Ủy ban nhân dân tỉnh vĩnh phúc dự thảo quy hoạch phát triển công nghệ thông tin



tải về 2.17 Mb.
trang16/17
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích2.17 Mb.
#23173
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17

Cơ quan

Tổng số người trực tiếp liên quan đến xử lý thông tin

Số người biết sử dụng (mạng) máy tính làm việc và khai thác thông tin

Mức độ sử dụng, khai thác thông tin trên mạng LAN của đơn vị

1. Văn phòng Tỉnh uỷ

55

49

Tốt

2. Ban Tổ chức

27

15

Tốt

3. Ban Tuyên giáo

26

24

Tốt

4. Ban Dân vận

15

13

Tốt

5. UB Kiểm tra

21

18

Tốt

6. Đảng uỷ khối CQDC đảng

16

12

Tốt

7. Báo Vĩnh Phúc

39

35

Tốt

8. Thành uỷ Vĩnh Yên

33

31

Tốt

9. Thị uỷ Phúc Yên

35

34

Tốt

10. Huyện uỷ Vĩnh Tường

31

29

Tốt

11. Huyện uỷ Bình Xuyên

29

23

Tốt

12. Huyện uỷ Yên Lạc

29

27

Tốt

13. Huyện uỷ Tam Dương

37

35

Tốt

14. Huyện uỷ Tam Đảo

27

23

Tốt

15. Huyện uỷ Lập Thạch

32

31

Tốt

Cộng

452

399




Bảng 6.20. Số liệu tham gia đào tạo CNTT theo dự án thuộc Đề án 06

(Nguồn: Báo cáo triển khai Đề án 06 số 142-BC/BCĐCNTT)

Đối tượng

Số lớp

Số lượng học viên

Theo DA

Đã thực hiện

Theo DA

Đã thực hiện

Nhu cầu thực tế

Lãnh đạo

4

0

80

0

80

Chuyên viên, nhân viên

5

5

100

92

100

Quản trị mạng

3

1

60

18

60

Cán bộ xã/phường

16

6

320

110

320

Cộng

28

12

560

220

560

Bảng 6.21. Thống kê tình hình nhân lực CNTT tại một số đơn vị

(Nguồn: Phiếu khảo sát và các buổi khảo sát)

Cơ quan

Tổng số người

Số người biết sử dụng máy tính và mạng

Số người có chứng chỉ văn bằng về CNTT

Số cán bộ chuyên trách CNTT

VP Đoàn ĐBQH & HĐND

33

23

30

1

VP UBND tỉnh




40







Sở KHĐT

46

44




1

Cục Thống kê

63

60

56

1

Sở Tài chính










6

Cục Thuế

121

121




6

Sở Nội vụ







25

2

Sở Ngoại vụ

25

25




0

Sở Tư pháp

32

32




1

Sở LĐTBXH

43




25

1

Sở Công thương

48

43

20

2

Sở NNPTNT

161

148

148

7

Sở GTVT

234




86

2

Sở Xây dựng

48

48

35

1

Sở KHCN

97

56




14

Sở TTTT

51

51

51

12

Sở TNMT













Sở GDĐT

50

46

28

1

Sở Y tế

35

29

25

1

Thanh tra tỉnh

43

42

39

1

Sở VHTTDL

70










Ban QLKCN

32

32

24

1

Ban Dân tộc

18

16

14

1

Bộ chỉ huy quân sự tỉnh







82

2

Công an tỉnh

1420

800

800

24

Toà án nhân dân tỉnh

46

24

24

1

Viện KSND tỉnh













UBND TP Vĩnh Yên

121

100

53

1

UBND TX Phúc Yên

90







1

UBND huyện Vĩnh Tường

100

92

92

1

UBND huyện Bình Xuyên

111




50

1

UBND huyện Yên Lạc

97

65

60

1

UBND huyệnTam Dương

86

84

68

2

UBND huyện Tam Đảo

138

138

138

2

UBND huyện Lập Thạch

90










UBMTTQ tỉnh

19

7

7

0

Liên đoàn LĐ tỉnh













Hội Nông dân tỉnh

21

20

20

0

Hội CCB tỉnh

16

11

5

1

Hội LH Phụ nữ tỉnh

34










Tỉnh Đoàn













Đài PTTH Vĩnh Phúc

72

72

36

0

II. PHÂN MỨC CÁC MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC ỨNG DỤNG TIN HỌC HOÁ

Việc triển khai các ứng dụng tin học hoá (HTTT, CSDL, website, cổng TTĐT) tại các cơ quan QLNN trong cả nước nói chung và tại Vĩnh Phúc nói riêng trong các giai đoạn đã qua là chưa đạt được những kết quả như mong muốn. Các nguyên nhân đã được nêu trong phần Phân tích và đánh giá hiện trạng ứng dụng CNTT. Ngoài việc phải chuẩn bị kỹ về hạ tầng kỹ thuật, nguồn nhân lực, nguồn kinh phí, sự quyết tâm của lãnh đạo các cấp, mục này muốn đặc biệt chú ý đến cách thức xây dựng và triển khai các ứng dụng theo quan điểm phân các bước thực hiện qua các giai đoạn: "Triển khai các ứng dụng tin học hoá phải theo trình tự các mức độ phát triển từ thấp đến cao, từ diện hẹp đến diện rộng, đồng thời phải luôn nâng cấp và điều chỉnh phần mềm qua từng giai đoạn cho phù hợp để đảm bảo chắc chắn kết quả và tính hiệu quả của nó". Để có thể thực hiện việc triển khai các ứng dụng tin học hoá theo quan điểm này, cần phải định ra mô hình các mức độ phát triển đối với từng loại ứng dụng tin học hoá. Trên cơ sở các mức độ phát triển, việc triển khai đối với mỗi ứng dụng tin học hoá sẽ được phân thành các giai đoạn, mỗi giai đoạn có mục tiêu tương ứng đạt được một mức độ phát triển nào đó, phụ thuộc vào hiện trạng khả năng có thể đáp ứng các yêu cầu của mức độ phát triển đối với từng cơ quan hoặc cả hệ thống cơ quan. Các mức độ phát triển cũng có thể là thước đo đánh giá kết quả và hiệu quả của việc triển khai các ứng dụng tin học hoá.

Sau đây là các mô hình mức độ phát triển đối với một số loại ứng dụng tin học hoá đặc trưng nhất trong các cơ quan Đảng và Nhà nước.


1. Các dịch vụ công trực tuyến

Mô hình 4 mức độ phát triển của các dịch vụ hành chính công trực tuyến đối với Chính phủ điện tử tại Việt Nam:



Mức độ 1: Cổng TTĐT có đầy đủ thông tin về quy trình thủ tục thực hiện dịch vụ, các giấy tờ cần thiết, các bước tiến hành, thời gian thực hiện, chi phí thực hiện dịch vụ.

Mức độ 2: Ngoài thông tin đầy đủ như mức độ 1, Cổng TTĐT cho phép người sử dụng tải về các mẫu đơn, hồ sơ để người sử dụng có thể in ra giấy, hoặc điền vào các mẫu đơn.

Mức độ 3: Ngoài thông tin đầy đủ như ở mức độ 1 và các mẫu đơn, hồ sơ cho phép tải về như ở mức độ 2, Cổng TTĐT cho phép người sử dụng điền trực tuyến vào các mẫu đơn, hồ sơ và gửi lại trực tuyến các mẫu đơn, hồ sơ sau khi điền xong tới cơ quan và người thụ lý hồ sơ. Các giao dịch trong quá trình thụ lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ được thực hiện qua mạng.

Mức độ 4: Ngoài thông tin đầy đủ như ở mức độ 1, các mẫu đơn, hồ sơ cho phép tải về như ở mức độ 2, gửi trực tuyến hồ sơ và thực hiện các giao dịch qua mạng như ở mức độ 3, việc thanh toán chi phí sẽ được thực hiện trực tuyến, việc trả kết quả có thể thực hiện trực tuyến hoặc gửi qua đường bưu điện.

Đây là mô hình các mức độ phát triển của các dịch vụ công trực tuyến nhìn từ góc độ người dân, DN. Ở phía bên trong các cơ quan, để đạt được các mức độ đó, cần có các quy trình giải quyết các hồ sơ dịch vụ công được tin học hoá và vận hành trên môi trường mạng máy tính. Mô hình các mức độ phát triển của các quy trình được tin học hoá được nêu ở dưới đây.

Đối với các dịch vụ công, mức độ 1 và 2 được coi là mức độ trung bình; mức độ 3 và 4 được coi là mức độ cao.

2. Các ứng dụng tin học hoá theo mô hình luồng hoặc nhóm công việc

Các mức độ phát triển của các ứng dụng tin học hoá hoạt động theo mô hình luồng công việc (workflow) và nhóm công việc (workgroup) gắn với các quy trình xử lý, gửi/nhận, luân chuyển thông tin trên môi trường mạng máy tính (ví dụ như điều hành công việc, xử lý văn bản, giải quyết công việc, giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính, thực hiện các quy trình nghiệp vụ chuyên môn,...) có thể được phân như sau:

Mức độ 1: Ứng dụng được cài đặt và triển khai tại tất cả các vị trí liên quan tới qui trình. Các thông tin dữ liệu cơ bản của quy trình được số hoá và được một số vị trí chuyên cập nhật vào hệ thống phục vụ cho việc tra cứu và tìm kiếm chung. Chưa có sự gửi/nhận và luân chuyển thông tin trên mạng.

Mức độ 2: Đã vận hành tốt và hiệu quả ở mức độ 1. Thêm vào đó, có sự tham gia của các vị trí chuyên viên (không phải là lãnh đạo) vào quy trình được tin học hoá vận hành trên mạng, các thông tin được luân chuyển và được xử lý trên mạng nội bộ theo qui trình tại từng vị trí chuyên viên. Lãnh đạo không tham gia vào qui trình vận hành trên mạng, nhưng các ý kiến, kết quả xử lý vẫn được các chuyên viên giúp cập nhật vào hệ thống. Văn bản, hồ sơ được gửi/nhận trong hệ thống trên mạng diện rộng tới các cơ quan có liên quan ở bên ngoài.

Mức độ 3: Đã vận hành tốt và hiệu quả ở mức độ 2. Thêm vào đó, lãnh đạo cũng tham gia trực tiếp (xử lý, cập nhật dữ liệu xử lý) vào các vị trí tương ứng của qui trình được tin học hoá vận hành trên mạng.

Mức độ 4: Đã vận hành tốt và hiệu quả ở mức độ 3. Ngoài ra, các vị trí tham gia vào qui trình có thể xử lý công việc từ xa (qua Internet). Trong trường hợp qui trình có xử lý liên thông giữa các cơ quan thì qui trình được tích hợp và vận hành trên mạng diện rộng của tỉnh. Trong trường hợp qui trình xử lý, giải quyết các hồ sơ liên quan đến dịch vụ công thì được tích hợp với các CSDL chuyên ngành và các dịch vụ công trực tuyến trên Cổng TTĐT.

Đối với các ứng dụng tin học hoá theo mô hình workflow hoặc workgroup, mức độ 1 và 2 được coi là mức độ trung bình; mức độ 3 và 4 được coi là mức độ cao.

3. Các kho dữ liệu (CSDL)

Các kho dữ liệu ở đây là các CSDL chuyên ngành, các CSDL trọng điểm của tỉnh hoặc các CSDL quốc gia. Nhiệm vụ chính của các kho dữ liệu là lưu trữ thông tin dữ liệu phục vụ cho các mục đích tra cứu, tìm kiếm và khai thác thông tin của người sử dụng trên môi trường mạng máy tính. Thông thường, các kho dữ liệu có thể được tích hợp với các ứng dụng tin học hoá phục vụ điều hành quản lý và phục vụ dịch vụ công đã nêu ở trên do có sự trao đổi thông tin dữ liệu qua lại với nhau. Đối với các kho dữ liệu, có thể phân làm 2 mức độ phát triển:



Mức độ 1: Các dữ liệu được cập nhật trực tiếp vào CSDL. Việc khai thác CSDL được thực hiện trên mạng cục bộ hoặc mạng diện rộng. Không có sự tích hợp giữa CSDL với các ứng dụng tin học hoá khác hoặc các dịch vụ công trực tuyến có liên quan.

Mức độ 2: Các CSDL có liên quan thì được tích hợp và có sự đồng bộ dữ liệu giữa các CSDL. Có sự tích hợp giữa CSDL với các ứng dụng tin học hoá hoặc các dịch vụ công trực tuyến có liên quan, tạo thành một hệ thống thống nhất. Như vậy, nguồn dữ liệu có thể được cập nhật trực tiếp, cũng có thể được tích hợp từ các ứng dụng tin học hoá, các dịch vụ công có liên quan.

Đối với các kho dữ liệu hoặc CSDL, mức độ 1 được coi là mức độ trung bình; mức độ 2 được coi là mức độ cao.

III. XÂY DỰNG HỆ THỐNG GIAO BAN TRỰC TUYẾN

Ngày nay, với sự phát triển của CNTT và khoa học kỹ thuật. Việc tổ chức các cuộc họp, các buổi hội thảo, đào tạo từ xa… ngày càng trở nên phổ biến. Hội nghị truyền hình (Video Conference - viết tắt là HNTH) là dịch vụ được triển khai và sử dụng dựa trên các công nghệ mạng truyền thông tiên tiến như IP (Internet Protocol), ATM, ISDN. Dịch vụ này cung cấp khả năng truyền hình ảnh, âm thanh trực tuyến giữa nhiều điểm trên mạng, giúp tăng cường khả năng tương tác, trao đổi thông tin giữa các thành viên trong hội nghị với nhau.

Trong hệ thống HNTH chúng ta có hai mô hình cơ bản là điểm nối điểm và điểm nối đa điểm. Đối với hệ thống điểm nối đa điểm:

Điểm nối đa điểm từ 6 điểm trở xuống: thiết bị đầu cuối hỗ trợ được 6 điểm cùng lúc trao đổi hình ảnh, âm thanh và dữ liệu với nhau.

Điểm nối đa điểm từ 7 điểm trở lên: ngoài thiết bị đầu cuối, để trao đổi hình ảnh, âm thanh và dữ liệu với nhau, chúng ta phải sử dụng thêm một bộ MCU (Multipoint control unit) hỗ trợ đa điểm đặt tại nơi trung tâm.

1. Giải pháp hội nghị Video Conference

Ở Việt Nam chỉ có hai giải pháp chính cho đường truyền là ISDN (Integrated Services Digital Network) và IP (Internet Protocol).

ISDN là mạng được phát triển từ mạng điện thoại số ( Telephony IDN) cung cấp khả năng kết nối hoàn toàn số hóa giữa các đầu cuối, phục vụ cho nhiều loại dịch vụ. Có hai loại kênh cơ bản là kênh B (64Kbps) để truyền thông tin dữ liệu và kênh D (16Kbps) để truyền tín hiệu báo hiệu. Các tiêu chuẩn hiện nay về ISDN xác định hai giao diện khác nhau đối với mạng: 1.Giao diện tốc độ cơ bản ( BRI: Basic Rate Interface): 2B + D = 144 Kbps; 2.Giao diện tốc độ chính (PRI: Primary Rate Interface): 30B + D =1936 Kbps

IP (Internet Protocol) là một giao thức mạng tiên tiến có nhiều tiện ích, sử dụng phương pháp chuyển mạch gói và dựa trên địa chỉ IP trên mạng để truyền tải hình ảnh, âm thanh và dữ liệu từ thiết bị đầu cuối này đến thiết bị đầu cuối khác.

2. Các thiết bị cho hệ thống giao ban trực tuyến

a) Thiết bị đầu cuối VCS (Video Conferencing Systemt)

Thiết bị đầu cuối VCS có chức năng chính là thu nhận hình ảnh, âm thanh tại một điểm, mã hoá chúng theo một phương thức nhất định rồi gửi tới đầu xa thông qua một môi trường mạng truyền dẫn. Các thành phần chính của VCS:

Hệ thống Camera: ghi nhận, xử lý hình ảnh cho hội nghị



tải về 2.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương