Youcat youth catechism giới thiệu sách giáo lý cho ngưỜi trẻ


-  Không. Chúng ta chỉ thờ một mình Thiên Chúa. Nhưng chúng ta có thể tôn kính Đức Maria cách đặc biệt, vì Người là Mẹ Đấng Cứu Thế. [971]



tải về 0.57 Mb.
trang10/10
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích0.57 Mb.
#22546
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

-  Không. Chúng ta chỉ thờ một mình Thiên Chúa. Nhưng chúng ta có thể tôn kính Đức Maria cách đặc biệt, vì Người là Mẹ Đấng Cứu Thế. [971]

  • Thờ kính có nghĩa là nhìn nhận cách khiêm tốn vô điều kiện quyền tối cao tuyệt đối của Thiên Chúa trên mọi thụ tạo. Đức Maria là một thụ tạo như ta. Người là Mẹ ta theo đức tin. Và ta phải thảo kính cha mẹ, đó là Kinh thánh dạy. Và Đức Maria đã nói về mình rằng: Vâng từ nay mọi thế hệ sẽ khen tôi có phước (Lc 1,48). Trong Hội thánh, việc tôn kính này được diễn ra một cách độc đáo trong các trung tâm hành hương kính Đức Mẹ, trong các lễ phụng vụ kính Mẹ Thiên Chúa và trong các kinh nguyện tôn kính Đức Mẹ, như kinh Mân Côi, được xem là bản tóm lược toàn bộ Tin Mừng. 353, 485



Chương 5. Tôi tin phép tha tội


  1. Hội Thánh Công giáo có thực sự tha tội được không ?

-  Có. Bởi vì không chỉ một mình Chúa Giêsu có quyền tha tội, mà Người còn trao cho Hội thánh nhiệm vụ và quyền giải thoát con người khỏi tội lỗi của họ. Chúa Giêsu đã cho linh mục tham gia vào quyền tha tội của Người, nên linh mục có thể tha tội. [981-983, 986-987]

  • Qua tác vụ của linh mục, Thiên Chúa ban cho loài người ơn tha thứ và xóa bỏ mọi tội dường như tội lỗi không có bao giờ. Một linh mục chỉ có thể thực hiện được việc đó vì Chúa Giêsu đã cho tham dự vào quyền thần linh riêng tư của Chúa để tha tội. 252, 239

  • Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ. Ga 20, 23

  • Linh mục đã nhận được nơi Thiên Chúa một quyền năng đầy đủ mà Thiên Chúa đã không ban cho các thiên thần hay các tổng lãnh thiên thần. Thiên Chúa ở trên trời cao xác nhận điều linh mục làm ở dưới thế. Thánh Gioan Chrysostom

  1. Hội Thánh tha thứ tội lỗi như thế nào ?

Bí tích đầu tiên và chính yếu để tha tội là bí tích Rửa Tội. Sau khi lãnh bí tích Rửa tội, đối với các tội nặng đã phạm, điều cần thiết để được tha thứ là phải chạy đến với bí tích Hòa Giải (bí tích Thống Hối, Giải Tội). Đối với các tội nhẹ thì chỉ khuyên xưng tội thôi. Việc đền tội phải tương xứng với tính chất trầm trọng của tội đã phạm. Có thể đền tội bằng cách đọc Kinh Thánh, cầu nguyện, ăn chay, và làm các việc lành khác. [976-980, 984-987] 226-239

  • Tôi sẽ phải bối rối nếu không có phép giải tội trong kín đáo. Martin Luther (1483–1546, nhà cải cách Tin lành Đức)


Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại


  1. Tại sao chúng ta tin người chết sẽ sống lại ?

Chúng ta tin kẻ chết sẽ sống lại vì Chúa Giêsu đã phục sinh từ trong kẻ chết, Người sống luôn mãi, và Người làm cho chúng ta tham dự vào sự sống vĩnh cửu của Người.
988-991]


  • Khi có ai qua đời, xác họ được chôn hoặc thiêu. Nhưng ta tin rằng họ có một đời sống sau khi chết. Chúa Giêsu phục sinh đã tỏ mình ra như Chúa của sự sống. Lời của Người đáng tin cậy: Tôi là sự sống lại. Ai tin Tôi dù có chết vẫn sẽ sống (Ga 11,25b). 103-108

  • Sao trong anh em có người lại nói: không có chuyện kẻ chết sống lại? Nếu kẻ chết không sống lại thì Đức Kitô đã không chỗi dậy. Mà nếu Đức Kitô đã không chỗi dậy thì lời rao giảng của chúng tôi trống rỗng và cả đức tin của anh em cũng trống rỗng. Nếu chúng ta đặt hy vọng vào Đức Kitô vì đời này mà thôi, thì chúng ta là những kẻ đáng thương hơn hết mọi người. Nhưng không phải thế ! Đức Kitô đã chỗi dậy từ cõi chết, mở đường cho những ai đã an giấc ngàn thu. 1 Cr 15,12-14.19-20

  1. Tại sao ta tin "xác sẽ sống lại" ?

-  Thánh Kinh khi nói về “thân xác” là muốn nhắm đến con người trong tình trạng mỏng giòn và phải chết. Tuy nhiên, Thiên Chúa cũng không coi “thân xác” con người là thấp hèn kém giá trị. Trong Đức Giêsu Kitô, chính Thiên Chúa đã mặc lấy xác phàm, để cứu chuộc loài người. Thiên Chúa cũng không chỉ cứu linh hồn con người, nhưng Người cứu toàn bộ con người có hồn và xác. [988-991, 997-1001, 1015]

  • Thiên Chúa đã dựng nên con người có xác và hồn. Đến Tận thế Người sẽ không để cho “xác” nghĩa là toàn thể thụ tạo vật chất rớt xuống như một đồ chơi cũ kỹ. Đến “ngày sau hết” Người sẽ làm cho ta chỗi dậy như những vật có xác thịt – nghĩa là ta sẽ được biến đổi, nhưng ta sẽ vẫn cảm thấy mình ở trong yếu tố của mình. Đối với Chúa Giêsu cũng vậy, việc ở trong điều kiện có xác không phải chỉ trong một giai đoạn. Khi Đấng Phục Sinh hiện ra với các môn đệ, các môn đệ trông thấy các vết thương ở xác Người.

  • Và Ngôi Lời đã trở nên người phàm (có xác) và cư ngụ giữa chúng ta. Ga 1,14

  1. Khi ta chết, xảy ra điều gì ?

-   Khi ta chết, hồn lìa xác, xác thối rữa, hồn đến gặp Thiên Chúa, và chờ hợp nhất lại với xác vào ngày tận thế. [992-1004, 1016-1018]

  • Xác ta sẽ sống lại thế nào, đó là một mầu nhiệm. Một hình ảnh có thể giúp ta hiểu: khi ta xem thấy củ của cây hoa tulip, ta không biết nó sẽ phát triển thành hoa rực rỡ thế nào trong đất. Đối với ta cũng thế, ta cũng không biết gì về vẻ bề ngoài tương lai của thân xác mới của ta. Thánh Phaolô quả quyết chắc chắn rằng : người ta được gieo trong hèn hạ mà chỗi dậy thì vinh quang (1 Cr 15,43a)

  • Nhưng có người sẽ nói, kẻ chết chỗi dậy thế nào? Họ lấy thân thể nào mà trở về? Đồ ngốc! Ngươi gieo cái gì, cái ấy phải chết rồi mới được sống. Cái ngươi gieo không phải là hình thể sẽ mọc lên, nhưng là một hạt trơ trụi, chẳng hạn như hạt lúa hay một thứ nào khác. Rồi Thiên Chúa cho nó một hình thể như ý ngài muốn: giống nào hình thể ấy. 1Cr 15,35

  • Ngay thân xác cũng có một chỗ nơi Thiên Chúa.
    Đức Bênêđictô XVI, 15-8-2005

  • Tôi muốn thấy Thiên Chúa và để thấy Thiên Chúa, tôi phải chết. Thánh Têrêsa Avila

  1. Nếu ta trông cậy vào Chúa Kitô, Người sẽ giúp ta thế nào vào lúc ta chết ?

-  Chúa Kitô sẽ tới gặp ta và đưa ta vào cuộc sống đời đời. Thánh Têrêsa Hài đồng nói: "Không phải cái chết sẽ đến đón tôi mà là chính Thiên Chúa". [1005-1014, 1016, 1019]

  • Khi chiêm ngắm những đau khổ và cái chết của Chúa Giêsu, đoạn nói về cái chết của Chúa có thể dễ hiểu hơn. Trong hành vi tin cậy và yêu mến Chúa Cha, ta có thể “xin vâng” như Chúa Giêsu đã làm trong vườn cây dầu. Loại thái độ này được gọi là “hiến dâng linh thiêng”. Người đang chết kết hợp với cuộc hiến dâng của Chúa Kitô trên thập giá. Chết như vậy trong niềm tin cậy nơi Chúa và trong bình an với mọi người, thì không có tội nặng, đó là lên đường đi tới cộng đồng của Chúa Kitô phục sinh. Cái chết của ta làm ta rớt xuống, nhưng ta rớt trong tay Chúa. Người chết không hành trình tới hư vô, nhưng trở về nhà trong tình yêu của Đấng đã tạo dựng họ.

  • Chúng ta có sống là sống cho Chúa, mà có chết cũng là chết cho Chúa. Vậy, dù sống, dù chết, chúng ta vẫn thuộc về Chúa. Rm 14,8

  • Tôi không chết, tôi đi vào sự sống. Thánh Têrêsa Hài đồng (1873-1897, nhà thần bí và tiến sĩ Hội thánh)



Chương 6. "Tôi tin hằng sống vậy"


  1. Sự sống vĩnh hằng là gì ?

Sự Sống vĩnh hằng đã khởi đầu khi ta lãnh Bí tích Rửa tội. tiếp tục sau khi chết và nó sẽ vô cùng tận. [1020]

  • Những người yêu nhau có kinh nghiệm rằng: họ muốn cho chuyện tình của họ không ngừng lại bao giờ. Thiên Chúa là tình yêu, thư thứ nhất của thánh Gioan nói thế (1Ga 4,16). Thư thứ nhất gửi Côrintô nói đức ái không bao giờ mất được (1Cr 13,8). Thiên Chúa thì vĩnh hằng vì Người là tình yêu và tình yêu thì vĩnh hằng bởi vì tình yêu là thần thiêng. Khi ta sống trong tình yêu, là ta đi vào hiện tại vĩnh viễn của Thiên Chúa.

  • Anh em thân mến, một điều duy nhất, xin anh em đừng quên, đối với Chúa, một ngày ví thể ngàn năm, ngàn năm cũng tựa một ngày. 2 Pr 3,8

  • Thời gian để tìm Chúa, đó là sống. Thời gian để tìm được Chúa, đó là chết. Thời gian để có được Chúa là đời đời. Thánh Phanxicô Salêdiô

  1. Chúng ta có phải chịu xét xử sau khi chết không ?

-  Có. Sau khi chết, mỗi người tức khắc sẽ chịu cuộc xét xử. Cuộc xét xử này được gọi là cuộc xét xử riêng. Còn đến ngày sau hết, sẽ xảy ra một cuộc xét xử được gọi là cuộc xét xử chung, khi Chúa Kitô trở lại trong vinh quang của Người.

  • Khi chết, mỗi người đi tới giờ của sự thật. Lúc đó không gì có thể bị gạt đi và che giấu nữa. Ta phải đối mặt với cuộc xét xử của Chúa, Đấng công nhận sự công chính của ta, vì Thiên Chúa gần gũi ta, ta chỉ có thể hoặc là công chính như Chúa muốn khi Người tạo dựng ta. Hoặc có thể ta cần phải qua một tiến trình thanh luyện chăng, hoặc có thể ta được đón ngay vào vòng tay của Chúa chăng ? Nhưng cũng có thể ta đầy tội ác, hận thù, từ chối tất cả; ta sẽ từ chối vĩnh viễn bộ mặt của Tình yêu, bộ mặt của Thiên Chúa.

  • Xét xử. Việc xét xử riêng hay cá nhân sẽ xảy ra lúc mỗi người chết. Việc xét xử chung tất cả cũng gọi là xét xử sau cùng sẽ xảy ra khi tận thế lúc Chúa trở lại.

  • Khi đời đã về chiều, ta sẽ chịu xét xử về tình yêu của ta. Thánh Gioan Thánh giá (1542-1591, nhà thần bí Tây ban nha, tiến sĩ Hội Thánh và thi sĩ)

  1. Trời là gì ?

-  Trời là thời gian vô tận của tình yêu không bao giờ còn xa cách nữa giữa Thiên Chúa và lình hồn đã yêu mến và tìm kiếm Người suốt đời. Được hiệp nhất với tất cả các thiên thần và tất cả các thánh, linh hồn được vui hưởng hạnh phúc luôn luôn ở gần Chúa và với Chúa. Trời là Thiên đường (xem câu 52, 109). [1023-1026, 1053]

  • Đôi bạn trẻ nhìn nhau với đôi mắt tình tứ, một em bé đang bú mẹ tìm đến cái nhìn của mẹ nó, như muốn giữ gìn mỗi nụ cười đó mãi mãi….đó là những thí dụ có thể cho ta một ý niệm nhỏ về trời hay thiên đường. Được nhìn thấy Thiên Chúa mặt đối mặt là như thời gian độc nhất của tình yêu kéo dài đến vô tận. 52

  • Bây giờ chúng ta thấy lờ mờ như trong một tấm gương, mai sau sẽ được mặt giáp mặt. Bây giờ tôi biết chỉ có ngần có hạn, mai sau tôi sẽ được biết hết, như Thiên Chúa biết tôi. 1 Cr 13,12

  • Một người có thể mất hết của cải đời này trái với ý muốn của mình, nhưng không bao giờ họ mất của cải đời đời nếu không hoàn toàn do ý muốn của mình.
    Thánh Augustinô

  1. Luyện ngục là gì ?

Luyên ngục thường được coi là một nơi, nhưng đúng ra là một tình trạng của những người chết trong ơn nghĩa Chúa, đã được cứu độ, nhưng còn cần thanh luyện trước khi họ có thể được xem thấy Thiên Chúa mặt đối mặt. Đó chính là luyện ngục. [1030-1031]

  • Khi thánh Phêrô chối Chúa Giêsu, Người quay lại và nhìn ông: “Và Phêrô đi ra khóc lóc một cách cay đắng”, việc thánh Phêrô bày tỏ một tình cảm ăn năn như thế có thể có ở luyện ngục. Một luyện ngục như thế chắc sẽ chờ đợi đa số chúng ta lúc chúng ta chết: Chúa nhìn ta với cái nhìn yêu thương, và ta cảm thấy một tình cảm hổ thẹn cháy bỏng và một hối hận đớn đau đối với việc ta đã làm điều ác hoặc đã có những hành động chỉ “ thiếu” có tình yêu thôi. Chỉ sau khi chịu đau khổ để thanh luyện như vậy ta mới có thể gặp được cái nhìn yêu thương trong niềm vui vĩnh hằng mà không gì làm xáo trộn được.

  • Những công việc của mỗi người sẽ được phơi bày ra ánh sáng. Thật thế, Ngày của Thiên Chúa sẽ cho thấy công việc đó, vì Ngày ấy tỏ rạng trong lửa; chính lửa này sẽ thử nghiệm giá trị công việc của mỗi người. 1Cr 3,13

  • Vì thế ông Giuđa Macabê đã làm việc đền tội cho người đã chết, để họ được tha thứ tội lỗi. 2 Mcb 12,45

  1. Ta có thể giúp được các linh hồn ở Luyện ngục không ?

Có, vì tất cả những ai đã được rửa tội trong Chúa Kitô đều được tham dự vào việc “các thánh thông công” và họ liên đới với nhau. Những người còn sống có thể giúp đỡ các linh hồn nơi luyện ngục. [1032]

  • Bởi vì khi chết rồi con người không thể làm gì cho chính mình nữa, thời gian thử luyện đã qua rồi. Nhưng khi ta còn sống, ta có thể làm được việc gì đó giúp họ, vì tình yêu của ta vẫn hoạt động vươn tới cả đời sau, chẳng hạn ăn chay, cầu nguyện, làm các việc lành, nhất là dâng thánh lễ để xin ơn cho họ. 146

  • Bạn đừng ngại ngùng cứu giúp những người đã ra đi và dâng lời cầu nguyện cho họ. Thánh Gioan kim khẩu

  1. Hỏa ngục là gì ?

Hỏa ngục là tình trạng xa lìa đời đời với Thiên Chúa, thiếu vắng tình yêu cách tuyệt đối. [1033-1037]

  • Ai chết trong tình trạng đã phạm tội nặng do biết rõ và cố tình mà không ăn năn hối cải, ai từ bỏ đến muôn đời tình yêu hay thương xót và tha thứ của Thiên Chúa, người đó tự loại bỏ mình ra khỏi sự hiệp thông với Thiên Chúa và các Thánh. Có thể có ai lúc chết được nhìn ngắm tình yêu tuyệt đối ở trước mặt mà cứ nhất định bỏ không? Ta không biết. Nhưng vì ta có tự do, nên có thể có. Chúa Giêsu luôn ngăn ngừa chúng ta đừng có dứt khoát chia ly với Chúa bằng cách không quan tâm gì đến những khốn khổ của anh chị em chúng ta. Chúa nói với mọi người ở bên trái rằng: “Quân bị nguyền rủa kia, đi đi cho khuất mắt Ta mà vào lửa đời đời… vì xưa Ta đói các ngươi đã không cho ăn… Ta bảo thật mỗi lần các ngươi không làm như thế cho một trong những người bé mọn nhất đây, là các ngươi đã không làm cho chính Ta vậy” (Mt 25, 41.45). 53

  • Nếu tay anh làm cớ cho anh sa ngã, thì chặt nó đi; thà cụt một tay mà được vào cõi sống, còn hơn là có đủ hai tay mà phải sa hoả ngục, phải vào lửa  không hề tắt. Mc 9,43

  • Kẻ không yêu thương thì ở lại trong sự chết. Phàm ai ghét anh em mình thì là kẻ sát nhân. Và anh em biết không kẻ sát nhân nào có sự sống đời đời ở lại trong mình nó.
    Ga 3,14-15

  • Tôi tự hỏi: “Hỏa ngục là gì?”. Tôi quả quyết rằng: là không thể yêu thương được. Fedor Dostoievski, 1821–1881, văn sĩ Nga)

  1. Nếu Thiên Chúa là Tình yêu thì sao lại có Hỏa ngục ?

- Không phải Thiên Chúa kết án con người vào hỏa ngục mà chính con người là kẻ tự kết án mình khi gạt bỏ tình yêu thương xót của Thiên Chúa. Họ tự tước mất cuộc sống vĩnh cửu khi chính họ tự ý loại mình ra khỏi sự thông hiệp với Thiên Chúa. [1036-1037]

  • Thiên Chúa ước ao sống hiệp thông ngay cả với tội nhân cuối cùng. Người muốn mọi người ăn năn trở lại và được cứu rỗi. Nhưng Thiên Chúa đã dựng nên con người được tự do, và Người tôn trọng quyết định của họ. Chính Thiên Chúa không thể ép buộc ai yêu mến. Thiên Chúa không kết án con người. Thiên Chúa là tình yêu phải chịu đầu hàng “những ai chọn hỏa ngục hơn là Thiên đàng”.  51, 53

  • Thiên Chúa không chậm trễ thực hiện lời hứa, như có kẻ cho là Người chậm trễ. Kỳ thực, Người kiên nhẫn đối với anh em, vì Người không muốn cho ai phải diệt vong, nhưng muốn cho mọi người đi tới chỗ ăn năn hối cải. 2 Pr 3,9

  • Thiên Chúa muốn cho mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý. 1 Tm 2,4

  • Thiên Chúa nhân lành vô cùng sẽ không bao giờ loại bỏ những ai không muốn loại bỏ Người. Thánh Phanxicô Salêdiô

  1. Sự xét xử cuối cùng (phán xét chung) là gì ?

-  Phán xét cuối cùng sẽ diễn ra vào lúc tận thế, lúc Chúa Kitô đến lần thứ hai. "Mọi kẻ ở trong mồ sẽ nghe tiếng Người và bước ra. Những kẻ đã làm việc lành, sẽ sống lại để hưởng Sự Sống đời đời.  Những kẻ đã làm ác, sẽ sống lại để chịu phán xét" (Ga 5, 29). [1038-1041, 1058-1059]

  • Khi Chúa Kitô trở lại trong vinh quang, Người sẽ tỏa sáng trên ta; chân lý sẽ xuất hiện sáng trưng: Tư tưởng, hành động, mối quan hệ giữa ta với Thiên Chúa, với người khác, sẽ được phơi bày ra ánh sáng. Lúc đó ta sẽ biết rõ ý nghĩa cuối cùng của cuộc sáng tạo trời đất muôn vật, và hiểu rõ những phương thế tuyệt vời Thiên Chúa đã dùng để cứu ta. Sau hết lúc đó ta sẽ trả lời được câu hỏi hằng được lập đi lập lại rằng: quả thực Thiên Chúa là toàn năng thế mà sao sự dữ lại có sức mạnh quá lẽ như vậy ? Phán xét chung thực sự là phán xét cuối cùng đối với ta. Chính lúc này sẽ định đoạt cho ta hoặc sẽ sống lại để sống vĩnh hằng hoặc phải lìa xa Chúa muôn đời. Đối với những ai đã chọn sự sống, Thiên Chúa sẽ lại dẫn đưa họ như Đấng tạo hóa: trong “một thân xác mới” (2 Cr 5,1), họ sẽ sống muôn đời trong vinh quang của Chúa và ca tụng Người với cả xác hồn. 110-112, 157

  • Khi con người đến trong vinh quang của Người, có tất cả các thiên sứ theo hầu, bấy giờ Người sẽ ngự lên ngai vinh hiển của Người. Các dân thiên hạ sẽ được tập họp trước mặt Người, và Người sẽ tách biệt họ với nhau, như mục tử tách biệt chiên với dê… Thế là họ ra đi để chịu cực hình muôn kiếp, còn những người công chính ra đi để hưởng sự sống muôn đời. Mt 25,31-32,46

  1. Thế giới sẽ tận cùng thế nào ?

-  Khi tận thế, Thiên Chúa sẽ tạo dựng một trời mới đất mới. Sự dữ sẽ không còn quyền lực hay quyến rũ nữa. Những ai được cứu rỗi sẽ chiêm ngưỡng Thiên Chúa mặt đối mặt như bạn hữu của Người. Niềm ước mong hòa bình và công lý của họ sẽ được thỏa mãn. Hạnh phúc của họ là được chiêm ngắm Chúa. Thiên Chúa Ba Ngôi sẽ ở giữa họ, sẽ lau khô mọi giọt lệ trên mắt họ: sự chết sẽ không còn nữa, và cũng không còn tang chế, khóc lóc, và đau khổ nữa. [1042-1050, 1060]  110-112

  • Thiên Chúa sẽ lau sạch nước mắt họ. Sẽ không còn sự chết, cũng chẳng còn tang tóc, kêu than và đau khổ nữa, vì những điều cũ đã biến mất. Đấng ngự trên ngai phán: Này đây Ta đổi mới mọi sự. Rồi Người phán: Ngươi hãy viết: Đây là những lời đáng tin cậy và chân thật. Kh 21.4-5

  1. Tại sao chúng ta đọc "Amen" vào cuối kinh Tin kính ?

Chúng ta kết thúc kinh Tin Kính bằng từ Amen. Từ này theo tiếng Do Thái có nghĩa là “thưa vâng”, bởi vì Thiên Chúa mời gọi chúng ta trở thành nhân chứng đức tin. Ai nói Amen là vui sướng và tự do tán thành công việc tạo dựng và cứu chuộc của Thiên Chúa, Amen cũng là tin tưởng chắc chắn, trông cậy và trung thành. [1061-1065]

  • Theo tiếng Hibá, từ Amen có ý nghĩa vừa là “tin” vừa là “tin chắc, tin cậy và trung thành”. “Ai nói Amen là ký tên xác nhận” (Thánh Augustinô). Ta chỉ có thể công bố Amen không chút nghi ngại chỉ vì Chúa Giêsu đã chứng tỏ cho ta biết bằng cái chết và sự sống lại của Người rằng: Người là đấng trung thành, và đáng tin cậy. Người là “Amen” của loài người đối với tất cả những lời Thiên Chúa hứa, Người cũng là “Amen” dứt khoát của Thiên Chúa với mọi người chúng ta. 527

  • Quả thật, mọi lời hứa của Thiên Chúa đều là “có” nơi Người. Vì thế, cũng nhờ Người mà chúng ta hô lên “Amen” để tôn vinh Thiên Chúa. 2 Cr 1,20

  • Amen được dùng trong Cựu Ước với ý nghĩa chính là “mong được như vậy”, để làm cho mong ước hoạt động của Thiên Chúa mạnh mẽ hơn, hoặc để liên kết với lời ca tụng Thiên Chúa. Trong Tân Ước, Amen được dùng để tăng cường cho kết luận của lời cầu nguyện. Thường Chúa Giêsu dùng Amen cách đặc biệt để dẫn vào một lời nói quan trọng. Amen ở đây làm nổi uy thế của lời nói.




Каталог: download -> khotulieu -> giaoly
download -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
giaoly -> PHẦn II. Phụng vụ BÍ TÍch dẫn nhập vào phần II: Phụng vụ BÍ TÍCH
khotulieu -> TỰ ÐIỂn phụng vụ
giaoly -> ĐỜi sống trong chúa kitô (câu 279 468)
khotulieu -> Lời Than Trách (= Impropères) Trong tiếng La tinh, improperium có nghĩa là lời than trách. Bài thán ca là lời than trách thống thiết của Ðức Kitô đối với dân đã phụ bạc Người. Trong ngày thứ Sáu Tuần Thánh
khotulieu -> Ngắm Mười Lăm Sự Thương Khó ĐỨc chúa giêsu ngắm mưỜi lăm sự thưƠng khó
khotulieu -> GiỜ thánh TỐi thứ NĂm tuần tháNH
khotulieu -> Sự Thương Khó Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta
khotulieu -> Hội đồng Giám mục Việt Nam: Tâm thư gửi các gia đình Công giáo

tải về 0.57 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương