Ủy ban nhân dân tỉnh vĩnh phúc dự thảo quy hoạch phát triển công nghệ thông tin


Ứng dụng CNTT trong các tổ chức chính trị xã hội



tải về 2.17 Mb.
trang5/17
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích2.17 Mb.
#23173
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17

5. Ứng dụng CNTT trong các tổ chức chính trị xã hội

Ứng dụng CNTT tại các tổ chức chính trị xã hội chưa nhiều, chủ yếu là sử dụng máy tính trong soạn thảo văn bản, một số đơn vị có sử dụng thư điện tử và truy cập Internet.

Bảng 3.2. Hiện trạng ứng dụng CNTT tại các tổ chức chính trị xã hội

(Căn cứ: Phiếu khảo sát và các buổi khảo sát)


Stt

Cơ quan (Đơn vị) / Hiện trạng ứng dụng CNTT

1

Uỷ ban MTTQ tỉnh

Trụ sở mới xây dựng, chưa có mạng LAN, chưa kết nối Internet.

Số lượng máy tính ít.

Sử dụng máy tính trong công việc: Chủ yếu sử dụng Microsoft Office (Word, Excel,...)

Trình độ chung về tin học của cán bộ còn thấp.


2

Liên đoàn Lao động tỉnh

Đã lắp đăt mạng LAN (UBND tỉnh cấp KP).

Cơ quan đã được kết nối Internet (ADSL).

Cơ quan có không cán bộ chuyên trách về CNTT

PM đang sử dụng: PM Kế toán; PM Qlý tài sản; PM Qlý đoàn viên

Gửi nhận văn bản với Tổng LĐ bằng Email

Đã từng có website, nhưng hiện nay đã thôi

Sử dụng máy tính trong công việc: Chủ yếu sử dụng Microsoft Office (Word, Excel,...)

Sử dụng Internet chủ yếu để gửi Email và tra cứu thông tin, xem tin tức.

Trình độ chung về tin học của cán bộ còn thấp.



3

Hội Nông dân tỉnh

Đã lắp đăt mạng LAN (UBND tỉnh cấp KP). Cơ quan chưa được kết nối Internet.

Cơ quan có không cán bộ chuyên trách về CNTT

PM đang sử dụng: PM Kế toán Misa

Sử dụng máy tính trong công việc: Chủ yếu sử dụng Microsoft Office (Word, Excel,...)

Trình độ chung về tin học của cán bộ còn thấp.



4

Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh

Số lượng máy tính: 12.

Tại cơ quan đang có Dự án Tín dụng tiết kiệm Việt-Bỉ. Bộ phận này sử dụng hệ thống mạng máy tính riêng và có kết nối Internet.

Chưa có các PM phục vụ quản lý và tác nghiệp

Sử dụng máy tính trong công việc: Chủ yếu sử dụng Microsoft Office (Word, Excel,...)

Trình độ chung về tin học của cán bộ còn thấp.



5

Tỉnh Đoàn

Mạng LAN hoạt động bình thường.

Cơ quan đã được kết nối Internet thông qua ADSL.

Cơ quan có 1 chuyên trách về CNTT (trình độ trung cấp).

100% cán bộ biết sử dụng máy tính, 2/3 có chứng chỉ về tin học.

Các PM đang sử dụng: PM Kế toán; PM QLý văn bản Edocman đã cài đặt nhưng chưa sử dụng khai thác.

Website của Tỉnh Đoàn tinhdoanvinhphuc.vn bắt đầu từ tháng 7/2008

Tỉnh Đoàn đang triển khai Chương trình Nối mạng trí thức tới các xã/phường. Hiện đã thực hiện được 30 điểm, mỗi điểm có 5 máy tính kết nối Internet

Sử dụng máy tính trong công việc: Chủ yếu sử dụng Microsoft Office (Word, Excel,...)

Cơ quan sử dụng Internet chủ yếu để gửi Email và tra cứu thông tin, xem tin tức.

Trình độ chung về tin học của cán bộ còn thấp.


6

Hội Cựu chiến binh tỉnh

Mạng LAN hoạt động bình thường. Cơ quan đã được kết nối Internet thông qua ADSL.

Cơ quan có 1 cán bộ chuyên trách về CNTT

Chưa có PM phục vụ quản lý và tác nghiệp.

Nhu cầu PM: Qlý hội viên; Qlý các dự án; Qlý VB&HSCV

Sử dụng máy tính trong công việc: Chủ yếu sử dụng Microsoft Office (Word, Excel,...)

Cơ quan sử dụng Internet chủ yếu để gửi Email và tra cứu thông tin, xem tin tức.

Trình độ chung về tin học của cán bộ còn thấp.



7

Hội Doanh nghiệp tỉnh

Có mạng LAN và kết nối Internet thông qua ADSL.

Sử dụng máy tính trong công việc: Chủ yếu sử dụng Microsoft Office (Word, Excel,...)

Cơ quan sử dụng Internet chủ yếu để gửi Email và tra cứu thông tin, xem tin tức.

Trình độ chung về tin học của cán bộ còn thấp.



I.3. Đánh giá chung

1. Các kết quả đạt được

Việc ứng dụng CNTT trong các cơ quan Đảng và Nhà nước nhận được sự quan tâm rất lớn của lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh và lãnh đạo các cấp các ngành. Nhận thức của lãnh đạo, cán bộ nhân viên về vai trò và tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT được nâng lên rõ rệt.

Quá trình tin học hoá QLHCNN đã tạo được bước đột phá trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật CNTT tại các cơ quan Đảng và nhà nước từ cấp huyện/thị trở lên. Tất cả các cơ quan này đều đã được xây dựng và trang bị một mạng LAN tương đối hoàn chỉnh và được kết nối Internet. Hệ thống mạng các cơ quan Đảng được kết nối trong mạng diện rộng với đường truyền tốc độ cao. Bước đầu đã hình thành hệ thống thông tin điện tử của tỉnh, bao gồm Trung tâm THDL tỉnh, mạng cục bộ (LAN) của các sở/ngành, UBND huyện/thị.

Quá trình tin học hoá QLHCNN đã bám sát và phục vụ đắc lực các mục tiêu của chương trình cải cách hành chính, có sự phối hợp tích cực của các cấp, các ngành tham gia thực hiện.

Các phần mềm, CSDL dùng chung đã được triển khai, vận hành và khai thác hiệu quả trên mạng diện rộng của Đảng.

Tại nhiều cơ quan sở/ngành đã có những ứng dụng tin học hoá mang tính chuyên ngành được vận hành khá hiệu quả.

Ứng dụng CNTT mặc dù chưa được nhiều nhưng đã có những tác động nhất định đến nhận thức của lãnh đạo và đội ngũ cán bộ công chức, đã tạo ra một phương thức làm việc mới sử dụng CNTT trong các cơ quan Đảng và Nhà nước, nâng cao hiệu suất làm việc của cán bộ, công chức, đem lại hiệu quả công việc trong điều hành quản lý và chuyên môn nghiệp vụ, từng bước làm thay đổi thói quen và lề lối làm việc cũ, tiến tới chuyển dần sang phong cách làm việc mới với việc sử dụng máy tính và mạng.

2. Những tồn tại và nguyên nhân

Nhận thức về CNTT của một bộ phận lãnh đạo, cán bộ công chức, viên chức trong các cơ quan Đảng và Nhà nước vẫn còn hạn chế. Một số lãnh đạo, trong đó có người đứng đầu cơ quan, chưa gương mẫu, chưa quyết tâm trong việc tiếp cận ứng dụng CNTT, còn ngại làm việc với máy tính, chưa sử dụng mạng máy tính phục vụ cho công việc. Tại một số cơ quan, việc triển khai các nội dung của tin học hoá QLHCNN được giao phó hoàn toàn cho cán bộ văn phòng hoặc thậm chí là cán bộ chuyên trách quản trị mạng, lãnh đạo không quan tâm nên kết quả đạt được rất thấp.

Quá trình ứng dụng CNTT chưa đồng đều và thiếu sự thống nhất. Cơ sở pháp lý cho việc ứng dụng, phát triển CNTT thiếu sự đồng bộ.

Công tác chuẩn hoá chưa thực hiện được triệt để, kể cả chuẩn hoá về thông tin dữ liệu, chuẩn hoá về quy trình nghiệp vụ, về tổ chức.

Chưa xây dựng được mạng trục truyền số liệu cho mạng tin học diện rộng của tỉnh. Mạng diện rộng (WAN) của các cơ quan Đảng, mạng diện rộng của các cơ quan QLNN từ tỉnh đến huyện/thị, mạng diện rộng của các cơ quan chuyên ngành theo ngành dọc từ bộ/ngành xuống chưa được liên thông thành mạng chung nên khả năng khai thác, trao đổi thông tin còn rất hạn chế, hiệu suất và hiệu quả sử dụng thấp.

Có ít ứng dụng trên môi trường mạng (LAN và WAN) tại các cơ quan QLNN. Tại một số cơ quan đa số cán bộ công chức mới chỉ sử dụng tin học văn phòng trong công việc và khai thác Internet để tra cứu thông tin và xem tin tức.

Chưa có chính sách khuyến khích để thu hút cán bộ làm CNTT tại các cơ quan quản lý Nhà nước. Các mục tiêu tin học hoá QLHCNN là vấn đề mới và lớn, phụ thuộc nhiều vào tiến độ cải cách hành chính, trong khi đó thói quen, tác phong lề lối làm việc theo kiểu cũ của một bộ phận không nhỏ lãnh đạo, cán bộ, công chức chuyển đổi chậm.

Hai nội dung ứng dụng CNTT trong các cơ quan Đảng và ứng dụng CNTT trong các cơ quan Nhà nước chưa có sự kết hợp và do vậy hai mạng này cho đến nay vẫn không trao đổi với nhau.

Trong các năm qua, quá trình tin học hoá QLHCNN của Vĩnh Phúc đã có những dấu hiệu khởi sắc, đặc biệt là đã đầu tư nhiều về hạ tầng kỹ thuật CNTT, về đào tạo nguồn nhân lực và đã triển khai một số ứng dụng cơ bản trong điều hành quản lý và trong cải cách hành chính. Tuy nhiên, quá trình xây dựng và triển khai các ứng dụng tin học hoá còn chậm, ít và thiếu đồng bộ dẫn đến hiệu quả và tác động của ứng dụng CNTT chưa đạt được như mong muốn.

II. HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG CNTT PHỤC VỤ SẢN XUẤT KINH DOANH

II.1. Ứng dụng CNTT phục vụ sản xuất kinh doanh

Theo Niên giám thống kê, năm 2008 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 18 DN nhà nước bao gồm 4 DN của trung ương và 14 DN địa phương hoạt động trên các lĩnh vực cơ khí lắp ráp ô tô xe máy, điện tử, vật liệu xây dựng, chế biến lương thực thực phẩm,.... Ngoài ra có 1.046 DN ngoài quốc doanh bao gồm DN tư nhân, công ty cổ phần, công ty TNHH. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có 41 DN hoạt động.

Theo một cuộc điều tra của Sở Công Thương tiến hành vào tháng 10/2008, trong số 145 DN được khảo sát có 1.160 máy tính. Trung bình mỗi DN có 8 máy tính và cứ 46 lao động mới có 1 máy. Có 15 DN chiếm 10,3% chưa trang bị được máy tính.

Đại đa số các DN có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng dây chuyền tự động, hiện đại trong sản xuất và đồng bộ với nó là các phần mềm quản lý tổ chức sản xuất và kinh doanh giúp DN tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, tối ưu hóa lợi nhuận.

Các DN trong nước đã từng bước ứng dụng CNTT trong sản xuất. Tập đoàn Prime, Công ty Xuân Hòa đã ứng dụng CNTT trong quản lý và sản xuất ở mức độ cao. Các DN khác sử dụng máy tính chủ yếu là soạn thảo văn bản, tìm kiếm thông tin và thực hiện công tác tài chính kế toán. Có đến 62,1% các DN được điều tra sử dụng các phần mềm kế toán khác nhau. Một số phần mềm thông dụng khác như quản lý nhân sự, quản lý kho, quản lý khách hàng cũng đang được các DN sử dụng. Chưa có nhiều DN sử dụng những phần mềm quản lý tổng thể xí nghiệp hay những phần mềm khác trong quản lý điều hành sản xuất.

Các DN cũng rất quan tâm đến xây dựng mạng nội bộ và kết nối Internet. Trong các DN được khảo sát, hơn 2/3 số lượng DN đã xây dựng mạng nội bộ và kết nối Internet.

Vĩnh Phúc đã nhanh chóng triển khai ứng dụng TMĐT trên địa bàn tỉnh. Theo cuộc điều tra của Sở Công Thương nói trên, hơn 68% DN đã kết nối Internet. Số đơn vị lập được trang web riêng chiếm gần 41%, cao hơn trung bình của cả nước. Các trang web này được xây dựng chủ yếu để quảng cáo và giới thiệu đơn vị cùng sản phẩm. Hầu hết các DN sử dụng Internet để tra cứu thông tin và trao đổi thư điện tử. Nhiều DN đã biết tận dụng ưu thế của Internet để tiến hành các giao dịch với khách hàng. Vấn đề thanh toán và giao hàng trong TMĐT là khó khăn và cũng là trở ngại cho phát triển TMĐT tại Việt Nam. Đây cũng là điểm yếu đối với Vĩnh Phúc. Chỉ có gần 19% các DN giao dịch điện tử chấp nhận thanh toán bằng thẻ hay một công cụ điện tử khác, và chỉ có 7% DN thực hiện giao hàng trực tuyến. Như vậy việc giao hàng và nhận thanh toán vẫn là thông qua nhân viên công ty chứ chưa phát huy được sức mạnh công nghệ. Vĩnh Phúc chưa có sàn giao dịch điện tử. Điều này cũng làm giảm cơ hội tiếp cận TMĐT cho các doanh nghiệp.

Từ năm 2007, UBND tỉnh đã phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT tỉnh giai đoạn 2008-2010. Thực hiện Kế hoạch này, trong thời gian qua Sở Công Thương đã tiến hành tập huấn cho 4 lớp với gần 400 cán bộ quản lý các DN về khái niệm TMĐT. Sở đã tiến hành khảo sát tương đối chi tiết về khả năng sẵn sàng cho TMĐT của các DN toàn tỉnh. Sở cũng đưa ra một số biện pháp giúp cho các DN tiếp cận với TMĐT như: hỗ trợ các DN quảng cáo miễn phí trên trang web của Sở (địa chỉ www.vinhphucit.gov.vn), khuyến khích họ tham gia Cổng Thương mại quốc gia www.ecvn.dov.vn. Sở tài trợ kinh phí cho 9 DN lập trang web riêng của đơn vị mình.



(Xem các bảng 6.10, 6.11 tại Phụ lục I. Các bảng biểu hiện trạng ứng dụng và phát triển CNTT)

II.2. Đánh giá chung

Các DN trên địa bàn tỉnh đã có những ứng dụng CNTT trong các hoạt động sản xuất kinh doanh. Các DN lớn đang có nhiều ứng dụng CNTT trong quản lý, sản xuất và xây dựng website để giới thiệu DN và sản phẩm. Các DN vừa và nhỏ mới có những chuyển biến bước đầu, tại các DN này việc sử dụng máy tính chủ yếu để soạn thảo, trong tài chính kế toán và một số phần mềm chuyên ngành đơn lẻ.

Tỉnh đã xây dựng quy hoạch phát triển TMĐT và có những giải pháp cụ thể để đẩy nhanh tiến độ phát triển và ứng dụng CNTT trong các DN trên địa bàn tỉnh.

III. HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG CNTT TRONG CÁC LĨNH VỰC ĐỜI SỐNG XÃ HỘI

III.1. Phổ cập Internet trong đời sống xã hội

Internet đã trở thành một nguồn cung cấp thông tin đa dạng và đang trở nên quen thuộc đối với một bộ phận công chúng.

Phát triển Internet của Vĩnh phúc năm 2007 là khá thấp, chỉ đạt khoảng 6.000 thuê bao, tỉ lệ thuê bao Internet trên 100 dân đạt 0,5%. Tuy nhiên, năm 2008 Internet băng rộng đã phát triển mạnh, tổng số thuê bao đạt 15.230 thuê bao, tỉ lệ thuê bao trên 100 dân đạt 1,28% (cả nước đạt tỉ lệ 2,5%).

Tính đến tháng 6/2009, dịch vụ Internet tiếp tục phát triển mạnh. Số thuê bao Internet băng thông rộng phát triển mới trong quý II/2009 đạt gần 700 thuê bao, nâng tổng số thuê bao đạt con số 16.511, tỉ lệ thuê bao Internet trên 100 dân đạt 1,61%.

Dịch vụ Internet băng thông rộng đang phát triển đều khắp các huyện nhưng chỉ tập trung tại các thành phố, thị trấn và xã gần thành phố của tỉnh. Đối với khu vực nông thôn, truy nhập Internet vẫn còn là một thách thức do giá cả vẫn còn khá cao đối với mức thu nhập trung bình của người dân và hạ tầng mạng chưa đáp ứng được mặc dù trong thời gian gần đây tỉnh đã có những bước tiến vượt bậc trong phát triển kinh tế.

Ngoài ra các dịch vụ giá trị gia tăng, dịch vụ giải trí như: đào tạo, tư vấn chăm sóc sức khỏe từ xa, thương mại điện tử, các dịch vụ tiện ích, chương trình giải trí còn có khoảng cách với nhân dân, do đó hạn chế khả năng ứng dụng CNTT trong đời sống xã hội.



(Xem các bảng 6.12, 6.13, 6.14 tại Phụ lục I. Các bảng biểu hiện trạng ứng dụng và phát triển CNTT)

III.2. Ứng dụng CNTT trong giáo dục đào tạo

Giáo dục đào tạo là ngành đã được chú ý và phát triển mạnh cả về quy mô và chất lượng. Bảng số liệu sau đây cho thấy tình hình phát triển giáo dục của tỉnh Vĩnh Phúc trong niên học 2007-2008.

Bảng 3.3. Số lượng trường, lớp học của Vĩnh Phúc





Mầm non

Tiểu học

THCS

THPT

Số trường

158

173

145

38

Số lớp học

1.345

2.908

1.957

918

Hiện nay 100% các trường THPT và THCS đã trang bị máy tính. 100% trường THPT và hơn 40% trường THCS đã kết nối Internet băng thông rộng. Hầu hết các trường THPT và THCS đều có phòng máy tính để giảng dạy môn tin học. 65% các trường THPT, THCS có mạng cục bộ. Môn tin học được giảng dạy như môn chính khoá tại các trường THPT và là một môn học nghề cho các trường THCS. Toàn cấp đã có 27.530 học sinh học môn này tự chọn và có 175 học sinh chọn là môn học nghề. Đa số các trường tiểu học cũng được trang bị máy tính. Hầu hết các trường THPT, TTGDTX đã sử dụng các phần mềm ứng dụng phục vụ công tác giảng dạy như: Phần mềm soạn giáo án điện tử, phần mềm trình chiếu các bài giảng, phần mềm quản lý trường học, hỗ trợ sắp xếp thời khoá biểu,...; Từng bước đưa phần mềm mã nguồn mở vào giảng dạy.

Trình độ về tin học của các giáo viên đều được nâng cao. Hầu hết đã có thể soạn được bài giảng trên Powerpoint, tra cứu thông tin trên Internet, gửi thư điện tử. Toàn cấp THPT đã có 109 giáo viên dạy tin trong đó có 67 đạt trình độ đại học, 24 là cao đẳng tin học và 18 là kỹ sư bằng 2 về tin.

Do có sự hỗ trợ của Viettel và VNPT nên từ 2008, hầu hết các trường học trên địa bàn tỉnh được kết nối Internet và sẽ có hệ thống E-mail thống nhất.

III.3. Ứng dụng CNTT trong Y tế và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Công tác chăm sóc sức khoẻ của tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm vừa qua đã có những thành tựu nhất định. Các chỉ tiêu về sức khoẻ của người dân đều đạt và nhiều chỉ tiêu vượt trung bình của khu vực đồng bằng Bắc bộ. Mạng lưới chăm sóc sức khoẻ của Vĩnh Phúc đã được phủ khắp đến cấp xã phường, thôn xóm. Trên địa bàn tỉnh có 5 bệnh viện cấp tỉnh trong đó có 2 bệnh viện đa khoa và 3 bệnh viện chuyên khoa và một bệnh viên Y học cổ truyền. Có 28 phong khám đa khoa khu vực trong đó có 11 phòng khám thuộc nhà nước và 17 phòng khám đa khoa tư nhân. Tất cả 137 xã phường toàn tỉnh đã xây dựng được trạm y tế cơ sở.

Tại các bệnh viện cấp tỉnh và một số trung tâm y tế của các huyện/thị đều đã trang bị máy tính và kết nối Internet. Tuy nhiên tại các bệnh viện tuyến huyện hầu như chưa kết nối Internet và chưa xây dựng mạng nội bộ. Các cơ sở y tế của tỉnh có trang bị máy tính chủ yếu làm công việc tài chính kế toán. Một số bệnh viện lớn có cài đặt phần mềm Medisoft từ năm 2003 để thu thập thông tin về khám chữa bệnh.

Tỉnh đã có kế hoạch triển khai một số dự án lớn về CNTT cho ngành y tế. Trước hết tập trung hoàn thiện hạ tầng CNTT cho bệnh viện đa khoa tỉnh bao gồm cung cấp máy tính, thiết bị CNTT và hệ thống mạng nội bộ. Trong năm 2008, tỉnh đã cấp kinh phí xây dựng phần mềm quản lý công tác khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

III.4. Ứng dụng CNTT trong lĩnh vực khác

1. Ứng dụng CNTT trong quản lý lao động và giải quyết việc làm

Vĩnh Phúc có trang thông tin www.vieclamvinhphuc.net đáp ứng nhu cầu tìm kiếm việc làm đang hoạt động khá tốt. Ngoài việc đưa các nhu cầu tuyển dụng lao động cho các DN trên địa bàn tỉnh, website này còn cung cấp các thủ tục và các giấy tờ liên quan đến hồ sơ xin việc.



2. Ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực văn hoá, du lịch

Vĩnh Phúc là vùng đất cổ có nhiều phong tục tập quán cũng như các lễ hội. Một số điểm đến đang thu hút khách du lịch như Tam Đảo, Đại Lải, danh thắng Tây Thiên,… Tuy nhiên, chưa có ứng dụng CNTT trong quản lý các danh thắng, lễ hội, quản lý khách sạn, tua du lịch,...

Được trợ giúp kinh phí của tỉnh, Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch đã xây dựng trang thông tin điện tử “Văn hoá Vĩnh Phúc” để quảng bá cho văn hoá và du lịch của tỉnh. Trong thời gian tới tỉnh sẽ đầu tư một số dự án CNTT cho lĩnh vực văn hoá. Trong năm 2009 đang triển khai hệ thống phần mềm quản lý thư viện cho Thư viện tỉnh.

III.5. Đánh giá chung

Hiện nay, dịch vụ Internet băng thông rộng đang phát triển đều khắp các huyện/thị nhưng chỉ tập trung tại các thành phố, thị trấn và khu dân cư gần thành phố. Số thuê bao Internet tăng nhanh trong những năm gần đây, chủ yếu là Internet băng thông rộng. Tuy nhiên, phát triển Internet tại nông thôn diễn ra chậm do hạ tầng kỹ thuật chưa bảo đảm, giá cước dịch vụ vẫn còn ở mức chưa phù hợp với thu nhập của người dân.

Ứng dụng CNTT trong lĩnh vực giáo dục đào tạo đã có những bước đi ban đầu. Internet đã đến đươc hầu hết các trường THPT và THCS. Tin học là môn học bắt buộc trong các trường THPT và là môn lựa chọn cho nhiều trường THCS và tiểu học.

Đối với ngành y tế, ứng dụng CNTT còn ít. Nhiều bệnh viện chưa có mạng nội bộ và chưa kết nối internet. Hầu như chưa có phần mềm nào được ứng dụng rộng rãi trong bệnh viện.

Trong các ngành khác, kết quả ứng dụng CNTT còn hạn chế. Trang thiết bị còn thiếu thốn, chưa có nhiều phần mềm chuyên ngành. Website tìm kiếm việc làm là một ứng dụng tốt trong quản lý lao động và hỗ trợ giải quyết việc làm.

IV. HIỆN TRẠNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

IV.1. Hạ tầng kỹ thuật CNTT trong cơ quan Đảng

Tại cơ quan Tỉnh uỷ, các ban của Đảng, các đảng uỷ trực thuộc, hầu hết cán bộ chuyên viên được trang bị máy tính có kết nối mạng. Tại các huyện/thị uỷ, 70% cán bộ, chuyên viên đã được trang bị máy tính.

Tại các đảng uỷ xã/phường, mới chỉ có 40% được trang bị máy tính theo mục tiêu Đề án 06. Trong năm 2008, Tỉnh uỷ đã cung cấp 50 máy trạm và 50 máy in cho 50 đảng uỷ xã/phường. Đến hết 2009 sẽ cung cấp đủ trang thiết bị tin học cho 100% (137) đảng uỷ xã/phường và các máy tính này được kết nối với các huyện/thị uỷ cấp trên.

Tuy nhiên các trang thiết bị qua nhiều năm sử dụng, một số đã hỏng hoặc hay bị trục trặc, cần nâng cấp, thay thế và trang bị thêm.

Về các mạng LAN, hiện có tổng số 9 mạng LAN, trong đó tại trụ sở Tỉnh uỷ có 1, mỗi huyện/thị uỷ có 1. Tổng số nút mạng trên toàn bộ mạng nội bộ của Tỉnh uỷ là 324. Các LAN đã được đưa vào khai thác và bước đầu sử dụng hiệu quả.

Về mạng diện rộng của Đảng, đã hoàn thành việc nối mạng diện rộng từ TW đến cấp huyện/thị uỷ qua đường truyền mạng MegaWan tốc độ cao, dung lượng lớn, ổn định. Trung tâm tích hợp dữ liệu của hệ thống các cơ quan Đảng được trang bị 09 máy chủ, 01 Router và các thiết bị khác, đã xây dựng được phòng đào tạo.

Hạ tầng kỹ thuật CNTT trong các cơ quan Đảng đáp ứng được nhu cầu tối thiểu trước mắt cho việc tin học hoá hoạt động của các cơ quan Đảng. Trung tâm THDL đã có thiết bị dự phòng, đảm bảo hoạt động liên tục 24/7. Hệ thống mạng của các cơ quan Đảng được quản lý chặt chẽ, không để xảy ra sự cố kỹ thuật hoặc mất an toàn, an ninh thông tin.

Hiện tại, đường cáp quang phục vụ triển khai mạng diện rộng của các cơ quan Đảng và Nhà nước do Cục Bưu điện TW lắp đặt đã có đầu chờ tại trụ sở Tỉnh uỷ.



(Xem các bảng 6.15, 6.16 tại Phụ lục I. Các bảng biểu hiện trạng ứng dụng và phát triển CNTT)

IV.2. Hạ tầng kỹ thuật CNTT trong các cơ quan quản lý nhà nước

1. Mạng cục bộ (LAN) sở/ngành, UBND huyện/thị, xã/phường

Bằng nguồn vốn ngân sách địa phương, cùng với sự hỗ trợ của Trung ương, trong giai đoạn 2003-2005 và nhất là các năm 2006-2008, tỉnh đã đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật CNTT tại các cơ quan cấp sở/ngành; UBND các huyện/thị. Đến nay, tỉnh đã đầu tư giai đoạn I xây dựng mạng tin học cục bộ (LAN) tại hầu hết các sở/ngành, UBND huyện/thị đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định. Toàn tỉnh đã có hơn 75% cán bộ công chức (không tính lao động hợp đồng) cấp tỉnh, 65% cán bộ công chức cấp huyện/thị, 20% cán bộ công chức cấp xã/phường được trang bị máy tính. Khoảng 40 sở/ngành, tổ chức đoàn thể, các UBND huyện/thị đã có hệ thống mạng LAN, kết nối Internet băng rộng. Mỗi mạng LAN được trang bị từ 01 đến 02 máy chủ, trung bình 35-45 máy trạm, scanner, máy in, các thiết bị mạng.....; nâng cấp các máy tính có trước của các đơn vị bằng cách tăng thêm RAM, thêm card mạng...

(Xem bảng 6.17 tại Phụ lục I. Các bảng biểu hiện trạng ứng dụng và phát triển CNTT)

2. Mạng diện rộng

Cùng với việc mua sắm trang thiết bị tin học và xây dựng các mạng LAN, việc hình thành một mạng diện rộng kết nối Văn phòng UBND, Trung tâm THDL, các sở/ngành, các UBND huyện/thị là cấp thiết. Hiện tại, việc trao đổi thông tin giữa các cơ quan, đơn vị được thực hiện qua các đường truyền ADSL thuê bao. Việc trao đổi với TW trước đây cũng đã được thiết lập bằng đường truyền lease-line.

Hiện nay, Cục Bưu điện trung ương đã cơ bản hoàn thành lắp đặt các trục đường cáp quang, nhưng chưa tiến hành lắp đặt các thiết bị đầu cuối tại các cơ quan, đơn vị để có thể kết nối các mạng LAN với nhau.

3. Xây dựng Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh

Giai đoạn 2003-2005, trên cơ sở kế hoạch vốn được cấp hàng năm, tỉnh đã xây dựng Trung tâm THDL làm nòng cốt cho mạng tin học của tỉnh. Trung tâm THDL tỉnh đã cơ bản được xây dựng xong giai đoạn I theo đúng thiết kế.

Trung tâm THDL của tỉnh đã được kết nối với Trung tâm THDL của Chính phủ bằng đường cáp quang (do Cục Bưu điện TW thực hiện).

Trung tâm THDL tỉnh đang quản lý trên 1.000 hộp thư điện tử của cán bộ công chức. Trung tâm cũng đang quản lý một số ứng dụng phục vụ quản lý điều hành tại Văn phòng UBND tỉnh và một số CSDL (như CSDL Văn bản QPPL) phục vụ chung cho hệ thống các cơ quan trong tỉnh.

(Xem bảng 6.18 tại Phụ lục I. Các bảng biểu hiện trạng ứng dụng và phát triển CNTT)

4. Cổng Thông tin - Giao tiếp điện tử

Công nghệ Cổng TTGTĐT tỉnh Vĩnh Phúc chủ yếu dựa trên Core uPortal 2.3.

Cổng có tính ổn định cao, trên cổng thông tin có rất nhiều trang thành phần, độ phong phú cao.

Cơ sở dữ liệu của Cổng thông tin hiện tại không nhất quán hệ thống, nền công nghệ cũ (uPortal), còn nhiều nhược điểm như: chưa có nhiều dịch vụ, mô hình SSO (đăng nhập một lần) hạn chế và rất khó áp dụng, khả năng tùy biến không cao, không có cơ chế nhiều kết nối tới CSDL, ...

Khả năng tạo kênh thông tin mới có cấu trúc và quy trình nghiệp vụ rất khó, thậm chí không thực hiện được.

Không hỗ trợ cao về công nghệ WebService, SOAP,...: đây là nhược điểm nặng nề vì thiếu chúng rất khó xây dựng các dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3.

5. Triển khai các dịch vụ cơ bản

Các dịch vụ cơ bản đã triển khai cài đặt và được sử dụng cho đến nay tại Trung tâm THDL tỉnh và một số sở/ngành, huyện/thị. Các dịch vụ cơ bản chính là :

Dịch vụ quản lý thư mục (OpenLDAP)

Dịch vụ quản lý tên miền (DNS)

Dịch vụ quản lý hộp thư Cyrus (POP/IMAP)

Dịch vụ thư tín điện tử Postfix (SMTP)

Dịch vụ Web server (Apache)

Dịch vụ FTP (ProFTP)

Dịch vụ quay số từ xa (Radius),...

Hiện tại, hệ thống thư điện tử dưới dạng xxx@vinhphuc.gov.vn của một bộ phận cán bộ công chức đã được sử dụng thường xuyên.



tải về 2.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương