Ủy ban nhân dân tỉnh quảng ninh sở khoa học và CÔng nghệ


III. Thực trạng, định hướng phát triển KT–XH, quốc phòng – an ninh và yêu cầu đặt ra cho KH&CN



tải về 1.1 Mb.
trang5/18
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích1.1 Mb.
#18269
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18

III. Thực trạng, định hướng phát triển KT–XH, quốc phòng – an ninh và yêu cầu đặt ra cho KH&CN

1. Các ngành và lĩnh vực kinh tế


Giai đoạn vừa qua tỉnh Quảng Ninh có tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP theo giá so sánh) bình quân năm 2005–2010 đạt 12,7%: Năm 2010 đạt 12,3%, năm 2011 đạt 10,6% và năm 2012 đạt 7,4% (Bảng 3). GDP bình quân đầu người (giá hiện hành) năm 2011 ước đạt 46,687 triệu đồng (2.264 USD) gấp 1,6 lần so với bình quân cả nước. Cơ cấu GDP các khu vực kinh tế giai đoạn 2006–2010 đã có bước chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng nông nghiệp, công nghiệp đều giảm, dịch vụ tăng nhưng tốc độ chậm. Cơ cấu GDP năm 2011 cho thấy trong khu vực nông lâm thuỷ sản và trong khu vực dịch vụ đã có những chuyển dịch mạnh mẽ (Bảng 4). Thu nội địa chủ yếu là than và đất (năm 2006–2010 chiếm 53%, năm 2011 chiếm tới 77%). Kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội đồng bộ còn thiếu và yếu; thiếu công trình mang tính chiến lược. Phát triển công nghiệp và đô thị “nóng” để lại hậu quả môi trường nghiêm trọng.

Về tình hình thu chi ngân sách của tỉnh có thể nhận thấy như sau:

Về thu ngân sách: Năm 2010, thu ngân sách trên địa bàn đạt 22.286 tỷ đồng (61,6% GDP). Với việc thực hiện các biện pháp cải tiến, quản lý nguồn thu, tăng cường chống thất thu, chống buôn lậu và gian lận thương mại; triển khai các luật thuế kịp thời, nên đã tác động tốt đến sản xuất kinh doanh… Thu ngân sách đã đảm bảo một phần nguồn lực để thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu của kế hoạch phát triển KT–XH, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển để tạo nguồn thu lâu dài, vững chắc. Về cơ cấu nguồn thu năm 2010, thu nội địa chiếm 44,81%; thu từ thuế xuất nhập khẩu chiếm 55,19%; Thu từ kinh tế trung ương chiếm 24,24%, thu từ kinh tế địa phương chiếm 17,35%; thu từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 3,22%.

Năm 2011 thu ngân sách tăng 5 lần so với năm 2006 (tăng từ 6,679 ngàn tỷ đồng lên 37,389 ngàn tỷ đồng), chủ yếu từ thuế xuất nhập khẩu 15,219 ngàn tỷ đồng, chiếm 40,7% và từ doanh nghiệp quốc doanh trung ương 8,016 ngàn tỷ đồng, chiến 21,4% tổng thu năm 2011. Tổng thu ngân sách bình quân đầu người của Quảng Ninh năm 2011 đạt 31,2 triệu đồng, cao gấp 4 lần trung bình cả nước (7,7 triệu đồng).

Chi ngân sách: Tổng chi ngân sách năm 2010 là 8.077 tỷ đồng. Trong đó chi thường xuyên năm 2010 chiếm tỷ trọng 48,28%, chi cho đầu tư phát triển chiếm tỷ trọng 51,17%. Việc điều hành chặt chẽ, hợp lý, tiết kiệm, bảo đảm mối quan hệ hợp lý giữa chi thường xuyên và đầu tư phát triển, ưu tiên chi cho đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế, các chương trình kinh tế – xã hội trọng điểm và các chương trình mục tiêu khác đã được tỉnh chú trọng và có những biện pháp cụ thể qua thực hiện từng năm.

Bảng 3. Các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế (3)

Đơn vị tính %

Năm

2005–2010

2011

2012

Dự kiến 2013

Tăng trưởng GDP

12,7

10,6

7,4

8–8,5

Tăng trưởng GTSX công nghiệp

14,5

10,2

3,1

4–4,5

Tăng trưởng GTSX nông nghiệp

5,4

4,1

2,3

2,4–3

Tăng trưởng GTSX dịch vụ

12,5

12,1

13,7

14–14,5

Năm 2011, chi ngân sách nhà nước tăng gấp 4 lần so với năm 2006, cụ thể là tăng từ 3,990 ngàn tỷ đồng lên 15,728 ngàn tỷ đồng. Chi ngân sách 2011 chủ yếu chi cho đầu tư phát triển 37,5%, chi thường xuyên 36,6%, trong đó phân bổ ngân sách cho cấp dưới (huyện, xã) là 20,9%.

Chỉ số ICOR năm 2011 của Quảng Ninh ở mức rất cao (8,25) gần gấp rưỡi so với cả nước (6,20) và gấp đôi so với các nước trong khu vực. Tỷ lệ đóng góp của KH&CN nói chung (TFP–yếu tố năng suất tổng hợp) cho tăng trưởng GDP của tỉnh theo dự đoán ở mức cao hơn bình quân chung của cả nước (năm 2010 là 19,32%, tỷ lệ đóng góp của cả 2 yếu tố vốn và lao động dưới 80%) (4).



Bảng 4. Cơ cấu GDP của Quảng Ninh giai đoạn 2006–2011 (5)

Đơn vị tính: %

Năm

2006

2007

2008

2009

2010

2011

Nông lâm nghiệp

7,5

6,6

6,7

6,7

6,3

6,2

Công nghiệp – Xây dựng

55,6

55,3

56,3

56,7

56,3

56,9

Dịch vụ – du lịch

36,9

38,0

37,1

39,6

37,4

36,9

Từ số liệu trên cho thấy tăng trưởng GDP có biểu hiện chậm lại do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế và tài chính toàn cầu, chuyển đổi cơ cấu diễn biến chậm, hiệu quả đầu tư thấp, chủ yếu dựa vào vốn. Đây là những vấn đề đặt ra cho KH&CN phải trở thành khâu đột phá trong việc phát huy, khai thác tiềm năng, thế mạnh của tỉnh để giải quyết vấn đề tăng trưởng trong thời gian tới. Cụ thể là cần đẩy mạnh ứng dụng KH&CN trong tất cả các lĩnh vực để nâng mức đóng góp của năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp đạt 45% năm 2015 và 50% năm 2020, đưa tốc độ tăng trưởng của tỉnh đạt 12,7% trong giai đoạn 2012–2020 (xem Phương án được lựa chọn cho phát triển KT–XH Quảng Ninh ở phần dưới).

1.1. Thực trạng công nghiệp giai đoạn 2005–2011


Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân giai đoạn 2005–2010 là 14,5%/năm, năm 2011 tăng 10,2% và năm 2012 chỉ tăng 3,1% (Bảng 3). Công nghiệp đã hình thành một số trung tâm nhiệt điện với 5 nhà máy, tổng công suất 5.380 MW; trung tâm sản xuất vật liệu xây dựng với 4 nhà máy xi măng công suất lên 8,5 triệu tấn/năm, các nhà máy sản xuất gạch, ngói chất lượng cao; trung tâm công nghiệp đóng tàu. Các cơ sở công nghiệp tập trung dọc Quốc lộ 18 và ven biển, gây ảnh hưởng đến cảnh quan và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Tỉnh chỉ có 10 cơ sở công nghiệp, chiếm 20% tổng số cơ sở (Trung ương đầu tư quản lý 80% cơ sở). Năm 2010 công nghiệp của tỉnh chiếm trên 15% giá trị sản xuất công nghiệp, công nghiệp Trung ương chiếm 71%, FDI chiếm gần 14% (Bảng 5). Năm 2011 có sự thay đổi lớn, công nghiệp của tỉnh chiến gần 19,8% giá trị sản xuất công nghiệp, doanh nghiệp FDI chiếm 15,3%, doanh nghiệp Trung ương chiến 64,8%. Hàm lượng công nghệ trong sản phẩm công nghiệp thấp. Môi trường đầu tư chưa hấp dẫn, hoạt động xúc tiến đầu tư chậm đổi mới; thu hút vốn đầu tư FDI còn yếu, tỷ lệ vốn thực hiện trên tổng vốn đăng ký đạt khoảng 21% (bình quân cả nước 40%); số dự án phải chấm dứt thu hồi còn nhiều (chiếm 44,7%).

Bảng 5: Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh (6)

Đơn vị %

 

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

Tổng số

100

100

100

100

100

100

100

Phân theo thành phần kinh tế

Kinh tế nhà n­ước

80,16

75,53

70,16

73,31

72,32

69,4

65,2

Trung ư­ơng

78,66

74,50

68,72

72,68

71,70

99,3

99,2

Địa phư­ơng

1,50

1,03

1,45

0,63

0,62

0,7

0,8

Kinh tế ngoài nhà n­ước

7,57

12,09

12,82

11,60

14,79

14,5

13,7

Kinh tế có vốn ĐTNN

12,27

12,38

17,01

15,10

12,88

16,1

21,1

Phân theo ngành công nghiệp

CN khai thác

70,90

71,08

65,72

67,76

62,97

63,24

64,11

T.đó: Khai thác than

70,28

70,40

64,52

67,15

62,06

62,09

62,82

CN chế biến, chế tạo

24,92

25,76

32,67

30,11

34,19

32,05

27,34

CN SX, PP điện, n­ước

4,18

3,16

1,61

2,13

2,84

4,71

8,55

Năm 2011 giá trị sản xuất than vẫn là ngành kinh tế chủ lực (62,82%), tiếp đến là công nghiệp chế biến, chế tạo (27,34%) (Bảng 5). Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu vẫn là các sản phẩm truyền thống như than, vật liệu xậy dựng, nước khoáng,… chưa có nhiều sản phẩm mới, sản phẩm thay thế. Công nghiệp chế biến, đặc biệt là chế biến nông lâm thuỷ sản kém phát triển (15,15%).

Từ Bảng 5 cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu các thành phần kinh tế trong ngành công nghiệp tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2006–2011 đã diễn ra theo chiều hướng: khu vực kinh tế nhà nước giảm từ 80,16% năm 2005 xuống còn 65,2% năm 2011. Công nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ngoài nhà nước có xu hướng tăng từ 7,57% năm 2005 lên 13,7% năm 2011. Công nghiệp có vốn đầu tư­ n­ước ngoài tăng từ 12,27% năm 2005 lên 21,1% năm 2011. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu của các khối ngành và nhóm ngành công nghiệp Quảng Ninh trong giai đoạn 2006 – 2011 như­ sau: Công nghiệp khai thác (chủ yếu là khai thác than có xu hướng giảm. Công nghiệp chế biến: tỷ trọng có xu h­ướng tăng trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành. Trong đó công nghiệp chế biến thực phẩm đồ uống vẫn chiếm tỷ trọng cao, tiếp đến là ngành sản xuất VLXD, công nghiệp cơ khí vận tải. Trong lĩnh vực chế biến nông lâm thủy sản và thực phẩm năm 2011, phân ngành sản xuất thực phẩm và đồ uống có đóng góp chủ yếu, chiếm tỷ trọng 95%. Các phân ngành khác có giá trị sản xuất công nghiệp nhỏ bé, đặc biệt là phân ngành chế biến nông sản, thuỷ sản. Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nước: có tỷ trọng nhỏ trong giá trị sản xuất công nghiệp và có xu hướng tăng từ 4,18% năm 2005 lên 5,85% năm 2010.

Quảng Ninh cần phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng sạch như năng lượng mặt trời; năng lượng gió; năng lượng sinh khối.

Đánh giá chung về trình độ, năng lực công nghệ của các ngành công nghiêp Quảng Ninh giai đoạn 2006–2010 cho thấy trình độ công nghệ của các ngành công nghiệp ở mức trung bình; riêng các ngành khai thác than, VLXD, chế biến thực phẩm đạt mức trung bình và trung bình khá. Tuy nhiên số doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng còn sử dụng các dây chuyền cũ, lạc hậu nhiều đời, chủ yếu điều khiển thủ công. Trình độ công nghệ ngành chế biến thuỷ sản đông lạnh ở mức trung bình yếu so với doanh nghiệp của EU, Mỹ, Nhật và trung bình so với Thái Lan,… Nhìn chung hầu hết các thiết bị, công nghệ của doanh nghiệp được đánh giá là không đồng bộ, nhiều chủng loại, thế hệ. Riêng ngành than và ngành đóng tàu thuỷ đã có bước phát triển tốt về công nghệ và đạt trình độ hiện đại, nhưng so với yêu cầu hội nhập vẫn còn ở mức thấp. Về năng lực công nghệ của các ngành công nghiệp được đánh giá là ở mức trung bình, vận hành thành thạo máy móc thiết bị; ngành chế biến thuỷ sản tỷ lệ lao động giản đơn còn cao.


1.2. Thực trạng nông, lâm, thủy sản giai đoạn 2005–2011


Đóng góp của nông lâm thuỷ sản giai đoạn 2006–2010 cho kinh tế đạt khoảng trên 5% GDP, năm 2010 là 5,6%, năm 2011 là 5,1%; giá trị sản xuất tăng thêm tăng bình quân 5,4%/năm; năm 2011 tăng 4,1%. Ngành nông nghiệp đã hình thành một số vùng cây công nghiệp tập trung, vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung, vùng trồng rừng tập trung tạo ra các sản phẩm chủ lực góp phần đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Đã làm tốt công tác chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, tăng giá trị thu nhập trên một diện tích canh tác; quan tâm ứng dụng giống mới có năng suất, chất lượng cao; khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai, lao động, nguồn vốn. Đã chú trọng phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo quy mô trang trại, mang tính hàng hoá; đẩy mạnh khai thác, nuôi trồng thủy sản; phát triển trồng, bảo vệ rừng, cung cấp nguyên nhiên vật liệu cho ngành công nghiệp khai thác mỏ, chế biến lâm sản. Tuy nhiên, nhìn chung mức độ trang bị cơ giới và áp dụng khoa học công nghệ trong ngành còn hạn chế, khả năng cạnh tranh kém; chưa tạo được nhiều cây con có thương hiệu, giá trị gia tăng cao; doanh nghiệp ở nông thôn, kể cả doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh đều có quy mô nhỏ; chất lượng lao động nông nghiệp, nông thôn còn thấp nhất.

Về cụ thể như sau:

Về trồng trọt: Đã hình thành một số vùng chuyên canh như: 8.956 ha cây ăn quả (vải, nhãn chiếm 71%), 1.170ha chè, 700ha na dai; đã xây dựng thành công các mô hình trồng rau, hoa theo hướng công nghệ cao tạo giá trị thu nhập bình quân 1 ha đạt từ 500 – 800 triệu đồng/ha. Tuy nhiên, chế biến các sản phẩm từ trồng trọt chưa phát triển, phần lớn sử dụng các máy móc công suất nhỏ, sản xuất thủ công phân tán, quy mô hộ gia đình, chủ yếu phục vụ cho tiêu dùng hàng ngày của nhân dân trong tỉnh. Tỉnh có 02 xưởng chế biến chè công suất 3.000 tấn/năm.

Trong ngành trồng trọt sản xuất quy mô nhỏ, công nghệ canh tác lạc hậu; Tiềm năng có thể sản xuất vùng hàng hoá với sản phẩm giá trị cao; Cần thu hút đầu tư nước ngoài, ứng dụng khoa học công nghệ trong tất cả các khâu; tăng năng suất cây trồng, đặc biệt là lúa, chọn tạo giống năng suất cao, áp dụng Việt GAP. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xây dựng vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Về chăn nuôi: Tỉnh đã có những bước phát triển đáng kể cả về quy mô đàn và khối lượng các loại sản phẩm. Phát triển chăn nuôi đã chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá; chăn nuôi công nghiệp, trang trại với các giống gia súc, gia cầm có năng suất, chất lượng cao như lợn ngoại, lợn hướng lạc, đàn bò lai Sind, gia cầm siêu thịt, siêu trứng. Hiện toàn tỉnh có 18 cơ sở nuôi gia cầm tập trung có quy mô từ 1–2 vạn con và có 2 trại chăn nuôi lợn công nghiệp, 30 trang trại có quy mô từ 30–200 con lợn thịt; 53 trang trại nuôi bò, có 13 trang trại nuôi gia cầm. Tỉnh có 03 cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi công suất 3.000 tấn/năm.

Tuy nhiên, quy mô nhỏ lẻ, phân tán dẫn đến khó áp dụng KH&CN; thói quen chăn nuôi theo truyền thống, giống địa phương, thức ăn không đảm bảo dinh dưỡng, công tác thú y còn hạn chế. Do đó, trong thời gian tới tập trung vào giải quyết các vấn đề quy hoạch vùng chăn nuôi, cải tạo giống, vệ sinh an toàn thú y, xử lý ô nhiễm môi trường, chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao, chuyển giao kỹ thuật cho người chăn nuôi.

Về lâm nghiệp: Đến năm 2011, toàn tỉnh có 388.000 ha đất rừng, chiếm 52% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Tổng diện tích đất có rừng 316.578 ha (rừng tự nhiên 146.514 ha, rừng trồng 170.064 ha). Lâm nghiệp đã đóng góp 7% giá trị trong ngành nông nghiệp của Tỉnh. Toàn bộ 14 huyện thị của tỉnh đều có đất rừng, tập trung chủ yếu ở Ba Chẽ (55.600 ha), Hoành Bồ (68.100 ha), Vân Đồn (40.400 ha). Rừng tự nhiên tập trung ở Hoành bồ, Vân Đồn và Ba Chẽ. Rừng trồng tập trung tại các huyện Ba Chẽ, Tiên Yên, Bình Liêu và Hoành Bồ. Diện tích không có rừng che phủ chiếm khoảng 100.000 ha, trong đó có 50.000 –60.000 ha là có thể trồng rừng được.

Các cơ sở chế biến lâm sản lớn đang được xây dựng, hoàn thiện: Xí nghiệp bột giấy xuất khẩu Nam Sơn – Ba Chẽ; Nhà máy ván ép MDF Hoành Bồ; chế biến nhựa thông Uông Bí, chế biến gỗ ván ghép thanh Uông Bí. Năm 2010 khai thác 96.000m3 gỗ rừng trồng, nguyên liệu giấy 38.955 tấn, nhựa thông 12.000 tấn, gỗ trụ mỏ 125.000m3, giá trị chế biến xuất khẩu từ nhựa thông đạt 16,7 triệu USD. Chế biến lâm sản hiện có 221 cơ sở sản xuất gỗ. Toàn tỉnh hiện có 7 công ty chế biến gỗ với công suất là 20 nghìn m3/năm và các cơ sở chế biến khác chế biến từ 7–9 nghìn m3/năm, 03 công ty sản xuất dăm giấy với công suất 340 nghìn tấn/năm, ván ghép thanh 2.000m3/năm, ván MDF 5.000m3; sản phẩm giấy và các sản phẩm từ giấy 10.500 tấn/năm; chế biến nhựa thông 9.000 tấn/năm.

Một số khó khăn, hạn chế trong lĩnh vực lâm nghiệp còn tồn tại như chất lượng lâm sản thấp, ít ứng dụng KH&CN; chất lượng giống và kỹ thuật trồng rừng thấp. Do đó, cần nâng cao giá trị chế biến sản phẩm từ gỗ và các lâm sản khác như gỗ ván ép, bột giấy. Cần tích cực tìm kiếm giống mới có giá trị cao; nghiên cứu trồng “cây năng lượng”; xây dựng nhà máy ván ép hoặc gỗ ép; tổ chức các khu du lịch sinh thái, công viên rừng.

Về thuỷ sản: Trong những năm qua ngành thuỷ sản có tốc độ tăng trưởng khá, đã tập trung quy hoạch, mở rộng vùng nuôi, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất, nhất là các loài giống mới có năng suất, giá trị kinh tế cao như tôm sú, tôm he Nam Mỹ, cá song, hàu biển, tu hài, hải sâm,… trong nuôi trồng thuỷ sản. Công tác chuyển dịch cơ cấu giống đã được quan tâm đúng mức, đã đưa nhiều tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, nhất là các loại giống có năng suất, giá trị cao vào nuôi trồng như tôm Sú, cá Song, cá Giò, Tu Hài, Ba Ba… Toàn tỉnh có hơn 13.000 tàu thuyền làm nghề khai thác và dịch vụ thuỷ sản. Trong đó có 166 tàu có công suất 90 CV trở lên.

Năm 2011, sản lượng đánh bắt cá đạt 56 ngàn tấn, gồm cả đánh bắt gần và xa bờ. Quảng Ninh hiện có 3 loại hình nuôi trồng thủy sản chính là nuôi các nước ngọt, nuôi trồng thủy sản ven biển và nuôi trồng thủy sản ngoài khơi. Tổng sản lượng cả 3 loại hình năm 2011 là 29,6 ngàn tấn.

Năm 2010 tổng sản lượng thuỷ sản đạt 81.680 tấn (trong đó sản lượng khai thác 51.380 tấn, sản lượng nuôi trồng 30.300 tấn) giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 43,55 triệu USD. Nhiều dự án giá trị hàng trăm tỷ đồng đã được thực hiện như các dự án về dịch vụ hậu cần; khu neo đậu tránh trú bão; xây dựng bến cá; xây dựng Trại sản xuất giống và nuôi thực nghiệm giống hải sản; xây dựng hạ tầng cho vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung; vùng sản xuất giống nhuyễn thể tập trung,…

Ngành thủy sản còn gặp một số tồn tại, khó khăn như kỹ thuật đánh bắt thấp, phương tiện đánh bắt lạc hậu, hạ tầng chưa phát triển; Kỹ thuật nuôi trồng còn lạc hậu, còn nhiều dịch bệnh, năng suất thấp, sản xuất giống yếu; Công tác nghiên cứu, nhập công nghệ sản xuất một số đặc sản còn yếu; Công nghệ chế biến lạc hậu, chưa có thương hiệu. Tiềm năng phát triển ngành thủy sản có thể nuôi trồng quy mô công nghiệp ở vùng Bái Tử Long; Nâng cao năng suất khai thác bằng kỹ thuật đánh bắt thân thiện môi trường đạt tiêu chuẩn quốc tế. Để giải quyết các hạn chế và tồn tại cần chuyển giao, đào tạo kiến thức kỹ thuật cho ngư dân; ứng dụng kỹ thuật giống chất lượng cao, thu hút nhà đầu tư có năng lực KH&CN và bảo vệ môi trường; Trong chế biến cần đổi mới công nghệ, đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm. Tăng cường hỗ trợ vốn, kỹ thuật, thành lập doanh nghiệp.

Cụ thể các lĩnh vực như sau:

+ Lĩnh vực nuôi trồng thủy sản: đã đạt được kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên vẫn chưa khai thác hết tiềm năng diện tích và hiệu quả kinh tế mà các đối tượng thủy sản nuôi đem lại đặc biệt là thủy sản mặn, lợ; Trình độ hiểu biết kỹ thuật của người nuôi thủy sản còn thấp, chủ yếu nuôi theo kinh nghiệm, phương pháp nuôi quảng canh vẫn là chính, chưa áp dụng tốt kỹ thuật tiên tiến nên năng suất nuôi còn thấp; nuôi trồng thủy sản vẫn bị ảnh hưởng bởi chất thải của một số nhà máy xi măng lân cận, giao thông thuỷ và cảng biển; vệ sinh môi trường.

+ Lĩnh vực khai thác thuỷ sản: đã vượt chỉ tiêu quy hoạch 2001–2010 đề ra. Tuy nhiên còn có những bất cập sau: chưa cân đối được đánh bắt xa bờ và đánh bắt gần bờ làm cạn kiệt nguồn lợi vùng gần bờ, ảnh hưởng nghiêm trọng và trực tiếp đến hiệu quả đánh bắt, khai thác hải sản; chất lượng tàu thuyền tham gia khai thác hải sản chưa đảm bảo; công nghệ khai thác lạc hậu; lao động khai thác hải sản chưa đáp ứng được yêu cầu về số lượng cũng như chất lượng, lực lượng lao động qua đào tạo ít; cơ sở hậu cần, dịch vụ còn yếu và thiếu đồng bộ.

Trong những năm qua Quảng Ninh đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vực thuỷ sản. Cụ thể đã có những dự án:

– Dự án đầu tư Trung tâm dịch vụ hậu cần Vịnh Bắc Bộ, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền nghề cá tại khu vực cảng Cô Tô với tổng vốn đầu tư là 340 tỷ đồng đã được thực hiện chuẩn bị hoàn thành đưa vào sử dụng

– Đầu tư xây dựng 07 dự án khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền nghề cá đã được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt ở các địa phương Móng Cái, Hải Hà, Đầm Hà, Tiên Yên, Vân Đồn, Hạ Long, Cô Tô với tổng số vốn đầu tư là gần 750 tỷ đồng. Trong đó có 02 dự án đang triển khai xây dựng tại T.P Móng Cái và huyện Hải Hà.

– Dự án đầu tư xây dựng Bến cá tại Bến Giang, huyện Yên Hưng tổng số vốn đầu tư từ nguồn ngân sách địa phương là 34 tỷ đồng, dự án chuẩn bị hoàn thành đưa vào sử dụng.

– Dự án đầu tư Trại sản xuất giống và nuôi thực nghiệm giống hải sản tỉnh Quảng Ninh tại xã Đại Bình, huyện Đầm Hà với tổng số vốn đầu tư xây dựng được phê duyệt là gần 73,5 tỷ đồng đang chuẩn bị các bước thiết kế thi công xây dựng.

– Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung trên biển tại Quảng Ninh với tổng mức đầu tư của dự án được phê duyệt là trên 60,8 tỷ đồng. Đang trong giai đoạn thiết kế bản vẽ thi công.

– Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng vùng sản xuất giống nhuyễn thể tập trung tại Vân Đồn Quảng Ninh đã được phê duyệt Tổng mức đầu tư xây dựng của dự án dự kiến hơn 230 tỷ đồng.

Cơ sở chế biến thuỷ sản: Có 06 nhà máy chế biến thuỷ sản. Trong đó có 04 công ty chế biến xuất khẩu, 02 Công ty Cổ phần chế biến nước mắm Cái Rồng và Đại Yên. Các cơ sở chế biến đã quan tâm đầu tư đổi mới công nghệ, trang thiết bị, dây chuyền máy móc hiện đại, ứng dụng các qui trình chế biến theo công nghệ cao, tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng được các thị trường có thị phần xuất khẩu lớn như Châu Âu, Nhật bản, Mỹ…

Nhận xét chung về ngành nông lâm thuỷ sản cho thấy Tỉnh chưa định hình rõ vùng chuyên canh, sản xuất hàng hoá, thiếu cây con chủ lực; diện tích manh mún bị chia cắt bởi địa hình làm ảnh hướng lớn đến việc lựa chọn cây con, lựa chọn giống, công nghệ, kỹ thuật canh tác sản xuất. Yếu tố KH&CN chưa được đưa mạnh vào sản xuất nông nghiệp để khắc phục sự sụt giảm giá trị tăng thêm; chưa khai thác được lợi thế về đa dạng sinh học; chưa tạo được các vùng nông nghiệp hàng hoá; sản phẩm nông lâm thuỷ sản với thương hiệu mạnh; chậm ứng dụng công nghệ trong bảo quản, chế biến nông lâm, thuỷ sản.


1.3. Thực trạng dịch vụ giai đoạn 2005–2011


Giá trị sản xuất tăng thêm ngành dịch vụ (giá so sánh) giai đoạn 2006–2010 tăng bình quân 12,5%/năm; năm 2011 đạt 12,1% thấp hơn bình quân 5 năm trước. Tỷ trọng GDP du lịch đạt 8% GDP của tỉnh. Từ đây cho thấy cần có những giải pháp mạnh để khai thác tiềm năng nhằm tăng mạnh giá trị tăng thêm và tăng tỷ trọng đóng góp cho GDP của khu vực dịch vụ của Tỉnh.

Ngành Du lịch: Thời gian qua du lịch phát triển chậm, đóng góp ít cho phát triển kinh tế của tỉnh. Số khách du lịch tăng cao nhưng doanh thu chưa cao, tỷ trọng trong GDP còn thấp. Du lịch năm 2011 ước đạt tổng doanh thu 3.400.000 triệu đồng, với 6.459 triệu lượt khách trong đó 2.536 triệu lượt khách quốc tế, 3.565 triệu lượt khách lưu trú. Trong giai đoạn 2007–2011, lượng du khách đã tăng xấp xỉ 16%/năm. Lượng khách nội địa biến động theo mùa, lượng khách quốc tế tương đối ổn định trong năm, trong đó các nước Đông Á đóng góp phần lớn, 2/3 khách quốc tế đến từ các nước như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Malaysia và Thái Lan.

Số khách thăm quan du lịch tăng bình quân hằng năm trong giai đoạn 2006–2010 là 32%; năm 2010 có 5,4 triệu lượt khách (không đạt yêu cầu so với quy hoạch đề ra 6,8 triệu lượt khách, 3000 tỷ đồng doanh thu), trong đó có 2,2 triệu lượt khách quốc tế và 3,24 triệu khách trong nước, doanh thu du lịch đạt 2.833 tỷ đồng; số ngày lưu trú của khách quốc tế là 1,45 triệu ngày và khách trong nước là 2,07 triệu ngày. Từ đây cho thấy số khách lưu trú qua đêm thấp (bình quân toàn bộ: 0,64 ngày; riêng khách quốc tế: 0,74 ngày); mức chi tiêu bình quân của khách du lịch còn thấp (dưới 30USD/khách/ngày). Sản phẩm du lịch còn nghèo, ít đặc trưng, chưa có thương hiệu mạnh, thiếu các sản phẩm du lịch cao cấp có khả năng canh tranh (khách sạn, reort cao cấp; khu vui chơi giải trí; khu sinh thái, khu nghỉ dưỡng, chữa bệnh đẳng cấp); thiếu liên kết trong hoạt động lữ hành. Kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt, đường bộ, đường biển, đặc biệt là đường hàng không chưa đáp ứng kịp yêu cầu của phát triển du lịch. Các dự án có liên quan và việc hoàn thiện hệ thống giao thông đến các khu du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng chậm được triển khai. Trong giai đoạn 2006–2010, đã thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu về các lễ hội truyền thống, phục dựng lễ hội văn hoá dân gian; bảo tồn và phát triển các giá trị văn hoá cổ truyền các dân tộc trên địa bàn Tỉnh phục vụ cho phát triển du lịch, đặc biệt là thu hút khách du lịch quốc tế.

Từ các yêu cầu trên, cần đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu làm rõ các giá trị cảnh quan thiên nhiên, văn hoá, nhân văn, ẩm thực; phục dựng các lễ hội truyền thống; xây dựng các điểm du lịch văn hóa, biểu diễn nghệ thuật có sức hấp dẫn; phát triển công nghiệp giải trí; xây dựng hệ thống các sản phẩm du lịch có thương hiệu (nghỉ dưỡng, chữa bệnh, khoa học, sinh thái); ứng dụng công nghệ cao trong hoạt động du lịch; chú trọng ứng dụng KH&CN trong phát triển hạ tầng, phương tiện hiện đại phục vụ phát triển du lịch; đẩy mạnh liên kết, liên doanh trong du lịch. Khoa học du lịch cần nghiên cứu các tua, tuyến du lịch liên kết trong và ngoài nước, xây dựng các sản phẩm du lịch hấp dẫn, đa dạng để thu hút khách quốc tế và trong nước. Ngành du lịch cần nghiên cứu bảo tồn lễ hội và phát huy các giá trị văn hoá dân gian truyền thống của các dân tộc; nghệ thuật trình diễn dân gian, nghệ thuật dân tộc phục vụ khách du lịch quốc tế; bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích lịch sử và danh thắng tỉnh Quảng Ninh (tập trung cho các khu di tích lớn, gắn với phát triển du lịch);

Kinh tế biên mậu: Các dịch vụ biên giới phát triển chưa bài bản, chưa chuyên nghiệp, tính cạnh tranh thấp (cơ hội thị trường Trung Quốc to lớn chưa khai thác được). Hạ tầng dịch vụ thương mại còn yếu, thiếu, không đồng bộ; văn hoá dịch vụ thương mại còn hạn chế. Nguồn vốn dành cho đầu tư phát triển hạ tầng còn nhỏ, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển. Hàng hoá xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm thô, sản phẩm sơ chế (than, đá tấn mài, thuỷ sản, tùng hương,…). Chưa đẩy mạnh ứng dụng KH&CN vào công nghiệp bảo quản, chế biến để khắc phục tình trạng xuất khẩu sản phẩm thô sang Trung Quốc. Dịch vụ kỹ thuật phát triển chậm, chưa phục vụ đắc lực cho kinh tế biên mậu.

Dịch vụ vận tải: Năm 2011 doanh thu vận tải – bốc xếp ước tính 5.832 tỷ đồng. Lượng hành khách vận chuyển ước tính: 34.778 nghìn người, tốc độ tăng trưởng đạt 27,24% giai đoạn 2010–2011. Lượng hành khách luân chuyển ước đạt: 3.157.463 nghìn người, tốc độ tăng trưởng đạt 27,93%. Khối lượng hàng hóa vận chuyển ước đạt: 27.002 nghìn tấn, tốc độ tăng trưởng đạt 27,45%. Khối lượng hàng hóa luân chuyển ước đạt: 3.184.450 nghìn tấn, tốc độ tăng trưởng đạt 28,45%. Khối lượng hàng hóa vận chuyển đường bộ: 18.699 nghìn tấn, đường thủy: 8.303 nghìn tấn. Khối lượng hàng hóa luân chuyển đường bộ: 2.210.203 nghìn tấn, đường thủy: 974.247 nghìn tấn.

Những năm qua vận tải đường bộ vẫn chiếm ưu thế trong tổng khối lượng vận tải toàn tỉnh. Trong giai đoạn từ 2005– 2009 khối lượng do ngành vận tải đường bộ chiếm từ 60 – 70% (năm 2005 chiếm 75,4%, năm 2009 chiếm 60%) tổng sản lượng vận tải của toàn tỉnh, vận tải đường thuỷ nội địa và vận tải đường biển chiếm 30%. Khối lượng vận tải hành khách trong toàn tỉnh được thực hiện chủ yếu bởi phương thức vận tải đường bộ, phương thức vận tải đường thuỷ nội địa và đường biển chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ. Theo niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh, tỷ phần vận tải hành khách bằng đường bộ thường xuyên chiếm trên 80% giai đoạn 2005 – 2010; phương thức vận tải hành khách đường thuỷ nội địa và đường biển chỉ chiếm 17,61%, tổng số tuyến đường thủy nội địa do địa phương quản lý và đưa vào khai thác có chiều dài 224km.

Vận tải khách đường thủy đã xây dựng được đội tầu chất lượng cao phục vụ khách thăm quan vịnh Hạ Long, gồm cả các tàu nghỉ đêm trên vịnh; đối với các tuyến khách thủy đường dài, đã tổ chức chạy tàu cao tốc. Về vận tải hàng hóa đã đáp ứng được nhu cầu của xã hội, phục vụ tích cực cho các cửa khẩu (Móng Cái, Bắc Phong Sinh, Hoành Mô) và các cảng biển; đã tổ chức loại hình vận tải container bằng tàu, sà lan nhỏ trên tuyến đường thủy nội địa ra Móng Cái (năm 2009 có 1.060 lượt 8.281 contanier, năm 2010 có 4.464 lượt 28.211 container).

Với khoảng hơn 250 km bờ biển vận tải đường biển, Quảng Ninh đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình vận chuyển hàng hoá của tỉnh cũng như khu vực phía Bắc. Ngoài một số tuyến vận tải biển phục vụ cho nhu cầu vận chuyển xuất nhập khẩu của cả nước cũng như các tuyến vận tải biển nội địa như: Tuyến Quảng Ninh – Đông Nam Bộ, Quảng Ninh – Đồng bằng sông Cửu Long…, các tuyến vận tải ngắn ven biển của Quảng Ninh đã đóng vai trò lớn trong việc vận chuyển các hàng hoá phục vụ nhu cầu đời sống nhân dân trong tỉnh trong đó đặc biệt là phục vụ cho nhu cầu vận chuyển than – một loại khoáng sản có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế tỉnh Quảng Ninh. Các tuyến vận chuyển than bằng đường biển tập trung hầu hết các khu vực ven biển của Quảng Ninh đặc biệt tại các khu vực thành phố Hạ Long, khu vực Cẩm Phả…

Các luồng tuyến chính do trung ương quản lý: Tuyến sông Chanh, luồng Ba Mom, luồng Vịnh Hạ Long, luồng Móng cái – Cửa Mô, luồng vũng Đục, sông Móng Cái… và 10 tuyến sông do địa phương quản lý đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao năng lực vận tải đường thuỷ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Trong các luồng đường thủy nội địa hoạt động trên địa bàn tỉnh hiện nay luồng đường thủy nội địa vận chuyển hàng hóa từ Hạ Long ra Móng Cái là một trong tuyến quan trọng phục vụ một phần xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam sang Trung Quốc.

Quảng Ninh chưa có cảng hàng không quốc gia mà chỉ có một số sân bay trực thăng nhỏ nên hiện nay hoạt động vận tải bằng đường không trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh chủ yếu phục vụ du lịch, thăm quan các danh lam thắng cảnh biển trong tỉnh, đặc biệt là khu vực di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long và phục vụ an ninh quốc phòng.

Giai đoạn vừa qua vận tải đường thuỷ, đường bộ và đường sắt chậm phát triển, đóng góp ít cho KT–XH của tỉnh; chưa có sân bay quốc tế; hệ thống phương tiện vận tải thiếu và không đồng bộ. Hệ thống cảng phát triển chưa bài bản và chậm phát triển; xây dựng, mở rộng cảng gặp khó khăn. Việc phát triển cảng khách để tiếp nhận tàu du lịch quốc tế chậm. Đường sắt phát triển chậm. Đường hàng không chưa có.


1.4. Thực trạng kinh tế biển giai đoạn 2005–2011


Quảng Ninh có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế biển, đặc biệt là cảng biển. Nội dụng kinh tế biển bao gồm công nghiệp biển, du lịch biển, vận tải biển và đánh bắt, nuôi trồng hải sản. Nhìn chung đến năm 2011, Quảng Ninh chưa có chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế biển; đầu tư cho nghiên cứu KH&CN về biển còn ít. Ngành công nghiệp biển, khu công nghiệp, khu kinh tế ven biển chậm phát triển, chưa tạo được đột phá cho công nghiệp, dịch vụ vận tải biển phát triển. Về đóng tàu, hiện có 17 cơ sở sửa chữa, đóng mới tàu, trong đó 2 cơ sở có khả năng đóng mới tàu 53.000 WDT và đã có trình độ công nghệ tiên tiến ngang tầm thể giới. Kinh tế thủy sản chậm phát triển, đánh bắt chưa xứng với tiềm năng. Ở Quảng Ninh tập trung nhiều cảng biển quan trọng của khu vực phía Bắc và cả nước như cảng Cẩm Phả, cảng Hòn Gai… và nhiều cảng biển khác đây là điều kiện rất thuận lợi cho vận tải đường biển. Tỉnh có trên 13.000 tàu cá, nhưng chỉ có gần 170 tàu đánh bắt xa bờ; diện tích nuôi trồng thuỷ sản gần 20.000 ha, năng suất thấp, chưa có quy mô sản xuất hàng hoá, chậm ứng dụng, đổi mới công nghệ trong nuôi trồng, đánh bắt hải sản, chưa có cơ cấu hợp lý giữa đánh bắt xa bờ và ven bờ.

2. Lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế và chăm sóc sức khỏe

2.1. Thực trạng giáo dục, đào tạo giai đoạn 2005–2011


Trong năm 2011–2012, Quảng Ninh có 282.231 học sinh và sinh viên đi học. Một số lĩnh vực tăng trưởng cao như cao đẳng và đại học 182%, giáo dục nghề nghiệp tăng 55% và mẫu giáo tăng 59%. Số học sinh phổ thông đã giảm 6,8%. Quảng Ninh có hơn 21.000 giáo viên và cán bộ quản lý trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, trong đó trình độ tiến sĩ đạt 0,13% và thạc sĩ 2,8%. Khoảng 94,5% số cán bộ giáo viên đạt chuẩn, trong đó 39,4% vượt chuẩn.

Quảng Ninh có tỷ lệ học sinh tốt nghiệp phổ thông đạt trên 98%. Giai đoạn vừa qua hằng năm Tỉnh đào tạo mới trên 30.000 sinh viên đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật. Tổng lao động qua đào tạo năm 2010 chiếm 48%, năm 2011 đạt 51%. Quảng Ninh có 01 trường và 02 phân hiệu Đại học, có 06 trường Cao đẳng với số giáo viên khoảng gần 1.000 người và 02 trường trung cấp, 02 trường Cao đẳng nghề và 02 Dự án xây dựng Đại học đang triển khai (Đại học Hạ Long). Bình quân số giáo viên Đại học, Cao đẳng/1vạn dân là khoảng 0,8, cao hơn bình quân cả nước, nhưng số sinh viên/1vạn dân là trên 10, thấp hơn bình quân cả nước. Năm 2010, tổng số lao động của Quảng Ninh là gần 352.489 người. Trong đó, sơ cấp 57.079 người; CNKT không có bằng trên 153.228; CNKT có bằng 56.620; trung cấp, cao đẳng chuyên nghiệp 42.498; đại học 42.538; trên đại học 706 người, trong đó Tiến sỹ là 39 người (0,11%), Thạc sỹ 543 người và sau đại học khác là 163 người. Ngành KH&CN thiếu các cán bộ chuyên gia giỏi, cán bộ đầu đàn; trong các ngành kinh tế thiếu nhân lực trình độ cao, công nhân kỹ thuật lành nghề. Đây là một hạn chế lớn của tỉnh để tiếp cận nhanh với trình độ KH&CN tiên tiến.


2.2. Thực trạng y tế, chăm sóc sức khỏe giai đoạn 2005–2011


Giai đoạn đến 2011 công tác y tế được tỉnh quan tâm phát triển, đã tập trung đầu tư về cơ sở vật chất, thiết bị, bác sỹ cho các cơ sở khám chữa bệnh, y tế xã. Đến năm 2011, Tỉnh có 218 cơ sở chữa bệnh (22 bệnh viện, 10 phòng khám đa khoa,…) và 437 cơ sở chữa bệnh tư nhân. Năm 2011 số giường bệnh/1vạn dân đạt 41,5 giường (trung bình toàn quốc là 21,1 giường/1vạn dân) và đạt 8,5 bác sỹ/1vạn dân (trung bình toàn quốc là 7,2 bác sỹ/1vạn dân). Đến 2011, tuổi thọ bình quân đạt trên 73,1 tuổi (tương đương bình quân cả nước). Một số lĩnh vực trọng tâm về KH&CN ngành Y tế đã thực hiện:

– Công tác quy hoạch nuôi trồng, khai thác, chế biến, bảo tồn và phát triển một số loại dược liệu có thế mạnh của Tỉnh đã bắt đầu được tiến hành mạnh.

– Đẩy mạnh ứng dụng, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật mới trong chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh, chăm sóc sức khoẻ nhân dân; phát triển y học cổ truyền: khám chữa bệnh tại cơ sở công lập, tư nhân, đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học; y tế dự phòng: trang bị cho phòng xét nghiệm.

3. Lĩnh vực môi trường


Các vùng ô nhiễm do khai thác than (lộ thiên), vật liệu xây dựng (xi măng), nhiệt điện, và phát triển đô thị nóng đã gây ô nhiễm nghiêm trọng. Tuy đã được tập trung xử lý nhưng bụi và khí thải vẫn vượt quá mức cho phép; tiếng ồn do khai thác than thường vượt tiêu chuẩn cho phép; khai thác than làm biến đổi cảnh quan, địa hình, phá huỷ thảm thực vật, gây xói lở, bồi lắng dòng chảy, úng ngập vào mùa mưa. Nhiệt điện, sản xuất xi mămg làm ảnh hưởng đến phát triển du lịch. Đã tiến hành đánh giá hiện trạng môi trường 2006–2010; xây dựng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ môi trường cho Tỉnh và một số vùng; xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường toàn Tỉnh. Đã xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu; điều tra, khảo sát xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước.

Hạ tầng đô thị không đáp ứng kịp cho sự phát triển, cung cấp nước sạch đạt dưới 90%, thu gom rác thải đô thị đạt 60–70%. Toàn tỉnh mới có 2/14 địa phương có bãi rác hợp vệ sinh (Hạ Long, Cẩm Phả); 4/14 địa phương có công ty môi trường đô thị; ô nhiễm rác thải đến mức báo động, nông thôn ước đạt 40–50% rác được thu gom; Hiện đang xây dựng nhà máy xử lý rác ở Uông Bí. Chất thải rắn sinh hoạt chủ yếu là chôn lấp.

Tai biến thiên nhiên như lũ lụt – lũ quét, xói lở bờ sông, trượt lở đất và lũ bùn đá, biến động địa hình bãi triều và bồi lắng vẫn còn xảy ra. Môi trường nước vịnh Hạ Long vùng lõi còn tương đối tốt; chất lượng nước ven bờ đã bị suy giảm và ô nhiễm cục bộ; môi trường không khí có nguy cơ tác động xấu lên cảnh quan vịnh Hạ Long, Bái Tử Long.

4. Lĩnh vực kết cấu hạ tầng


Quảng Ninh là một tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi, có nhiều tuyến giao thông quan trọng chạy qua như: Quốc lộ 18, Quốc lộ 10, Quốc lộ 4B, Quốc lộ 18C, Quốc lộ 279, đường sắt Kép – Hạ Long, Mạng lưới giao thông được phân bố tương đối hợp lý trên địa bàn tỉnh. Mạng lưới đường bộ có khoảng 3.694,4 km (không bao gồm đường thôn xóm và đường chuyên dùng).

Quảng Ninh có 250 Km bờ biển chạy dài từ biên giới Trung Quốc đến địa giới thành phố Hải Phòng, nơi tập trung nhiều cảng biển quan trọng của khu vực phía Bắc và cả nước như cảng Cẩm Phả, cảng Hòn Gai (với trung tâm khu bến cảng Cái Lân)… và nhiều cảng biển khác đã và đang sử dụng để phục vụ nhu cầu địa phương như cảng Vạn Hoa, Hải Hà, Vạn Gia… Mạng lưới vận tải thuỷ có 25 luồng dài trên 400 km do Trung ương quản lý và 10 tuyến dài 167 km do địa phương quản lý. Mạng lưới đường sắt có tuyến đường sắt quốc gia Kép – Hạ Long và các tuyến đường sắt chuyên dùng của ngành than trên địa bàn tỉnh.

Quảng Ninh chưa có cảng hàng không dân dụng quốc gia, hiện chỉ có hoạt động bay tắc xi thăm quan du lịch và phục vụ quốc phòng thực hiện tại các sân bay trực thăng nhỏ tại Bãi Cháy – Tuần Châu Hạ Long, Hải Xuân – thành phố Móng Cái.

Tổng chiều dài đường giao thông nông thôn Quảng Ninh là 2.346,4 km trong đó đường huyện chiếm 45,1%, đường xã chiếm 54,9%. Tỷ lệ đường giao thông nông thôn đã rải mặt chiếm trên 67% còn lại là mặt cấp phối và đất. Ngoài ra tỉnh Quảng Ninh còn 3.288 km đường thôn xóm, hầu hết các tuyến có chiều rộng mặt đường 2–5m, trong đó có 684 km đã được rải nhựa và bê tông xi măng chiếm 20,8%. Chất lượng mặt đường tốt mới đạt 37,3%, trung bình 27,6% và mặt đường xấu còn chiếm tỷ lệ cao 35,1%.

Trong những năm qua, Tỉnh đã có nhiều nỗ lực và quan tâm đến phát triển kết cấu hạ tầng, tuy nhiên hệ thống hạ tầng còn nhiều hạn chế, thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng được phát triển. Nhiều Dự án hạ tầng có tính chiến lược trong quy hoạch quốc gia chưa được triển khai hoặc triển khai chậm như đường cao tốc Hà Nội – Hạ Long; Hạ Long – Móng Cái, đường sắt Hạ Long – Cái Lân; các Khu kinh tế Vân Đồn, sân bay Vân Đồn, hạ tầng đô thị… Cụ thể có 9/109 dự án được hoàn thành, 85 dự án triển khai chậm, 15 dự án chưa triển khai thi công. Kết cấu hạ tầng giao thông vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa, hải đảo yếu kém, thiếu đồng bộ. Còn 40% trục xã và trên 80% trục thôn chưa được bê tông hoá hoặc nhựa hoá. Quốc lộ 18A chạy dọc chiều dài tỉnh (300 km) hiện đang quá tải, xuống cấp nghiêm trọng. Kết cấu hạ tầng chưa tạo điều kiện cho phát triển kinh tế.

Về công nghệ, ngành giao thông đã có năng lực làm chủ được các dự án có giá trị 800–900 tỷ đồng, đã ứng dụng công nghệ tiên tiến trong thiết kế và thi công đường bộ, làm chủ công nghệ đúc hẫng hiện đại, khoan nhồi trong xây dựng cầu; làm chủ được công tác quản lý việc sử dụng, kiểm tra cầu theo phương pháp hiện đại; đã tạo ra được công nghệ thi công đường vượt qua bãi lầy; đặc biệt trong đóng tàu đã làm chủ được các công nghệ đóng tàu cỡ lớn, tàu du lịch hiện đại, đảm bảo mỹ thuật, môi trường và an toàn cao.


5. Các khu công nghiệp, khu kinh tế

5.1. Thực trạng các khu công nghiệp giai đoạn 2005–2011


Đến nay, Quảng Ninh có 11 KCN được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trong đó có 3 khu đang hoạt động được lấp đầy với mức độ khác nhau (KCN Cái Lân 100%; KCN Việt Hưng khoảng 6%), 3 đang trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng, 5 khu chưa lập quy hoạch. Hoạt động của các KCN chưa rõ các ngành ưu tiên phát triển, thiếu cơ chế thu hút cho các nhà đầu thứ cấp; thiếu định vị giá trị cạnh tranh để thu hút các cán bộ, chuyên gia có trình độ đến làm việc; thiếu nguồn lao động có trình độ kỹ thuật phù hợp với yêu cầu sản xuất.

5.2. Thực trạng các khu kinh tế giai đoạn 2005–2011


Đến nay, Quảng Ninh có 4 KKT. Trong đó: KKT biển Vân Đồn có kế hoạch trở thành trung tâm du lịch, sinh thái cao cấp, nghỉ dưỡng cao cấp, có casino, giải trí gia đình, có kế hoạch xây dựng sân bay Vân Đồn, sản xuất nông lâm, ngư nghiệp, công nghệ sạch, vận tải; KKT cửa khẩu Móng Cái có kế hoạch trở thành trung tâm kinh tế, thương mại, du lịch và dịch vụ phục vụ vùng trung du phía Bắc, vành đai kinh tế vịnh Bắc Bộ, làm cơ sở trung chuyển hàng hóa giữa ASEAN – Trung Quốc và Việt Nam – Đông Bắc Á; KKT Móng cái có thể kết hợp với KCN Hải Hà để tiến hành sản xuất và xuất khẩu hàng hóa; và KKT cửa khẩu Bắc Phong Sinh tập trung phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch. KKT cửa khẩu Hoành Mô – Đồng Văn có kế hoạch trở thành khu kinh tế khu vực cho các hoạt động văn hóa, thương mại và du lịch; sản xuất phụ trợ như chế biến nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, hậu cần.

Каталог: vi-VN -> huyenthi -> HuyenCoTo -> Lists -> Danh%20sch%20cc%20bi%20vit%20thng%20tin%20kinh%20t%20%20x%20hi -> Attachments
Attachments -> Ủy ban nhân dân huyện cô TÔ Số: /bc-ubnd “Dự thảo”
Attachments -> Ủy ban nhân dân huyện cô TÔ Số: /bc-ubnd “Dự thảo”
Attachments -> Ủy ban nhân dân huyện cô TÔ
Attachments -> Ủy ban nhân dân huyện cô TÔ
Attachments -> Ủy ban nhân dân huyện cô TÔ Số: /bc-ubnd “Dự thảo”
Attachments -> Ủy ban nhân dân huyện cô TÔ Số: /bc-ubnd (Dự thảo)
Attachments -> Ủy ban nhân dân huyện cô TÔ Số: /bc-ubnd “Dự thảo”
Attachments -> Ủy ban nhân dân huyện cô TÔ
Attachments -> VIỆn quy hoạch và thiết kế NÔng nghiệp báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế XÃ HỘI

tải về 1.1 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương