Ủy ban về CÁc vấN ĐỀ XÃ HỘi cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 84.01 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích84.01 Kb.
#29888


QUỐC HỘI KHÓA XIII

Y BAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 4316/BC-UBVĐXH13




Hà Nội, ngày 16 tháng 10 năm 2015



BÁO CÁO

Hoạt động của Ủy ban về các vấn đề xã hội năm 2015

dự kiến hoạt động đến tháng 7 năm 2016


Kính gửi: Các vị đại biểu Quốc hội,



Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội xin báo cáo hoạt động năm 2015 và dự kiến các hoạt động đến tháng 7 năm 2016 như sau:

Phần thứ nhất

HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY BAN NĂM 2015

I. CÔNG TÁC XÂY DỰNG PHÁP LUẬT

1. Chủ trì thẩm tra các dự án Luật, Tờ trình, Báo cáo của Chính phủ

a) Các dự án đã được thông qua

- Luật an toàn, vệ sinh lao động: Dự án Luật đã được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ tám. Trên cơ sở ý kiến thảo luận của các vị đại biểu Quốc hội, Ủy ban đã chủ trì phối hợp với cơ quan soạn thảo và các Bộ, ngành liên quan tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật này; lấy ý kiến ở ba khu vực Bắc Trung Nam, trao đổi kinh nghiệm quốc tế; tổ chức phiên họp toàn thể Ủy ban để đóng góp ý kiến và chuẩn bị Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý của Ủy ban thường vụ Quốc hội để trình Quốc hội. Tại kỳ họp thứ chín, Quốc hội đã thông qua dự án Luật.

- Về Báo cáo của Chính phủ về quy định tại Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 về bảo hiểm xã hội một lần: Ủy ban đã tổ chức phiên họp toàn thể để cho ý kiến, thảo luận về Báo cáo của Chính phủ; chủ trì phối hợp với cơ quan liên quan dự thảo Nghị quyết trình Quốc hội tại kỳ họp thứ chín. Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết số 93/2015/QH13 về việc thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động.

b) Các dự án đang trong quá trình thẩm tra

- Dự án Luật dược (sửa đổi): Thường trực Ủy ban đã tổ chức một số hội nghị, hội thảo, tọa đàm chuyên gia góp ý dự thảo Luật dược (sửa đổi) tại một số địa phương1. Dự án Luật đã được thẩm tra sơ bộ, trình Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại Phiên họp thứ 41, thẩm tra chính thức tại phiên họp toàn thể Ủy ban ngày 23/9/2015 và sẽ trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ mười.

- Tờ trình của Chính phủ về dự thảo Nghị định quản lý trang thiết bị y tế: Thường trực Ủy ban đã tổ chức làm việc với Sở Y tế, một số bệnh viện, cơ sở kinh doanh, sử dụng trang thiết bị y tế tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh về tình hình quản lý, sử dụng trang thiết bị y tế; tổ chức hội nghị, tọa đàm chuyên gia lấy ý kiến về dự thảo Nghị định này tại một số địa phương2. Thường trực Ủy ban đã cho ý kiến về Tờ trình của Chính phủ và trình Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại Phiên họp thứ 41. Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện, trình Ủy ban thường vụ Quốc hội vào thời gian thích hợp.

c) Thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về về chi phí quản lý bảo hiểm xã hội và việc ngân sách nhà nước chuyển kinh phí vào Quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc và Báo cáo thẩm tra dự kiến sẽ được trình Ủy ban thường vụ Quốc hội tại Phiên họp thứ 43.

2. Thẩm tra các báo cáo của Chính phủ về quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội và việc thực hiện các mục tiêu quốc gia bình đẳng giới năm 2014

Tổ chức giám sát các Bộ, ngành và trình Quốc hội Báo cáo thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội năm 2014 và Báo cáo thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về thực hiện mục tiêu quốc gia bình đẳng giới năm 2014 tại kỳ họp thứ chín3.



3. Thẩm tra các báo cáo khác của Chính phủ

- Tổ chức giám sát các Bộ, ngành và trình Quốc hội Báo cáo thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về quản lý và sử dụng Quỹ phòng, chống tác hại thuốc lá và Báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện Nghị quyết số 68/2013/QH13 về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế, tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân.4

- Tổ chức các phiên họp toàn thể Ủy ban nghe Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và một số bộ, ngành liên quan báo cáo việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2015 và kế hoạch, dự toán ngân sách nhà nước năm 2016 đối với lĩnh vực lao động, thương binh, xã hội, y tế, dân số; đánh giá việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011-2015 thuộc lĩnh vực Ủy ban phụ trách; gửi các đại biểu Quốc hội ý kiến của Ủy ban về các vấn đề này tại kỳ họp thứ mười.5

4. Thẩm tra lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong các dự án luật

Uỷ ban đã tổ chức tọa đàm chuyên gia, tham gia ý kiến về việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong 15 dự án luật6.



5. Phối hợp thẩm tra, tham gia ý kiến vào các dự án luật khác và dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh

Thường trực Ủy ban đã tham gia với các Uỷ ban khác của Quốc hội thẩm tra các dự án luật được phân công; tham gia với Ủy ban pháp luật thẩm tra việc điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015 và xây dựng chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 20167.



6. Chuẩn bị thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh

Tổ chức các hoạt động nghiên cứu, khảo sát để chuẩn bị cho việc thẩm tra các dự án luật được phân công như: Luật dân số; Luật phòng, chống tác hại của của rượu, bia… Chỉ đạo Vụ chuyên môn tiến hành nghiên cứu, rà soát các văn bản có liên quan.

Ngoài ra, Thường trực Ủy ban đã tiến hành tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 48-NQ/BCT của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến 2020 theo phân công về các nội dung thuộc lĩnh vực của Ủy ban.

II. CÔNG TÁC GIÁM SÁT, KHẢO SÁT

1. Các đoàn giám sát, khảo sát8

- Tổ chức 05 đoàn giám sát “việc thực hiện chính sách, pháp luật về người cao tuổi, người khuyết tật”, trong đó có 02 đoàn lồng ghép với nội dung về tình hình thực hiện nghị quyết 18/2008/QH12; kết hợp khảo sát tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về dân số, lao động nhập cư; 11 đoàn khảo sát về một số nội dung khác thuộc lĩnh vực Ủy ban phụ trách. Báo cáo kết quả giám sát về việc thực hiện chính sách, pháp luật về người cao tuổi, người khuyết tật được thảo luận tại phiên họp toàn thể Ủy ban và gửi đến các đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ mười.9

- Cử đại diện Thường trực Ủy ban tham gia các đoàn giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội; hoạt động của lãnh đạo Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban khác.

2. Giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Ủy ban đã giám sát, đôn đốc việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn Bộ luật lao động (sửa đổi), Luật việc làm, Luật bảo hiểm y tế, Luật bảo hiểm xã hội và các Luật khác do Ủy ban chủ trì thẩm tra từ đầu nhiệm kỳ khóa XIII đến năm 2015.



3. Giám sát giải quyết khiếu nại, tố cáo

- Đến tháng 9/2015, tổng số đơn đã nhận và xử lý là 1.514 đơn. Trong đó, đã làm công văn chuyển, đôn đốc các cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết: 197 đơn; xem xét chuyển các Ủy ban khác giải quyết theo thẩm quyền: 187 đơn; xử lý lưu: 1.130 đơn (trong đó 369 đơn, thư có nội dung trùng lắp do gửi nhiều lần và gửi đến nhiều người, nhiều cơ quan; đơn có nội dung không rõ ràng hoặc nặc danh...).



- Kết quả đôn đốc đơn thư: Ủy ban thường xuyên rà soát những đơn, thư của công dân đã được chuyển và tiếp tục làm văn bản đôn đốc việc giải quyết, hoặc trực tiếp trao đổi với các cơ quan đang có thẩm quyền giải quyết ở cả Trung ương và địa phương, để giám sát hoạt động giải quyết đơn thư Ủy ban đã nhận được 122 công văn trả lời các cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Trong đó có 55 công văn trả lời về việc hết thẩm quyền, 67 công văn trả lời về việc đang được các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết.

- Thực hiện Luật tiếp công dân và các văn bản hướng dẫn, Thường trực Ủy ban thường xuyên tiếp công dân khi công dân có yêu cầu và qua các đợt tiếp xúc cử tri tại địa phương…

- Trả lời 06 kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ chín đến Ban dân nguyện và 08 Đoàn đại biểu Quốc hội, trong đó có 05 kiến nghị về xây dựng pháp luật và 01 kiến nghị về giám sát.

- Tổ chức 02 phiên họp định kỳ (trước các kỳ họp Quốc hội) giữa Thường trực Ủy ban và các cơ quan có liên quan để đôn đốc, rà soát công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân thuộc lĩnh vực Ủy ban phụ trách.



III. CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI

- Tổ chức đoàn Ủy ban đi thăm và làm việc tại Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào về kinh nghiệm vận động, xây dựng, thẩm tra và ban hành Luật kiểm soát đồ uống có cồn; Đoàn nghiên cứu, học tập, trao đổi kinh nghiệm xây dựng chính sách, pháp luật về tố tụng lao động và cai nghiện ma túy tại Úc.

- Đại diện Thường trực Ủy ban tham gia Đoàn Chủ tịch Quốc hội tham dự Hội nghị lần thứ tư những người đứng đầu cơ quan lập pháp và thăm chính thức Hoa Kỳ.

- Thành viên Ủy ban tham gia các diễn đàn đa phương liên nghị viện như IPU, APF, AIPA theo phân công của Lãnh đạo Quốc hội; Tham gia tích cực trong việc tổ chức Đại hội đồng IPU-132 tại Hà Nội và chuẩn bị nội dung, tham gia các phiên họp Đại hội đồng, Hội nghị nữ nghị sĩ, Ủy ban dân chủ và nhân quyền, các Hội nghị có liên quan tại Đại hội đồng.

- Tổ chức đoàn nghiên cứu thực địa của Nghị sỹ châu Á (APDA) về chính sách, pháp luật dân số và phát triển tại Nhật Bản; tham dự Diễn đàn châu Á - Thái Bình Dương về phòng, chống bệnh lao toàn cầu tại Úc; Hội nghị về kinh nghiệm và thực tiễn chinh sách dân số tại Châu Phi tại Kênya; Hội nghị toàn cầu về chính sách kiểm soát rượu, bia tại Anh; đại diện Ủy ban tham gia Đoàn nghiên cứu của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội về đổi mới trợ giúp xã hội tại Anh - Thụy Điển; tham gia Đoàn nghiên cứu kinh nghiệm về phòng, chống bạo lực gia đình tại Canada.

- Đại diện TTUB tiếp các Đoàn khách quốc tế đến thăm và làm việc; Lãnh đạo Ủy ban làm việc với đại diện Ngân hàng thế giới (WB), Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Tổ chức phụ nữ Liên hiệp quốc (UNWOMEN), Cơ quan phòng, chống HIV/AIDS của Liên hợp Quốc (UNAIDS), đoàn nghị sĩ các nước…; cử đại diện Thường trực Ủy ban tham gia một số cuộc tiếp khách quốc tế của Lãnh đạo Quốc hội.

- Thường trực Ủy ban tham gia Tổng kết việc thực hiện Quy chế hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế của các cơ quan của Quốc hội.

IV. CÔNG TÁC KHÁC

- Thành viên Ủy ban thực hiện tốt các hoạt động của Ủy ban, tiếp xúc cử tri và tham gia hoạt động của các Đoàn đại biểu Quốc hội.

- Ban hành kế hoạch, triển khai và tổ chức cho thành viên Ủy ban góp ý dự thảo Tổng kết hoạt động của Ủy ban nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII.

- Tổ chức 03 phiên họp toàn thể Ủy ban để thẩm tra các dự án Luật, báo cáo của Chính phủ và các hoạt động khác của Ủy ban (02 tại Hà Nội, 01 tại Tp.Hồ Chí Minh) và tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm về các nội dung liên quan đến các lĩnh vực Ủy ban phụ trách.

- Chủ trì phối hợp tổ chức các hoạt động của Nhóm nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam.

- Tham gia xây dựng văn kiện và công tác chuẩn bị nhân sự cho Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII theo phân công, kế hoạch của các cấp lãnh đạo có thẩm quyền.

- Tổ chức thăm và tặng quà các Trung tâm nuôi dưỡng, chăm sóc người có công với cách mạng, các gia đình chính sách, gia đình thương binh, liệt sỹ nhân Tết cổ truyền và Ngày thương binh, liệt sỹ 27/7. Thăm và làm việc với một số cơ sở y tế, bệnh viện … nhân dịp Ngày thầy thuốc Việt Nam hằng năm; tham dự các cuộc Lãnh đạo Quốc hội tiếp các Đoàn người có công của các tỉnh về thăm Hà Nội và tới thăm Nhà Quốc hội.

V. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Mặt được

- Các hoạt động được triển khai theo đúng tiến độ, kế hoạch và kịp thời điều chỉnh phù hợp với các nhiệm vụ phát sinh10, bảo đảm chất lượng, hiệu quả, tiết kiệm; tăng cường thêm các phiên họp toàn thể Ủy ban để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ được phân công, tạo điều kiện cho thành viên Ủy ban thực hiện trách nhiệm, tham gia có hiệu quả hơn các hoạt động của Ủy ban.

- Những mặt mạnh trong hoạt động của Ủy ban tiếp tục được phát huy như: phối hợp chặt chẽ với các cơ quan soạn thảo trong quá trình thẩm tra các dự án luật; thẩm tra lồng ghép vấn đề bình đẳng giới; xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ cụ thể triển khai công việc; chủ động đề xuất các nội dung quan trọng để Quốc hội giám sát tối cao; công tác giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo được đổi mới theo hướng định kỳ 6 tháng tổ chức buổi làm việc với các Bộ, ngành để phối hợp xử lý đơn, thư.

- Tăng cường trách nhiệm của Thường trực Ủy ban và sự tham gia tích cực của từng thành viên Ủy ban trong các hoạt động của Ủy ban.



2. Hạn chế

- Việc đôn đốc cơ quan soạn thảo thực hiện đúng quy trình, thủ tục trong thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý một số dự án luật thuộc Ủy ban phụ trách còn chưa quyết liệt, đặc biệt là về tiến độ, các dự thảo nghị định hướng dẫn thi hành…

- Kết quả việc đôn đốc, thúc đẩy cơ quan có thẩm quyền thực hiện đầy đủ các kiến nghị giám sát còn hạn chế.



Phần thứ hai

DỰ KIẾN HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY BAN TỪ KỲ HỌP THỨ MƯỜI

ĐẾN THÁNG 7 NĂM 2016

I. CÔNG TÁC XÂY DỰNG PHÁP LUẬT

- Chủ trì tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật dược (sửa đổi).

- Thẩm tra lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong một số dự án luật11; phối hợp với các Ủy ban khác thẩm tra một số dự án luật trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ mười một.

- Góp ý các dự án luật trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ mười một.

- Tham gia ý kiến về dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV và năm 2017.

II. CÔNG TÁC GIÁM SÁT

- Tổ chức giám sát của Ủy ban về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS.

- Tiếp tục giám sát việc ban hành văn bản hướng dẫn thi hành các luật, pháp lệnh thuộc lĩnh vực của Ủy ban, đặc biệt các luật, pháp lệnh được ban hành trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII.

- Thẩm tra báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới và việc quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội.

- Tổ chức giám sát kết quả sau 2 năm thực hiện Nghị quyết 76/2014/QH13 về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020.

- Tham gia các hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội và giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

- Tham gia ý kiến về dự kiến chương trình giám sát của Quốc hội khóa XIV và năm 2017.

- Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.



III. CÁC CÔNG TÁC KHÁC

- Tham gia các hoạt động của IPU, AIPA, APF và các diễn đàn đa phương khác theo phân công. Cử đại diện tham dự các diễn đàn quốc tế và khu vực về các vấn đề xã hội, y tế, dân số, giới, lao động, việc làm….

- Tăng cường hợp tác với một số cơ quan của Liên hợp quốc (UNDP, UNFPA, UNWOMEN, UNICEF, UNAIDS, ILO…) và các tổ chức quốc tế khác.

- Góp ý dự thảo văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII về lĩnh vực xã hội.

- Tổ chức kỷ niệm 70 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên.

- Tổng kết nhiệm kỳ Ủy ban về các vấn đề xã hội khóa XIII; tham gia tổng kết hoạt động nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII.

- Chuẩn bị Kỷ yếu hoạt động của Ủy ban nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII (2011 - 2016).

- Phối hợp tổ chức hoạt động của Nhóm nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam; các hoạt động về bình đẳng giới và nâng cao kỹ năng vận động bầu cử cho ứng cử viên nữ.

- Tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm chuyên gia phục vụ công tác xây dựng pháp luật, giám sát và nâng cao kỹ năng hoạt động của đại biểu về các lĩnh vực của Ủy ban./.



Nơi nhận:

- Như trên;

- Lưu HC, CVĐXH;



e-pas: 70200


TM. ỦY BAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI

KT. CHỦ NHIỆM

PHÓ CHỦ NHIỆM

(đã ký)

Nguyễn Thúy Anh

Phụ lục

CÁC ĐOÀN GIÁM SÁT NĂM 2015

(01/2015 - 10/2015)







STT

THỜI GIAN

NỘI DUNG

ĐỊA ĐIỂM



12 - 15/01/2015

Tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về người cao tuổi, người khuyết tật và nghị quyết 18/2008/QH12; kết hợp khảo sát tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về dân số, di cư.

Hải Dương

Hưng Yên




9 - 13/03/2015

Tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về người cao tuổi, người khuyết tật và nghị quyết 18/2008/QH12; kết hợp khảo sát tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về dân số, di cư.

Điện Biên

Sơn La




14 - 18/7/2015

Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về người cao tuổi, người khuyết tật.

Khánh Hòa

Phú Yên




3 - 6/8/2015

Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về người cao tuổi, người khuyết tật.

Tây Ninh

Bình Phước





12 – 14/8/2015

Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về người cao tuổi, người khuyết tật.

Đắc Lắc

Kon Tum




CÁC ĐOÀN KHẢO SÁT CỦA ỦY BAN NĂM 1015

(01/2015 - 10/2015)





STT

Thời gian

Nội dung

Địa điểm



20/01/2015

Khảo sát tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về người cao tuổi, người khuyết tật.

Lạng Sơn



26 - 27/01/2015

Khảo sát tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về cai nghiện ma túy và phòng chống HIV/AIDS tại một số trại giam.

Ninh Bình

Thanh Hóa





10 - 13/03/2015

Khảo sát tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về cai nghiện ma túy và phòng chống HIV/AIDS tại một số trại giam.

Quảng Nam

Bình Thuận

Long An




23 - 24/03/2015

Khảo sát tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về người cao tuổi, người khuyết tật.

Hà Nội



10/04/2015

Khảo sát tình hình thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp

Đà Nẵng



15/4/2015

Khảo sát tình hình thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp

TP. Hồ Chí Minh



5/5/2015

Khảo sát tình hình thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp

Thái Nguyên



6/5/2015

Khảo sát tình hình thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp

Hải Dương



7 - 9/5/2015

Khảo sát về tình hình thực hiện Luật bảo hiểm y tế, Pháp lệnh dân số, Luật phòng, chống bạo lực gia đình.

Đồng Nai

Bình Thuận





8/5/2015

Khảo sát về thực hiện Nghị quyết số 77/2014/QH13 của Quốc hội, phần nội dung liên quan đến việc đưa người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

TP. Hồ Chí Minh



9 - 10/7/2015

Khảo sát về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật bảo hiểm thất nghiệp; Chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

Nghệ An



1 Nam Định, Hòa Bình, Thừa Thiên - Huế; các thành phố: Hà Nội, Cần Thơ, Hồ Chí Minh

2 Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Nam Định, tỉnh Hòa Bình.

3 Báo cáo thẩm tra số 3868/BC-UVĐXH13 ngày 05 tháng 5 năm 2015 và Báo cáo thẩm tra số 3870/BC-UBVĐXH13 ngày 06 tháng 5 năm 2015.

4 Báo cáo số 4289/BC-UBVĐXH13 ngày 05 tháng 10 năm 2015 và Báo cáo số 4290/BC-UBVĐXH13 ngày 05 tháng 10 năm 2015.

5 Báo cáo số 4308/UBVĐXH13 ngày 09 tháng 10 năm 2015.

6 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân; Luật tổ chức Chính phủ (sửa đổi); Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Bộ luật dân sự (sửa đổi); Bộ luật hình sự (sửa đổi); Luật tạm giam, tạm giữ; Luật thống kê; Luật tố tụng hành chính (sửa đổi); Luật khí tượng thủy văn; Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi); Bộ luật tố tụng dân sự (sửa đổi); Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế (sửa đổi); Luật bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em (sửa đổi); Luật báo chí (sửa đổi); Luật tiếp cận thông tin.

7 Rút dự án Luật dân số ra khỏi chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015; bổ sung dự án Luật dược (sửa đổi) vào chương trình năm 2015.

8 Xin xem Phu lục.

9 Báo cáo số : 4314/BC-UBVĐXH 13 ngày 12 tháng 10 năm 2015 và báo cáo số 4313/BC-UBVĐXH13 ngày 12 tháng 10 năm 2015

10 Tờ trình của Chính phủ về bảo hiểm xã hội một lần; Tờ trình của Chính phủ về dự thảo Nghị định trang thiết bị y tế.

11 Luật dân số, Luật báo chí (sửa đổi), Luật bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em (sửa đổi), …..


Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12

tải về 84.01 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương