Ủy ban nhân dân tỉnh quảng ninh sở khoa học và CÔng nghệ


II. Điều kiện tự nhiên, văn hóa, dân số và lao động



tải về 1.1 Mb.
trang4/18
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích1.1 Mb.
#18269
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18

II. Điều kiện tự nhiên, văn hóa, dân số và lao động

1. Vị trí địa lý


Quảng Ninh là một tỉnh ở địa đầu vùng Đông Bắc Việt Nam, có vị trí địa chính trị và địa kinh tế đặc biệt. Quảng Ninh có biên giới quốc gia và hải phận giáp với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Tỉnh có 120 km đường biên giới trên đất liền, 191 km đường phân định Vịnh Bắc Bộ, với 250 km bờ biển; 3 cửa khẩu trên đất liền (Móng cái, Hoành Mô, Bắc Phong Sinh) và 4 cửa khẩu trên biển (Cẩm Phả, Cái Lân, Hòn Gai, Vạn Gia). Tỉnh nằm ở vị trí then chốt (điểm đầu) trong 2 hàng lang, một vành đai kinh tế Việt Nam – Trung Quốc và là cầu nối giữa các nước ASEAN và các nước Đông Bắc Á.

Diện tích tự nhiên toàn tỉnh Quảng Ninh tính đến năm 2011 là 610.235,31 ha. Trong đó đất nông nghiệp 460.119,34 ha (75,4%), đất phi nông nghiệp 83.794,82 ha (13,7%), đất chưa sử dụng 66.321,15 ha (10,9%), là tỉnh miền núi – duyên hải với hơn 80% đất đai là đồi núi.

Vùng trung du và đồng bằng ven biển gồm những dải đồi thấp bị phong hoá và xâm thực tạo nên những cánh đồng từ các chân núi thấp dần xuống các triền sông và bờ biển. Tuy có diện tích hẹp và bị chia cắt nhưng vùng trung du và đồng bằng ven biển thuận tiện cho nông nghiệp và giao thông nên đang là những vùng dân cư trù phú và còn nhiều tiềm năng phát triển.

Quảng Ninh có 2077 hòn đảo trải dài theo đường ven biển hơn 250 km, có hai huyện đảo là huyện Vân Đồn và huyện Cô Tô. Trên vịnh Hạ Long và Bái Tử Long là vùng địa hình karst bị nước bào mòn tạo nên muôn nghìn hình dạng hang động kỳ thú, những cảnh quan địa mạo đẹp vào bậc nhất thế giới.

Vùng ven biển và hải đảo có những lạch sâu là di tích các dòng chảy và có những dải đá ngầm làm nơi sinh trưởng san hô rất đa dạng, tạo nên hàng loạt luồng lạch và hải cảng kín gió nhờ những hành lang đảo che chắn, tạo nên một tiềm năng cảng biển và giao thông đường thuỷ rất thuận lợi.

2. Tài nguyên thiên nhiên


Quảng Ninh có nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng, thuận lợi cho phát triển đa ngành, nhất là ngành khai khoáng, nhiệt điện, vật liệu xây dựng, danh lam thắng cảnh (1 trong 7 kỳ quan thế giới) tạo điều kiện phát triển du lịch.

Tài nguyên đất: dồi dào với đất nông nghiệp chiếm 75,4%, đất có rừng chiếm 51,9%, diện tích chưa sử dụng chiếm 10,9% tập trung ở vùng miền núi và ven biển.

Tài nguyên nước: có tài nguyên nước khá phong phú và đặc sắc, nước mặt ước tính 8.776 tỷ m3 (2.500 đến 3000 ha mặt nước ao, hồ, đầm có điều kiện nuôi trồng thuỷ sản).

Tài nguyên rừng: có 316.578 ha rừng, 388.000 ha đất rừng với độ che phủ đạt 51,0%, trong đó rừng tự nhiên chiếm khoảng 80%. Rừng trồng, rừng đặc sản khoảng 100 ngàn ha, đất chưa thành rừng khoảng 230 ngàn ha. Rừng ngập mặn với hệ sinh thái phong phú ở vùng Vân Đồn có thể khai thác phục vụ du lịch sinh thái. Tổng trữ lượng rừng các loại khoảng 6–7 triệu m3 gỗ và gần 30–35 triệu cây tre nứa các loại, trong đó rừng tự nhiên có tổng trữ lượng khoảng 4–5 ngàn m3 gỗ và 2–2,5 triệu cây tre nứa, còn lại là rừng trồng.

Tài nguyên biển: Quảng Ninh có 6,1 ngàn km2 ngư trường khai thác hải sản. Hầu hết các bãi cá chính có sản lượng cao phân bố gần bờ và quanh các đảo. 20.000 ha eo vịnh, nhiều khu vực nước sâu, kín gió thuận lợi cho việc xây dựng, phát triển cảng biển (Hạ Long, Cẩm Phả, Tiên Yên, Móng Cái, Hải Hà).

Tài nguyên khoáng sản: phong phú, trữ lượng lớn, than đá ở mức 3,2 tỷ tấn (hơn 90% trữ lượng cả nước); khoáng sản ven bờ biển (cát, ti tan…); các mỏ đá vôi, đất sét, cao lanh… trữ lượng tương đối lớn, phân bố khắp các địa phương trong Tỉnh. Nhiều mỏ nước khoáng có thể sử dụng vào nghỉ dưỡng, chữa bệnh.

Tài nguyên cảnh quan thiên nhiên: Vịnh Hạ Long 2 lần dược UNESCO công nhận Di sản thiên nhiên của thế giới, thuộc bậc kỳ quan thế giới; vịnh Bái Tử Long, vừa có đảo đất, đảo đá tạo nguồn tài nguyên du lịch nổi trội; trên đất liền và dưới biển có hệ động thực vật đa dạng có tới 415 loài (vùng Yên Tử, Vân Đồn, Cô Tô,…); và các bãi biển đẹp như Trà Cổ và hoang sơ như Quan Lạn,… Với các cảnh quan đặc sắc như vậy, khoa học du lịch cần nghiên cứu thiết kế các sản phẩm du lịch đa dạng, các tua du lịch hợp lý kết hợp với nghỉ dưỡng, chữa bệnh nhằm thu hút khách nước ngoài ở lại dài ngày tại Quảng Ninh.

3. Tài nguyên văn hoá


Quảng Ninh có 22 dân tộc, cư trú thành những cộng đồng và có ngôn ngữ, có bản sắc dân tộc rõ nét vẫn còn lưu giữ đến ngày nay. Quảng Ninh có truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời – một trong những cái nôi của người Việt cổ với ba nền văn hóa tiền sử kế tiếp nhau, cách ngay nay từ 18.000 đến 3.500 năm là: văn hóa Soi Nhụ, văn hóa Cái Bèo và văn hóa Hạ Long với những tôn giáo, tín ngưỡng cũng rất đa dạng và phong phú, có cấu trúc gia đình dưới dạng hình thức sơ khai lẫn hình thức gia đình thị tộc.

Quảng Ninh là vùng đất có nhiều di tích lịch sử có giá trị, nhiều công trình văn hoá đặc sắc, nhiều lễ hội phong tục tập quán hấp dẫn du lịch. Tỉnh có những di tích nổi tiếng như chùa Yên Tử, đền Cửa Ông, Đình Trà Cổ, di tích lịch sử Bạch Đằng, chùa Long Tiên, đình Quan Lạn, chùa Cái Bầu – Thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm, di tích thương cảng Vân Đồn và có nhiều lễ hội truyền thống như Yên Tử, Bạch Đằng, đền Cửa Ông, Trà Cổ,… Khu di tích nhà Trần ở Đông Triều.

Với những đặc điểm về văn hóa như trên, Quảng Ninh có một tài nguyên văn hóa rất đặc sắc cho phát triển du lịch nhưng phải được phát triển có tổ chức, có khoa học, tạo được các sản phẩm du lịch hấp dẫn có một không hai.

4. Dân số và lao động


Theo Niên giám thông kê tỉnh Quảng Ninh 2011, dân số của tỉnh năm 2011 là 1.172,5 ngàn người, trong đó dân thành thị chiếm khoảng 52%, dân nông thôn chiếm khoảng 48%; mật độ dân số là 190 người/km2, có 4 thành phố trực thuộc Tỉnh và 10 huyện. Năm 2011 số lao động làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân là 633,3 ngàn người (Bảng 1), trong đó hoạt động KH&CN là 1,8 ngàn người. Số lao động đang làm việc trong khu vực nhà nước năm 2010 là 156,7 ngàn người, trong đó 106,3 ngàn người làm việc trong khu vực nhà nước trung ương và 50,4 ngàn người làm việc trong khu vực nhà nước địa phương.

Bảng 1: Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân (1)

 

 


Tổng

số

Phân theo khu vực kinh tế

NLTS

CN–XD

Dịch vụ

Tổng số (Nghìn ngư­ời)













2006

555,5

206,7

142,3

206,5

2007

586,1

261,7

157,5

166,9

2008

603,0

265,9

162,2

174,9

2009

613,8

268,0

167,9

177,9

2010

623,4

271,0

170,4

182,0

2011

633,3

272,1

172,4

188,9

Cơ cấu (Tổng số = 100 %)













2006

100,0

37,2

25,6

37,2

2007

100,0

44,7

26,9

28,5

2008

100,0

44,1

26,9

29,0

2009

100,0

43,7

27,4

29,0

2010

100,0

43,5

27,3

29,2

2011

100

44,1

26,9

29,0

Về chất lượng nguồn nhân lực năm 2010: tỷ lệ lao động được đào tạo là 48% (trong đó lao động được đào tạo nghề chiếm 38%). Năm 2010, số người có trình độ Đại học là 42.358 người; trên Đại học 706 người, trong đó 39 người là Tiến sĩ (Bảng 2). Trong ngành nông lâm thuỷ sản có 820 người có trình độ đại học, ngành công nghiệp và xây dựng có 84 người là Thạc sĩ, 16.639 tốt nghiệp đại học và trong lĩnh vực dịch vụ có 35 Tiến sĩ, 577 Thạc sĩ và 25.115 người có trình độ đại học làm việc. Từ đó cho thấy nguồn nhân lực chất lượng cao còn thiếu và yếu, tỷ lệ qua đào tạo còn thấp năm 2011 mới đạt 51%, do đó cần có kế hoạch phấn đấu đến năm 2020 đạt 70%, chính sách thu hút nhân lực chưa đủ mạnh, thiếu lao động có tay nghề.

Bảng 2: Số ngư­ời hoạt động kinh tế phân theo trình độ chuyên môn (2)

Đơn vị tính: Người

Năm

2000

2002

2004

2006

2010

Tổng số

143.329

160.626

197.616

223.333

352.489

Sơ cấp

16.366

18.720

21.957

22.256

57.079

CNKT có bằng

54.125

67.534

94.646

111.215

56.620

CNKT không bằng

8.749

7.489

11.280

12.682

153.228

Trung cấp, CĐ chuyên nghiệp

42.761

44.882

47.896

52.562

42.498

Đại học

21.239

21.879

21.656

24.392

42.358

Trên đại học

89

122

181

226

706

Каталог: vi-VN -> huyenthi -> HuyenCoTo -> Lists -> Danh%20sch%20cc%20bi%20vit%20thng%20tin%20kinh%20t%20%20x%20hi -> Attachments
Attachments -> Ủy ban nhân dân huyện cô TÔ Số: /bc-ubnd “Dự thảo”
Attachments -> Ủy ban nhân dân huyện cô TÔ Số: /bc-ubnd “Dự thảo”
Attachments -> Ủy ban nhân dân huyện cô TÔ
Attachments -> Ủy ban nhân dân huyện cô TÔ
Attachments -> Ủy ban nhân dân huyện cô TÔ Số: /bc-ubnd “Dự thảo”
Attachments -> Ủy ban nhân dân huyện cô TÔ Số: /bc-ubnd (Dự thảo)
Attachments -> Ủy ban nhân dân huyện cô TÔ Số: /bc-ubnd “Dự thảo”
Attachments -> Ủy ban nhân dân huyện cô TÔ
Attachments -> VIỆn quy hoạch và thiết kế NÔng nghiệp báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế XÃ HỘI

tải về 1.1 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương