Ủy ban nhân dân tỉnh quảng ngãi sở NÔng nghiệp và phát triển nông thôN



tải về 2.09 Mb.
trang7/16
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích2.09 Mb.
#25496
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   16

6.1. Trường hợp không có tiểu dự án


Mục đích chính của tiểu dự án là bảo đảm công trình ổn định, an toàn cho dân cư sinh sống vùng hạ lưu đập, đảm bảo tưới chủ động và ổn định cho 83ha diện tích đất canh tác nông nghiệp thôn Tân Phú 1, Tân Phú 2 and Tan Hoà, hiện đại hoá trong công tác quản lý vận hành; Cải tạo môi trường sinh thái, kết hợp nuôi cá nước ngọt.

Công trình thủy lợi Hồ chứa nước Đập Làng đã được đưa vào vận hành và sử dụng gần 37 năm đem lại hiệu quả lớn về kinh tế và xã hội. Đến nay, công trình đang bị hư hỏng và xuống cấp. Nếu không thực hiện dự án, nguy cơ xảy ra sự cố đập sẽ gia tăng đáng kể, ảnh hưởng đến 83 hecta đất nông nghiệp thuộc sở hữu của 364 hộ dân sống tại thôn Hanh Tin Tây, cũng như ảnh hưởng cơ sở hạ tầng, cơ cở dân dụng và công nghiệp trong vùng. Như vậy, việc đầu tư sửa chữa, nâng cấp, hiện đại hóa lợi ích trước mắt là khắc phục tình trạng hư hỏng, xuống cấp của các hạng mục công trình. Về lâu dài nhằm nâng cao an toàn đập, đảm bảo ổn định, nâng công trình lên một cấp sẽ giảm nguy cơ thiệt hại cho vùng hạ lưu, phát huy được nhiệm vụ và nâng cao hiệu quả khai thác của công trình, phát triển bền vững nguồn tài nguyên nước của lưu vực hồ Đập Làng.


6.2. Các phương án lựa chọn khi có tiểu dự án


Bãi thải 1 có diện tích 25000m2, nằm ở những ngọn đồi thấp với độ cao từ 3000 đến 5400m , và dốc 15-300 . Hiện nay, cây keo được trồng ở các khu vực bên phải của hồ chứa. Khoảng cách từ trạm đến bãi thải 1 khoảng 600m. Tuy nhiên, sau khi xem xét các tác động có thể làm ảnh hưởng đến các hồ chứa như xói mòn, bồi lắng, ảnh hưởng đến hệ sinh thái thủy sinh, độ đục của hồ chứa. Đơn vị tư vấn môi trường đã xem xét và nghiên cứu tính khả thi của các tiểu dự án và tìm giải pháp thay thế. Do đó, ưu tiên sử dụng phương án 02 bãi thải 2 và bãi thải 3 thay vì như trước kia là sử dụng cả 3 bãi thải.

Lựa chọn này sẽ làm giảm các tác động trong lĩnh vực môi trường và dân cư; đặc biệt làm giảm tác động tiêu cực đến hệ thủy sinh trong hồ chứa nước và chất lượng nước, thậm chí phương án 1 có thể có số lượng người bị ảnh hưởng là nhiều hơn. Phương án lựa chọn hai bãi thải được lựa chọn như sau:

Bãi 2 (đồi núi ): cát pha sét và các mảnh nhỏ của đá, vật liệu hữu cơ dày từ 0,2 đến 0,3m .

Bãi 3 (sườn núi thấp): cát pha sét và các mảnh nhỏ của đá , vật liệu hữu cơ dày từ 0,2 đến 0,3m

PHẦN VIi. KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG, XÃ HỘI (ESMP)
Kế hoạch quản lý môi trường và xã hội (KHQLMT & XH) đề ra các biện pháp giảm thiểu tác động, phương pháp giám sát và thủ tục thực hiện cho toàn bộ quá trình xây dựng và vận hành dự án. Kế hoạch này nhằm tránh hoặc quản lý các tác động bất lợi tới môi trường và xã hội, yêu cầu các hoạt động để thực hiện các biện pháp giảm thiểu. KHQLMT & XH tạo ra các mối liên hệ rất cần thiết giữa các giải pháp giảm thiểu các tác động bất lợi và bảo đảm rằng các biện pháp này sẽ được thực hiện trong suốt quá trình xây dựng TDA.

7.1 Phương án giảm thiểu

Chi tiết các tác động tiêu cực/tích cực của TDA Đập Làng được phân tích và đề cập trong Chương 5. Các hoạt động sửa chữa của TDA Đập Làng, Quảng Ngãi thực hiện không làm tăng dung tích chứa nước của hồ chứa. Hầu hết các vấn đề đều xảy ra trong giai đoạn thi công. Các tác động tiêu cực phát sinh do giải phóng mặt bằng, vận hành bãi thải và xây dựng lán trại cần được chú ý, chủ đầu tư có trách nhiệm với các vấn đề này. Việc sửa chữa các hạng mục công trình (Đập, tràn, cống), xử lý chất thải, vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng là những ảnh hưởng trực tiếp không chỉ cho công nhân tại công trường mà còn ảnh hưởng tới cộng đồng địa phương, môi trường và các khía cạnh xã hội. Tuy nhiên, những tác động này được coi là nhẹ và có thể xử lý. Các tác động môi trường, xã hội sẽ được hạn chế và giảm thiểu nếu như Chủ đầu tư và nhà thầu xây dựng áp dụng các biện pháp giảm thiểu thích hợp, tuân theo các chính sách quốc gia, chính sách an toàn của Nghân hàng.... Các chính sách an toàn được đề cập chi tiết trong các tài liệu về Khung quản lý môi trường và xã hội

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hội

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hội (ESMP) trình bày các biện pháp giảm thiểu các tác động, cơ chế giám sát và thể chế sẽ được thực hiện trong suốt giai đoạn xây dựng, giai đoạn vận hành của Tiểu dự án để ngăn ngừa hoặc kiểm soát các tác động tiêu cực đến môi trường xã hội và các hoạt động cần thiết để thực hiện các biện pháp giảm thiểu. Kế hoạch quản lý Môi trường và xã hội sẽ tạo liên kết giữa các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực và đảm bảo rằng các biện pháp giảm thiểu này được thực hiện một cách hợp lí

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hội trình bày trách nhiệm thực hiện, giám sát thực hiện,ngân sách thực hiện và khung thời gian cho các biện pháp giảm thiểuđã thống nhất. Một bản tóm tắt Kế hoạch quản lý môi trường xã hội của TDA được trình bày như sau (Bảng 7-2)


Bảng 7 1: Tác động MTXH, các biện pháp giảm thiểu, và ước tính chi phí

Tác động


Các biện pháp giảm thiểu

Chi Phí (VND)

Trách nhiệm

Giai đoạn chuẩn bị










Mất một phần cơ hội sinh kế của người dân

Việc thực hiện TDA yêu cầu thu hồi vĩnh viễn của 13 778 m2 đất canh tác và đất rừng của 22 hộ dân ở thôn Tân Phú 2, và diện tích đất thủy sản của 1 hộ dân




Kế hoạch hành động tái định cư (RAP) được thực hiện bởi đơn vị tư vấn độc lập.

Kế hoạch này đề cập đến vấn đề sau:

+ Bồi thường sẽ thực hiện cho các hộ dân theo khung giá của tỉnh Quảng Ngãi và phù hợp với chính sách của WB.

+ Các cuộc tham vấn với các bên liên quan và các hộ bị ảnh hưởng sẽ dược thực hiện

+ Kiếm kê thiệt hại được thực hiện theo quy định hiện hành, đặc biệt có sự tham gia của người dân.


Chi phí được đề cập trong báo cáo RAP


Chủ đầu tư

- UBND xã Hành Tín Tây

- Uy Ban giải phóng mặt bằng huyện

- Trung tâm quỹ đất



Hiểu biết chung của người dân, nông dân, phụ nữa và các bên liên quan khác về tác động và các cơ hội của tiểu dự án, có thể dẫn đến những suy đoán và nhận thức tiêu cực về dự án và có thể xảy ra mâu thuẫn


Tiến hành công bố thông tin và tham vấn với cộng đồng địa phương.
Chuẩn bị và thực hiện Kế hoạch truyền thông, tham vấn cộng đồng (Phụ lục B3)
Chuấn bị và thực hiện kế hoạch phát triển giới (Phụ lục B4)
Chuẩn bị và thực hiện kế hoạch Tái định cư/Đền bù theo quy định của Ngân hàng OP/BP4.12:

Bồi thường thu hồi đất và hỗ trợ các hộ gia đình bị ảnh hưởng do cắt nước, cùng với các chi phí quản lý và giám sát


Chuẩn bị và thực hiện cơ chế giải quyết khiếu nại (Phụ lục B5)


50 tr

50 tr


Chi phí được đề cập trong báo cáo RAP

: 2,647.298 tr đồng



Chủ đầu tư và Sở

NN&PTNT


- Suy thoái đất: Điều này có thể xảy ra tại công trình xây dựng và các vùng phụ cận do mất thảm thực vật, thay đổi cảnh quan do đào đất hoặc nén đất, các sản phẩm xây dựng, lứa và chất thải


Yêu cầu nhà thầu trình Kế hoạch An toàn sức khỏe lao động và môi trường kết hợp với các biện pháp xây dựng liên quan đã được xác định trong KHQLMT&XH, bao gồm các biện pháp liên quan trong Kế hoạch quản lý sức khỏe (Phụ lục B2) và thực hành tiêu chuẩn xây dựng, Kế hoạch quản lý sức khỏe

Thải các chất thải xây dựng tại các bãi chôn lấp theo quy định





Nhà thầu dưới sự giám sát của Chủ đầu tư và Sở NN&PTNT


Tác động lên sự đa dạng sinh học và hệ sinh thái

  • Phát quang thảm thực vật, chặt cây, bụi ảnh hưởng đến sự phát triển của cây

  • Xáo trộn đời sống tự nhiên do bụi, tiếng ồn và độ rung từ hoạt động thi công

  • Tác động đến đời sống thủy sinh do các hoạt động thi công dưới nước, thay đổi chất lượng nước, mực nước

Tránh các hoạt động và phát ánh sáng quá mức vào ban đêm

Cấm người lao động được săn bắc các loài chim và động vật hoang dã trong khu vực

Hạn chế giải phóng mặt bằng trong khu vực được thiết kế và không được phép chặt cây bên ngoài khu vực công trường

Cấm sử dụng chất hóa học cho việc phát quang







Nhà thầu dưới sự giám sát của Chủ đầu tư


Tác động đến chất lượng không khí: bụi và khí thải tăng lên từ hoạt động vận chuyển, đào đắp ảnh hưởng đến 80 công nhân và một số hộ gia đình sống tại tuyến đường vận chuyển

Thường xuyên tưới nước những tuyến đường vào những ngày khô

Tưới nước thảm thực vật xung quanh công trường

Tưới nước tuyến đường vận chuyển

Che phủ các khu vực chứa vật liệu

Đảm bảo chỉ sử dụng các thiết bị được bảo trì hợp lý

Che phủ các xe chở nguyên vật liệu



Bạt che vật liệu: 10 cái x 2 tr/1 cái= 20tr
Bạt che ô tô: 10 cái x 2 tr/1 cái= 20tr
Phun nước: tạm tính 10 tr

Nhà thầu dưới sự giám sát của Chủ đầu tư


Gia tăng tiếng ồn: Tiếng ồn và độ rung tác động đến 80 công nhân và một số hộ gia đình sống tại tuyến đường vận chuyển

Tránh các hoạt động xây dựng vào ban đêm

Thực hiện các hoạt động đầm, nghiền, nổ mìn vào ban ngày




Phí bảo trì phương tiện: 1 năm x 20 tr=20tr

Nhà thầu dưới sự giám sát của Chủ đầu tư


Tác động đến chất lượng nước mặt

Vật liệu đắp dư thừa mang đi đổ thải tại các bãi chôn lấp đúng quy định
Cung cấp thiết bị thu bùn xung quanh mỏ vật liệu đắp
Làm ổn định ngay các chất thải bằng cách đầm nén




Nhà thầu dưới sự giám sát của Chủ đầu tư


Nước thải và chất thải sinh hoạt phát sinh từ lán trại và các hoạt động của công nhân

  • Thuê nhà vệ sinh tự hoại di động

  • Cung cấp đủ các thùng chứa với khả năng chứa tạm thời chất thải sinh hoạt trong 1 ngày (40kg/ ngày) từ khu vực lán trại

  • Sắp xếp việc thu gom và đổ thải thường xuyên

Thuê hoặc mua 5 nhà vệ sinh tự hoại di động: 5x 15 triệu VNĐ. = 75 triệu VNĐ

Mua 5 thùng rác: 5 x 0,5tr=2,5tr

Phí vận chuyển và xử lý rác trong 1 năm: 15tr


Nhà thầu như một phần của Hợp đồng

Mất đất/quyền sử dụng đất

Thực hiện RAP

Đã được bồi thường theo khung chính sách tái định cư (Chi tiết trong báo cáo RAP)

Chủ đầu tư dự án dưới sự giám sát của Sở NN&PTNT


Mất cây cối, mùa màng, tài sản

Thực hiện RAP

Đã được bồi thường theo khung chính sách tái định cư (Chi tiết trong báo cáo RAP)

Chủ đầu tư dự án dưới sự giám sát của Sở NN&PTNT

Gián đoạn việc cấp nước tưới tiêu: cắt nước trong quá trình thi công sẽ không đảm bảo cấp nước cho 266 hộ dân với 431 920 m2 diện tích lúa bị ảnh hưởng và 1 hộ không nuôi trồng thủy sản

tại 2 thôn: Tân Phú 1 va Tân Phú 2



Tham vấn với người dân về thời điểm và kế hoạch thi công để giảm thiểu ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp
- 266 hộ này sẽ được đền bù theo khung chính sách tái định cư (RPF)

Đã bao gồm trong chi phí thực hiện RAP

Chủ đầu tư dự án dưới sự giám sát của Sở NN&PTNT

Các vấn đề về an toàn và sức khỏe của người lao động

Buộc nhà thầu thực hiện tốt các quy định vệ sinh

Lắp đặt các biển hiệu cảnh báo và thông báo thích hợp


Yêu cầu mặc đồ bảo hộ lao động

-Trang bị các dụng cụ bảo hộ lao động: 20 triệu/năm.

-Tổ chức huấn luyện về an toàn lao động: 20 triệu/đợt *1 đợt = 20 tr.




Nhà thầu dưới sự giám sát của Bộ NN&PTNT


Gia tăng nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn sức khỏe của người dân

Lắp đặt các biển hiệu cảnh báo và thông báo
Rào chắn xung quanh tại các khu vực nguy hiểm

Cung cấp các thiết bị vệ sinh bao gồm các nhà vệ sinh tại khu vực công trình

Kiểm tra sức khỏe công nhân

-Biển báo giới hạn tốc độ: 10 biển x 0.5 tr/biển = 5 tr


-Bình chữa cháy và thiết bị cảnh báo: 5 chiếc x 0.5tr=2.5tr
-Tổ chức khám định kỳ: 10 triệu/lần *2 lần = 20 lần

Nhà thầu dưới sự giám sát của Chủ đầu tư


Cơ hội phát hiện khảo cổ/

phát hiện hóa thạch



Áp dụng và thực hiện Quy trình tìm kiếm cơ hội (Phụ lục A10)




Nhà thầu và chủ đầu tư

Khả năng bắt gặp các vật liệu chưa nổ

Thực hiện an ninh khu vực và liên hệ với cơ quan có trách nhiệm thông qua PPMU liên hệ với các cơ quan liên quan.




Nhà thầu và chủ đầu tư

Hư hỏng đường giao thông và các công trình nông thôn khi vận chuyển nguyên liệu và máy móc thi công tại xã Hành Tín Tây

Nghiêm cấm sử dụng ô tô trên 7 tấn

Bất ky hư hỏng nào đối với cơ sở hạ tầng phải báo cáo lên chính quyền địa phương, và phải sửa chữa ngay khi có thể.

Yêu cầu nhà thầu theo hợp đồng thực hiện sửa chữa đường bị hư hại trong quá trình thi công


Làm sạch đường và thu gom rác thải trong quá trình vận chuyển: 20tr

Bồi thường cho hư hỏng đường: 50 tr



Nhà thầu

Giai đoạn vận hành









Suy thoái đất do biến dạng đất, đào, đầm, và đất đá đào do thi công



Hoàn nguyên khu vực thi công: khu lán trại, bãi thải, khai thác đất

- Tiến hành tháo dỡ các lán trại, biển báo.

- Thu gom, bán cho người sử dụng.

- Tập kết, di dời máy móc, phương tiện thi công.

- Chôn lấp, san trả lại mặt bằng các bãi khai thác.


50tr

Nhà thầu

Gia tăng việc sử dụng thuốc trừ sâu do tăng cường sản xuất mùa vụ

Giới thiệu và/hoặc hỗ trợ bởi Bộ NN&PTNT chương trình quản lý dịch hại tại khu vực

Áp dụng và thực hiện chương trình quản lý dịch hại (Phụ lục A9)



180 tr

Chủ đầu tư

Nguy cơ tai nạn/chết đuối tại đập

Cung cấp và bảo dưỡng các dấu hiệu cảnh bảo đầy đủ, cung cấp hàng rào bảo vệ
Cung cấp khu vực giải trí đúng nơi quy định và bố trí nhân viên theo dõi và cứu hộ thường xuyên
.




Chủ đầu tư

Tổng kinh phí thực hiện

3,226.798 tr (153 677 USD)



Các biện pháp giảm thiểu cho các tác động và các vấn đề đáng chú ý được trình bày trong Bảng 7.1. Để giải quyết một số vấn đề cụ thể, KHQLMT&XH đề cập đến việc xây dựng các công cụ an toàn cho TDA Đập làng như Kế hoạch hành động giới (Phụ lục B4), Kế hoạch Bảo vệ sức khỏe cộng đồng (Phụ lục B3), cơ chế giải quyết Khiếu nại (Phụ lục B5), Quy trình tìm kiếm phát lộ (Phụ lục A9) và quy trình phát hiện Vật liệu chưa nổ (Phụ lục 7)

Bên cạnh đó, các tác động và các vấn đề trong quá trình xây dựng chủ yếu là thuộc trách nhiệm của nhà thầu, được khuyến cáo là một phần của các biện pháp chung (trong KHQLMT & XH), Bộ NN&PTNT yêu cầu nhà thầu nộp riêng Kế hoạch an toàn sức khỏe lao động và môi trường (CEOHSP) dựa trên các biện pháp đã được xác định trong KHQLMT&XH và các tiêu chuẩn thực hành của ngành xây dựng, bao gồm cả việc mặc các trang phục bảo hộ lao động, xử lý chất thải hợp lý, lắp đặt hàng rào, các dấu hiệu cảnh báo, và thực hành nghiêm chỉnh các yêu cầu vệ sinh khác. Các CEOSHP cần được xem xét và phê duyệt bởi Bộ NN & PTNT trước khi thực hiện. CEOHSP được chuẩn bị bởi các nhà thầu dựa trên các biện pháp liên quan đến thi công được xác định trong ESMP cũng như tuân thủ các tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn thực hành trong quản lý công trường thi công.
7.2. Kế hoạch giám sát môi trường xã hội (ESMoP)

Giám sát việc tuân thủ: Việc giám sát sẽ tập trung vào sự tuân thủ theo ESMP và CEOSHP. Việc giám sát sẽ được thực hiện định kì (nghĩa là theo quý) bởi Chủ đầu tư bằng việc sử dụng nhân viên hoặc thuê đơn vị tư vấn. Giám sát hay kiểm định sự tuân thủ sử dụng các ma trận ESMP và CEOHSPđể kiểm tra sự tuân thủ từng mục trong các tài liệu chính sách an toàn.. Bảng sau sẽ được áp dụng trong việc chuẩn bị báo cáo giám sát tuân thủ đơn giản.


Bảng 7 2: Mẫu báo cáo giám sát sự tuân thủ KHQLMT &XH

Các tác động/vấn đề

Biện pháp giảm thiểu

Thực trạng (Cho biết có tuân thủ hay không. Mô tả tiến độ)

Các hoạt động (nếu không tuân thủ, hãy chỉ ra các hoạt động đề xuất)

1.










2.









Các định dạng tương tự có thể được sử dụng cho việc giám sát sự tuân thủ CEOSHP.



Giám sát chất lượng môi trường. Một giám sát chất lượng môi trường tối thiểu sẽ được thực hiện phù hợp với yêu cầu của các sở TN&MT và các tiêu chuẩn hiện hành tại Việt Nam. Các thông số, tần số lấy mẫu, chi phí ước tính được cung cấp trong bảng 7.3 dưới đây
Bảng 7 3: Kế hoạch giám sát chất lượng môi trường

Mục tiêu giám sát

Thông số giám sát

Phương pháp

Tần suất

Giám sát



Yêu cầu và trách nhiệm

Kiểm tra xu hướng và định lượng các tác động do các hoạt động hàng ngày của xây dựng

Bụi,

PM10,


PM 2.5


Quan sát và phỏng vấn người dân địa phương

Lấy mẫu tại các đường giao thông, đặc biệt là phần đi qua khu dân cư





QCVN 05:2009/ BTNMT

QCVN 06:2009/ BTNMT



Responsibility: PMU, EMC

Theo dõi sự thay đổi chất lượng nước tại hồ và các kênh tiếp nhận

pH, DO, BOD5, NH4+, TSS, Độ đục (NTU)

Khảo sát hiện trường và biện pháp phân tích trong phòng thí nghiệm

2 lần /năm tính đến cuối của năm đầu tiên sau khi hoàn thành

QCVN 08:2008/ BTNMT

Responsibility: PPMU, EMC


7.3 Trách nhiệm và xây dựng năng lực

Bộ NN&PTNT – Ban Quản lý dự án thủy lợi Trung ương (CPO) có trách nhiệm giám sát thực hiện TDA bao gồm việc thực hiện Kế hoạch quản lý môi trường và xã hội (ESMP).. Ban quản lý đầu tư xây dựng công trình thủy lợi Quảng Ngãi thuộc Sở NN&PTNT thông qua quản ly hồ chứa địa phương chịu trách nhiệm quản lý hợp đồng và giám sát việc thực hiện ESMP bao gồm cả CEOHSP. Chủ đầu tư tiểu dự án sẽ nộp báo cáo quý về giám sát sự tuân thủ cho CPO. CPO sẽ lần lượt, nếu xét thấy cần thiết, xác nhận báo cáo thông qua kiểm tra/kiểm định hiện trường của tiểu dự án. Sở Tài nguyên và Môi trường cũng sẽ tiến hành kiểm tra và kiểm định hiện trường tiểu dự án theo nhiệm vụ của mình theo Luật Bảo vệ môi trường. Tương tự như vậy, Ban giám sát cộng đồng được thành lập theo Quyết định 80/2005 sẽ tiến hành giám sát sự tuân thủ môi trường của tiểu dự án căn cứ vào nhiệm vụ của mình. Bảng 7.4 dưới đây tóm tắt chức năng của từng đơn vị tham gia. Lưu ý rằng, chức năng/trách nhiệm cũng có thể được cung cấp trong các tài liệu chính sách an toàn khác (ví dụ GRM, Kế hoạch truyền thông, Kế hoạch sức khỏe cộng đồng v.v..)



Bảng 7-4: Dự toán kinh phí giám sát môi trường, xã hội cho giai đoạn thi công

Dự toán các mục chi

Đơn vị

Số lượng

Đơn giá (VND)

Thành tiền (VND)

Giám sát tác động đến môi trường tự nhiên




Phân tích không khí (2 vị trí *4 lần/năm = 8 mẫu/chỉ tiêu)

1,100,000

8,000,000

CO

Mẫu

8

300,000

2,400,000

NO2

Mẫu

8

300,000

2,400,000

SO2

Mẫu

8

300,000

2,400,000

Bụi PM10

Mẫu

8

100,000

800,000

Bụi PM 2.5

Mẫu

8

100,000

800,000

Phân tích nước mặt(2 vị trí *4 lần/năm = 8 mẫu/chỉ tiêu)

4,320,000

pH

Mẫu

8

60,000

480000

BOD5

Mẫu

8

120,000

960000

DO

Mẫu

8

60,000

480000

Tổng chất rắn hòa tan(TDS)

Mẫu

8

60,000

480000

NH4+

Mẫu

8

80,000

640000

Độ đục (NTU)

Mẫu

8

80,000

640000

Tổng coliform

Mẫu

8

80,000

640000

Công tác phí 3 cán bộ x 3 ngày




9

350,000

3150000

Xe đi lấy mẫu đo đạc phân tích

Chuyến

1

5,000,000

5000000

Viết báo cáo

Báo cáo

1

4,000,000

4000000

Tổng cho một lần giám sát (Sum I-VII)

Lần

1




24,470,000

Tổng chi phí cho một năm

lần

4




97,880,000

Chi phí quản lý

TT*20%

C




19,576,000

Chi phí trước thuế




TC




117,456,000

Thuế GTGT: (VAT)= 10% x (TC)




VAT




11,745,600

Tổng giá trị




G




129,201,600

Bảng 7-5: Chi phí đào tạo và nâng cao năng lực quản lí môi trường xã hội

Nội dung

Học viên

Số lượng

Đơn giá (VNĐ)

Nguồn kinh phí

Đào tạo về vệ sinh thực phẩm, an toàn lao động và bảo vệ môi trường

Công nhân, và cán bộ kĩ thuât của nhà thầu

Toàn bộ công nhân và nhân viên kĩ thuật

50 người x 200.000 VND /người = 10.000.000 VND

Trong hợp đồng của chủ đầu tư với các bên có liên quan

Đào tạo về quản lí môi trường

Kiểm soát các nguồn thải

Cán bộ Ban quản lí Dự án

3 người

500.000 VND /người x 3 người = 1.500.000 VND

Trong hợp đồng của chủ đầu tư với các bên có liên quan

Đánh giá tác động, Kiểm soát rủi ro môi trường

Cán bộ Ban quản lí Dự án

3 người

500.000 VNd /người x 3 người = 1.500.000 VND

Trong hợp đồng của chủ đầu tư với các bên có liên quan

Giám sát môi trường

Cán bộ Ban quản lí Dự án và tư vấn giám sát thi công

8 người (3 PPMU staff and 5 CSC staff)

500.000 VND /người x 8 người = 4.000.000 VND

Trong hợp đồng của chủ đầu tư với các bên có liên quan

Nâng cao nhận thức và tiếp cận hệ thống pháp luật về môi trường

Cán bộ Ban quản lí Dự án và tư vấn giám sát thi công

8 người (3 PPMU staff and 5 CSC staff)

500.000 VND /người x 8 người= 4.000.000 VND

Trong hợp đồng của chủ đầu tư với các bên có liên quan

Đào tạo và nâng cao năng lực quan trắc môi trường

Tư vấn giám sát thi công

5 người

Trong hợp đồng của chủ đầu tư với các bên có liên quan

Trong hợp đồng của chủ đầu tư với các bên có liên quan

Đào tạo cho thành viên của cộng đồng địa phương

Nhân viên cộng đồng địa phương

2 người / 1 làng x 1 làng = 2 người

2 người x 1.000.000 VND/người = 2.000.000 VND

Trong hợp đồng của chủ đầu tư với các bên có liên quan

Tổng (VNĐ)







28.000.000





Bảng 7-6: Dự toán kinh phí giám sát môi trường, xã hội cho giai đoạn vận hành

Nội dung

đơn vị

Số lượng

Đơn giá (VND)

Thành tiền (VND)

Giám sát tác động lên môi trường nước mặt

11,080,000

Giám sát chất lượng nước mặt (1 location * 2 times/year)

1,080,000

pH

Mẫu

2

60.000

120000

BOD5

Mẫu

2

120.000

240000

DO

Mẫu

2

60.000

120000

Tổng chất rắn hòa tan (TDS)

Mẫu

2

60.000

120000

NH4+

Mẫu

2

80.000

160000

Độ đục (NTU)

Mẫu

2

80.000

160000

Tổng coliform

Mẫu

2

80.000

160000

Quan trắc cảnh quan

Lần

1

10,000,000

10,000,000

Công tác phí 3 cán bộ x 3 ngày

 

9

350.000

3150000

Xe đi lấy mẫu đo đạc phân tích

Chuyến

1

5000000

5000000

Viết báo cáo

Báo cáo

1

4000000

4000000

Tổng cho một lần giám sát (Sum I-V)

Lần

1

 

23,230,000

Tổng chi phí cho hai năm đầu tiên (2 times)

Lần

2

23,230,000

46,460,000

Chi phí quản lý

 TT*20%

C

 

9,292,000

Chi phí trước thuế

 

TC

 

55,752,000

Thuế GTGT (VAT)= 10% x (TC)

 

VAT

 

5,575,200

Tổng giá trị

 

G

 

61,327,000


Bảng 7-7: Tổng hợp chi phí cho công tác quản lý và giám sát môi trường

Tổng chi phí cho quản lý môi trường xã hội

Trách nhiệm

Thành tiền(VND)

Kế hoạch quản lý môi trường xã hội

Chủ đầu tư

3,226,798,000

Quan trắc môi trường




190,527,000

Giai đoạn thi công

Đơn vị giám sát độc lập

129,200,000

Giai đoạn vận hành

Đơn vị giám sát độc lập

61,327,000

Đào tạo và nâng cao năng lực

PPMU

28,000,000

Tổng chi phí (I + II + III)




3,445,325,000

    1. Đánh giá về năng lực quản lý môi trường

Việc quản lý và vận hành Đập Làng được giao cho Uỷ ban nhân dân xã Hành Tín tây và hợp tác xã nông nghiệp để thực hiện. Xét về cơ cấu tổ chức, bộ máy gồm 04 người là nhân viên hợp đồng lâu năm. Người phụ trách chính là người quản lý hợp tác xã nông nghiệp. Các trách nhiệm được giao bao gồm:

  • Kiểm soát và kiểm tra việc quản lý và vận hành.

  • Điều tiết nước.

  • Nạo vét kênh trục chính

Trong số các cán bộ, không có bât ký viên chức chuyên về tài nguyên nước, chỉ có nhân viên phụ trách chính của Ban tham gia vào các lớp đào tạo quản lý dự án thảm họa tự nhiên do WB5 tổ chức; 01 cán bộ tham gia vào các lớp huấn luyện khảo sát.

Công trình không có quy trình vận hành. Việc đóng mở cửa cống và theo dõi dòng chảy phụ thuộc chủ yếu vào sự quan sát và kinh nghiệm. Việc giám sát thường xuyên, kiểm tra sửa chữa không được thực hiện theo đúng quy định.

Đánh giá :

Trong phạm vi TDA Đập Làng, việc có một đơn vị quản lý đủ nhân sự được đào tạo chuyên môn về quản lý và vận hành hồ chứa là điều cần thiết. Việc quản lý và vận hành cần thiết lập một quy trình và phải tuân thủ nó. Hàng năm, cần kiểm tra, rà soát, báo cáo, đề xuất các phương án khắc phục các thiệt hại và bảo dưỡng các thiết bị định kỳ. Cần thiết phải có các kế hoạch phòng chống lụt bão và cứu hộ trong mùa mưa bão và trong các trường hợp khẩn cấp.



7.4. Kế hoạch xây dựng năng lực

Để nâng cao năng lực và kỹ thuật về quản lý môi trường cho các cán bộ của BQLTDA, các tổ chức và cá nhân liên quan, BQLTDA thực hiện các nội dung đào tạo như sau:



  • Nâng cao năng lực về quản lý môi trường và giám sát môi trường;

  • Truyền thông nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường;

  • Đào tạo về phòng cháy chữa cháy

  • Đào tạo về các quy định và tiêu chuẩn môi trường

  • Đào tạo về sức khỏe môi trường và các biện pháp an toàn lao động, an toàn môi trường

  • Đào tạo nâng cao nhận thức về an toàn đập

  • Đào tạo nâng cao nhận thức về phòng chống các bệnh lây, truyền nhiễm

  • Đào tạo, nâng cao nhận thức về bình đẳng giới

  • Đào tạo, nâng cao nhận thức về phát triển dân tộc thiểu số

PHẦNviii: THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG VÀ CÔNG BỐ THÔNG TIN

8.1. Mục tiêu tham vấn cộng đồng



  • Tham vấn sự đồng thuận của các ngành liên quan, chính quyền địa phương và cộng đồng trong việc triển khai tiểu dự án

  • Chia sẻ đầy đủ các thông tin về phạm vi tiểu dự án và các ảnh hưởng của nó đến môi trường, xã hội.

  • Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong việc xác định các tác động môi trường dự án.

  • Thu thập thông tin về các yêu cầu cũng như các phản ứng của dân và chính quyền địa phương về các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường của chủ tiểu dự án hoặc xem xét hiệu chỉnh các biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn tiền thi công hoặc thiết kế tiểu dự án .

8.2. Tham vấn đánh giá tác động môi trường

a. Đối tượng tham vấn:



  • UBND xã Hành Tín Tây,



  • Các hộ bị ảnh hưởng trong vùng dự án

b. Nội dung tham vấn

  • Giới thiệu về nội dung, các hạng mục chính của TDA, nguồn vốn thực hiện

  • Trình bày lợi ích của người dân bị ảnh hưởng, những khiếu nại và giải quyết khiếu nại; chính sách đền bù cho các loại đất, công trình, cây cối và cây ăn quả hiện có.

  • Trình bày các tác động tiềm ẩn của tiểu dự án lên tái định cư và giới

  • Cộng đồng thảo luận về các biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường, xã hội

c. Phương pháp tham vấn

Ngay từ đầu, chính quyền địa phương ở cấp xã Hành Tín Tây, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi đã được báo cáo về tiểu dự án. Người dân bị ảnh hưởng đã được mời đến và thảo luận trong các cuộc họp tham vấn được tổ chức ở xã


d. Kết quả tham vấn

  • Trong các cuộc họp tham vấn, nhiều ý kiến của người dân tham gia đã được đưa ra. Có thể xem phần tóm tắt dưới đây:

  • Diện tích bị tiểu dự án thu hồi chủ yếu là đất rừng

  • Tiểu dự án Đập Làng thu hồi diện tích không đáng kể do việc nâng cấp đập chủ yếu xây dựng trên vị trí công trình hiện có. Vì vậy, các tác động tiêu cực có thể giảm thiểu được

  • Xây dựng và nâng cấp công trình nhằm nâng cao hiệu quả của an toàn đập, an toàn tính mạng và tài sản cho người hưởng lợi, góp phần ổn định đời sống của người dân địa phương.

  • Các hộ bị ảnh hưởng đang mong đợi tiểu dự án được nâng cấp

  • Các hộ bị ảnh hưởng đang mong chờ được đền bù đầy đủ, chính xác và minh bạch theo quy định

  • Cả nam giới và phụ nữ đều được tham gia vào các tổ chức và đoàn thể tại địa phương và đề xuất ý kiến liên quan đến Dự án, do đó vấn đề về giới được bảo đảm.

  • Vị trí của tiểu dự án và vị trí hưởng lợi không có dân tộc thiểu số. Chỉ có khu vực lân cận xã Hành Tín Tây, người dân Hre chiếm khoảng 10,7%

  • Không xảy ra tình trạng buôn bán phụ nữ và trẻ em trong khu vực dự án

  • Người BAH hiểu được những tác động tích cực và lợi ích dự án mang lại cho người dân địa phương, do đó họ hoàn toàn nhất trí với việc thực hiện Dự án và mong muốn Dự án sớm được triển khai



8.3. Tham vấn đánh giá tác động xã hội

Tóm tắt các hoạt động tham vấn cộng đồng được thực hiện theo Đánh giá tác động môi trường và xã hội

a. Đối tượng tham vấn:


  • UBND xã Hành Tín Tây

  • UB mặt trận tổ quốc xã Hành Tín Tây

Các tổ chức đoàn thể địa phương: Hội nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên v.v..

  • Các hộ bị ảnh hưởng trong khu vực tiểu dự án (23 hộ)

  • Trưởng thôn/ xóm vùng hưởng lợi: Thôn Tân Phú, Tân Hòa 1, Tân Hòa



b. Nội dung tham vấn

  • Giới thiệu về nội dung, các hạng mục chính của TDA, nguồn vốn thực hiện;

  • Trình bày các tác động tiềm ẩn của tiểu dự án đối với môi trường và xã hội

  • Trình bày kế hoạch quản lý môi trường và xã hội, bao gồm: giảm thiểu tác động và kế hoạch thực hiện

  • Tham vấn về các vấn đề và tác động môi trường đối với môi trường và xã hội đã xảy ra trước đây

  • ;

  • Cộng đồng thảo luận về các giải pháp để giảm thiểu tác động về môi trường và xã hội

  • UBND và Mặt trận tổ quốc xác nhận kết quả tham vấn bằng tài liệu .

c. Phương pháp tham vấn

Một số cuộc họp đã được tổ chức với sự tham gia của chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể và cơ quan liên quan, đại diện của các hộ bị ảnh hưởng. Để tạo thuận lợi cho người dân bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của họ, các cuộc họp tham vấn đã được diễn ra một cách công khai và sử dụng người đặt câu hỏi về các thông tin liên quan như thiên tai trong quá khứ, kỳ vọng, yêu cầu, vv

Ý kiến của người dân: Đồng ý với việc thực hiện tiểu dự án và kiến nghị: Chủ đầu tư tiến hành giải phóng mặt bằng và đền bù thỏa đáng trong thời gian sớm nhất, xây dựng các hợp phần theo đúng tiến độ và đảm bảo sinh hoạt hàng ngày và các hoạt động sản xuất của người dân địa phương. Những người bị ảnh hưởng thu hồi đất có nguyện vọng được nhận đền bù toàn bộ (100%) bằng tiền mặt.

Ý kiến của UBND xã Hành Tín Tây: Đồng ý với xây dựng tiểu dự án (giải pháp xây dựng, tác động tiêu cực lên môi trường, giải pháp giảm thiểu tác động được đính kèm trong tài liệu tham vấn). Họ cũng kiến nghị rằng Chủ đầu tư cần phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương; xây dựng các hợp phần theo đúng tiến độ

Ý kiến của Mặt trận tổ quốc xã Hành Tín Tây: đồng ý với việc thực hiện tiểu dự án (giải pháp xây dựng, tác động tiêu cực lên môi trường, giải pháp giảm thiểu tác động đính kèm trong tài liệu tham vấn). Họ cũng kiến nghị rằng chủ đầu tư cần tránh làm rơi vãi vật liệu xây dựng và rác thải; tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương; đền bù thỏa đáng để tránh tranh chấp và tuân theo đúng các cam kết trong tài liệu

Cam kết của chủ đầu tư: Chủ quản tiểu dự án đánh giá cao những ý kiến và kiến nghị để điều chỉnh kịp thời tài liệu tiểu dự án à cam kết với sự nỗ lực cao nhất để thực hiện có hiệu quả các giải pháp giảm thiểu tác động đến môi trường do các hoạt động của tiểu dự án



8.4. Công bố thông tin

Công bố thông tin: Theo chính sách của Ngân hàng thế giới về tiếp cận thông tin, tất cả bản thảo tài liệu an toàn bao gồm: ESIA/ESMP/ESMoP, phải được công bố tại địa phương tại nơi dễ tiếp cận với hình thức và ngôn ngữ dễ hiểu đối với các bên liên quan; bản tiếng Việt và Tiếng anh tại CPO và infoshop trước khi đón đoàn thẩm định. ESIA phải được công bố tại các website và tại Trung tâm phát triển thông tin ViệtNam của Ngân hàng Thế giới tại Hà Nội.

Báo cáo ESIA của TDA bằng tiếng Việt được công bố tại trang thông tin địa tử của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Ban Quản lý Trung ương các dự án Thủy lợi, UBND tỉnhQuảng Ngãi. Bản tóm tắt ESIA được gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường QuảngNgãi, UBND huyện Nghĩa Hành, UBND xã Hành Tín Tây để cộng đồng và các tổchức quan tâm có thể tiếp cận, giám sát và thực hiện kế hoạch ESMP. Báo cáo ESIA của TDA bằng tiếng Anh sẽ công bố tại VDIC của Ngân hàng tại HàNội và tại InforShop của Ngân hàng

CÁC TÀI LIỆU DỮ LIỆU THAM KHẢO




  1. Báo cáo FS của tiểu dự án cải tạo, nâng cấp hồ chứa nước Đập Làng, tỉnh Quảng Ngãi;

  2. Báo cáo chính của tiểu dự án cải tạo, nâng cấp hồ chứa nước Đập Làng, tỉnh Quảng Ngãi;

  3. Báo cáo kế hoạch hành động tái định cư (RAP) tiểu dự án cải tạo, nâng cấp hồ chứa nước Đập Làng, tỉnh Quảng Ngãi;

  4. Báo cáo đánh giá tác động môi trường tiểu dự án cải tạo, nâng cấp hồ chứa nước Đập Làng, tỉnh Quảng Ngãi;

  5. Báo cáo chuyên đề tiểu dự án cải tạo, nâng cấp hồ chứa nước Đập Làng, tỉnh Quảng Ngãi;

  6. Thuyết minh thiết kế cơ sở tiểu dự án cải tạo, nâng cấp hồ chứa nước Đập Làng, tỉnh Quảng Ngãi;

  7. Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế xã hội xã Hành Tín Tây, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi năm 2014;

  8. Kết quả phân tích mẫu môi trường nền khu vực tiểu dự án cải tạo, nâng cấp hồ chứa nước Đập Làng, tỉnh Quảng Ngãi;

  9. Các loại bản đồ:

- Bản đồ khu vực dự án

- Bản đồ hiện trạng và qui hoạch sử dụng đất vùng dự án





tải về 2.09 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương