Ủy ban nhân dân tỉnh vĩnh phúc dự thảo quy hoạch phát triển công nghệ thông tin



tải về 2.17 Mb.
trang3/17
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích2.17 Mb.
#23173
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17

II. NGUỒN NHÂN LỰC

Dân số trung bình tỉnh Vĩnh Phúc năm 2008 là khoảng 1.014,5 ngàn người, trong đó nam khoảng 491,84 ngàn người (chiếm 48,48%), nữ khoảng 522,65 ngàn người (chiếm 51,52%). Dân số đô thị chiếm gần 23%, nông thôn chiếm 77%.

Lực lượng lao động trong độ tuổi chiếm một tỷ lệ khá cao trên 67,8%. Trong những năm tới lực lượng lao động sẽ tăng đáng kể do dân số bước vào tuổi lao động ngày càng nhiều. Đây chính là nguồn lao động quan trọng cho chiến lược phát triển KTXH của tỉnh trong thời gian tới nhưng đồng thời cũng là áp lực lớn cho các cấp chính quyền trong việc đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lực lượng lao động này. Về chất lượng lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh đạt 36,4% lực lượng lao động năm 2007, trong đó tỷ lệ lao động đã qua đào tạo trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp đạt 14,76%.

Số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật chủ yếu tập trung ở thành phố, thị xã, các khu công nghiệp.

Cùng với tốc độ gia tăng dân số, mỗi năm tỉnh có trên 1 vạn người bước vào độ tuổi lao động. Đây là nguồn nhân lực dồi dào cho phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển công nghiệp nói riêng. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là đặc biệt quan trọng.

Nhận xét chung về nguồn nhân lực của Vĩnh Phúc:

Lực lượng lao động dồi dào về số lượng để đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp và cung cấp cho các khu công nghiệp trong tương lai.

Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp. Do vậy, mặc dù tỉnh có nguồn lao động trẻ dồi dào nhưng lại thiếu nguồn nhân lực đủ điều kiện đáp ứng cho các khu công nghiệp, các ngành sản xuất, dịch vụ đang phát triển trong tỉnh, dẫn đến tình trạng tỉnh thừa lao động nhưng vẫn phải nhận lao động nhập cư.



III. TỔNG QUAN PHÁT TRIỂN KTXH TỈNH VĨNH PHÚC

III.1. Phát triển kinh tế

Từ năm 1997 (tái lập tỉnh Vĩnh Phúc), GDP toàn tỉnh tăng trưởng rất nhanh: tốc độ tăng trưởng GDP trung bình năm trong thời kỳ 1998-2000 rất cao, đạt 18,12%; giai đoạn 2001-2005 tăng trưởng GDP có giảm chút ít, đạt 15,02% sau đó tăng trở lại với nhịp độ 19,51 năm 2006 và đạt xấp xỉ 23% vào năm 2007. Tính chung cả giai đoạn 1998-2007, GDP Vĩnh Phúc tăng trưởng bình quân 17,22%/năm, trong đó: nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng 5,54%/năm; công nghiệp, xây dựng tăng 27,82%/năm; dịch vụ tăng 14,82%/năm.

GDP trên địa bàn năm 2008 (giá so sánh 1994) tăng 17,76% so với năm 2007 (cả nước là 6,23%), trong đó khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 20,02%, khu vực dịch vụ tăng 18,99%, khu vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng 6,89%. Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng luôn đạt mức cao trong số các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và Vùng Kinh tế trọng điểm phía Bắc, cao hơn nhiều so với tốc độ trung bình của cả nước.

Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế giai đoạn 1998-2008



(Nguồn: Cục Thông kê; Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc, 2009)


TT

Chỉ tiêu

1997

2000

2005

2008

Tăng bình quân

1998-2000



Tăng bình quân

2001-2008



Tăng bình quân

1998-2008



1

GDP, tỷ đồng (giá ss 1994)



















Tổng số

1.693,7

2.791,0

5.617,6

9.721,7

18,12

16,88

17,22

1.1

NLN, thuỷ sản

735,2

867,6

1.182,9

1.330,0

5,68

5,49

5,54

1.2

CN, XD

389,0

1.126,4

2.903,6

5.786,6

42,55

22,69

27,82

1.3

Dịch vụ

569,5

910,5

1.531,1

2.605,1

11,83

15,97

14,82

2

Cơ cấu GDP, giá thực tế (%)



















Tổng số

100,00

100,00

100,00

100,00










2.1

NLN, thuỷ sản

44,06

28,94

19,45

17,71










2.2

CN, XD

18,58

40,68

52,69

58,34










2.3

Dịch vụ

37,36

30,38

27,86

23,95










3

GDP bình quân đầu người
















3.1

Giá ss (Tr.đ/ng)

1,89

2,98

5,69

9,58

6,39

3,00

4,47

3.2

Giá hh (Tr.đ/ng)

2,13

3,83

8,99

21,84










Cùng với tốc độ tăng trưởng nhanh của nền kinh tế, GDP bình quân đầu người trong tỉnh cũng tăng khá nhanh. Năm 2000 GDP/người của tỉnh (giá thực tế) mới chỉ đạt 8,83 triệu đồng, bằng 78,2% GDP vùng Đồng bằng sông Hồng và 67,2% so với cả nước. Đến năm 2008 GDP bình quân đầu người (theo giá thực tế) đã đạt 21,8 triệu đồng (tương đương khoảng 1.250 USD), tăng 38,7% so với năm 2007 và cao gấp 1,27 lần so với mức bình quân chung cả nước (17,2 triệu đồng).

Như vậy xét về GDP/người Vĩnh Phúc có điểm xuất phát khá thuận lợi so với nhiều tỉnh trong cả nước, GDP bình quân đầu người của tỉnh năm 2008 xếp thứ 6 trong tổng số 63 tỉnh, thành phố của cả nước (chỉ thấp hơn các tỉnh, thành phố: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu và Cần Thơ)2.

Trong các thời kỳ 1998-2000 và 2001-2005 cơ cấu kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc chuyển dịch khá nhanh theo hướng giảm mạnh tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và tăng nhanh tỷ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng.

Cơ cấu kinh tế Vĩnh Phúc cũng đặc trưng bởi khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã và đang gia tăng tỷ trọng nhanh chóng. Năm 1997, tỷ trọng khu vực này chỉ chiếm khoảng 9,05% tăng lên đến 38,3% năm 2006. Điều này minh chứng cho sự thành công của Vĩnh Phúc trong việc chuẩn bị các điều kiện thuận lợi về hạ tầng, về môi trường kinh doanh nói chung và đó cũng là thành công trong công tác xúc tiến vận động đầu tư nước ngoài.


III.2. Phát triển văn hoá - xã hội

Từ khi tái lập tỉnh tháng 1/1997, Vĩnh Phúc đã đạt được nhiều thành tựu về phát triển văn hóa - xã hội:

Cùng sự phát triển không ngừng về kinh tế, chất lượng cuộc sống của người dân Vĩnh Phúc cũng ngày càng được cải thiện. Các mặt xã hội có nhiều chuyển biến tích cực như: chương trình xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, xoá nhà dột nát; tệ nạn xã hội và tai nạn giao thông giảm, nhất là giải quyết các vấn đề công bằng xã hội, được nhân dân đồng tình. Tỷ lệ hộ nghèo giảm; việc giải quyết việc làm đạt kết quả cao.

Giáo dục - Đào tạo đã đạt được những kết quả quan trọng: Mạng lưới trường lớp được củng cố và dần ổn định; cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường tiếp tục được cải thiện. Chất lượng giáo dục toàn diện, có những bước tiến bộ vượt bậc, trong những năm gần đây, Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh có nhiều học sinh đạt giải cao ở các kỳ thi quốc gia và quốc tế; trật tự kỷ cương trong nhà trường, môi trường sư phạm được tăng cường. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng, phương pháp giảng dạy và học tập được cải tiến, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn ngày càng cao. Tỉnh được công nhận đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở năm 2001. Ứng dụng CNTT trong giảng dạy và học tập có bước phát triển, nhiều trường trung học phổ thông và một số trường trung học cơ sở đã được trang bị máy tính phục vụ công tác quản lý, giảng dạy và học tập.

Khoa học - Công nghệ ngày càng phát triển, phục vụ thiết thực cho sự nghiệp phát triển KTXH của tỉnh. Các tiến bộ khoa học, công nghệ được ứng dụng vào sản xuất kinh doanh và đời sống ngày càng nhiều, trong đó có CNTT.

Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân được cải thiện: Hệ thống mạng lưới y tế từ tỉnh đến cơ sở tiếp tục được tăng cường cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ cán bộ.

Hệ thống Văn hóa thông tin - Phát thanh, truyền hình từ tỉnh đến cơ sở ngày càng được hoàn thiện và phát triển. Công tác thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng được thực hiện tốt. Các thiết chế văn hóa được củng cố, các công trình lịch sử, văn hóa được chú trọng...

III.3. Các giá trị văn hóa của cộng đồng dân cư trong tỉnh

Cộng đồng dân cư tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều giá trị văn hóa ưu việt. Có thể nói, cùng với cả nước, lịch sử phát triển của tỉnh là lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ nước. Đất Vĩnh Phúc đã từng nổi tiếng với những danh tướng và anh hùng dân tộc: Hai Bà Trưng, Trần Nguyên Hãn, Nguyễn Danh Phương, Nguyễn Thái Học. Cho đến nay, Vĩnh Phúc vẫn mang đậm dấu ấn của văn hóa Hùng Vương và Kinh Bắc Thăng Long, của nền văn hóa dân gian đặc sắc, của khoa bảng, với lối sống xã hội và chuẩn mực đạo đức luôn được giữ gìn và phát huy.

Các giá trị văn hóa truyền thống lưu lại thông qua các di tích lịch sử văn hoá đa dạng, góp vai trò quan trọng vào việc thu hút khách du lịch. Toàn tỉnh hiện có 967 di tích lịch sử văn hoá, trong đó 288 di tích được xếp hạng cấp Quốc gia, trong đó nổi bật là cụm di tích Tây Thiên, tháp Bình Sơn, đền thờ Trần Nguyên Hãn, đình Thổ Tang, cụm đình Hương Canh, chùa Hà Tiên, di chỉ Đồn Dậu... Không chỉ có nền văn hoá vật thể phong phú, Vĩnh Phúc còn có nền văn hoá phi vật thể cũng đa dạng, hấp dẫn có giá trị du lịch cao, đó là hệ thống các lễ hội, các trò chơi dân gian, văn hoá nghệ thuật, thi ca, ẩm thực…

Truyền thống của người dân Vĩnh Phúc là hiếu học, cầu thị, có ý thức tìm tòi, đổi mới và sáng tạo. Truyền thống đó trong nhiều năm qua đã là động lực cơ bản cho sự phát triển KTXH nhanh chóng trên địa bàn tỉnh.



IV. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KTXH TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN 2020

IV.1. Mục tiêu tổng quát

Xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc trở thành một thành phố công nghiệp, dịch vụ, là một trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch của khu vực và của cả nước; nâng cao rõ rệt mức sống nhân dân; bảo đảm vững chắc về quốc phòng, an ninh.



IV.2. Các mục tiêu cụ thể

1. Mục tiêu về kinh tế

Tăng trưởng GDP trung bình năm:

Giai đoạn 2006-2010: trên 16%.

Giai đoạn 2011-2015: 16-17%.

Giai đoạn 2016-2020: 13-14%.

Tạo ra sự chuyển dịch mạnh hơn nữa về cơ cấu kinh tế theo hướng thúc đẩy phát triển nhanh khu vực công nghiệp và dịch vụ; phát triển các ngành có chất lượng hàng hóa cao, công nghệ hiện đại và năng suất lao động cao. Cơ cấu kinh tế vào năm 2010 sẽ được hình thành theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, giảm nông nghiệp, tăng tỷ trọng khu vực dịch vụ; Giai đoạn 2010-2020 tăng nhanh tỷ trọng dịch vụ tạo ra một cơ cấu kinh tế bền vững và phù hợp với tiềm năng của tỉnh.

Cơ cấu kinh tế theo giá thực tế đến năm 2010 được dự báo là công nghiệp và xây dựng: 65,4%, dịch vụ: 23,4% và nông lâm ngư nghiệp: 11,2%. Đến năm 2020 dự báo tỷ trọng dịch vụ tăng lên khoảng 33%, nông lâm ngư nghiệp 7%, công nghiệp và xây dựng 60%.

GDP bình quân đầu người (giá thực tế) đến năm 2010 đạt khoảng 1.350-1.400 USD, gấp hơn 2 lần so với năm 2006, đến năm 2020 đạt khoảng 7.000-7.500USD, gấp khoảng trên 6 lần so với năm 2010.

Phát triển mạnh kinh tế đối ngoại, đẩy mạnh xuất khẩu, phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu năm 2010 khoảng 1 tỷ USD. Đảm bảo tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân giai đoạn 2006-2010 khoảng 30%, đến năm 2020 xuất khẩu đạt khoảng 8-10 tỷ USD.

Thực hiện vốn đầu tư xã hội và phát triển giai đoạn 2006-2010 khoảng 4-5 tỷ USD (giá 1994)3; giai đoạn 2011-2020 khoảng 15 tỷ USD.



2. Mục tiêu về xã hội

Phát triển một xã hội lành mạnh, ổn định trong đó con người là đối tượng quan tâm hàng đầu, và cũng là chủ thể đảm bảo cho sự phát triển. Tạo sự chuyển biến cơ bản và toàn diện ngành giáo dục và đào tạo; chú trọng đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu phát triển KTXH của tỉnh; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 50% vào năm 2010 và khoảng 70% vào năm 2020. Tạo đủ việc làm cho người lao động.

Tiếp tục phát triển mạng lưới trường lớp theo cơ cấu hợp lý giữa các ngành học, cấp học như đề án đã quy hoạch đã dược phê duyệt, vừa đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Phấn đấu để đến năm 2020 có 100% số trường học ở các cấp học đạt trường chuẩn quốc gia. Hoàn thành phổ cập bậc trung học.

100% phường, xã đạt chuẩn quốc gia về y tế.

Giảm tỷ lệ sinh hàng năm còn khoảng 1%; tốc độ tăng dân số tự nhiên ở mức dưới 1%/năm.

Đến năm 2020 về cơ bản không còn hộ nghèo theo chuẩn quốc gia.



3. Mục tiêu bảo vệ môi trường

Chất lượng môi trường nước:

Giải quyết dứt điểm các điểm nóng ô nhiễm nguồn nước như: Đầm Vạc, Đầm Diệu, lưu vực sông Phan,…

Xử lý nước thải tại các khu công nghiệp đạt tiêu chuẩn môi trường.

Hoàn thiện hệ thống cấp nước sạch cho các khu vực đô thị.

Chất lượng môi trường không khí: Giải quyết dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường không khí tại các nhà máy, xí nghiệp, đặc biệt đối với nhà máy sắt thép, xi măng, chế biến thuỷ sản.

Chất lượng môi trường đất: Xử lý các điểm ô nhiễm môi trường đất; Thu gom và xử lý triệt để rác thải sinh hoạt và rác thải nguy hại; Thực hiện phân loại rác thải tại nguồn.

Tăng tỷ lệ che phủ của rừng lên 40%.



4. Mục tiêu xây dựng nền an ninh, quốc phòng

Đảm bảo sự an toàn xã hội và quốc phòng, giảm tối đa các tệ nạn xã hội và bảo đảm bền vững môi trường ở các đô thị và nông thôn làm cơ sở cho ổn định và phát triển KTXH.



V. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN CHO PHÁT TRIỂN CNTT

V.1. Thuận lợi

Vĩnh Phúc có vị trí địa lý thuận lợi :

Nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, một trong hai vùng phát triển nhất của Việt Nam hiện nay.

Gần Thủ đô Hà Nội nên có nhiều thuận lợi trong việc liên kết trao đổi giao lưu hàng hoá, công nghệ, lao động... Thủ đô Hà Nội sẽ phát triển nhanh và mạnh về phía Bắc (hình thành khu đô thị mới Bắc Thăng Long, khu công nghiệp Thăng Long, Sóc Sơn….). Đây là cơ hội cho Vĩnh Phúc tiếp nhận sự lan tỏa vốn, khoa học - công nghệ và phát triển các ngành sản xuất bổ trợ và các loại hình dịch vụ cho Hà Nội, trong đó có CNTT.

Có vị trí đầu mối, có điều kiện trở thành trung tâm phát triển của khu vực, do đó có thể đóng vai trò là đầu mối đưa ứng dụng và phát triển CNTT vào vùng Tây Bắc và một phần vùng Đông Bắc Bắc bộ.

Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Phúc có truyền thống cách mạng, đoàn kết; có tinh thần đổi mới, sáng tạo, đảm bảo đáp ứng được yêu cầu phát triển của tỉnh trong tương lai. Lãnh đạo tỉnh quyết tâm đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT.

Những cơ chế, chính sách mới của tỉnh, cùng với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý và chuyên gia năng động, sáng tạo, nhạy bén đã trưởng thành, đang tiếp tục tạo uy tín và sức hút đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Luật CNTT đã được ban hành và đi vào cuộc sống, sẽ tạo điều kiện về môi trường chính sách và kinh phí cho các tỉnh (trong đó có Vĩnh Phúc) ứng dụng và phát triển CNTT.

Thị trường CNTT Vĩnh Phúc còn rất nhiều tiềm năng, Vĩnh Phúc đang trong giai đoạn phát triển kinh tế nhanh, chuyển đổi sang công nghiệp hoá, công nghiệp đang phát triển mạnh, nhu cầu ứng dụng và phát triển CNTT sẽ ngày càng tăng và thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp CNTT.

Ứng dụng và phát triển CNTT đã có những thành tựu bước đầu quan trọng, đặc biệt là ứng dụng CNTT trong khối các cơ quan Đảng và Nhà nước, tạo cơ sở cho việc tiếp tục phát triển mạnh trong giai đoạn tiếp theo.



V.2. Khó khăn

Nền kinh tế tuy phát triển nhanh, nhưng quy mô nền kinh tế tỉnh còn nhỏ (với khoảng hơn 1 triệu dân, tổng GDP khoảng 1,25 tỷ USD), thị trường nhỏ, sức mua hạn chế, tích lũy nội bộ có tỷ lệ cao song quy mô nhỏ. Tuy đang chuyển đổi cơ cấu kinh tế nhưng số người làm nông nghiệp vẫn cao (dân số ở nông thôn chiếm 77%), tác động đến tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ CNTT còn khá thấp. Nhu cầu về dịch vụ và ứng dụng CNTT chủ yếu mới tập trung ở vùng đô thị.

Nhiều cán bộ còn ngại thay đổi phương thức làm việc mới, nên khi triển khai vẫn còn bị trì trệ. Nhận thức của nhiều cơ quan đơn vị, nhiều DN trên địa bàn về ứng dụng CNTT chưa thật đầy đủ. Đây có thể là trở ngại lớn nhất trong việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT của tỉnh.

Hệ thống hạ tầng của tỉnh đã phát triển, nhưng chưa đáp ứng được các yêu cầu của các nhà đầu tư, còn cần được tiếp tục đầu tư nhằm nâng cao chất lượng phục vụ đáp ứng nhu cầu phát triển.

Cơ sở hạ tầng CNTT của tỉnh Vĩnh Phúc tuy đã được tăng cường, song còn cần tiếp tục nâng cấp và phát triển, các dịch vụ công điện tử còn ít, xu hướng thanh toán qua ngân hàng chưa phổ biến, trình độ nhân lực về CNTT còn hạn chế, nguồn nhân lực CNTT của tỉnh còn thiếu nhiều, mức độ sẵn sàng cho ứng dụng và phát triển CNTT của tỉnh còn cần tiếp tục cải thiện và nâng cao.

Phần thứ ba:
HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Ứng dụng và phát triển CNTT bao gồm các lĩnh vực sau đây:

Ứng dụng CNTT trong các cơ quan Đảng và Nhà nước

Ứng dụng CNTT phục vụ sản xuất, kinh doanh và dịch vụ

Ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực đời sống xã hội

Phát triển hạ tầng kỹ thuật CNTT

Phát triển công nghiệp CNTT

Phát triển nguồn nhân lực CNTT

Phần này được dành để trình bày hiện trạng ứng dụng và phát triển CNTT tại tỉnh Vĩnh Phúc theo các lĩnh vực nói trên.

I. HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG CNTT TẠI CÁC CƠ QUAN ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC

Ứng dụng CNTT trong các cơ quan Đảng và Nhà nước là một lĩnh vực tổng hợp gồm nhiều nội dung có quan hệ mật thiết qua lại với nhau, không thể tách rời, mỗi nội dung đều là yếu tố quyết định đến tính hiệu quả và sự thành công. Các nội dung chính của ứng dụng CNTT trong các cơ quan Đảng và Nhà nước là:

1. Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật CNTT bao gồm các mạng máy tính và truyền thông, các thiết bị ngoại vi để các ứng dụng tin học hoá hoạt động trên đó.

2. Chuẩn bị nguồn nhân lực về cả năng lực quản lý, năng lực chuyên môn nghiệp vụ lẫn kỹ năng sử dụng mạng máy tính và các phần mềm ứng dụng để có thể tham gia vận hành các quy trình đã được tin học hoá.

3. Chuẩn hoá quy trình thông tin và nội dung thông tin: Rà soát, sắp xếp lại tổ chức hợp lý; chuẩn hoá các nội dung thông tin, các quy trình quản lý, quy trình nghiệp vụ, dịch vụ hành chính công; chuẩn hoá các phương thức tích hợp, trao đổi thông tin để làm cơ sở cho việc xây dựng và triển khai các ứng dụng tin học hoá đạt được hiệu quả cao.

4. Xây dựng, triển khai và vận hành các HTTT, CSDL tin học hoá các quy trình quản lý, quy trình nghiệp vụ, dịch vụ hành chính công, các kho thông tin dữ liệu điện tử dùng chung.

5. Ban hành các văn bản về cơ chế, chính sách liên quan đến ứng dụng CNTT, các quy định vận hành và sử dụng các quy trình quản lý, quy trình nghiệp vụ, dịch vụ đã được tin học hoá, các quy định về cung cấp, chia sẻ, khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu điện tử trong hệ thống các cơ quan Đảng và Nhà nước.

Mục này chỉ trình bày phân tích đánh giá hiện trạng theo các nội dung 3, 4, 5; các nội dung 1 và 2 sẽ được trình bày trong các mục về hiện trạng cơ sở hạ tầng CNTT (mục IV) và hiện trạng nguồn nhân lực CNTT (mục VI).

Căn cứ để tổng hợp và đánh giá hiện trạng ứng dụng CNTT tại các cơ quan Đảng và Nhà nước:

Đề án 47, Đề án 112 của tỉnh Vĩnh phúc và các dự án thuộc hai đề án này.

Các báo cáo về tình hình thực hiện Đề án 47, Đề án 112 tại Vĩnh Phúc.

Các phiếu điều tra khảo sát "Tình hình ứng dụng CNTT tại các cơ quan Đảng và Nhà nước tỉnh Vĩnh phúc" từ Văn phòng Tỉnh uỷ, Văn phòng UBND tỉnh, các thị/huyện uỷ, các sở/ngành và UBND các huyện/thị năm 2009.

Các cuộc khảo sát trực tiếp về tình hình ứng dụng CNTT tại Văn phòng Tỉnh uỷ, Văn phòng UBND tỉnh, UBND các huyện/thị, các cơ quan sở/ngành và tổ chức chính trị, đoàn thể của tỉnh Vĩnh Phúc (theo công văn số 23/STTTT-KTKTTH ngày 12/02/2009).

Văn bản, tài liệu từ Văn phòng Tỉnh uỷ, Văn phòng UBND tỉnh, Trung tâm THDL tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan Đảng, cơ quan Nhà nước của Vĩnh Phúc.




tải về 2.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương