Ủy ban nhân dân xã DƯƠng quang thuyết minh tổng hợP



tải về 3.43 Mb.
trang2/20
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích3.43 Mb.
#21897
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20

PHẦN I.MỞ ĐẦU

1.Sự cần thiết lập quy hoạch


Nông thôn, nông nghiệp và nông dân là 3 bộ phận quan trọng nhất trong xã hội Việt Nam. Những năm qua, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách tập trung phát triển kinh tế tại nông thôn như khuyến khích chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển nuôi trổng thủy sản, chăn nuôi, xây dựng cánh đồng 50 triệu… đã có tác động không nhỏ trong quá trình phát triển kinh tế và giúp cho cơ cấu kinh tế nông thôn có sự chuyển biến tích cực, năng suất lúa hàng năm ổn định, sản xuất nông - lâm - thuỷ sản có chiều hướng phát triển và góp phần không nhỏ cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương và của tỉnh, chất lượng cuộc sống người dân đang dần được cải thiện, bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới, từng bước thu ngắn cách biệt giữa nông thôn với thành thị.

Trong những năm tới đây, xây dựng nông thôn mới với nhiệm vụ tạo sự chuyển biến tích cực trong sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn và nâng cao đời sống nhân dân trên cơ sở đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, hướng tới một nền nông nghiệp phát triển toàn diện, hiện đại đồng thời phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của Nghị quyết 26-NQ/TƯ Hội nghị lần thứ 7 BCH T.Ư Đảng khoá X về Nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Để thực hiện Nghị quyết này, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP kèm theo Chương trình hành động của Chính phủ và Quyết định số 491/QĐ-TTg về việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới, làm cơ sở để xây dựng và phát triển nông thôn mới ở Việt Nam.

Dương Quang là một xã nằm ở phía Đông Bắc của huyện Gia Lâm. Trong những năm vừa qua kinh tế xã có nhiều chuyển biến tích cực, kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, năng lực sản xuất được cải thiện…Tuy nhiên, cùng với những thành tựu đạt được vẫn còn một số hạn chế như: Việc chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng, con vật nuôi còn chậm, chưa khai thác hết tiềm năng đất đai và sức lao động, chưa chủ động được công tác thủy lợi, công tác quản lý đất đai có lúc, có nơi thiếu sự phối hợp…

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến những hạn chế tồn tại nêu trên do trong thời gian qua, xã Dương Quang chưa lập được quy hoạch xây dựng nông thôn mới làm cơ sở triển khai thực hiện các chương trình xây dựng nông thôn mới.



Để phát triển kinh tế xã hội theo hướng đồng bộ, toàn diện, ổn định lâu dài và bền vững, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội địa phương theo các định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, huyện, việc lập Quy hoạch xây dựng nông thôn mới Dương Quang, huyện Gia Lâm là việc làm cấp thiết nhằm đảm bảo sự phân bố và phát triển hợp lý góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của xã phát triển. Đồng thời Quy hoạch xây dựng Nông thôn mới còn là quá trình đúc kết từ các cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm xây dựng các định hướng phát triển phù hợp với địa phương để khai thác hiệu quả tiềm năng sẵn có trên địa bàn xã tạo thành động lực thúc đẩy các hoạt động kinh tế - xã hội địa phương ngày càng phát triển.

2.Mục tiêu


Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Dương Quang, huyện Gia Lâm được lập nhằm cụ thể hóa các định hướng xây dựng nông thôn mới theo chủ trương của Đảng, Chính phủ, tỉnh và huyện… hướng đến các mục tiêu chính sau:

  • Quy hoạch xây dựng nông thôn mới phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phấn đấu đến năm 2020, bộ mặt nông thôn mới ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện cơ bản cả về chất và lượng phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

  • Quy hoạch xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng tính lâu dài làm thay đổi bộ mặt nông thôn, nhằm khắc phục lối sống của nền sản xuất nhỏ, tiếp thu lối sống công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đây là mục tiêu mang tính quyết định sự phát triển nông thôn. Vì vậy, công tác nông thôn mới phải đi trước một bước.

  • Xây dựng nông thôn mới phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đạt mức tăng trưởng cao, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài.

  • Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn, thu ngắn cách biệt giữa nông thôn và thành thị.

  • Phát huy năng lực nội tại kết hợp với các nguồn lực hỗ trợ của nhà nước và xã hội để xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp với yêu cầu của nền nông nghiệp hiện đại, sản xuất hàng hóa gồm cả nông nghiệp và phi nông nghiệp.

  • Hoàn thiện đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn; xây dựng nông thôn mới bền vững theo hướng văn minh, giàu đẹp, bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, phù hợp quy hoạch không gian xây dựng làng (ấp, thôn, bản), xã và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương.

  • Nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất và tinh thần của dân cư nông thôn, đảm bảo điều kiện học tập, chữa bệnh, sinh hoạt văn hóa, thể dục thể thao cho dân cư nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi để nông dân tham gia đóng góp và hưởng lợi nhiều hơn vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

  • Xây dựng, tổ chức cuộc sống của dân cư nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại, giữ gìn bản sắc văn hóa và môi trường sinh thái gắn với phát triển đô thị, thị trấn, thị tứ.

  • Nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực và tổ chức tốt đời sống văn hóa cơ sở.

3.Nhiệm vụ


Để đạt được các mục tiêu nêu trên, đồ án Quy hoạch xây dựng Nông thôn mới xã Dương Quang, huyện Gia Lâm tập trung vào các nhiệm vụ cơ bản sau:

  • Phân tích đánh giá điều kiện tự nhiên và hiện trạng kinh tế - xã hội năm 2010;

  • Phân tích hiện trạng sử dụng đất đai năm 2010;

  • Phân tích đánh giá về tiềm năng, tài nguyên, nguồn nhân lực trong giai đoạn từ 2010 đến 2020;

  • Rà soát đánh giá tình hình hiện trạng của xã theo các tiêu chí nông thôn mới;

  • Đề xuất các quan điểm và định hướng phát triển nông thôn mới;

  • Dự báo các chỉ tiêu phát triển chủ yếu của xã đến năm 2020 bao gồm: quy mô dân số; nguồn nhân lực và phân bố lao động; nhu cầu sử dụng đất đai theo từng giai đoạn quy hoạch;

  • Xác định các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu về đất đai, xây dựng và hạ tầng kỹ thuật;

  • Xây dựng các định hướng phát triển mạng lưới và điểm dân cư nông thôn;

  • Xây dựng các định hướng quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn;

  • Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung của xã;

  • Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất; bố trí các công trình xây dựng, công trình phải bảo tồn; cải tạo chỉnh trang; các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của khu trung tâm xã;

  • Xây dựng các định hướng quy hoạch sản xuất nông nghiệp của xã đến năm 2020;

  • Xác định các yêu cầu đảm bảo vệ sinh môi trường của điểm dân cư;

  • Xác định nhu cầu vốn thực hiện quy hoạch, xây dựng danh mục ưu tiên phát triển và các nguồn lực thực hiện;

  • Xây dựng kế hoạch thực hiện quy hoạch theo từng giai đoạn;

  • Đề xuất một số biện pháp thực hiện quy hoạch.

4.Phạm vi và thời hạn lập quy hoạch


  • Thời gian thực hiện quy hoạch 2011 – 2020.

  • Phạm vi bao gồm ranh giới toàn xã.

5.Các căn cứ lập quy hoạch

5.1.Căn cứ pháp lý
5.1.1.Các văn bản chủ trương của Đảng và Nhà nước

  • Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 05/8/2008 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;

  • Nghị quyết số: 24/2008/NQ-CP, ngày 28/10/2008 của Chính phủ ban hành chương trình hành động thực hiện nghị quyết hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;

  • Quyết định 193/QĐ -TTg ngày 02/02/2010 của thu tướng chính phủ về việc phê duyệt chương trình rà soát quy hoạch xây dựng nông thôn mới;

  • Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;

  • Quyết định số 491/QĐ- TTg ngày 16/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới và đề án thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mới.
5.1.2.Các văn bản pháp lý

  • Luật Xây dựng ban hành ngày 26/11/2003 và Nghị định số 08/2005/NĐ-CP, ngày 24/01/2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng;

  • Quyết định số 03/2008/QĐ-BXD ngày 31/03/2008 của Bộ Xây dựng quy định nội dung thể hiện bản vẽ trong nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng;

  • Thông tư số 09/2010/TT-BXD, ngày 04/8/2010 quy định việc lập nhiệm vụ, đồ án quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới;

  • Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC, ngày 13 tháng 04 năm 2011 hướng dẫn một số nội dung thực hiện quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2015;

  • Thông tư liên tịch số 13/2011/TTLT-BXD- BNNPTNT-BTN&MT, ngày 28/10/2011 của Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới.
5.1.3.Các văn bản của thành phố Hà Nội và huyện Gia Lâm về quy hoạch xây dựng nông thôn mới

  • Chương trình số 02/CTr-TU ngày 31/10/2008 của Thành ủy Hà Nội thực hiện Nghị quyết số 26/NQ-TW, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ VII khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;

  • Nghị quyết số 03/2010/NQ-HĐND ngày 21/4/2010 của HĐND thành phố Hà Nội về xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội giai đoạn 2010-2015, định hướng 2030;

  • Công văn số 3491/UBND-NN ngày 19/5/2010 của UBND thành phố Hà Nội về việc triển khai thực hiện Nghị quyết HĐND thành phố về xây dựng nông thôn mới;

  • Quyết định số 2333/QĐ/UBND ngày 25/5/2010 của thành phố Hà Nội phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội giai đoạn 2010-2015, định hướng đến năm 2030;

  • Căn cứ văn bản chỉ thị huyện ủy Gia Lâm, Ban chỉ đạo huyện Gia Lâm về xây dựng mô hình nông thôn mới.
5.2.Quy chuẩn tiêu chuẩn

  • Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về Nông thôn mới;

  • Thông tư số 07/2010/TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 02 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hướng dẫn quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp cấp xã theo bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;

  • Quyết định số 2933/BGTVT-KHĐT ngày 11/5/2009 của Bộ Giao thông vân tải hướng dẫn tiêu chí nông thôn mới trong lĩnh vực giao thông nông thôn;

  • QCXDVN 01: 2008/BXD- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam- Quy hoạch xây dựng Ban hành theo quyết định số: 04/2008/QĐ-BXD về việc ban hành “quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng";

  • Tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng nông thôn ban hành kèm theo thông tư số: 31/2009/TT-BXD, ngày 10/9/2009 về việc ban hành tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng nông thôn;

  • QCXDVN 01: 2008/BXD- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam - Quy hoạch xây dựng Ban hành theo quyết định số: 04/2008/QĐ-BXD về việc ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng".

  • Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy hoạch xây dựng nông thôn ban hành kèm thông tư số: 32/2009/TT-BXD, ngày 10/9/2009 về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng nông thôn;

  • Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng QCVN 02:2009/BXD ban hành kèm theo thông tư số: 29/2009/TT-BXD, ngày 14/8/2009 của Bộ Xây dựng về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng.

  • Sổ tay Quy hoạch nông thôn mới do Bộ Xây dựng ban hành.

  • Sổ tay Quy hoạch nông thôn mới do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.
5.3.Nguồn số liệu, tài liệu
5.3.1.Các quy hoạch

  • Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

  • Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Gia Lâm đến năm 2020.

  • Các quy hoạch chuyên ngành như: Quy hoạch sử dụng đất, Quy hoạch giao thông, quy hoạch cấp điện, quy hoạch sản xuất nông nghiệp, quy hoạch thủy lợi, quy hoạch cấp nước, quy hoạch thông tin liên lạc và bưu chính viễn thông… của thành phố.

  • Các quy hoạch chuyên ngành cấp huyện.

  • Quy hoạch sử dụng đất xã Dương Quang.

  • Kế hoạch sử dụng đất xã Dương Quang.
5.3.2.Các số liệu

  • Các số liệu kinh tế xã hội xã Dương Quang, huyện Gia Lâm.

  • Các tài liệu về xã Dương Quang, huyện Gia Lâm từ các nguồn khác.

  • Các tài liệu khác liên quan.
5.4.Cơ sở bản đồ

  • Bản đồ hành chính thành phố Hà Nội.

  • Bản đồ hành chính huyện Gia Lâm.

  • Bản đồ quy hoạch chung huyện Gia Lâm

  • Bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Dương Quang.

  • Bản đồ quy hoạch sử dụng đất xã Dương Quang.



Каталог: UserFiles -> phihoanglong -> QHXDNONGTHONMOI -> 2014 -> HANOI -> HUYENGIALAM
UserFiles -> 29 Thủ tục công nhận tuyến du lịch cộng đồng
UserFiles -> BÀi phát biểu củA ĐẠi diện sinh viên nhà trưỜng sv nguyễn Thị Trang Lớp K56ktb
UserFiles -> BỘ XÂy dựNG
UserFiles -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
UserFiles -> BỘ XÂy dựng số: 10/2013/tt-bxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
UserFiles -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam kho bạc nhà NƯỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
UserFiles -> MÔn toán bài 1: Tính a) (28,7 + 34,5) X 2,4 b) 28,7 + 34,5 X 2,4 Bài 2: Bài toán
UserFiles -> CỦa bộ trưỞng bộ VĂn hóa thông tin về việc thành lập tạp chí di sản văn hóa thuộc cục bảo tồn bảo tàng bộ trưỞng bộ VĂn hóa thông tin
HUYENGIALAM -> MỤc lục chưƠng 1: MỞ ĐẦU 6
HUYENGIALAM -> Quy ho¹ch xy dùng n ng th n míi x· B¸t Trµng – HuyÖn Gia Lm – tp. Hµ Néi

tải về 3.43 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương