Youcat youth catechism giới thiệu sách giáo lý cho ngưỜi trẻ



tải về 0.57 Mb.
trang3/10
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích0.57 Mb.
#22546
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

- Trong Tân ước, sự mặc khải của Thiên Chúa đã được trọn vẹn. Bốn sách Phúc Âm theo thánh Matthêu, Marcô, Luca, và Gioan là trung tâm của Kinh Thánh và là kho tàng quý giá nhất của Hội Thánh. Trong đó Chúa Kitô tỏ mình ra Người là Ai và Người đến gặp gỡ chúng ta. Trong sách Công vụ Tông đồ, ta học biết Hội Thánh thuở ban đầu và hoạt động của Chúa Thánh Thần trong Hội Thánh. Trong các thư các Tông đồ viết, tất cả các hoàn cảnh của cuộc sống con người được đặt trong ánh sáng Chúa Kitô. Trong sách Khải huyền, ta thấy trước cuộc tận thế. [124-127, 128-130, 140]

  • Chúa Giêsu là toàn bộ những gì Thiên Chúa muốn nói với ta. Tất cả Cựu ước sửa soạn cho việc Chúa Kitô nhập thể. Tất cả các lời hứa của Thiên Chúa được hoàn tất nơi Chúa Giêsu. Là Kitô hữu là phải luôn hiệp nhất ngày càng chặt chẽ với Chúa Kitô. Muốn thế phải đọc các Tin Mừng và sống theo. Bà Madeleine Delbrel nói rằng: “Nhờ Lời của Người, Thiên Chúa nói với ta. Người là ai và Người muốn gì; Người nói một lần thay cho tất cả, Người nói cho ta mỗi ngày...khi ta cầm Tin Mừng trong tay, ta phải nghỉ rằng trong đó có chứa Ngôi Lời, muốn làm người nơi ta, muốn chiếm đoạt ta để trái tim Người ghép vào trái tim ta và tinh thần của Người mắc nối vào tinh thần ta, để chúng ta lại bắt đầu cuộc sống của Người trong một nơi khác, một thời khác, một xã hội loài người khác.”

  • Không biết Kinh Thánh là không biết Chúa Kitô. Thánh Jérome (347- 419, giáo phụ, tiến sĩ, nhà chú giải và dịch giả Kinh Thánh)

  • Chỉ khi ta gặp được Thiên Chúa hằng sống trong Chúa Kitô, ta mới hiểu được sự sống là gì. Không có gì đẹp hơn là được nối kết lại, được ngạc nhiên sửng sốt bởi Tin Mừng, bởi Chúa Kitô. Đức Bênêđictô XVI, 24-04-2005

  1. Kinh Thánh giữ vai trò nào trong Hội Thánh ?

-  Hội Thánh múc lấy sự sống và sức mạnh của mình từ trong Kinh Thánh. [103-104, 131-133, 141]

  • Ngoài sự hiện diện của Chúa Kitô trong bí tích Thánh Thể, Hội thánh không có sự tôn sùng nào khác quan trọng hơn là tôn sùng sự hiện diện của Chúa trong Kinh Thánh. Trong thánh lễ việc đọc Tin Mừng được mọi người đứng nghe vì trong các lời lẽ loài người mà ta nghe, có chính Thiên Chúa nói cho ta 128

  • Kinh Thánh không thuộc về quá khứ. Chúa Giêsu không nói cho thời quá khứ mà Người nói cho hiện tại, người nói hôm nay với ta, Người ban tặng ta ánh sáng, Người chỉ cho ta con đường đến sự sống; Người hiến cho ta một cộng đoàn, Người chuẩn bị cho ta như vậy và mở đường bình an cho ta. Đức Bênêđictô XVI, 29-03-2000

  • Đọc Kinh Thánh là hỏi ý kiến của Chúa Kitô.
    Thánh Phanxicô Assidi (1182-1226, sáng lập dòng, nhà thần bí)




Chương 3. Con người đáp lời Thiên Chúa


  1. Chúng ta có thể trả lời Thiên Chúa thế nào khi Người nói với chúng ta ?

- Chúng ta trả lời Thiên Chúa khi chúng ta tin Người.
[142-149]


  • Người muốn tin cần có một tấm lòng biết nghe theo lương tri (1V 3, 9). Thiên Chúa tìm tiếp xúc với ta bằng nhiều cách. Mỗi lần gặp gỡ ai, mỗi lần thán phục trước quang cảnh thiên nhiên, mỗi việc tình cờ hiển nhiên, mỗi thách đố, mỗi đau khổ đều có ẩn giấu một sứ điệp mà Thiên Chúa muốn gửi ta. Một cách rõ ràng hơn, Người muốn nói với ta qua Lời Người hoặc qua tiếng lương tâm của ta. Người nói với ta như nói với những người bạn. Như vậy, ta cần trả lời Người, hoàn toàn trông cậy vào Người, học hỏi để hiểu biết Người hơn và đón nhận ý muốn Người không có giới hạn.

  1. Đức tin là gì ?

- Đức tin là nhận biết và trông cậy. Đức tin có 7 đặc tính sau:

          1. Đức tin là ơn ban tuyệt vời của Thiên Chúa, ta nhận được khi ta sốt sắng cầu xin.

          2. Đức tin là sức mạnh siêu nhiên, tuyệt đối cần thiết để ta được cứu độ.

          3. Đức tin đòi phải có ý muốn tự do và sự hiểu biết rõ ràng, khi ta đáp lại lời mời của Thiên Chúa.

          4. Đức tin là sự chắc chắn tuyệt đối, vì chính Chúa Giêsu bảo đảm như thế.

          5. Đức tin chỉ trọn vẹn, khi đức tin được thể hiện qua những việc bác ái.

          6. Đức tin lớn dần khi ta luôn biết lắng nghe Lời Chúa và đối thoại sống động với Người trong cầu nguyện.

          7. Đức tin cho ta nếm cảm trước niềm vui Thiên đàng ngay ở đời này. [153-165, 179-180, 183-184]

  • Đức tin còn hơn là hiểu biết rất nhiều, đức tin là một cậy trông. Chính đức tin đã làm cho Abraham di cư sang Đất Hứa, đã khiến cho các vị tử đạo trung thành cho đến chết; và ngày nay, đức tin còn nâng đỡ các Kitô hữu bị bách hại. Đức tin chiếm đoạt toàn bộ con người. 307

  • Nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải thì dù anh em có bảo cây dâu này: hãy bật rễ lên, xuống dưới biển kia mà mọc, nó cũng sẽ vâng lời anh em. Lc 17,16

  • Đức tin tự bản tính là chấp nhận một chân lý mà trí khôn không thể đạt tới; đức tin dựa vào bằng chứng một cách đơn giản và cần thiết.Chân phước John Henry Newman (1801 – 1890, trở lại Công giáo, sau làm Hồng y của Hội Thánh Công giáo, triết gia Anh và thần học gia)

  1. Tin nghĩa là gì ?

- Tin là đi vào một tương quan cá vị với Thiên Chúa, và sẵn sàng đón nhận tất cả những gì Thiên Chúa mặc khải về chính Ngài. [150-152]

  • Khi bắt đầu tin con người thường cảm thấy mình rung động hoặc âu lo. Con người cảm thấy thế giới hữu hình và mọi việc thường xảy ra chưa phải là tất cả. Khi tin là họ cảm thấy xúc động vì đụng chạm đến một mầu nhiệm. Rồi họ lần theo các dấu vết đưa dẫn họ tới sự hiện hữu của Thiên Chúa và dần dần thấy mình tin tưởng để nói với Người, rồi cuối cùng họ tự nguyện bước vào mối tương quan với Người. Trong Tin Mừng thánh Gioan ta đọc rằng: Thiên Chúa, chưa có ai thấy bao giờ; chỉ có Con duy nhất ở trong lòng Cha là Chúa Ki tô, chính Người mới dẫn dắt cho họ hiểu biết Thiên Chúa. Vì thế ta phải tin Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, nếu ta muốn biết Thiên Chúa muốn nói gì với ta. Tin có nghĩa là đồng thuận với Đức Giêsu và đặt cược toàn bộ đời mình cho Người.

  • Tin nghĩa là chịu đựng sự khó hiểu của Thiên Chúa suốt đời. Karl Rahner (1904-1984, thần học gia Đức)

  • Tôi không tin nếu tôi không nhận thấy rằng tin là điều hợp lý. Thánh Tôma Aquinô

  • Tin vào Thiên Chúa là thấy rằng trong các thực tại của thế giới tất cả chưa được nói đến. Tin vào Thiên Chúa là thấy rằng cuộc đời có một ý nghĩa. Ludwig Wittgenstein (1889-1951, triết gia Áo)

  • Cái mà ta tin là điều quan trọng, nhưng còn quan trọng hơn nữa là ta tin vào ai. Đức Bênêđictô XVI, 28-05-2005

  • Tôi tin để hiểu. Thánh Anselmô Cantorbery (1033-1109,
    tiến sĩ Hội Thánh, thần học gia Trung Cổ)


  • Tôi không có tưởng tượng. Tôi không thể hình dung ra Thiên Chúa Cha. Tất cả điều tôi có thể thấy là Chúa Giêsu. Chân phước Têrêsa Calcutta (1910-1997,sáng lập dòng. Đoạt giải Nobel về hòa bình 1979)

  1. Có sự xung khắc giữa đức tin với khoa học không ?

- Chẳng có sự xung khắc nào giữa đức tin với khoa học mà không giải quyết được, vì không thể có 2 loại chân lý. [159]

  • Thiên Chúa đã dự liệu cho có cả đức tin và khoa học để giúp đỡ nhau. Đó là lí do tại sao đức tin Kitô giáo khích lệ và cổ vũ các khoa học, kể cả các khoa học tự nhiên. Nhờ đức tin, ta hiểu biết các thực tại vượt quá khả năng của trí tuệ ta, nhưng chúng lại có thật mặc dầu không thể dùng lý trí đạt được. Đức tin nhắc nhớ cho các khoa học rằng các khoa học không được thay thế Thiên Chúa mà phải phục vụ cho thế giới vạn vật và tôn trọng phẩm giá của con người.

  • Không ai có thể hiểu được các thực tại thần linh hay nhân loại nếu không nghiêm chỉnh học toán học trước. Thánh Augustinô (354-430, tiến sĩ Hội Thánh, văn sĩ và thần học gia thời Hội Thánh đầu tiên)

  • Chúng tôi không thấy có xung khắc giữa Thiên Chúa và khoa học. Cả hai bên không loại trừ nhau như ngày nay có người tin như vậy hoặc nghi ngờ như vậy, cả hai bổ túc cho nhau và chồng chéo lên nhau. Max Planck (1858-1947, nhà vật lý học, giải Nobel 1918, sáng lập lý thuyết các quanta)

  1. Đức tin của tôi có liên quan gì đến Hội Thánh ?

- Không ai có thể tin một mình, cũng như không ai tự sống một mình. Chúng ta nhận đức tin từ Hội Thánh và sống đức tin trong tình hiệp thông với những ai cùng chung niềm tin vào Thiên Chúa. [166-169, 181]

  • Đức tin là một điều rất riêng của con người, nhưng không phải vì thế mà nó là chuyện riêng tư của họ. Người muốn tin phải có thể nói “tôi” cũng như nói “chúng tôi”, bởi vì một đức tin mà ta không thể chia sẻ hoặc thông truyền thì quả là vô lý. Cá nhân người tin tự ý dính kết với “chúng tôi tin” của Hội Thánh. Chính là từ Hội Thánh mà họ nhận được đức tin. Qua các thế kỷ, Hội Thánh đã truyền bá đức tin, đã bảo vệ khỏi mọi xuyên tạc và đã để cho ánh sáng đức tin luôn không ngừng soi chiếu. Do đó, đức tin là tham gia vào một xác tín tập thể. Đức tin của những người khác nâng đỡ tôi, cũng như lửa đức tin của tôi đốt lên hoặc làm cho mạnh lên lửa của những người khác. Chữ “tôi” và “chúng tôi” của đức tin được nhấn mạnh bởi việc Hội Thánh dùng hai bản tuyên xưng đức tin trong khi cử hành thánh lễ: kinh tin kính các thánh Tông đồ bắt đầu bằng “Tôi tin” và kinh tin kính Công đồng Nixê-Constantinople bắt đầu bằng “Chúng tôi tin” (hình thức xưa nhất).

  • Ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đó giữa họ. Mt 18,20

  • Credo: Tiếng này dùng để chỉ các kinh tuyên xưng đức tin của Hội Thánh, trong đó các yếu tố chính của đức tin được sắp xếp có trật tự.



ĐOẠN II: KITÔ HỮU TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN


  1. Tại sao đức tin đòi có định nghĩa và cần công thức hóa thành những tín biểu ?

- Khi diễn tả Đức tin, ta không nói những lời trống rỗng, nhưng là nói một thực tại. Trải qua bao thế kỷ, nội dung đức tin được Hội Thánh công thức hóa trong kinh Tin kính. Qua kinh này, ta có thể chiêm ngắm, suy gẫm, học hỏi, chia sẻ, cử hành và sống thực tại đức tin. [170-174]

  • Không có công thức cố định, nội dung của đức tin sẽ rời rạc. Vì thế Hội Thánh rất chú trọng đến một vài câu mà bản văn chính xác chỉ có được trải qua nhiều khó khăn, cốt để bảo vệ sứ điệp của Chúa Kitô khỏi những hiểu lầm và sai lạc. Các công thức đức tin đặc biệt quan trọng khi được dịch sang các ngôn ngữ khác nhau mà vẫn không bị thay đổi bản chất. Bởi vì đức tin chung là nền tảng cho sự hiệp nhất của Hội Thánh.

  • Hội Thánh cẩn thận giữ gìn [đức tin và sứ điệp của các tông đồ], dường như Hội Thánh chỉ ở trong một nhà duy nhất; cũng vậy Hội Thánh tin vào các chân lý đó dường như Hội Thánh chỉ có một linh hồn và một trái tim duy nhất; Hội Thánh nhất trí công bố các chân lý, giảng dạy và thông truyền chúng dường như Hội Thánh chỉ có một miệng lưỡi. Thánh Irênê ở Lyon (khoảng 135-202, giáo phụ)

  1. Kinh Tin kính là gì ?

- Kinh Tin kính là những công thức vắn tắt của đức tin, để các tín hữu có thể cùng nhau tuyên xưng chung một niềm tin. [185-188, 192-197]

  • Thư của Thánh Phaolô đã chứa đựng nhiều công thức vắn tắt. Kinh Tin Kính của các tông đồ mà Hội Thánh ban đầu soạn ra, có giá trị đặc biệt vì được coi là Kinh tóm tắt đức tin của các tông đồ. Còn Kinh Tin Kính của Công đồng Nixêa cũng rất đáng tôn trọng vì được xuất phát từ các Công đồng của Hội Thánh (Công đồng Nixêa 325, Công đồng Công-tan-tinốp 381). Cho đến ngày nay, kinh này là nền chung cho các Kitô hữu Đông cũng như Tây phương.

  • Ước mong Kinh Tin Kính như là tấm gương để bạn soi. Bạn hãy nhìn bạn trong đó: để xem bạn có tin tất cả những gì bạn tuyên bố là bạn tin không. Bạn hãy vui mừng mỗi ngày về đức tin của bạn. Thánh Augustinô

  • Không ai sống một mình, không ai tin một mình. Thiên Chúa nói với ta. Người làm thế để tập họp ta lại. Người thiết lập một cộng đồng là dân Người, là Hội thánh Người. Sau khi Chúa Giêsu về trời, Hội Thánh là dấu chỉ sự hiện diện của Chúa trong trần gian. Basile de Césarée (thế kỷ V, giám mục)

  1. Kinh Tin kính có từ khi nào ?

- Từ thời Chúa Giêsu, khi Người truyền dạy các môn đệ Rửa tội cho những ai tin. Họ phải công khai tuyên xưng đức tin vào Thiên Chúa là Cha, Con và Thánh Thần. ( Ba Ngôi).

  • Nền móng của tất cả việc tuyên xưng đức tin sau này là tuyên xưng rằng Chúa Giêsu là Chúa và Người đã trao cho những ai tin một sứ vụ: hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chua Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần (Mt 28,19). Tất cả mọi người tuyên xưng đức tin của Hội Thánh đều là khai triển đức tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi, bắt đầu luôn luôn là tuyên xưng Chúa Cha, Đấng tạo thành trời đất và duy trì cho nó sống. Rồi tiếp theo là Chúa Con, Đấng đã đem sự giải thoát cho thế giới và cho mỗi người chúng ta. Cuối cùng là Chúa Thánh Thần, Đấng là sự hiện diện của Thiên Chúa trong Hội Thánh và trong thế giới.

  1. Kinh Tin kính Các thánh tông đồ dạy gì ?

- Tôi tin kính Đức Chúa Trời là Cha phép tắc vô cùng dựng nên trời đất.(1)

Tôi tin kính Đức Chúa Giêsu Kitô là Con Một Đức Chúa Cha cùng là Chúa chúng tôi,(2)

bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà Người xuống thai sinh bởi Bà Maria Đồng Trinh,(3)

chịu nạn đời quan Phongxiô Philatô, chịu đóng đanh trên cây Thánh giá, chết và táng xác,(4)

xuống ngục Tổ tông, ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại,(5)

lên trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha phép tắc vô cùng, (6)

ngày sau bởi trời lại xuống phán xét kẻ sống và kẻ chết.(7)

Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần.(8)

Tôi tin có Hội Thánh hằng có ở khắp thế này. Các Thánh thông công.(9)

Tôi tin phép tha tội.(10)

Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại.(11)

Tôi tin hằng sống vậy.(12) Amen.

  1. Kinh Tin kính Công đồng Nixêa (Nixêa-Côngtantinốp) dạy gì ?

- Tôi tin kính một Thiên Chúa là Cha toàn năng,

Đấng tạo thành trời đất, muôn vật hữu hình và vô hình.

Tôi tin kính một Chúa Giêsu Kitô, Con Một Thiên Chúa,

Sinh bởi Đức Chúa Cha từ trước muôn đời:

Người là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa, Ánh Sáng bởi Ánh Sáng,

Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật.

Được sinh ra mà không phải được tạo thành, đồng bản thể với Đức Chúa Cha ;

nhờ Người mà muôn vật được tạo thành.

Vì loài người chúng ta và để cứu độ chúng ta,

Người đã từ trời xuống thế;

Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần, Người đã nhập thể trong lòng Trinh Nữ Maria,

và đã làm người.

Người chịu đóng đinh vào thập giá vì chúng ta, thời quan Phongxiô Philatô,

Người chịu khổ hình và mai táng.

Ngày thứ ba, Người sống lại như lời Thánh Kinh,

Người lên trời, ngự bên hữu Đức Chúa Cha,

và Người sẽ lại đến trong vinh quang,

để phán xét kẻ sống và kẻ chết,

Nước Người sẽ không bao giờ cùng.

Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần,

là Thiên Chúa và là Đấng ban sự sống;

Người bởi Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con mà ra.

Người được phụng thờ và tôn vinh cùng với Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con;

Người đã dùng các tiên tri mà phán dạy.

Tôi tin Hội Thánh duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền.

Tôi tuyên xưng có một Phép Rửa để tha tội.

Tôi trông đợi kẻ chết sống lại và sự sống đời sau. Amen.
Chương 1. Tôi tin Thiên Chúa Cha


  1. Tại sao chúng ta tin chỉ có Một Thiên Chúa ?

- Chúng ta tin chỉ có Một Thiên Chúa, vì theo chứng cớ Kinh Thánh, chỉ có một Thiên Chúa, và theo luật lý luận (logic) chỉ có thể có Một Thiên Chúa. [200-202, 228]

  • Giả như có hai Chúa thì một trong hai sẽ là giới hạn của nhau, không ai là không giới hạn, không ai là hoàn hảo; do đó không ai trong hai là Thiên Chúa ( Yahvê). Dân Israel đã diễn tả kinh nghiệm nền tảng của họ rằng: Hãy nghe hỡi Israel, Chúa của chúng ta là Chúa duy nhất (Đnl 6,4). Các tiên tri không ngừng kêu gọi dân từ bỏ các tà thần và quay về với Thiên Chúa duy nhất: chính Ta là Thiên Chúa, không có Chúa nào khác (Is 45, 22).

  • Chúa Giêsu trả lời, "Điều răn đứng đầu là, nghe đây, hỡi Ítraen, Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, là Đức Chúa duy nhất. Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi. Mc 12,29-30

  • Độc thần: Giáo thuyết về Thiên Chúa là duy nhất, tuyệt đối và có ngôi vị, Người là nền móng cuối cùng của muôn vật. Các tôn giáo độc thần là Do Thái giáo, Kitô giáo và Hồi giáo.

  1. Tại sao Thiên Chúa tự cho mình một tên gọi ?

- Thiên Chúa tự cho mình một tên gọi để ta được dễ dàng hơn khi kêu cầu đến Người. [203-213, 230-231]

  • Thiên Chúa không muốn để không ai biết được mình. Người không muốn tôn kính như một “Đấng Tối cao” mà người ta chỉ cảm thấy hay đoán ra. Thiên Chúa muốn được nhận biết và kêu cầu như một Đấng hiện hữu thật và hoạt động. Trong bụi gai đang cháy Thiên Chúa cho ông Môsê biết tên của Người YHWH (Xh 3,14). Thiên Chúa tự làm cho dân có thể đến với Người, tuy nhiên Người vẫn là Thiên Chúa ẩn giấu, là mầu nhiệm đang có mặt. Ở Israel để tôn kính Thiên Chúa, người ta không đọc (và không bao giờ đọc) tên Thiên Chúa. Người ta thay thế bằng tiếng Adonai (Chúa). Tân ước dùng từ Chúa để tôn kính Đức Giêsu như Thiên Chúa thật: Giêsu là Chúa (Rm 10,9).

  • Ông Môsê nói với chúa: Tôi sẽ tìm đến dân Do Thái và nói với họ: “Thiên Chúa của cha ông các người sai tôi đến với các người”. Nhưng nếu họ hỏi: “Người tên là gì ?” “Tôi sẽ nói với họ thế nào?” Thiên Chúa bảo Môsê: “Ta là Đấng hiện hữu”. Rồi nói thêm: Ngươi sẽ nói cho dân Israel thế này: “Đấng hiện hữu” đã sai tôi đến với các ngươi. Người còn nói với Môsê: “Yahvê, Thiên Chúa của cha ông các ngươi, của Abraham, của Israel, của Jacob đã sai tôi đến với các ngươi. Đây là tên của Người cho đến muôn đời, người ta sẽ gọi Ta bằng tên đó từ đời nọ sang đời kia”. Xh 3, 13-15

  • YHWH/Yahvê: Là tên quan trọng nhất Cựu ước dùng để gọi tên Thiên Chúa (Xh 3,14). Có thể dịch là “Ta là”. Đối với dân Do Thái cũng như Kitô hữu, tên ấy có ý chỉ Thiên Chúa duy nhất của trái đất, Đấng sáng tạo, Đấng duy trì cho có thể hiện hữu, Đấng là đối tác của giao ước, Đấng giải thoát khỏi nô lệ Ai Cập, Đấng xét xử và cứu độ.

  1. Khi nói Thiên Chúa là Đấng Chân thật có nghĩa là gì ?

- Nghĩa là Thiên Chúa là sự Sáng, trong Thiên Chúa không có tối tăm (1Ga 1, 5). Lời của Chúa là sự thật (Cn 8,7). Luật của Người là sự thật (Tv 119, 142). Chính Chúa Giêsu bảo đảm về sự thật của Thiên Chúa trước tòa Philatô "Ta sinh ra, Ta đến thế gian để làm chứng cho sự thật.“ (Ga 18, 37). [214-217]

  • Không đặt Thiên Chúa vào một tiến trình thử nghiệm vì khoa học không thể lấy Thiên Chúa như một đồ vật để khảo sát. Tuy nhiên chính Thiên Chúa cũng chịu đặt trong một tiến trình thử nghiệm riêng biệt. Ta biết rằng Thiên Chúa là sự thật, vì Chúa Giêsu là Đấng tuyệt đối đáng tin cậy. Người là con đường, là sự thật, là sự sống (Ga 14, 6). Tất cả những ai tin cậy vào người có thể khám phá ra Người và có kinh nghiệm về Người. Nếu Thiên Chúa không là “sự thật”, đức tin và lý trí không thể nào đối thoại được với Người. Tuy nhiên hai bên có thể thỏa thuận được vì Thiên Chúa là sự thật và sự thật là Thiên Chúa.

  • Chúa Giêsu Kitô là sự thật làm Người, lôi kéo thế giới đến với Người. Ánh sáng từ Chúa Giêsu phát ra chính là sự huy hoàng của sự thật. Mọi thứ sự thật khác chỉ là một mảnh của sự thật là Chúa Giêsu và phải phản chiếu về Người. Đức Bênêđictô XVI, 18-02-2006

  1. Khi nói Thiên Chúa là Tình yêu có nghĩa là gì ?

 - Nghĩa là Thiên Chúa dựng nên mọi sự, bao bọc mọi sự với lòng nhân từ vô biên của Người. Người không chỉ tuyên bố Người là Tình yêu mà còn làm chứng cho Tình yêu: "Không ai có Tình yêu lớn hơn người đã chết cho bạn mình" (Ga 15,13). [218-221]

  • Không một tôn giáo nào nói như Kitô giáo đã nói: Thiên Chúa là Tình Yêu (Ga 4, 8.16). Đức Tin quả quyết rất mạnh mẽ như thế đến nỗi kinh nghiệm về đau khổ và về sự dữ trên thế giới đã khiến người ta phải hồ nghi rằng thực sự Thiên Chúa có đúng là Tình Yêu không. Ngay trong Cựu ước Thiên Chúa đã dùng miệng tiên tri Isaia nói với dân Chúa rằng: Vì ngươi có giá trước mắt Ta, có giá trị và Ta yêu mến ngươi, Ta lấy các dân thay mạng ngươi, Ta thế đất đai thay cho ngươi. Đừng sợ, vì có Ta ở với ngươi (Is 43, 4-5). Người còn nói rằng: Người mẹ nào lại quên con đẻ của mình, cạn lòng thương với con dạ nó đã mang? Cho dù chúng quên được nữa thì phần Ta, Ta sẽ không hề quên ngươi. Này ta đã khắc ngươi trên bàn tay ta (Is 49,14-15). Khi Chúa Giêsu hiến mình cho các bạn mình trên thập giá, Người chứng minh rằng những lời Người nói về tình yêu Thiên Chúa không phải không có ý nghĩa gì.

  • Mẹ Têrêsa có kinh nghiệm rằng tình yêu đích thực là phải khổ. Nó luôn luôn phải làm khổ và cũng luôn phải đau khổ vì yêu một người nào đó; đau khổ vì phải bỏ nhau, người ta còn muốn chết cho người đó nữa. Khi người ta kết hôn, họ phải từ bỏ mọi sự để yêu nhau. Người mẹ khi sinh con phải đau khổ nhiều. Chữ “tình yêu” đã bị người ta hiểu sai quá nhiều và bị sử dụng sai quá nhiều. Mẹ Têrêsa

  1. Bạn sẽ làm gì khi bạn đã nhận biết Thiên Chúa ?

- Khi đã nhận biết Thiên Chúa, bạn phải đặt Người lên chỗ nhất trong cuộc đời bạn. Được như thế, đời sống mới của bạn sẽ bắt đầu. Bạn phải làm cho người ta biết Kitô hữu còn yêu thương cả kẻ thù nghịch của mình. Nhận biết Thiên Chúa mà chỉ gật đầu một chút thì không đủ. Kitô hữu còn phải chấp nhận sống theo lối sống của Người. [222-227, 229]

  • Nhận biết Thiên Chúa là nhận biết sự có mặt của Đấng đã tạo ra chúng ta, đã muốn ta có, đã nhìn ta với tình yêu mến từng giây phút, chúc phúc cho đời ta và gìn giữ đời ta, Đấng nắm trong tay trái đất và tất cả những gì ta yêu thích, dẫn ta đến chỗ hoàn thiện, chờ đợi ta nhẫn nại, muốn ta được mãn nguyện, ước mong ta luôn bên Người.

  • Thiên Chúa thật là mẹ ta cũng như thật là cha của ta vậy. Chân phước Juliana de Norwich (1342–1413 nhà thần bí Anh)

  • Lạy Chúa là Thiên Chúa của con, hãy loại bỏ khỏi con những gì làm con xa cách Chúa. Lạy Chúa là Chúa con, xin ban cho con tất cả những gì lôi kéo con tới Chúa. Lạy Chúa là Chúa con, xin giữ lấy con cho con và hãy ban cho con hoàn toàn cho Chúa. Thánh Nicôlas de Flice (1417-1487, nhà thần bí, ẩn tu Thụy sĩ)

  • Từ khi tôi biết là có Thiên Chúa, tôi không thể làm gì khác hơn là chỉ sống cho Chúa. Chân Phước Charles de Foucault (1858-1916, Kitô hữu ẩn tu trong sa mạc Sahara)

  1. Chúng ta tin vào 1 Thiên Chúa hay 3 Thiên Chúa ?

Каталог: download -> khotulieu -> giaoly
download -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
giaoly -> PHẦn II. Phụng vụ BÍ TÍch dẫn nhập vào phần II: Phụng vụ BÍ TÍCH
khotulieu -> TỰ ÐIỂn phụng vụ
giaoly -> ĐỜi sống trong chúa kitô (câu 279 468)
khotulieu -> Lời Than Trách (= Impropères) Trong tiếng La tinh, improperium có nghĩa là lời than trách. Bài thán ca là lời than trách thống thiết của Ðức Kitô đối với dân đã phụ bạc Người. Trong ngày thứ Sáu Tuần Thánh
khotulieu -> Ngắm Mười Lăm Sự Thương Khó ĐỨc chúa giêsu ngắm mưỜi lăm sự thưƠng khó
khotulieu -> GiỜ thánh TỐi thứ NĂm tuần tháNH
khotulieu -> Sự Thương Khó Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta
khotulieu -> Hội đồng Giám mục Việt Nam: Tâm thư gửi các gia đình Công giáo

tải về 0.57 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương