Ủy ban nhân dân tỉnh vĩnh long cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 299.05 Kb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu27.07.2016
Kích299.05 Kb.
#6936
  1   2   3


ỦY BAN NHÂN DÂN

TỈNH VĨNH LONG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 1369 /QĐ-UBND




Vĩnh Long, ngày 28 tháng 8 năm 2012


QUYẾT ĐỊNH

Về việc ban hành Kế hoạch Giải quyết việc làm và Giảm nghèo bền vững

giai đoạn 2011 – 2015



ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Chương trình số 05-CTr/TU ngày 17/10/2011 của Tỉnh ủy Vĩnh Long về Giải quyết việc làm và Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011 – 2015;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội,



QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch Giải quyết việc làm và Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011 – 2015.

Điều 2. Đề nghị Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Vĩnh Long và lãnh đạo các tổ chức thành viên chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với chính quyền cùng cấp thực hiện tốt Kế hoạch nêu trên.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.




Nơi nhận:

- Bộ LĐTBXH;

- TT.TU, TT.HĐND tỉnh;

- CT, các PCT.UBT;

- UBMTTQVN tỉnh Vĩnh Long;

- Đoàn TNCS HCM, Hội LHPNVN tỉnh;

- Như Điều 3;

- Các phòng NC;

- Lưu: VT, 3.09.02.


TM. UỶ BAN NHÂN DÂN

CHỦ TỊCH

Đã ký: Nguyễn Văn Diệp



ỦY BAN NHÂN DÂN

TỈNH VĨNH LONG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



KẾ HOẠCH

Giải quyết việc làm và Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011 - 2015

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1369 /QĐ-UBND

ngày 28 /8/2012 của UBND tỉnh Vĩnh Long)

––––––––––––


I. THỰC TRẠNG


1. Về việc làm

Đến cuối năm 2010 lực lượng lao động của tỉnh trên 600.000 người, trong đó lao động thuộc khu vực nông, ngư nghiệp chiếm: 56,99%; lao động thuộc khu vực công nghiệp và xây dựng cơ bản chiếm: 12,1% và lao động thuộc khu vực dịch vụ chiếm: 30,91%. Lực lượng lao động có xu hướng dịch chuyển từ nông, ngư nghiệp sang công nghiệp xây dựng và dịch vụ; bình quân hàng năm lao động dịch chuyển từ nông lâm ngư nghiệp sang công nghiệp xây dựng khoảng 0,14% và sang dịch vụ khoảng 0,16%;

Hàng năm, tỉnh đào tạo nghề cho gần 19.000 người, giải quyết việc làm cho hơn 27.000 lao động; tỷ lệ tất nghiệp bình quân hàng năm giảm 0,12%, hiện nay tỷ lệ thất nghiệp còn 4,7%.

2. Về giảm nghèo

Số hộ nghèo còn đến cuối năm 2011 là 21.376 hộ, chiếm 7,99 %; số hộ cận nghèo 16.016, chiếm 5,99%, trong đó: hộ nghèo dân tộc 1.951 hộ, tỷ lệ 30,79%; hộ cận nghèo dân tộc 834 hộ, tỷ lệ 13,16%; hộ nghèo khu vực thành thị 1.919 hộ, tỷ lệ 4,34%; hộ nghèo khu vực nông thôn 19.467 hộ, tỷ lệ 8,72%.


II. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH TRONG GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

1. Mục tiêu chung

Giải quyết việc làm và giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ trọng tâm của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, giai đoạn 2011 - 2015 nhằm cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống của người nghèo, trước hết là người có thu nhập thấp; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở các xã có đông đồng bào dân tộc, các xã khó khăn; thu hẹp khoảng cách chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa người nghèo và cộng đồng dân cư.


2. Mục tiêu cụ thể

a) Về giải quyết việc làm

- Góp phần thực hiện mục tiêu chung về bảo đảm việc làm cho khoảng 130.800 người; trong đó xuất khẩu 4.800 lao động, thông qua chương trình cho vay vốn từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm 21.800 người; giảm tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị trong độ tuổi lao động đến năm 2015 còn 3,35%;

- Nâng cao năng lực, hiện đại hoá Trung tâm giới thiệu việc làm và hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động, sàn giao dịch việc làm; nâng số người được tư vấn và giới thiệu việc làm lên 35.000 người trong 5 năm; xây dựng và đưa vào sử dụng trang Web về thị trường lao động;

- Tập huấn nghiệp vụ cho 5.000 cán bộ về công tác lao động - việc làm từ tỉnh đến tận ấp, khóm.



b) Về giảm nghèo bền vững

- Phấn đấu 100% hộ nghèo đủ điều kiện được vay vốn tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách Xã hội;

- Phấn đấu 80% người nghèo được hướng dẫn cách làm ăn;

- 100% người nghèo, người cận nghèo tham gia nghề được miễn phí học nghề;

- 100% lượt người nghèo và 80% lượt người cận nghèo có thẻ bảo hiểm y tế.

- 100% lượt học sinh nghèo đến trường được miễn, giảm học phí và các khoản hỗ trợ khác.

- Phấn đấu 100% cán bộ tham gia làm công tác giảm nghèo ở các cấp được tập huấn nâng cao năng lực, trong đó 95% là cán bộ cấp cơ sở.

- Cơ bản không còn nhà ở tạm bợ, dột nát.

- 100% người nghèo có nhu cầu được trợ giúp pháp lý miễn phí.

- Thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo tăng 1,5 lần; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 2%/năm.

- Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội được tập trung đầu tư đồng bộ theo tiêu chí nông thôn mới, trước hết là hạ tầng thiết yếu như: giao thông, điện, nước sinh hoạt tạo điều kiện giúp cho người nghèo được thụ hưởng các dịch vụ công một cách bình đẳng.

3. Chỉ tiêu thực hiện từng năm, trong giai đoạn 2012 – 2015 (có Phụ lục 1 và 2 đính kèm)

III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Về chính sách, cơ chế

a) Về chính sách

- Tiếp tục quán triệt, triển khai đầy đủ và kịp thời các văn bản cấp trên và hoàn thiện chính sách về lao động - việc làm và Chương trình xây dựng pháp luật liên quan tới bảo hiểm thất nghiệp, xuất khẩu lao động, dạy nghề…;

- Xây dựng nội dung hướng dẫn về quản lý và điều hành các dự án, hoạt động thuộc Chương trình.

b) Về cơ chế

- Cơ chế sử dụng nguồn vốn: phân bổ vốn vay theo khả năng tạo việc làm mới thông qua các dự án vay vốn; ưu tiên các doanh nghiệp vừa và nhỏ để mở rộng ngành nghề, sản xuất hiệu quả cao, đặc biệt vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu và những nơi thu hồi lớn diện tích đất nông nghiệp.

- Cơ chế phối hợp: tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước với các tổ chức đoàn thể và các địa phương trong việc quản lý và tổ chức thực hiện dự án vay vốn, trong việc lập kế hoạch sử dụng vốn vay hàng năm; trách nhiệm của Ngân hàng Chính sách xã hội trong việc quản lý, cho vay, bảo toàn và tăng trưởng của quỹ;

- Cơ chế phân cấp: tăng cường phân cấp cho các cấp chính quyền địa phương, tđặc biệt phân cấp cho cấp huyện trong việc tổ chức và thực hiện các dự án cho vay đối với các đối tượng trên địa bàn quản lý;

- Cơ chế lồng ghép: đẩy mạnh lồng ghép các dự án của Chương trình với một số dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và các chương trình, dự án khác.

- Cơ chế giám sát, đánh giá: Tăng cường kiểm tra, giám sát việc tổ chức cho vay theo các dự án, đặc biệt là các dự án cho vay với số tiền lớn, ở những nơi có nguy cơ rủi ro cao do điều kiện tự nhiên hoặc môi trường kinh doanh ít thuận lợi; Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo và trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương trong việc kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay.

2. Về lãnh đạo, chỉ đạo

- Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng và chỉ đạo điều hành của chính quyền các cấp đối với chương trình giảm nghèo.

- Phát huy vai trò của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và các đoàn thể quần chúng trong việc vận động, định hướng cho người nghèo vươn lên thoát nghèo.

- Căn cứ vào tình hình thực tế, hàng năm, các địa phương phải xây dựng kế hoạch để tổ chức thực hiện, xem việc thực hiện chỉ tiêu giải quyết việc làm và giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng và là tiêu chí để đánh giá, xếp loại tổ chức cơ sở đảng và chính quyền hàng năm.

3. Về tuyên truyền

- Tăng cường công tác tuyên truyền nhất là các chính sách an sinh xã hội và các chính sách có liên quan để nhân dân hiểu và đồng thuận; nâng cao nhận thức về đào tạo nghề gắn với công tác giải quyết việc làm và giảm nghèo; làm cho các cấp, các ngành và nhân dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, nội dung các chính sách của Đảng và Nhà nước về chương trình giảm nghèo.

- Nhân rộng các điển hình thoát nghèo, đồng thời giáo dục ý thức tự vươn lên của người nghèo. Từ đó, đưa công tác giảm nghèo trở thành phong trào rộng rãi, mang tính xã hội hóa cao, huy động sức mạnh tổng hợp của xã hội để đạt được mục tiêu đề ra.

- Đề cao trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền, vai trò của cán bộ thực hiện công tác giảm nghèo; tăng cường giám sát của nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, nhất là ở cơ sở đối với quá trình triển khai thực hiện Chương trình giảm nghèo ở từng địa phương.



4. Về huy động nguồn lực

- Ngoài việc tranh thủ nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia của Trung ương và các nguồn vốn hợp pháp khác, hàng năm ngân sách địa phương ưu tiên bố trí để triển khai các dự án của Chương trình theo quyết định của cấp có thẩm quyền như: đào tạo nghề, giải quyết việc làm, giảm nghèo, miễn giảm học phí, bảo hiểm y tế, nhà ở, nước sạch, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động…

- Triển khai kịp thời và đầy đủ các dự án của trung ương và địa phương có liên quan, tích cực vận động sự tham gia của các doanh nghiệp, cộng đồng xã hội, các tổ chức phi chính phủ… tham gia hỗ trợ giúp cho người nghèo; khuyến khích phát huy nội lực để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Trong đó, cần ưu tiên những công trình trọng điểm ở những địa bàn khó khăn, địa phương có đông đồng bào dân tộc Khmer.

- Phát huy nguồn lực chủ yếu của chính người nghèo thông qua việc tiết kiệm chi tiêu gia đình, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, dòng họ và người thân, tích cực chăm lo lao động, sản xuất, học tập với ý chí quyết tâm thoát nghèo.

- Có chính sách thu hút đầu tư nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất, ưu tiên phát triển các ngành nghề có lợi thế của địa phương, nhất là các làng nghề truyền thống. Huy động doanh nghiệp tổ chức, cá nhân thông qua quỹ “Ngày vì người nghèo”, kết hợp các nguồn vốn của đoàn thể xoay vòng, vận động tài trợ quốc tế để hỗ trợ cho người nghèo.

5. Thực hiện tốt các chính sách

- Về chính sách đào tạo nghề: đẩy mạnh chương trình phát triển nguồn nhân lực, nhất là đào tạo nghề, khuyến nông, khuyến công, khuyến ngư; hỗ trợ sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo tiếp cận các nguồn vốn, gắn với việc hướng dẫn và chuyển giao kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất.

- Về chính sách xúc tiến giới thiệu việc làm, tạo việc làm: Đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động, mở rộng thị trường xuất khẩu lao động; có chính sách hỗ trợ công tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ xuất khẩu lao động; cung cấp kịp thời các thông tin về thị trường lao động; hỗ trợ người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; có kế hoạch sử dụng lao động sau khi hoàn thành hợp đồng làm việc ở nước ngoài trở về nước. Củng cố các làng nghề truyền thống và phát triển các ngành nghề mới ở khu vực nông thôn.

- Về chính sách thu hút đầu tư: Tiếp tục bổ sung và đổi mới cơ chế, chính sách, nhằm giải phóng sức sản xuất, mở rộng các loại hình doanh nghiệp, khu công nghiệp, cụm, tuyến công nghiệp, làng nghề, trang trại, hộ gia đình, để thu hút lao động, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần giảm nghèo bền vững.

- Về chính sách y tế, giáo dục đào tạo: Thực hiện có hiệu quả chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ học bổng, trợ cấp xã hội và hỗ trợ chi phí học tập đối với học sinh nghèo ở các cấp học theo Nghị định số 49/2010/NĐ-CP; tiếp tục thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với học sinh, sinh viên, nhất là sinh viên nghèo; Thực hiện chính sách ưu đãi, thu hút đối với giáo viên công tác ở vùng sâu, các xã khó khăn; khuyến khích xây dựng và mở rộng “Quỹ khuyến học"; xây dựng các trung tâm dạy nghề, trường đạt chuẩn quốc gia tạo điều kiện tốt nhất để người nghèo được học tập; thực hiện có hiệu quả chính sách cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế đối với người thuộc hộ cận nghèo. Có chính sách hỗ trợ việc cung cấp dinh dưỡng, khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ, trẻ em nghèo ở địa bàn khó khăn. Tăng cường hơn nữa chính sách ưu đãi, thu hút đối với cán bộ y tế công tác ở địa bàn khó khăn; ưu tiên đầu tư để Trạm Y tế đạt chuẩn, tạo thuận lợi nhất cho người nghèo được cung cấp các dịch vụ y tế công.

- Về chính sách hỗ trợ nhà ở: tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở cho hộ nghèo; ưu tiên hộ nghèo có người cao tuổi, người khuyết tật, hộ có người bị bệnh hiểm nghèo. Xây dựng cơ chế, chính sách để hỗ trợ nhà ở đối với người nghèo ở đô thị, trên cơ sở huy động nguồn lực của cộng đồng, gia đình, dòng họ. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình đầu tư xây dựng nhà ở cho người có thu nhập thấp.

- Về chính sách hỗ trợ vốn, thông tin và trợ giúp pháp lý:

Hỗ trợ người nghèo tiếp cận các dịch vụ trợ giúp pháp lý, hưởng thụ văn hoá, thông tin; đa dạng hoá các hoạt động truyền thông, giúp người nghèo tiếp cận các chính sách giảm nghèo, phổ biến các mô hình giảm nghèo có hiệu quả, gương thoát nghèo.

Hỗ trợ đồng bào dân tộc ổn định đời sống, phát triển sản xuất, tiếp cận phương thức sản xuất mới, nâng cao dân trí, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, thực hiện giảm nghèo bền vững; thực hiện tốt chương trình hỗ trợ nhà ở, nước sạch cho các hộ đồng bào dân tộc nghèo.

Thực hiện có hiệu quả chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, hộ nghèo người dân tộc. Đối với các hộ vừa thoát nghèo, được tiếp tục hưởng các chính sách đối với hộ nghèo trong 01 năm và được tiếp tục vay vốn với lãi suất ưu đãi trong 03 năm để phát triển sản xuất, thoát nghèo bền vững.

Thường xuyên mở các lớp đào tạo tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn.

- Về chính sách hỗ trợ đầu tư hạ tầng nông thôn theo tiêu chí nông thôn mới: Tăng cường, hoàn thiện đầu tư cơ sở tầng cho vùng nông thôn, tạo điều kiện cho người lao động, người nghèo được thụ hưởng các dịch vụ công, để thúc đẩy việc học tập, lao động sản xuất, nhằm giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo ở khu vực nông thôn.



6. Tổ chức rà soát, khảo sát, phân loại hộ nghèo

Hàng năm, bố trí kinh phí từ ngân sách để tổ chức rà soát, khảo sát và phân loại hộ nghèo, hộ cận nghèo đảm bảo yêu cầu dân chủ, công bằng, công khai, minh bạch; phân tích cụ thể các nguyên nhân dẫn đến nghèo của từng hộ, nhóm hộ để có giải pháp trợ giúp thiết thực, hiệu quả.



7. Phối hợp với Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh Vĩnh Long và các tổ chức thành viên

- Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh Vĩnh Long và các tổ chức thành viên tham gia thực hiện Chương trình như: phân công hội viên, đoàn viên tuyên truyền, trực tiếp hướng dẫn hộ nghèo, hộ cận nghèo cách thức làm ăn, giải quyết vay vốn xoay vòng…. trong các đoàn thể, tổ chức thành tổ vay vốn của các đoàn thể, phát động phong trào hội viên, đoàn thể thoát nghèo, vươn lên khá và tiến lên làm giàu.

- Phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, doanh nghiệp, các cơ quan thông tin đại chúng để tuyên truyền, vận động trong việc thực hiện các dự án, công trình tại địa phương. Xây dựng các mô hình mẫu, nhân rộng để học tập kinh nghiệm, phát triển phù hợp với từng địa phương.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan Thường trực, tham mưu giúp Ban chỉ đạo Chương trình giảm nghèo của tỉnh: Xây dựng và triển khai kế hoạch giảm nghèo, mở các lớp tập huấn nâng cao năng lực cho thành viên Ban chỉ đạo giảm nghèo cấp cơ sở; Tiếp tục triển khai kế hoạch thực hiện dạy nghề cho người nghèo, người cận nghèo giai đoạn 2011 - 2015 đến cơ quan, đơn vị và các huyện, thành phố thực hiện. Xây dựng kế hoạch thực hiện việc rà soát, khảo sát hộ nghèo và hộ cận nghèo theo quy định trên phạm vi toàn tỉnh; Xây dựng kế hoạch đánh giá, giám sát Chương trình giảm nghèo tại cấp cơ sở; Hướng dẫn thực hiện các chính sách liên quan đến hộ nghèo, hộ cận nghèo.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Phối hợp các sở, ban, ngành liên quan xây dựng kế hoạch lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, nguồn vốn của các dự án, chương trình khác với chương trình giảm nghèo; phối hợp với các cơ quan chức năng, tổng hợp kế hoạch, phân bổ nguồn vốn để thực hiện tốt Chương trình giảm nghèo hàng năm.



3. Sở Tài chính

Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng và huy động các nguồn vốn cho ch­ương trình giảm nghèo; Cân đối, bố trí ngân sách địa phương tối thiểu bằng 1% tổng chi ngân sách trong năm để thực hiện chương trình; Quản lý và hư­ớng dẫn sử dụng các nguồn vốn của chương trình (kể cả nguồn từ ngân sách, nguồn tài trợ, nguồn huy động trong dân). Phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Kế hoạch và Đầu tư dự kiến phân bổ nguồn lực Chư­ơng trình giảm nghèo và chương trình việc làm cho các địa ph­ương. Hàng năm, bố trí kinh phí từ ngân sách để tổ chức rà soát, khảo sát và phân loại hộ nghèo, hộ cận nghèo.



4. Ngân hàng Chính sách xã hội: Chủ trì thực hiện các dự án tín dụng cho người nghèo, cho hộ nghèo;, đề xuất các giải pháp chính sách tín dụng với người nghèo. Đối với các hộ vừa được công bố thoát nghèo được Ngân hàng chính sách xã hội cho vay vốn ưu đãi theo qui định để phát triển sản xuất, thoát nghèo bền vững, tránh tái nghèo. Kết hợp với các địa phương rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo được vay vốn ưu đãi để có giải pháp thực hiện cho những năm tiếp theo.

5. Sở Giáo dục và Đào tạo: Chủ trì tổ chức triển khai, thực hiện có hiệu quả chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ học bổng, trợ cấp xã hội và hỗ trợ chi phí học tập đối với học sinh nghèo ở các cấp học theo Nghị định số 49/2010/NĐ-CP và chính sách ưu đãi, thu hút đối với giáo viên công tác vùng sâu, vùng xa;

6. Sở Y tế: Chủ trì tổ chức triển khai, phối hợp với các ngành chức năng để thực hiện Dự án hỗ trợ y tế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo; nghiên cứu giải pháp hỗ trợ hộ nghèo về y tế phù hợp với tình hình kinh tế xã hội và phong tục tập quán của địa phương; Cùng với các ngành như Bảo hiểm xã hội; Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện Đề án phát triển bảo hiểm y tế toàn dân, hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng cận nghèo. Thực hiện tốt công tác truyền thông dân số, vận động các cặp vợ chồng thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình. Đối với các hộ vừa được công bố thoát nghèo, được tiếp tục mua bảo hiểm y tế theo quy định, để trợ giúp cho người nghèo trong việc chăm sóc sức khỏe, nhằm hỗ trợ người nghèo thoát nghèo bền vững, tránh tái nghèo.

7. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chủ trì, phối hợp với các ngành có liên quan tổ chức thực hiện các dự án qui hoạch bố trí dân cư nông thôn; dự án hỗ trợ sản xuất, khuyến nông, khuyến ngư, phát triển ngành nghề ở các xã khó khăn; nước sạch sinh hoạt ở các xã khó khăn, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn.

8. Sở Xây dựng: Phối hợp với các sở: Lao động - Thương binh và Xã hội; Giáo dục và đào tạo; Giao thông vận tải; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Công Thương thực hiện tốt Dự án xây dựng cụm, tuyến dân cư vùng ngập lụt; Tiếp tục rà soát, đề xuất hướng giải quyết nhà ở cho hộ nghèo để không còn nhà tạm bợ, dột nát.

9. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch: Phối hợp với các sở, ngành có liên quan xây dựng kế hoạch hỗ trợ người nghèo thông qua các chương trình xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở và gia đình văn hóa.

10. Sở Tư Pháp: Tổ chức tuyên truyền pháp luật và tổ chức hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc, phát triển nguồn nhân lực và mạng lưới tổ chức trợ giúp pháp lý tại cơ sở, đặc biệt là tại các xã vùng sâu, các xã khó khăn, bảo đảm người nghèo khi có nhu cầu được trợ giúp pháp lý miễn phí, giúp họ nâng cao nhận thức pháp luật, tích cực tham gia vào công tác giảm nghèo, góp phấn phát triển kinh tế- xã hội. Kiểm tra việc thực hiện công tác này trên địa bàn tỉnh.

11. Ban Dân tộc: Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan trong việc quản lý, xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện Quyết định 74/2008/QĐ-TTg, ngày 09/6/2008 của Thủ tướng Chính phủ, về một số chính sách hỗ trợ giải quyết đất ở, đất sản xuất, chuyển đổi ngành nghề; học nghề; xuất khẩu lao động cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn; Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân nghèo ở vùng khó khăn và các chính sách khác liên quan đến hộ nghèo, hộ cận nghèo; kiểm tra các huyện được phân bổ kinh phí Trung ương, kinh phí địa phương đối ứng thực hiện việc hỗ trợ giải quyết đất ở, chuyển đổi ngành nghề và giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo.

12. Sở Thông tin và Truyền thông: Chủ trì, phối hợp với các ban, ngành liên quan để tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước nhằm tạo sự đồng thuận của xã hội cùng thực hiện mục tiêu của kế hoạch.

13. Sở Công thương: Chủ trì, thực hiện các dự án khuyến công và hỗ trợ sản xuất cho hộ nghèo, cận nghèo.

14. Cục Thống kê: Chủ trì, phối hợp cùng Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, các ngành, địa phương hướng dẫn chỉ đạo, triển khai công tác điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo, tính tỷ lệ lao động qua đào tạo, nhu cầu việc làm hàng năm, công bố tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo, tỷ lệ lao động qua đào tạo, nhu cầu về việc làm phục vụ công tác chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương.

15. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện

Củng cố Ban Chỉ đạo cấp huyện và cấp xã; hàng năm, căn cứ vào các chỉ tiêu của kế hoạch này, xây dựng kế hoạch giải quyết việc làm và giảm nghèo phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương mình; thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc sơ, tổng kết rút kinh nghiệm, báo cáo về Ban Chỉ đạo tỉnh.



16. Đề nghị Ủy Ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Vĩnh Long và các tổ chức thành viên tiếp tục có kế hoạch lồng ghép các mục tiêu của Chư­ơng trình giảm nghèo vào kế hoạch, dự án thực hiện các cuộc vận động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể; Vận động các nhà hảo tâm hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo; Tổ chức các buổi hội thảo khoa học, tập huấn cho hội viên, đoàn viên hiểu biết về khoa học kỹ thuật, nhân rộng các mô hình cá nhân, tập thể làm kinh tế giỏi;

Phân công thành viên của các đoàn thể phối hợp với các ngành tham gia tuyên truyền sâu rộng các chính sách xã hội, chính sách giảm nghèo, chính sách đối với hộ cận nghèo của Đảng và Nhà nư­ớc trong nhân dân, giúp đỡ, hướng dẫn cách làm ăn cho các hộ nghèo và đặc biệt các hộ nghèo là người dân tộc thiểu số, giúp họ vươn lên thoát nghèo bền vững. Phối hợp với chính quyền các cấp trong việc vận động tạo thêm nguồn lực hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở.

Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, Ủy ban nhân các huyện, thành phố tập trung chỉ đạo, đôn đốc việc triển khai thực hiện nội dung kế hoạch này; định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả tổ chức thực hiện trước ngày 10 tháng 6 và 10 tháng 11 hàng năm, qua Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, để theo dõi tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội./.




Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 299.05 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương