Youcat youth catechism giới thiệu sách giáo lý cho ngưỜi trẻ


- Chúng ta tin vào Một Thiên Chúa, trong Ba Ngôi. “Thiên Chúa không đơn độc, nhưng hiệp thông trọn vẹn với nhau” Đức Bênêđictô XVI, 22/5/2005



tải về 0.57 Mb.
trang4/10
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích0.57 Mb.
#22546
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

- Chúng ta tin vào Một Thiên Chúa, trong Ba Ngôi. “Thiên Chúa không đơn độc, nhưng hiệp thông trọn vẹn với nhau” Đức Bênêđictô XVI, 22/5/2005.

[232-236, 249-256, 261, 265-266]

  • Kitô hữu không cầu nguyện với Ba Chúa khác nhau nhưng chỉ một Chúa duy nhất thôi, Người là Ba Ngôi và chỉ là một Chúa thôi. Ta biết được Thiên Chúa là Ba Ngôi nhờ Chúa Giêsu Kitô, Người là Con và nói về Cha Người ở trên trời (Tôi với Cha chỉ là một, Ga 10,30). Người cầu nguyện Cha và ban cho ta Thánh Thần là Tình Yêu giữa Cha và Con. Vì thế chúng ta được rửa tội nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. (Mt 28,19)

  • Ba ngôi: Chỉ có một Thiên Chúa duy nhất nhưng Người lại là ba ngôi. Khi muốn chú ý đến việc chỉ có một Chúa, ta dùng Thiên Chúa ba ngôi; khi muốn nói đến ba ngôi vị khác nhau, ta dùng Thiên Chúa là ba ngôi vị chứ không phải Thiên Chúa có ba ngôi. Ta thấy khó có thể diễn tả mầu nhiệm này.

  • Khi nói đến tình yêu là nói đến Thiên Chúa ba ngôi, một ngôi yêu, một ngôi được yêu và một ngôi là nguồn mạch của tình yêu. Thánh Augustinô

  1. Chúng ta có thể nhờ suy đoán mà kết luận rằng Thiên Chúa là Ba ngôi không ?

- Không. Thiên Chúa Ba ngôi là một mầu nhiệm vượt quá tầm hiểu biết của trí khôn ta. Ta chỉ biết được nhờ Chúa Kitô dạy cho. [237]

  • Chỉ dùng trí khôn mà thôi con người không thể kết luận là có Thiên Chúa Ba Ngôi được. Tuy nhiên mầu nhiệm này không tuột khỏi lý trí khi con người đón nhận Mặc Khải của Thiên Chúa nơi Chúa Giêsu Kitô. Nếu Thiên Chúa là cô đơn và cô độc thì Thiên Chúa không thể yêu thương từ thuở đời đời được. Nhờ Chúa Giêsu soi sáng, ta có thể thấy những dấu vết của Thiên Chúa Ba Ngôi ngay trong Cựu ước (chẳng hạn St 1,2; 18,2; 2S 23,2) và ngay cả trong vạn vật.

  1. Tại sao lại gọi Thiên Chúa là "Cha "?

- Ta tôn vinh Thiên Chúa là Cha, trước hết vì Người là Đấng Sáng Tạo, và hằng yêu thương săn sóc các thụ tạo của Người. Chúa Giêsu Con Thiên Chúa đã dạy ta điều đó, hơn nữa, còn coi Cha Người như là Cha chúng ta, và dạy ta thưa với Người "Lạy Cha chúng con." [238-240]

  • Nhiều tôn giáo có trước Kitô giáo đã gọi Thiên Chúa là “Cha”. Ở Israel, trước Chúa Giêsu, người ta đã thưa với Thiên Chúa là Cha (Đnl 32,6; Ml 2,10) và biết rằng Thiên Chúa cũng là Mẹ (Is 66,13). Theo kinh nghiệm loài người, cha mẹ được coi như nguồn gốc và quyền bính để con cái được nương tựa và nâng đỡ. Chúa Giêsu Kitô biết Thiên Chúa là Cha thật như thế nào: Ai thấy Ta là thấy Cha (Ga 14,9). Trong dụ ngôn đứa con hoang đàng, Chúa Giêsu thể hiện những khát vọng sâu xa nhất của con người đối với Cha hay thương xót. 511-527

  • Việc nhớ đến người cha soi sáng căn tính sâu xa nhất của con người: ta bởi đâu mà ra, ta là ai và phẩm giá cao quý của ta. Chắc chắn ta bởi cha mẹ mà có và ta là con của các ngài, nhưng ta cũng bởi Chúa mà có, Chúa đã tạo dựng ta theo hình ảnh của Người và cũng đã kêu gọi ta là con của Chúa. Vì thế, nguồn gốc của mọi con người không do bất ngờ hoặc tình cờ, mà do dự định của tình yêu Thiên Chúa. Đó là một điều mà Chúa Giêsu Kitô Đấng là Thiên Chúa và là người hoàn hảo đã mặc khải cho ta. Người biết Người bởi ai mà có và bởi ai mà tất cả chúng ta có: bởi tình yêu của Cha Người và Cha của chúng ta. Đức Bênêđictô XVI, 09-07-2006

  1. Chúa Thánh Thần là Ai ?

- Chúa Thánh Thần là Ngôi thứ Ba trong Ba Ngôi. Người là Thiên Chúa và chia sẻ cùng một uy quyền như Ngôi Cha và Ngôi Con. [243-248, 263-264]

  • Khi ta khám phá ra thực tại về Thiên Chúa trong ta, là ta nhờ ảnh hưởng của Chúa Thánh Thần. Thiên Chúa đã sai Thần khí của con mình đến trong lòng ta (Gl 4, 6) để nghe lời ta đầy đủ. Trong Chúa Thánh Thần, một Kitô hữu được một niềm vui sâu xa, một sự bình an bên trong và tự do. Thần khí mà anh em đã lãnh nhận được đâu phải là tinh thần nô lệ, khiến anh em phải sợ sệt như xưa; nhưng là Thần khí làm cho anh em nên nghĩa tử, khiến chúng ta được kêu lên “Abba! Cha ơi!” (Rm 8, 15). Trong Chúa Thánh Thần mà ta lãnh nhận khi được rửa tội và thêm sức, ta có thể nói với Thiên Chúa: “Cha ơi”.

    113-120, 203-207, 310-311.

  • Xin Chúa Thánh Thần Đấng sáng tạo đến thăm chúng con. Xin soi sáng tâm hồn con cái của Người. Xin đổ tràn đầy lòng chúng con ân sủng và ánh sáng. Người là Đấng tạo dựng mọi sự bằng tình yêu. Thánh Raban Mawr, Ca vịnh Veni Greator, thế kỷ IX

  1. Chúa Giêsu có phải là Thiên Chúa không ? Người có thuộc về Ba Ngôi không ?

-  Đức Giêsu Nazaret là Ngôi Con, Ngôi thứ Hai trong Ba Ngôi mà chúng ta kể tới khi làm dấu Thánh giá: "Nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần" (Mt 28,19). [243-260]

  • Hoặc Chúa Giêsu là kẻ lừa bịp khi Người tự giới thiệu là Chủ ngày Sabbat và cho phép người ta gọi Người là Chúa; hoặc Người là Thiên Chúa thật. Giả sử Chúa Giêsu không phải là Thiên Chúa, thì Người đã mắc tội phạm thánh khi Người tha thứ tội lỗi. Tội này là tội đáng phải chết, trước mắt những người đương thời. Nhờ các phép lạ và các dấu hiệu, đặc biệt là Người đã sống lại, mà các môn đệ khám phá ra ai thật sự là Chúa Giê su và họ tôn thờ Người như Chúa. Đó là Đức tin của Hội Thánh.

  • Anh em gọi Thầy là Thầy, là Chúa, điều đó phải lắm vì quả thật Thầy là Thầy, là Chúa. Ga 13,13

  • Vì dưới gầm trời này không có một danh nào khác đã được ban cho nhân loại, để chúng ta phải nhờ vào danh đó mà được cứu độ. Cv 4,12

  1. Thiên Chúa có thể làm bất cứ việc gì không? Người có Toàn năng không ?

Đối với Thiên Chúa, không có gì Người không làm được (Lc 1,37). Người là Đấng toàn năng. [268-278]

  • Ta tin là Thiên Chúa Toàn năng nên mới kêu cầu Người khi cần thiết. Người đã từ không mà tạo dựng vũ trụ. Người là chủ lịch sử, điều khiển mọi loài. Nhưng cách Người tự do sử dụng quyền toàn năng của Người là một mầu nhiệm. Người ta thường đặt câu hỏi: “Vậy Thiên Chúa ở đâu”? Người dùng tiên tri Isaia để trả lời: Tư tưởng của Ta không phải tư tưởng các ngươi, và đường lối của Ta không phải đường lối các ngươi (Is 55,8). Có khi Người chỉ tỏ quyền toàn năng khi nào con người đã hết hy vọng. Người bất lực vào thứ Sáu Tuần Thánh là để Người sống lại vinh hiển.
    51, 478, 506-507

  • Tôi biết Chúa của chúng ta Người thật lớn lao, vượt trên mọi thần. Hễ muốn gì Người làm nấy, trên trời dưới đất, trong biển và tất cả các vực thẳm. Tv 135, 5-6

  • Abba, Cha ơi, Cha có thể làm được mọi sự. Mc 24,36

  • Quả thế, những gì có trong vạn vật, Người đều yêu mến, Người không nhờm tởm sự gì Người đã làm ra, vì Người nắn nên gì, Người không ghét bỏ. St 11, 24

  1. Khoa học có làm cho Đấng Tạo thành ra dư thừa không ?

- Không. Nói rằng "Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ" không phải là một câu nói dựa vào một thứ khoa học đã lỗi thời. Đó là câu nói theo thần học, nghĩa là câu nói xác định địa vị của vũ trụ trước Thiên Chúa và xác định vũ trụ có nguồn gốc do Thiên Chúa. [282-289]

  • Tường thuật về cuộc sáng tạo không phải để giải nghĩa theo khoa học về khởi đầu của thế giới. “Thiên Chúa đã sáng tạo thế giới” đó là một quả quyết thần học trong đó nói đến vấn đề tương quan giữa thế giới và Thiên Chúa. Thiên Chúa muốn có thế giới, người theo dõi thế giới và muốn đưa thế giới đến chỗ hoàn thành. Được sáng tạo đó là một đặc tính gắn liền với mọi vật và là một chân lý sơ đẳng về mọi vật.

  1. Có thể vừa chấp nhận thuyết tiến hóa, vừa tin vào Đấng Tạo thành không ?

- Được. Dù nó khác nhau trong nhận thức. Đức tin mở rộng cho khoa học đưa ra những tìm kiếm và những giả thuyết. [282-289]

  • Thần học không có thẩm quyền về khoa học, cũng như khoa học không có thẩm quyền về thần học. Khoa học không thể dứt khoát từ chối về chủ đích có trong quá trình tiến hóa của vạn vật. Ngược lại, đức tin không thể xác định về phương pháp mà quá trình tiến hóa của thiên nhiên được thực hiện cụ thể. Một Kitô hữu có thể tán thành lý thuyết khoa học về tiến hóa xét như là lý thuyết giải nghĩa hữu ích, nhưng trong giới hạn lý thuyết đó không rơi vào sai lầm của chủ nghĩa tiến hóa cho rằng con người là sản phẩm ngẫu nhiên do quá trình sinh học tạo ra. Lý thuyết tiến hóa chỉ đưa ra trước “một cái gì đó” đang tiến hóa, nhưng không nói chút nào về cái gì đó “do đâu mà có”. Không thể dùng cách khéo léo của khoa học để trả lời những vấn đề liên quan đến ý nghĩa về nguồn gốc của vũ trụ, của con người. Cũng như người theo thuyết “duy tiến hóa lý tưởng”, người theo lý thuyết duy sáng tạo cũng vượt ra khỏi giới hạn có thể được chấp nhận. Người theo thuyết duy sáng tạo hiểu các con số và các niên hiệu mà Kinh thánh nói đến theo nghĩa đen một cách ngây ngô (chẳng hạn tuổi của trái đất hoặc việc sáng tạo trong sáu ngày).

  • Thuyết duy sáng tạo: Thuyết này cho rằng Thiên Chúa đã can thiệp vào một lúc rõ rệt để sáng tạo thế giới một cách trực tiếp và chỉ cần một lần, theo nghĩa đen của bài tường thuật về sáng tạo của sách Sáng thế.

  • Tiến hóa là sự tăng trưởng của các cơ nâng tiến đến hình thức nhất định của chúng trong thời gian hàng triệu năm. Theo quan điểm của Kitô giáo, ta có thể coi tiến hóa như sự sáng tạo liên tục của Thiên Chúa có mặt trong tiến trình của thiên nhiên.

  • Không nhà bác học nào có được dù chỉ là một lý lẽ để có thể phản biện lại các quan niệm về một Đấng sáng tạo như thế. Hoimar von Ditfurth (1921-1989, chuyên viên Đức về khoa học).

  1. Thế giới này có phải là sản phẩm của “ngẫu nhiên” không ?

-  Không. Chính Thiên Chúa chứ không phải ngẫu nhiên, là nguồn gốc của thế giới. Dù trong nguồn gốc, dù trong trật tự nội tại, dù trong cùng đích, thế giới không phải là kết quả của những lực tác động “không có định hướng”.

[295-301, 317-318, 320]

  • Các Kitô hữu tin rằng có thể đọc được ở cuộc sáng tạo như đọc ở sách viết tay của Thiên Chúa. Với các nhà khoa học trình bày toàn bộ vũ trụ như phát sinh do ngẫu nhiên chứ không có ý nghĩa, không có mục đích gì, Đức Gioan Phaolô II đã trả lời vào năm 1985 rằng: “Nói là do tình cờ đã phát sinh ra một vũ trụ có tổ chức bao gồm nhiều yếu tố rất phức tạp và có một chủ đích tuyệt vời trong sinh hoạt của nó, nói như thế có nghĩa là từ chối đi tìm một giải nghĩa về vũ trụ như vũ trụ xuất hiện trước chúng ta. Thực sự nói như vậy không khác gì là chấp nhận rằng có hiệu quả mà không có nguyên nhân. Nó chứng tỏ trí tuệ loài người đã đầu hàng khi từ chối suy tư để tìm ra giải đáp cho các vấn đề của mình.” 49

  • Sự chính xác phi thường của tiến trình “big bang” có thật là kết quả của ngẫu nhiên không ? Ý tưởng thật vô lý ! Walter Thirring (1927-, nhà vật lý học Áo).

  • Chúng ta không phải là sản phẩm của tình cờ ngẫu nhiên và không được định hướng đến tiến hóa. Mỗi người chúng ta là kết quả của tư tưởng thần linh. Mỗi người được muốn, được yêu, mỗi người đều có ích. Đức Bênêđictô XVI, 28-04-2005

  1. Ai sáng tạo thế giới ?

- Một mình Thiên Chúa, Đấng không lệ thuộc thời gian và không gian, đã sáng tạo thế giới từ "không", và đã cho mọi sự được hiện hữu. Mọi vật hiện hữu đều lệ thuộc vào Thiên Chúa, chúng chỉ tiếp tục được hiện hữu vì Thiên Chúa muốn chúng như vậy. [290-292, 316]

  • Việc sáng tạo thế giới có thể gọi là “công trình chung” của Ba Ngôi. Chúa Cha là Đấng Sáng Tạo, Đấng Toàn Năng. Chúa con cho thế giới có một ý nghĩa, Người là trái tim của thế giới. Mọi sự được dựng nên bởi Người và cho Người (Cl 1, 16). Chỉ học biết Chúa Kitô ta mới hiểu tại sao thế giới là tốt lành. Ta hiểu rằng thế giới tiến tới một mục đích: là sự thật, sự tốt, sự đẹp của Chúa. Chúa Thánh Thần đảm bảo cho tất cả được gắn bó với nhau; Người là Thần khí làm cho sống (Ga 6, 63).

  • Chính Chúa dựng nên vũ trụ; và do ý Người muốn mọi loài liền có và được dựng nên. Kn 4,11

  • Nhờ quan sát và suy nghĩ về sự sắp đặt hoàn hảo của vũ trụ do khôn ngoan của Chúa tổ chức, có ai mà không ca ngợi Đấng toàn năng làm chủ công trình đó. Nhà khoa học Nicolas Copernic (1473-1543)

  • Các cây cối và các vì sao dạy cho bạn điều mà không thầy dạy nào có thể dạy cho bạn. Thánh Bernard de Clairveaux (1090-1153, sáng lập viên thứ hai của dòng Cisterciens)

  1. Luật tự nhiên và hệ thống tự nhiên của mọi vật cũng do bởi Thiên Chúa sao ?

- Đúng. Luật tự nhiên và hệ thống tự nhiên của mọi vật cũng do Thiên Chúa sáng tạo. [339-346, 354]

  • Con người không phải là hoàn toàn muốn làm sao cũng được. Con người được dựng nên theo trật tự và theo các luật tự nhiên mà Chúa đã ghi khắc trong tạo vật. Một Kitô hữu không chỉ làm “cái gì mình muốn” mà thôi. Họ biết rằng họ sẽ làm hại chính mình và mọi người chung quanh khi họ không tuân giữ các luật tự nhiên, khi họ sử dụng mọi sự trái với những gì đã dự liệu trước và khi họ muốn tự coi mình khôn ngoan hơn Thiên Chúa đã tạo dựng tất cả. Muốn tự mình cho rằng mọi sự khởi đi từ số không, đó là vượt quá sức lực của con người.

  1. Tại sao sách Sáng thế mô tả sự sáng tạo như là "công trình 6 ngày"?

- Đây là cách nói nhằm đề cao ngày nghỉ cuối tuần sau 6 ngày làm việc (St 1-2,3). Nó còn diễn tả rằng sự sáng tạo thật là tốt lành, đẹp đẽ, và được sắp xếp thật khôn ngoan.

[337-342]

  • Từ cách nói tượng trưng là Chúa tạo dựng trong 6 ngày, ta có thể rút ra những yếu tố căn bản sau đây:

              1. Mọi vật đang hiện hữu là do Đấng Tạo Hóa ban cho hiện hữu.

              2. Mỗi thụ tạo có cái tốt lành của nó.

              3. Cả những gì đã trở nên xấu cũng đều có một cái nhân tốt lành.

              4. Tất cả mọi thụ tạo đều tùy thuộc vào nhau, và hiện hữu cho nhau.

              5. Trật tự và hòa hợp nơi vạn vật là phản ánh sự tốt đẹp của Chúa.

              6. Có một cấp bậc nơi vạn vật: con người vượt trên con vật, con vật vượt trên cây cối, cây cối vượt trên các vật vô sinh.

              7. Tạo vật đang tiến bước tới ngày đại lễ, khi Chúa Kitô sẽ đến chinh phục vũ trụ, và Thiên Chúa sẽ là tất cả trong mọi sự. 362

  • Sáng thế là sách đầu tiên của Kinh thánh diễn tả việc sáng tạo thế giới và sáng tạo loài người.

  • Đừng tưởng rằng Thiên Chúa muốn cấm ta yêu thế giới. Không, ta phải yêu thế giới vì tất cả những gì trong thế giới đều đáng ta yêu mến. Thánh Catarina Sienna (1347-1380,
    nhà thần bí và tiến sĩ Hội Thánh


  1. Tại sao Thiên Chúa lại nghỉ việc vào ngày thứ Bảy ?

- Thiên Chúa nghỉ việc vào ngày thứ Bảy để ta chú ý rằng việc sáng tạo đã hoàn thành, nó vượt xa mọi cố gắng của loài người. [349]

  • Dù con người là đối tác trưởng thành hơn của Đấng Sáng Tạo (St 2,15) con người không thể nào cứu vãn thế giới nhờ sự khéo léo của sức lực riêng mình. Mục tiêu của tạo vật là tiến tới một trời mới đất mới (Is 65,17) nhờ công cuộc cứu chuộc đã ban cho chúng ta. Việc nghỉ ngày Chúa nhật cho ta được nếm trước cuộc nghỉ ngơi trên trời, nó vượt thắng thời kỳ phải lao động là thời kỳ chuẩn bị cho cuộc nghỉ đó. 362

  1. Thiên Chúa có ý định gì khi sáng tạo thế giới ?

-  Thiên Chúa dựng nên thế giới vì vinh danh Người (Công đồng Vatican I). [293-294, 319]

  • Lý do của sáng tạo không phải là gì khác ngoài tình yêu. Từ việc sáng tạo này phản chiếu lên vinh quang và danh dự của Thiên Chúa. Ca tụng Thiên Chúa không cốt tại vỗ tay hoan hô Chúa. Dù sao con người không phải là khán giả xem công trình sáng tạo. Ca tụng Thiên Chúa đối với họ là hiệp cùng với tất cả vạn vật để chấp nhận sự có mặt của mình với lòng biết ơn. 489

  • Đấng đã làm nên bạn cũng biết rằng Người làm nên bạn để làm gì. Thánh Augustinô

  • Vinh quang của Thiên Chúa là con người được sống, mà con người được sống là để có thể nhìn thấy Thiên Chúa. Thánh Irênê thành Lyon


Thiên Chúa quan phòng


  1. Thiên Chúa có điều khiển thế giới và đời sống tôi không ?

-  Có, nhưng cách mầu nhiệm; Thiên Chúa điều khiển mọi sự trong trời đất cho đến khi chúng hoàn thành theo đường lối của Người mà chỉ mình Người biết. Không lúc nào, Người để cho các tạo vật Người đã dựng nên lại vượt ra khỏi bàn tay Người. [302-305]

  • Thiên Chúa tác động lên các biến cố lớn của lịch sử cũng như trên các biến cố nhỏ của cuộc đời riêng ta, mà không hạn chế tự do của ta hoặc coi ta như những con rối bù nhìn trong kế hoạch đời đời của Người. “Chính ở nơi Người mà ta sống, cử động và hiện hữu” (Cv 17, 28). Thiên Chúa có mặt nơi tất cả mọi thăng trầm của đời ta, dầu trong biến cố đau khổ hay trong những số phận có vẻ điên rồ. Thiên Chúa cũng muốn viết thẳng trên những đường cong của đời ta. Có cái Người lấy mất và có cái Người ban cho ta, có cái Người dùng để tăng sức cho ta, có cái Người thử thách ta, tất cả đều là hậu quả của việc Chúa Quan Phòng và là những dấu hiệu của ý Chúa muốn. 43.

  • Đối với anh em, ngay tóc trên đầu anh em, Người cũng đếm cả rồi. Mt 10,30

  • Niềm trông cậy vào việc Chúa Quan Phòng là niềm tin vững chắc và sống động mà Thiên Chúa có thể giúp ta và Người sẽ làm cho ta. Người có thể giúp ta, đó là chuyện hiển nhiên vì Người là toàn năng. Người giúp ta chắc chắn đạt hiệu quả vì Người đã hứa trong nhiều đoạn Kinh thánh và Người là Đấng giữ đúng mọi lời hứa. Mẹ Têrêsa

  1. Con người đóng vai trò nào trong chương trình quan phòng của Thiên Chúa ?

- Thiên Chúa mời gọi con người cộng tác vào sự hoàn thành việc sáng tạo. Con người có thể từ chối ý định tốt lành này của Thiên Chúa. Nhưng thật tốt đẹp biết bao khi ta trở thành khí cụ của tình yêu Thiên Chúa. [307-308]

  • Con người có thể từ chối ý muốn của Chúa. Nhưng nếu họ trở thành dụng cụ của tình yêu Chúa thì tốt hơn cho họ. Mẹ Têrêsa nói rằng: “Tôi chỉ là cái bút chì nhỏ trong tay Chúa. Mong ước Chúa luôn luôn có thể viết hoặc vẽ những gì Người muốn, và ở những chỗ Người muốn. Khi những gì Người viết hoặc vẽ là tốt đẹp, ta không coi đó là do công của cái bút chì hay do vật liệu được dùng, nhưng là do chính Đấng đã sử dụng nó”. Dù Chúa có hoạt động với ta hoặc nhờ ta, không bao giờ ta được lẫn lộn tư tưởng riêng của ta, chương trình và hành động riêng của ta, với hoạt động của Chúa. Chúa không cần việc làm của ta, đến nỗi nếu ta không làm thì Chúa phải chịu thất bại.

  • Có cái không đi vào chương trình của tôi cũng vẫn có chỗ trong chương trình của Thiên Chúa. Và tôi càng ý thức về điều đó, tôi thấy xác tín mạnh mẽ về đức tin càng lớn hơn: theo quan điểm của Thiên Chúa, không có gì là tình cờ cả. Thánh nữ Edith Stein (1891–1942, Kitô hữu Do Thái, triết gia và nữ tu dòng kín, nạn nhân trại tập trung).

  1. Nếu Thiên Chúa biết mọi sự và có thể làm được mọi sự, tại sao Người không ngăn cản được sự dữ ?

- Thiên Chúa vẫn luôn có thể rút ra những điều tốt lành từ những sự dữ. Chẳng một đau khổ nào ta có thể giải mã được. Nhưng nó vẫn luôn đặt nền tảng trên sự khôn ngoan vô cùng của Thiên Chúa (Thánh Tôma Aquinô). [309-314, 324]

  • Sự dữ trong thế gian là một mầu nhiệm vừa đen tối vừa khổ đau. Đấng chịu đóng đinh thập giá đã xin với Cha Người: Lạy Cha, sao Cha bỏ con? (Mt 27,36). Nhiều chuyện trong lãnh vực này vẫn còn khó hiểu. Nhưng ta biết được một điều chắc chắn: Thiên Chúa luôn tốt lành một trăm phần trăm. Không khi nào Người có thể là tác giả của những cái xấu. Chúa đã dựng nên một thế giới tốt, nhưng chưa được hoàn thành. Thế giới đi tới chỗ hoàn thành phải trải qua những xáo trộn dữ dội và những quá trình đau khổ. Ta cần phân biệt cho tốt hơn cái mà Hội Thánh gọi là sự dữ thể lý, chẳng hạn khuyết tật bẩm sinh, hoặc thiên tai lũ lụt, với cái goi là sự dữ luân lý phát xuất do con người sử dụng tự do sai lầm trong thế gian. “Hỏa ngục trần gian” – trẻ em làm lính, mưu sát – tự sát, trại tập trung – hầu hết đều là do con người. Vấn đề quyết định không phải là: “Làm sao có thể tin được là Thiên Chúa tốt lành đang khi có biết bao sự dữ như vậy?”, nhưng là: “Làm sao con người có trái tim và lý trí lại có thể đành chịu sống trong thế giới như vậy, nếu không có Thiên Chúa?”. Cái chết và sự sống lại của Chúa Giêsu chứng tỏ cho ta rằng sự dữ không có tiếng nói đầu tiên và nó sẽ không có tiếng nói cuối cùng (nghĩa là nó không phải tuyệt đối mà còn có cái khác nữa). Bởi vì Thiên Chúa làm cho từ sự dữ xấu xa nhất nảy sinh ra sự tốt lành tuyệt đối. Kitô hữu tin rằng đến ngày phán xét chung Thiên Chúa sẽ chấm dứt mọi bất công. Trong đời sống mai sau, sự dữ không còn nữa và đau khổ sẽ chấm dứt. 40, 286-287

  • Tôi nghĩ rằng những đau khổ chúng ta chịu bây giờ sánh sao được với vinh quang mà Thiên Chúa sẽ mặc khải nơi chúng ta. Rm 8,18

  • Thiên Chúa thấy mọi sự Người sáng tạo: mọi sự đều rất tốt đẹp. St 1,31

  • Không đau khổ nào mà không mang một ý nghĩa. Đau khổ luôn luôn có nền móng nơi sự khôn ngoan của Chúa. Thánh Tôma Aquinô

  • Thiên Chúa thì thầm trong những lúc ta vui, Người thì thầm trong lương tâm ta. Nhưng Người nói lớn và mạnh trong những đau khổ của ta. Những đau khổ đó là cái loa tăng âm để làm thức tỉnh một thế giới mê ngủ. Clive Staples Lewis (1898–1963, văn sĩ Anh, tác giả cuốn Ký sự Namia)


Thiên Chúa tạo dựng Trời đất và những vật vô hình


  1. Trời là gì ?

- Trời là nơi Thiên Chúa ngự, là chỗ ở của các Thiên thần và các thánh, là đích điểm của việc sáng tạo. Thuật ngữ "trời đất" nói đến toàn thể những thực tại được Thiên Chúa dựng nên.

  • Trời không phải là một nơi nhất định nào đó trong vũ trụ. Trời là một tình trạng trong cuộc sống mai sau. Trời là nơi Chúa thực thi ý muốn của Người mà không có gì chống đối. Trời là nơi có cuộc sống mãnh liệt nhất, hạnh phúc nhất, một cuộc sống không thể có được ở trần gian. Khi nhờ on Chúa giúp ta được về trời, ta chờ đợi ở đó điều mắt chưa từng thấy, tai chưa từng nghe, lòng chưa hề cảm biết, tất cả những gì Chúa đã dọn sẵn cho những ai mến yêu Người (1Cr 2,9). 158, 285

    (Chú thích của người dịch: Cựu ước chỉ nói về vườn địa đàng (St 2,15); Tin Mừng chỉ nói về trời với nghĩa nơi có Thiên Chúa và các Thánh, và một lần nói về “người trộm lành được ở trên Thiên Đường” (Lc 23,42). Thiên Đường ở đây có nghĩa “Nước của Người, Nước Trời, hay Trời”).

  • Tất cả những gì không vĩnh cửu đều không có giá trị gì trong nơi vĩnh cửu cả. C.S. Lewis

  • Chúng ta luôn nhớ đến niềm vui trên trời, nơi Thiên Chúa ngự. Chúng ta có khả năng ngay từ bây giờ ở với Chúa trên trời, và ngay lúc này được hưởng hạnh phúc với Chúa. Tuy nhiên hưởng hạnh phúc với Chúa ngay lúc này có nghĩa là: giúp đỡ như Người giúp đỡ, cho đi như Người cho đi, phục vụ như Người phục vụ, cứu vớt như Người cứu vớt, yêu thương như Người yêu thương, ở với Người suốt 24/24 tiếng đồng hồ và gặp gỡ Người dưới tấm áo kinh khủng nhất. Vì Người đã nói với ta: Điều mà bạn đã làm cho người bé nhỏ nhất của Ta, đó là đã làm cho chính ta vậy. Mẹ Têrêsa

  • Chúa Giêsu đã đến để cho ta biết rằng Người muốn mọi người được ở thiên đường, và hỏa ngục mà ngày nay người ta ít nói đến là có thật, và hỏa ngục là vô tận cho những ai đóng của lòng mình với tình yêu của Người. Đức Bênêđictô XVI, 8-5-2007

  1. Hỏa ngục là gì ?

Каталог: download -> khotulieu -> giaoly
download -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
giaoly -> PHẦn II. Phụng vụ BÍ TÍch dẫn nhập vào phần II: Phụng vụ BÍ TÍCH
khotulieu -> TỰ ÐIỂn phụng vụ
giaoly -> ĐỜi sống trong chúa kitô (câu 279 468)
khotulieu -> Lời Than Trách (= Impropères) Trong tiếng La tinh, improperium có nghĩa là lời than trách. Bài thán ca là lời than trách thống thiết của Ðức Kitô đối với dân đã phụ bạc Người. Trong ngày thứ Sáu Tuần Thánh
khotulieu -> Ngắm Mười Lăm Sự Thương Khó ĐỨc chúa giêsu ngắm mưỜi lăm sự thưƠng khó
khotulieu -> GiỜ thánh TỐi thứ NĂm tuần tháNH
khotulieu -> Sự Thương Khó Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta
khotulieu -> Hội đồng Giám mục Việt Nam: Tâm thư gửi các gia đình Công giáo

tải về 0.57 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương