Ủy ban nhân dân tỉnh quảng ninh sở khoa học và CÔng nghệ


PHẦN II BỐI CẢNH, ĐIỀU KIỆN, THỰC TRẠNG KINH TẾ – XÃ HỘI VÀ YÊU CẦU ĐẶT RA ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH QUẢNG NINH



tải về 1.1 Mb.
trang3/18
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích1.1 Mb.
#18269
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18

PHẦN II
BỐI CẢNH, ĐIỀU KIỆN, THỰC TRẠNG KINH TẾ – XÃ HỘI
VÀ YÊU CẦU ĐẶT RA ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH QUẢNG NINH

I. Bối cảnh quốc tế và trong nước

1. Bối cảnh quốc tế


Hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa và liên kết kinh tế đã diễn ra ngày càng sâu rộng, thúc đẩy quá trình quốc tế hóa sản xuất và phân công lao động, hình thành mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu. Việc tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu đã trở thành yêu cầu đối với các nền kinh tế. Xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ có tính cạnh tranh cao trở thành thách thức lớn đối với vai trò KH&CN của mỗi nước. Sự tuỳ thuộc lẫn nhau, hội nhập, cạnh tranh và hợp tác KH&CN đã ngày càng trở thành phổ biến và việc tuân thủ luật chơi ngày càng được đề cao. Tham gia tổ chức WTO, các thành viên phải tuân thủ các nguyên tắc, thực thi các trách nhiệm trong hoạt động thương mại, hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, sản xuất – kinh doanh theo những cam kết đã ký kết và theo quy định của tổ chức WTO. Hội nhập và phân công lao động quốc tế sẽ tạo điều kiện nhanh chóng nâng cao được trình độ công nghệ trong nước, tiếp cận công nghệ hiện đại của các nước và phát huy, khai thác các thế mạnh, tiềm năng của mỗi quốc gia. Tuy nhiên bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu để lại hậu quả nặng nề, chủ nghĩa bảo hộ đã trỗi dậy và đang trở thành rào cản lớn cho hoạt động thương mại quốc tế nói chung và về chuyển giao công nghệ nói riêng.

Phát triển kinh tế tri thức (dựa vào KH&CN) ngày càng trở thành xu thế phát triển mạnh, con người và tri thức đã trở thành nhân tố quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia. KH&CN đã làm thay đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu thị trường, thúc đẩy quá trình cải cách và tái cấu trúc nền kinh tế cũng như tác động mạnh đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở hầu hết các nước. Việc chuyển đổi mô hình kinh tế từ phát triển chiều rộng sang chiều sâu sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến vai trò của KH&CN. Những tác động sâu rộng của KH&CN, đặc biệt là của công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới… sẽ đưa nhanh các nước sang giai đoạn phát triển nền kinh tế theo chiều sâu, nền kinh tế tri thức.


2. Bối cảnh trong nước

2.1. Chiến lược phát triển KT–XH Việt Nam giai đoạn 2011–2020


Chiến lược phát triển KT–XH Việt Nam giai đoạn 2011–2020 đã khẳng định quan điểm phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất với trình độ khoa học, công nghệ ngày càng cao; phải tháo gỡ mọi cản trở, tạo điều kiện thuận lợi để giải phóng và phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ. Về mục tiêu, Chiến lược đã đề ra: Giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đạt khoảng 45% trong tổng GDP; giá trị sản phẩm công nghiệp chế tạo chiếm khoảng 40% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp; TFP đạt khoảng 35%. Việt Nam có năng suất lao động không cao, do vậy để duy trì tốc độ tăng trưởng 7% GDP/năm cần phải đưa năng suất tăng tối thiểu 50%. Các ngành cần ít hỗ trợ từ Chính phủ mà vẫn có thể phát triển như hóa chất, thiết bị điện, sản xuất thiết bị điện tử, tài chính và truyền thông.

Chiến lược phát triển KT–XH Việt Nam giai đoạn 2011–2020 và Nghị quyết TW 3, TW6 (Khoá XI) cũng đã đưa ra định hướng phát triển, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện đời sống nhân dân; củng cố quốc phòng; bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội. Trong đó, KH&CN được coi là động lực then chốt của quá trình phát triển này. Bên cạnh việc đẩy mạnh ứng dụng, đổi mới công nghệ trong tất cả các ngành, lĩnh vực KT–XH, Chiến lược phát triển còn xác định việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, phát triển nhân lực trình độ cao đã được xem là khâu đột phá trong thời gian tới. Phát triển công nghệ cao sẽ phù hợp với đất nước khi nguồn nhân lực có học vấn cao, nhưng nguồn tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt (than), nguồn lao động giản đơn (tuy rẻ) và yếu tố vốn đã phát huy tới hạn.

Mục tiêu và quan điểm phát triển công nghiệp cả nước đến năm 2020 được khẳng định: Phát triển mạnh công nghiệp và xây dựng theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh. Cụ thể là cơ cấu lại sản xuất công nghiệp cả về ngành kinh tế – kỹ thuật, vùng và giá trị mới. Tăng giá trị đóng góp của KH&CN trong tăng trưởng kinh tế. Phát triển có chọn lọc công nghiệp chế biến, chế tác, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp năng lượng, khai khoáng, luyện kim, hóa chất, công nghiệp quốc phòng.

Ưu tiên phát triển các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, sản phẩm có khả năng tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu thuộc các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp cơ khí, công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông, công nghiệp dược… Phát triển mạnh công nghiệp hỗ trợ. Chú trọng phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo và vật liệu mới đi đôi với áp dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng nguyên liệu. Từng bước phát triển công nghiệp sinh học và công nghiệp môi trường. Tập trung phát triển năng lượng sạch có tác động mạnh đến hoạt động du lịch trong Vịnh Hạ Long; đầu tư công nghệ mới nhằm giảm thiểu các tác động từ khai thác than, bảo đảm phát triển bền vững.

Phát huy hiệu quả các khu, cụm công nghiệp và đẩy mạnh phát triển công nghiệp theo hình thức cụm, nhóm sản phẩm tạo thành các tổ hợp công nghiệp qui mô lớn và hiệu quả cao; hoàn thành việc xây dựng các khu công nghệ cao và triển khai xây dựng một số khu nghiên cứu cải tiến kỹ thuật và đổi mới công nghệ. Thực hiện phân bố công nghiệp hợp lý trên toàn lãnh thổ, bảo đảm phát triển cân đối và hiệu quả giữa các vùng.

Vùng ĐBSH sẽ trở thành đầu tàu của cả nước về phát triển kinh tế, KH&CN, giáo dục, chăm sóc sức khoẻ, đồng thời kéo các vùng khác cùng phát triển; đi đầu trong lĩnh vực hợp tác quốc tế theo chiều sâu, trở thành một cầu nối tin cậy giữa khu vực ASEAN và khu vực Đông Bắc Á, thể hiện được vai trò to lớn đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Về tư tưởng chỉ đạo, Vùng ÐBSH là trung tâm giáo dục và đào tạo nòng cốt của đất nước, nơi tập trung các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đạt trình độ khu vực và quốc tế và Quảng Ninh được khẳng định là một trong ba cực phát triển mạnh của Vùng ĐBSH.

Một số chỉ tiêu cơ bản phát triển vùng ĐBSH giai đoạn 2011–2020 là: tỷ lệ lao động qua đào tạo của vùng đến năm 2015 đạt 50%, năm 2020 đạt khoảng 60%; tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 10,5%/năm; GDP/người đạt trên 4.000 USD; tỷ trọng ngành công nghiệp cơ khí chế tạo trong toàn ngành khoảng 60%; tỷ trọng giá trị sản phẩm có trình độ công nghệ trung bình và cao trong ngành công nghiệp chế tác khoảng 35%; nâng tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghệ cao trong công nghiệp chế biến lên 35% vào năm 2015 và trên 60% vào năm 2020; tỷ trọng ngành phi nông nghiệp khoảng 90%; tỷ trọng lao động phi nông nghiệp khoảng 65%. Các ngành công nghiệp mũi nhọn của vùng được tập trung phát triển như dệt may, cơ khí, điện, điện tử, lắp ráp ô tô và các ngành công nghiệp công nghệ cao (công nghệ thông tin, công nghệ sinh học,…). Trong vùng có sân bay quốc tế Nội Bài và Cát Bi, cảng nước sâu lớn như Cái Lân, Đình Vũ, đường cao tốc quốc gia Quốc lộ 1A, 28 và 18 nối các tỉnh trong vùng với Hà Nội.

Công nghiệp hỗ trợ của ĐBSH phát triển theo hướng xây dựng KCN hỗ trợ ở Hải Phòng làm trọng tâm để tạo liên kết công nghiệp hỗ trợ cho toàn Vùng, đồng thời là tâm điểm kết nối và hội nhập công nghiệp nội khối ASEAN và ASEAN+3.

Xây dựng một số khu vườn ươm công nghiệp công nghệ cao tiến tới phát triển các khu công nghiệp công nghệ cao về cơ khí tự động hóa, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin trong vùng ĐBSH. Tập trung phát triển các KCN, KCX có kết cấu hạ tầng hiện đại, xây dựng các KCN chuyên ngành như khu công nghiệp đóng tàu, khu công nghiệp sản xuất ô tô, khu công nghiệp điện tử, khu công nghiệp phần mềm, khu công nghiệp hóa chất, khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp dệt – may, khu công nghiệp chế biến thực phẩm.

Vùng ĐBSH và Vùng KTTĐ Bắc Bộ sẽ tập trung phát triển các ngành, các lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh, lợi thế so sánh về vị trí địa lý thuận lợi, nguồn nhân lực dồi dào và có trình độ tương đối cao hơn so với các vùng khác trong cả nước. Phát triển một số ngành, sản phẩm công nghiệp công nghệ cao, kỹ thuật cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin, điện tử, cơ khí chế tạo, sinh học, hóa chất trở thành ngành, sản phẩm công nghiệp mũi nhọn, các ngành công nghiệp chủ lực của vùng vào giai đoạn 2011–2020. Củng cố, nâng cao sức cạnh tranh công nghiệp, phát triển mạnh công nghiệp hỗ trợ để giảm nhập khẩu, hạ giá thành và nâng dần giá trị nội địa của sản phẩm. Xu thế phát triển các ngành công nghiệp của vùng ĐBSH và vùng KTTĐ Bắc Bộ cụ thể như sau:

Ngành cơ khí, chế tạo: Hiện đại hóa công nghiệp cơ khí, hình thành và phát triển các tổ hợp công nghiệp cơ khí chế tạo có trình độ công nghệ tương đương khu vực, đóng vai trò là hạt nhân công nghiệp cơ khí chế tạo một số sản phẩm như thiết bị, phụ tùng và tổng thành máy động lực, máy xây dựng, máy nông nghiệp, dây chuyền chế biến, lắp ráp ô tô, xe máy, sản phẩm máy công cụ, thiết bị y tế, sản phẩm cơ khí – điện máy tiêu dùng.

Ngành luyện kim: Phát triển các nhà máy sản xuất thép liên hợp, sản xuất thép cán có qui mô công suất lớn. Từng bước phát triển sản xuất thép chất lượng cao, thép chuyên dụng cung cấp cho công nghiệp cơ khí, đóng tàu.

Ngành điện tử và công nghệ thông tin: Phát triển mạnh ngành công nghiệp này trở thành ngành công nghiệp chủ lực của Vùng. Xây dựng các khu công nghiệp công nghệ thông tin sản xuất phần mềm ở Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh. Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin phần cứng, sản xuất linh kiện, lắp ráp tiến đến sản xuất hoàn chỉnh máy tính, điện thoại di động sử dụng công nghệ tiên tiến.

Ngành hóa chất: Phát triển công nghiệp hóa chất sử dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao sản xuất phân bón vi sinh có hàm lượng dinh dưỡng cao, các loại kích thích tố, chất điều hòa sinh trưởng, chế phẩm sinh học phòng trừ sinh vật hại, dược phẩm, hóa chất phục vụ công nghiệp, sản phẩm điện hóa, sản phẩm nhựa, cao su, sơ cao cấp, hóa mỹ phẩm.

Các ngành khai thác và chế biến khoáng sản; dệt may, da giầy; chế biến nông lâm thủy sản, thực phẩm:

+ Phát triển công nghiệp khai khoáng theo hướng tăng cường ứng dụng công nghệ khai thác hiện đại, nâng cao hệ số thu hồi khoáng sản và đảm bảo môi trường sinh thái.

+ Phát triển công nghiệp dệt may, da giày; đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ như công nghiệp sợi, chỉ may, nhuộm, thiết kế mẫu mã.

+ Mở rộng công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản, thực phẩm về nông thôn, phát triển các cơ sở chế biến trang thiết bị hiện đại gắn với xây dựng các vùng nguyên liệu tại chỗ để chế biến thịt, sữa, rau quả, rượu bia, nước giải khát.

Công nghiệp hỗ trợ: Công nghiệp hỗ trợ của Vùng hiện còn phân tán. Do vậy, xây dựng KCN hỗ trợ ở Hải Phòng làm trọng tâm để tạo liên kết công nghiệp hỗ trợ cho toàn Vùng và kết nối và hội nhập công nghiệp nội khối ASEAN.

Phát triển các KCN:

+ Đẩy mạnh thu hút đầu tư lấp đầy các KCN đã có, xây dựng thêm các KCN mới. Xây dựng một số khu vườn ươm doanh nghiệp công nghệ cao, phát triển các khu công nghiệp công nghệ cao về cơ khí tự động hóa, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin.

+ Phát triển các KCN phù hợp với phát triển đô thị, giao thông. Tập trung phát triển các KCN, KCX có kết cấu hạ tầng hiện đại, xây dựng các khu công nghiệp chuyên ngành như khu công nghiệp đóng tàu, ô tô, điện tử, phần mềm, hóa chất, dệt – may, chế biến thực phẩm.


2.2. Chiến lược phát triển KH&CN Việt Nam giai đoạn 2011–2020


Chiến lược phát triển KH&CN Việt Nam giai đoạn 2011–2020 và các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phát triển công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, đổi mới công nghệ trong toàn nền kinh tế; phát triển thương hiệu, sở hữu trí tuệ và phát triển tiềm lực KH&CN đến năm 2020 đều nhằm đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao (công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ cơ khí tự động hoá). Một số chỉ tiêu cụ thể đã được các Quyết định này phê duyệt như: đến năm 2020 giá trị sản phẩm công nghệ cao, ứng dụng công nghệ cao đạt 45% GDP, tốc độ đổi mới công nghệ của các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm đạt 20–25%/năm; tăng đầu tư tài chính cho KH&CN lên 1,5% GDP vào 2015 và 2% vào 2020 (trong đó chủ yếu là huy động vốn của doanh nghiệp); tăng số cán bộ NC&PT bình quân trên 1 vạn dân lên 9–10 người vào năm 2015 và 11–12 người vào 2020; phát triển các doanh nghiệp KH&CN đạt 3.000 doanh nghiệp vào năm 2015 và 5.000 doanh nghiệp vào năm 2020; tăng số lượng các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao đạt 30 cơ sở vào 2015 và 60 cơ sở vảo 2020.

Đối với các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Chiến lược phát triển KH&CN Việt Nam giai đoạn 2011–2020 quy định: Tập trung phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn như cơ khí chế tạo, công nghiệp đóng tàu, công nghiệp phần mềm, thiết bị tin học, công nghiệp phụ trợ, sản xuất các thiết bị tự động hoá, rô bốt, sản xuất vật liệu mới, thép chất lượng cao. Hỗ trợ các ngành chế biến, chế tạo, hướng tới phát triển sản xuất công nghệ sạch có khả năng tạo ra các sản phẩm có giá trị cao như thiết bị điện, cấu kiện điện tử, hợp kim thép, đóng tàu và dịch vụ vận tải. Đối với ngành dịch vụ, vùng hướng tới phát triển các ngành dịch vụ giá trị cao như tài chính, ngân hàng, thương mại, du lịch, viễn thông, vận tải hàng không, vận tải đường bộ, bất động sản và chăm sóc sức khỏe.


2.3. Tổng quát chung bối cảnh trong nước


Tổng quát lại có thể nhận thấy, nước ta đang bước vào thời kỳ cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng chuyển từ phát triển theo chiều rộng (dựa chủ yếu vào vốn và lao động) sang phát triển theo chiều sâu (dựa vào KH&CN là chính), trong đó đẩy mạnh việc ứng dụng và phát triển công nghệ cao. Chiến lược phát triển KT–XH Việt Nam đến 2020 và các Quyết định mới đây của Thủ tướng về phát triển KH&CN, đặc biệt là quyết định về Chiến lược phát triển KH&CN Việt Nam giai đoạn 2011–2020, các quyết định về phát triển công nghệ cao (thực hiện Luật Công nghệ cao); các quyết định về đẩy mạnh hỗ trợ đổi mới, chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp (thực hiện Luật Chuyển giao công nghệ) đã quy định cụ thể về đường hướng phát triển KH&CN, phát triển công nghệ cao phục vụ phát triển KT–XH của nước ta. Thực hiện đường lối phát triển này, Quảng Ninh cần quy hoạch tổ chức sắp xếp lại các hoạt động KH&CN, tổ chức KH&CN, các doanh nghiệp; thiết lập mô hình KH&CN tiên tiến theo tinh thần phát triển KT–XH dựa vào KH&CN, trong đó phát triển năng lực KH&CN của doanh nghiệp là trung tâm và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong doanh nghiệp.

Để Quảng Ninh là một cực tăng trưởng trong tam giác tăng trưởng của ĐBSH và của “hai hành lang, một vành đai” kinh tế Việt – Trung đòi hỏi Tỉnh phải duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế, gia nhập tốp đầu của vùng ĐBSH. Tỉnh cần đầu tư phát triển KH&CN trở thành động lực phát triển KT–XH (phát triển nhân lực KH&CN có trình độ cao và đẩy mạnh ứng dụng, chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp). Tỉnh cần tập trung nguồn lực KH&CN phát triển các ngành có thế mạnh như: Dịch vụ (đặc biệt là du lịch); Chế biến nông lâm thủy sản, đồ uống; Điện, điện tử; Kinh tế biên mậu. Và để có nguồn tài chính và công nghệ tiên tiến, Tỉnh cần thu hút nguồn lực từ bên ngoài (FDI), đó là chìa khoá để Quảng Ninh có thể hoàn thành được sứ mạng CNH, HĐH trong giai đoạn đến 2020.



Каталог: vi-VN -> huyenthi -> HuyenCoTo -> Lists -> Danh%20sch%20cc%20bi%20vit%20thng%20tin%20kinh%20t%20%20x%20hi -> Attachments
Attachments -> Ủy ban nhân dân huyện cô TÔ Số: /bc-ubnd “Dự thảo”
Attachments -> Ủy ban nhân dân huyện cô TÔ Số: /bc-ubnd “Dự thảo”
Attachments -> Ủy ban nhân dân huyện cô TÔ
Attachments -> Ủy ban nhân dân huyện cô TÔ
Attachments -> Ủy ban nhân dân huyện cô TÔ Số: /bc-ubnd “Dự thảo”
Attachments -> Ủy ban nhân dân huyện cô TÔ Số: /bc-ubnd (Dự thảo)
Attachments -> Ủy ban nhân dân huyện cô TÔ Số: /bc-ubnd “Dự thảo”
Attachments -> Ủy ban nhân dân huyện cô TÔ
Attachments -> VIỆn quy hoạch và thiết kế NÔng nghiệp báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế XÃ HỘI

tải về 1.1 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương