuôi nghi ngờ…Thiên Chúa là người cạnh tranh muốn hạn chế tự do của ta và ta sẽ chỉ là con người đầy đủ khi loại bỏ Chúa ra. Con người không muốn đón nhận sự hiện hữu của mình và đời sống sung mãn của mình từ Thiên Chúa…Hành động như vậy họ tin vào sự dối trá hơn là sự thật, và như thế họ nhận chìm đời sống mình vào hư không và vào cái chết. Đức Bênêđictô XVI, 8-12-2005

  • Một thái độ luân lý trong thế giới chỉ có thể có và đáng khuyến khích khi mà người ta đảm nhận những bẩn thỉu của cuộc đời, đảm nhận trách nhiệm tập thể trong cái chết và tội lỗi. Tóm lại, là đảm nhận toán bộ tội tổ tông truyền và dứt khoát từ bỏ việc chỉ thấy lỗi nơi những người khác. Herman Hesse (1877-1962, văn sĩ Đức)

  1. Vì mắc tội Tổ tông, chúng ta có bị bó buộc phải phạm tội không ?

-  Không. Con người dù bị tổn thương nặng bởi tội Tổ tông, và có khuynh hướng nghiêng chiều về tội lỗi, nhưng với ơn Chúa giúp, con người có thể làm điều tốt. [405]

  • Không khi nào bị bó buộc phải phạm tội. Nhưng thực ra, ta không ngừng phạm tội được là vì ta yếu đuối, không hiểu biết, nên dễ sa chước cám dỗ. Bị bó buộc phải phạm tội thì không có tội, vì chỉ có tội khi ta tự ý phạm.

  1. Thiên Chúa kéo chúng ta ra khỏi vòng xoáy của sự dữ thế nào ?

-  Thiên Chúa không đành nhìn con người dần dần hủy hoại mình và những gì chung quanh mình, do hiệu ứng dây chuyền của tội lỗi. Người gửi đến cho ta Chúa Giêsu Kitô là Đấng Cứu rỗi và Đấng Chuộc tội, Người cứu chúng ta khỏi quyền lực tội lỗi. [410-412, 420-421]

  • “Không ai có thể giúp tôi.” Câu này xuất phát từ kinh nghiệm loài người nhưng không đúng nữa. Bất cứ nơi đâu mà con người vì tội lỗi của mình đã phiêu lưu vào, Thiên Chúa Cha đã sai Con của Người đến. Hậu quả của tội lỗi là cái chết (Rm 6,23). Nhưng hậu quả của tội lỗi cũng là sự liên đới kỳ diệu của Thiên Chúa với ta, Người sai Chúa Giêsu đến với ta như người bạn và Đấng cứu độ. Vì thế, có thể nói tội tổ tông là “tội hồng phúc”: “Ôi tội hồng phúc, tội đã đem lại Đấng cứu độ như thế.” (Phụng vụ đêm Phục sinh)

  • Một trong những lý do khiến tôi trở thành Kitô giáo: đó là một tôn giáo không do con người sáng chế ra. C.S Lewis

  • Khi bàn tay Chúa Giêsu bị đóng đinh vào thập giá, Người đã đóng đinh cả tội lỗi ta vào thập giá nữa. Bernard de Clairvaux


Chương 2. Tôi tin kính Chúa Giêsu Kitô Con Một Thiên Chúa


  1. Tại sao những sách viết về Chúa Giêsu lại gọi là Phúc âm hoặc Tin Mừng ?

-  Không có Phúc âm, ta không biết được rằng Thiên Chúa, vì yêu thương ta vô cùng dù ta tội lỗi, nên đã sai Con một xuống trần, để dẫn ta trở về sống trong tình hiệp thông vĩnh cửu với Người. [422-429]

  • Những sách viết về Chúa Giêsu đã sống, đã chết và đã sống lại là những tin vui nhất trên thế giới. Ta quen gọi là Tin Mừng hay Phúc Âm. Các sách đó chứng tỏ rằng Chúa Giêsu Nadarét, người Do Thái sinh ở Belem là Con Thiên Chúa hằng sống (Mt 16,16) đã làm người. Người được Chúa Cha sai đi để mọi người được cứu độ và được hiểu biết sự thật (1Tm 2,4).

  • Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta. Chúng tội đã nhìn thấy vinh quang của Người, vinh quang mà Chúa Cha ban cho Người là Con Một đầy tràn ân sủng và sự thật. Ga 1,14

  • Nếu đời sống và cái chết của Socrate là của một người khôn ngoan, thì đời sống và cái chết của Chúa Giêsu là đời sống và cái chết của một Thiên Chúa. Jean Jacques Rousseau (1712-1778, văn sĩ Pháp)

  1. Tên Giêsu nghĩa là gì ?

Каталог: download -> khotulieu -> giaoly
download -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
giaoly -> PHẦn II. Phụng vụ BÍ TÍch dẫn nhập vào phần II: Phụng vụ BÍ TÍCH
khotulieu -> TỰ ÐIỂn phụng vụ
giaoly -> ĐỜi sống trong chúa kitô (câu 279 468)
khotulieu -> Lời Than Trách (= Impropères) Trong tiếng La tinh, improperium có nghĩa là lời than trách. Bài thán ca là lời than trách thống thiết của Ðức Kitô đối với dân đã phụ bạc Người. Trong ngày thứ Sáu Tuần Thánh
khotulieu -> Ngắm Mười Lăm Sự Thương Khó ĐỨc chúa giêsu ngắm mưỜi lăm sự thưƠng khó
khotulieu -> GiỜ thánh TỐi thứ NĂm tuần tháNH
khotulieu -> Sự Thương Khó Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta
khotulieu -> Hội đồng Giám mục Việt Nam: Tâm thư gửi các gia đình Công giáo

tải về 0.57 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương