Ủy ban nhân dân tỉnh quảng ngãi sở NÔng nghiệp và phát triển nông thôN



tải về 2.09 Mb.
trang6/16
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích2.09 Mb.
#25496
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16

Nguồn: Báo cáo SIA, 3/2015

Trong tổng số 23 hộ bị ảnh có có 118 người với tỷ lệ nam giới là 55,1% và nữ là 44,9%. Toàn bộ số người bị ảnh hưởng trong tổng số 23 hộ tất cả đều là người kinh, không có người dân tộc thiểu số nào.

Đa phần số người bị ảnh hưởng đều có gia đình, tỷ lệ người bị ảnh hưởng có vợ/chồng là 63 người chiếm tỷ lệ 53,4%, sau đó đến số người độc thân với 50 người chiếm tỷ lệ 42,4% và có 5 người góa với tỷ lệ 4,2% do tuổi già, trong tổng số 118 người bị ảnh hưởng không có trường hợp nào ly thân hoặc ly hôn.

Bên cạnh 23 hộ dân bị ảnh hưởng trực tiếp như bị mất đất sản xuất, đất nông nghiệp thì có khoảng 266 hộ sẽ bị ảnh hưởng gián tiếp khi trong quá trình thi công bị cắt nước.



Giáo dục

Khoảng 90 % dân số vùng dự án có trình độ học vấn từ bậc tiểu học đến cao đẳng/đại học trở lên, trong đó số người tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông chiếm hơn 50%. Tỉ lệ học cao đẳng/đại học trở lên chiếm tới 13,7%. Tỷ lệ mù chữ là 0,4% và chưa đi học là 1,6%. Nhìn chung, trình độ học vấn của các hộ trong vùng dự án tương đối cao so với mặt bằng chung của tỉnh Quảng Ngãi, tạo nhiều điều kiện thuận lợi trong phát triển kinh tế của hộ nhất là đối với việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và chuyển đổi nghề nghiệp.

Bảng 4-18: Trình độ văn hóa của 3 thôn trong khu vực




Trình độ học vấn cao nhất

chữ


Tiểu

học


THCS

THPT

Trung cấp

CĐ/ĐH

trở lên



Chưa

đi

học



Không biết

Tổng

%


Tổngmẫu

0.4

22,6

29,3

21.1

3.3

13.7

1.6

8.0

100

Theo thôn




























Tân Hòa

0.0

20.7

41.4

14.7

7.7

11.2

4.3

0.0

100

Tân Phú 1

0.0

21.8

21.8

24.3

0.0

21.2

10.9

0.0

100

Tân Phú 2

1.0

24.1

28.2

22.2

3.2

9.7

3.7

7.9

100

Nguồn: Số liệu điều tra

Mức sống của các hộ điều tra

Bảng 4-19: Tự đánh giá mức sống hộ %






Khá giả

Trung bình

Có túng thiếu

Nghèo đói

Tổng

1,0

82,5

10,7

5,8

Theothôn













Tân Hòa

0,0

76,9

19,2

3,8

Tân Phú 1

0,0

84,8

6,1

9,1

Tân Phú 2

2,3


84,1

9,1

4,5

+ Nữ chủ hộ

0,0

53,8

15,4

30,8

+ Nam chủ hộ

1,1

86,7

10,0

2,2

Nguồn: Kết quả điều tra kinh tế xã hội

Nếu để người dân tự đánh giá về mức sống phân theo 04 nhóm xã hội : Khá giả, trung bình, có túng thiếu và nghèo đói. Thì tỉ lệ số hộ khá giả là ở cả 3 thôn là rất thấp, đa phần các hộ tự nhận mức sống hộ gia đình ở mức trung bình, có túng thiếu là tỉ lệ ở thôn Tân Hòa là cao hơn cả so với Tân Phú 1 và Tân Phú 2 Nhóm có thu nhập trung bình chiếm tới hơn 80 %, con số này phù hợp với tình hình thực tế của 03 thôn khảo sát,với qui mô và cơ cấu sản xuất như hiện nay thì thu nhập bình quân đầu người của xã là 13.000.000 người/ năm .



Cơ sở hạ tầng: sau đây là tình trạng cơ sở hạ tầng xã hội trong khu vực:

Công tác Y tế: Đảm bảo công tác khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân và trực tại trạm 24/24. Tổng lượt khám chữa bệnh 5574 lượt người, đạt 110,8% kế hoạch; số trẻ em được tiêm chủng đủ liều 77 trẻ, đạt 100% kế hoạch; tiêm vacxin sởi – Rubella 313 cháu, đạt 99,1%; tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ có thai 77 chị đạt 100%; tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ sau đẻ là 40 chị, đạt 129%; số trẻ em uống vitamin A 169 cháu, đạt 99%. Công tác phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 2 tuổi 12 trẻ, đạt 12%, dưới 5 tuổi 42 trẻ, đạt 14%. Phối hợp với Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Sở Y tế khám, cấp thuốc cho 500 đối tượng chính sách và tặng 5 xuất quà cho đối tượng chính sách.

Củng cố vườn cây thuốc nam, bố trí y sỹ y học dân tộc chăm sóc và điều trị bệnh bằng phương pháp y học dân tộc; tuyên truyền vận động nhân dân xây dựng 3 công trình vệ sinh, số hộ có hố xí hợp vệ sinh 970 hộ, đạt 84,8%; trong đó hố xí tự hoại 524 hộ, đạt 46%; số hộ sử dụng giếng nước sạch 810 hộ, đạt 70,8%.



Sức khỏe hộ điều tra: Có khoảng gần 64% các hộ có người ốm trong 1 tháng qua. Đây là một chỉ số khá cao và đáng lo ngại về tình trạng sức khỏe và điều kiện chăm sóc sức khỏe hiện nay. Chủ yếu các bệnh hay mắc phải là bệnh cảm/cúm, bệnh người già như đau xương khớp,... Tỷ lệ có bảo hiểm y tế các loại trong các hộ gia đình được khảo sát là khá cao, chiếm 58,2%. Trong đó tỷ lệ thôn có tỷ lệ các loại BHYT cao là 2 thôn Tân Hòa và Tân Phú 2. Một số nơi gia đình thường đến khám và điều trị như: trạm y tế xã, bệnh viện huyện, bệnh viện tỉnh, bệnh viện trung ương hay tự mua thuốc tại các hiệu thuốc.
Theo các đối tượng trả lời có 4 nguyên nhân chính có tác động tiêu cực đối với tình hình sức khỏe như hiện nay là:

- Các loại thực phẩm, rau quả không an toàn

- Ô nhiễm nguồn nước ăn uống, sinh hoạt

- Thiếu nước sinh hoạt

- Nước bị ngập úng tù đọng

Dự án sửa chữa, nâng cấp hồ chứa nước Đập Làng được thực hiện sẽ cải thiện tốt hơn tình trạng không lạc quan hiện nay về sức khỏe người dân.



Công tác giáo dục

Tổng kết năm học 2013 – 2014, kết quả THCS đạt loại giỏi 10,7%, khá đạt 27%, trung bình đạt 40,8%, yếu chiếm 21,5%; Tiểu học: giỏi đạt 18,4%, khá 30,2%, trung bình chiếm 46%, yếu chiếm 5,4%; Mầm non bé ngoan đạt 76%. Năm học 2014 – 2015 số lượng học sinh đến trường là: 684 học sinh, trong đó THCS 229 học sinh; Tiểu học 339 học sinh; Mẫu giáo 116 cháu, trong đó lớp bán trú 72 cháu; giảm tỷ lệ học sinh bỏ học dưới 1%; tiếp tục duy trì công tác phổ cập giáo dục Mầm non, Tiểu học và THCS.



Các dịch vụ tiện ích:

- Hệ thống cấp điện sinh hoạt: lưới điện quốc gia đã được kéo hầu hết đến các điểm tập trung dân cư. Số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia là 1309 hộ với tỉ lệ hộ được sử dụng điện lưới quốc gia/tổng số hộ là 100%.

- Nước dùng trong sinh hoạt: có 3632 người được dùng nước sạch với tỷ lệ người được dùng là 71%; 29% tỷ lệ người được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh/tổng số dân. Các nguồn nước sử dụng là nước giếng khoan và đào để sinh hoạt.

Đường giao thông:

- Mạng lưới giao thông: trong vùng hệ thống giao thông tương đối hoàn chỉnh thuận lợi cho việc đi lại và thực hiện dự án.

- Số lượng nhà chưa đạt tiêu chuẩn của bộ xây dựng còn cao, chủ yếu là nhà bán kiên cố, dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai.

Tài sản văn hóa vật thể và phi vật thể

Vùng dự án không có các khu di tích lịch sử, khu khảo cổ, khu di tích văn hóa.


Phân tích giới

Công tác giới tại địa phương được thực hiện tốt. Nhìn chung, không có sự bất bình đẳng lớn về giới trong cộng đồng. Các việc lớn trong gia đình vẫn thường được nam giới và nữ giới cùng thảo luận và ra quyết định. Ở địa phương, nữ giới thường làm các công việc nông nghiệp và việc nội trợ, dọn dẹp nhà cửa.

Phụ nữ và trẻ em gái đều có cơ hội bình đẳng tiếp cận các dịch vụ xã hội như y tế, giáo dục, vui chơi giải trí. Trong các gia đình, trẻ em trai và trẻ em gái vẫn được đối xử như nhau. Tuy nhiên, cũng có những hộ gia đình vẫn còn tư tưởng trọng nam khinh nữ nhưng điều đó không ảnh hưởng đáng kể tới việc tiếp cận các dịch vụ xã hội tại địa phương.

Bảng 4-20: Dân số ba thôn khu vực hưởng lợi






Tân Hòa

Tân Phú 1

Tân Phú 2

Số hộ

26

33

44

Tỷ lệ gia tăng dân số (%)

0,3

0,5

0,4

Tỉ lệ các gia đình có chủ hộ là nữ (%)

4,35

10,87

10,87

Quy mô gia đình do nam là chủ hộ là lớn hơn so với nữ giới là chủ hộ. Ở thôn Tân Hòa tỉ lệ gia đình có chủ hộ là nữ giới chiếm 4,35%, ở thôn Tân Phú 1 và Tân Phú 2 tỉ lệ nữ giới làm chủ hộ đều chiếm 10,87%.



Về kinh tế: Mức thu nhập và nguồn thu theo giới của nữ giới cũng thấp hơn so với nam giới do đặc thù công việc và khả năng sức khỏe. Tỉ lệ hộ nghèo do nữ là chủ hộ cao hơn so với chủ hộ là nam giới.

Sở hữu và sử dụng đất theo giới

Quyền quyết định chủ sở hữu nhà ở, đất thổ cư thường thuộc về nam giới. So với trước đây vai trò của người phụ nữ trong quyết định các vấn đề sản xuất, sinh kế của gia đình có chuyển biến tăng lên.

Về sức khỏe:Những can thiệp về mặt chính sách nhằm cải thiện sức khoẻ của phụ nữ không những phải đảm bảo cho phụ nữ được tiếp cận các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe thích hợp, có chất lượng cao mà còn phải chú trọng tới hành vi của nam giới và ảnh hưởng của những hành vi đó tới cuộc sống của phụ nữ. Do đó, việc nâng cao trình độ nhận thức cũng như trách nhiệm của nam giới đối với việc chăm sóc sức khỏe đặc biệt đối với phụ nữ có thai, sẽ tạo điều kiện cho phụ nữ phát huy vai trò của mình trong việc chăm sóc giáo dục trẻ em, chăm lo đến đời sống gia đình và tham gia tích cực các hoạt động xã hội. Việc nâng cao địa vị xã hội của phụ nữ không phải là hạ thấp, là giảm bớt hay gây thiệt hại tới địa vị xã hội của nam giới. Ngược lại, việc cải thiện địa vị và đời sống của phụ nữ chính là nâng cao địa vị và đời sống của nam giới. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải có những mục tiêu và chương trình cụ thể để mỗi tiến bộ đạt được sẽ là kết quả của cả phụ nữ và nam giới. Chỉ có như vậy chúng ta mới xây dựng được gia đình “no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc” hướng tới một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Giáo dục cho phụ nữ:Nữ giới thường có khuynh hướng học ít hơn so với nam giới bởi vì phải dành thời gian trông trẻ, nên ít có thời gian học hành. Sự thiếu vắng giáo dục cho phụ nữ trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục trẻ. Theo số liệu thống kê số lượng phụ nữ trong vùng hưởng lợi trình độ học vấn chủ yếu là bậc tiểu học, một số ít là trung học cơ sở, trung học phổ thông. Nam giới có trình độ học vẫn chủ yếu là trung học cơ sở và trung học phổ thông.

Lao động trẻ em theo giới

Công việc chân tay nặng nhọc được những người đàn ông đảm nhận, trong khi phụ nữ phụ trách các công việc nhẹ nhàng mất nhiều thì giờ hơn. Các hoạt động khác trong sản xuất nông –lâm-ngư nghiệp, chẳng hạn như phát thực bì, gieo hạt, cắt cỏ, thu hoạch được chia sẻ bởi cả đàn ông và phụ nữ trong gia đình, nhưng số lượng thời gian dành cho việc vặt khác nhau giữa hai giới. Thời gian một người phụ nữ cho sản xuất, thu hoạch kéo dài từ 9-11 giờ/ngày, trong khi người đàn ông đóng góp từ 7-8 giờ/ngày.

Trong cơ cấu trong gia đình người phụ nữ có vai trò chính trong việc nuôi trẻ. Do tập quán dân tộc nam giới rất hiếm khi thực hiện việc vặt trong gia đình. Gánh nặng công việc gia đình ảnh hưởng mạnh mẽ khả năng của một người phụ nữ để đi học hoặc tham gia các điều kiện xã hội. Thiếu giáo dục và đào tạo đã hạn chế kiến thức cơ bản của nữ giới, trực tiếp ảnh hưởng tới chất lượng chăm sóc dành cho trẻ em.



Về vị thế của phụ nữ: Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, cùng với những nỗ lực vượt bậc của chính bản thân, đội ngũ nữ trí thức nước ta đang ngày càng phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng. Các nhà nữ trí thức đã cống hiến nhiều công trình khoa học có giá trị về lý luận và ứng dụng thực tiễn trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công vẫn còn tồn tại không ít những trở ngại, rào cản, những mâu thuẫn, thách thức làm hạn chế vị thế, vai trò của nữ trí thức. Đó là những rào cản về mặt tâm lý xã hội trong nhìn nhận, đánh giá năng lực, vị thế... của phụ nữ; là mâu thuẫn giữa việc thực hiện các vai trò, chức năng làm vợ, làm mẹ, làm kinh tế gia đình với vai trò, trách nhiệm của người cán bộ khoa học, quản lý; mâu thuẫn giữa yêu cầu ngày càng cao, càng gay gắt của cơ chế thị trường với những hạn chế về kiến thức, kỹ năng, trình độ chuyên môn kỹ thuật, nắm bắt công nghệ cao của một bộ phận nữ trí thức...

Hiện nay, mặc dù đã có sự chia sẻ việc quyết định và thực hiện các công việc nội trợ, nhưng những việc này, chủ yếu, vẫn do người vợ đảm nhiệm. Điều đó có nghĩa, những công việc nội trợ - những việc mang tính thường xuyên và chiếm nhiều thời gian nghỉ ngơi, vẫn là một gánh nặng của phụ nữ.

Với mục tiêu là xoá bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình, Quốc Hội khóa XI, luật số 73/2006/QH11 đã ban hành luật Bình đẳng giới.

Kết quả điều tra các công việc phân công lao động trong gia đình cho bởi bảng:



Bảng 4-21:Phân công lao lao động

Hoạt động sản xuất

Cả hai (%)

Nam giới (%)

Nữ giới (%)

Trồng trọt (trồng lúa, màu)

85,07

8,96

5,97

Chăn nuôi

87,10

4,84

8,06

Trồng rừng/chăm sóc/bảo vệ rừng

78,72

14,89

6,39

Khai thác lâm sản

64,00

12,00

24,00

Đánh bắt, nuôi trồng thủy sản

50,00

25,00

25,00

Làm công nhân/làm thuê

68,75

31,25

0,00

Kinh doanh/buôn bán

0,00

50,00

50,00

Đi làm ăn xa (không thường xuyên ở nhà)

30,00

70,00

0,00

Hoạt động trong gia đình

Cả hai (%)

Nam giới (%)

Nữ giới (%)

Chăm sóc trẻ/con cái

66,07

3,57

30,36

Quét dọn nhà cửa

12,31

4,62

83,07

Nấu nướng/nội trợ

8,96

4,48

86,56

Tham gia công việc cộng đồng

Cả hai

(%)

Nam giới (%)

Nữ giới (%)

Tham gia họp cộng đồng

61,29

16,13

22,58

Tham gia tập huấn về sản xuất

50,00

25,81

24,19

Sinh hoạt các tổ chức chính trị - xã hội

56,45

20,97

22,58

Tham gia quyết định

Cả hai (%)

Nam giới (%)

Nữ giới (%)

Quyết định các khoản chi tiêu lớn trong gia đình (mua sắm tài sản có giá trị, cưới hỏi)

89,55

7,46

2,99

Quyết định việc học tập, chọn nghề của con cái

72,58

14,52

12,90

Quyết định đầu tư, hoạt động sản xuất

82,54

11,11

6,35

Nguồn: Số liệu điều tra

Từ bảng thống kê bên trên cho thấy các hoạt động trong gia đình nữ giới vẫn giữ vai trò chủ yếu như: chăm sóc trẻ (30,36%), quét dọn nhà cửa (83,07%) và nấu nướng/nội trợ (86,56%). Vai trò của người phụ nữ trong việc tham gia công việc cộng đồng, tham gia quyết định đang được nâng lên.



Nhà ở: Với các hộ được điều tra, có 92,75% các hộ có nhà bán kiên cố, có 2,9% nhà gỗ lợp lá và có 1,45% nhà kiên cố

Bảng 4-22: Loại nhà của hộ gia đình điều tra



TT

Loại nhà ở

Tỷ lệ (%)

1

Nhà kiên cố

1,45

2

Nhà bán kiên cố

92,75

3

Nhà gỗ, lợp lá

2,90

4

Nhà tạm

0,0

5

Không có nhà

2,90

Nguồn: Số liệu điều tra

Hình HinhHinhình 4-2: Loại nhà của các hộ điều tra



Nguồn nước và vệ sinh

Đối với nguồn nước dùng trong ăn uống, tắm giặt và nước sản xuất của hộ như sau:



  • 99% số hộ điều tra có nguồn nước ăn uống từ các giếng khoan và giếng đào

  • 99% số hộ điều tra sử dụng nước giếng khoan và giếng đào trong tắm giặt và các sinh hoạt khác hàng ngày

Nguồn nước sản xuất của các hộ điều tra 91,13% lấy nước từ hồ thủy lợi Đập Làng và 8,70% lấy từ sông ngòi, kênh rạch.

Nhà vệ sinh

Theo kết quả điều tra kinh tế - xã hội thì hộ có nhà vệ sinh tự hoại/bán tự hoại chiếm tỷ lệ 74,8%. Hộ có nhà vệ sinh đơn giản (đào hố trong vườn, bắc cầu trên ao hồ, sông suối) chiếm tỷ lệ 13,6%; hộ có nhà vệ sinh hai ngăn chiếm 10,6% và hộ không có nhà vệ sinh chiếm 1 %. Theo số liệu điều tra 3 thôn, thôn Tân Phú 2 có tỷ lệ nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn (nhà vệ sinh tự hoại/bán tự hoại và nhà vệ sinh hai ngăn) có tỷ lệ cao hơn hẳn so với 2 thôn còn lại.

Bảng 4-23: Các hộ có nhà vệ sinh tự hoại/bán tự hoại




Không có nhà vệ sinh

Có nhà vệ sinh

Hợp vệ sinh

Không hợp vệ sinh

Nhà vệ sinh tự hoại/

bán tự hoại

Nhà vệ sinh hai ngăn

Tổng cộng

Nhà vệ sinh đơn giản

Nhà vệ sinh trên ao, hồ sông suối

Loại khác

Tổng mẫu

1,0

74,8

10,6

86,4

13,6

0

0

Theo thôn

Tân Hòa

1,0

11,7

5,8

18,5

6,8

0

0

Tân Phú 1

0

27,2

1,9

29,1

2,9

0

0

Tân Phú 2

0

35,9

2,9

38,8

3,9

0

0

Nguồn: Số liệu điều tra

Nguồn năng lượng

Về nguồn năng lượng thắp sáng có 97,10% hộ gia đình dùng điện lưới và 2 hộ dùng gas, hơi đốt chiếm 2,90% sử dụng trong thắp sáng.

Là xã miền núi, đa số các hộ được khảo sát đều có diện tích rừng nên nguồn nhiên liệu đun nấu chính của hộ chủ yếu bằng củi. Có 85,51% các hộ được điều tra thường xuyên đun nấu bằng củi. Tỷ lệ dùng gas chiếm 13,04%. Tỷ lệ thường xuyên đun nấu bằng điện chiếm1,45%

Tài sản và những đồ dùng thiết yếu của hộ

Về các tài sản và đồ dùng thiết yếu của các hộ qua kết quả điều tra về kinh tế - xã hội như sau:

Các tài sản chủ yếu có trong hộ gia đình là: Vô tuyến truyền hình, điện thoại di động, xe máy/xe đạp điện. Các tài sản khác ít sử dụng: xe ô tô, máy giặt, tủ đắt tiền,...

Đặc điểm về dùng nước, quản lý công trình: Hồ chứa nước được thiết kế theo chế độ điều tiết năm. Hàng năm, vào mùa mưa, hồ tích nước đến mức nước dâng bình thường để đạt dung tích yêu cầu. Mùa khô, hồ cấp nước theo các yêu cầu, đến cuối mùa khô, mức nước đạt mức nước chết. Nước phục vụ nông nghiệp được lấy bằng cống lấy nước ở kênh chính. Từ đây nước được phân phối về các hộ sử dụng qua hệ thống kênh nhánh cấp dưới. Các cửa van điều tiết lấy nước cung cấp nước tưới cho nông nghiệp được điều chình phù hợp với lưu lượng và mực nước trong hồ để tiết kiệm nước.

Công tác quản lý vận hành khai thác hồ chứa nước Đập Làng do UBND xã Hành Tín Tây giao cho hợp tác xã nông nghiệp thực hiện. Về cơ cấu tổ chức bộ máy gồm 04 người với biên chế hợp đồng theo từng năm. Người phụ trách chính là chủ nhiệm hợp tác xã Nông nghiệp, phân công trách nhiệm gồm có:

- Kiểm soát, kiểm tra công tác quản lý, vận hành

- Điều tiết nước

- Phát dọn, nạo vét tuyến kênh chính.

Trong số lượng cán bộ không có cán bộ chuyên môn về thủy lợi, chỉ có cán bộ phụ trách chính tham gia lớp tập huấn quản lý DA thiên tai do chương trình WB5 tổ chức; 01 cán bộ tham gia lớp tập huấn khảo sát. Công trình chưa có quy trình vận hành, việc đóng mở cống và theo dõi lưu lượng chủ yếu dựa vào quan sát bằng mắt thường và kinh nghiệm. Các công tác theo dõi, kiểm tra, sửa chữa thường xuyên không được tiến hành theo quy định.

Với quy mô công trình như hồ chứa nước Đập Làng cần có một đơn vị quản lý đủ số lượng nhân lực với chuyên môn được đào tạo chuyên ngành về hồ đập. Công tác quản lý vận hành cần lập quy trình vận hành và tuân thủ theo quy trình vận hành. Hàng năm cần có công tác kiểm tra, rà soát, báo cáo, đề xuất những phương án sửa chữa những hư hỏng, bảo dưỡng định kỳ các thiết bị. Cần có phương án phòng chống lụt bão và ứng cứu trong mùa mưa bão và trường hợp khẩn cấp.

An toàn đập: Với kết cấu hiện tại, khi có sóng tác động thì mái đập sẽ tiếp tục bị xói, gây nguy hiểm cho đập. Việc để cây cỏ mọc nhiều trên mái, đặc biệt là cây thân gỗ lớn sẽ tạo điều kiện cho động vật đào hang, cư trú, rễ cây mục để lại lỗ rỗng, ảnh hưởng đến an toàn thấm của đập và hạn chế tầm nhìn khi kiểm tra.

Hiện tượng nhà dân sống ngay trong phạm vi công trình cũng như việc trồng các cây thân gỗ lớn và sự xuất hiện của mối làm tăng nguy cơ mất ổn định đập, cần có giải pháp di dời. Phần tường bên tràn được xây bằng đá, thời gian đã lâu, các thiết bị thoát nước bị hư hỏng tạo thành các dòng thấm dọc theo chân tường cả mặt trong lẫn mặt ngoài. Một số vị trí bị bong tróc. Chiều cao tường cơ bản là thấp dẫn đến đất đá hai bên tràn vào dốc nước và cây mọc ken lẫn với kết cấu tường. Hai bên tường dốc nước xuất hiện nhiều hố xói, sụt do dòng chảy mặt và dòng thấm tạo nên. Kênh dẫn hạ lưu bị co hẹp, cây cối mọc rậm rạp làm hạn chế khả năng tháo nước.



Các sự cố trong quá khứ: Sự kiện lũ: Mạng lưới sông suối ở Quảng Ngãi khá nhiều, nhưng đều là các sông suối ngắn, lòng dốc, nước chảy xiết. Mùa mưa dễ gây lũ lụt, bão, mùa nắng dễ cạn kiệt. Địa hình đồng bằng lại không phẳng mà xen kẽ nhiều gò, đồi. Bờ biển Quảng Ngãi tương đối dài và chịu nhiều dông bão. Do vậy, công tác thủy lợi gặp rất nhiều khó khăn cả trong tưới và tiêu nước.

Sau trận lũ lớn xuất hiện năm 1999 phá hỏng một số bộ phận của tràn xả lũ, nước trong hồ xấp xỉ cao trình đỉnh đập. Năm 2003 nhà nước đầu tư sửa chữa một số bộ phận của tràn như: đổ lớp bê tông gia cố ngưỡng dày 3cm, đổ bù lớp bê tông cốt thép đoạn nước đổ cuối dốc xuống bể tiêu năng song hiện nay lớp vữa ngưỡng tràn đã bị bong gần như toàn bộ, bê tông đổ bù đoạn nước đổ bị bong, nứt vỡ. Từ năm 2003 đến nay công trình chưa được đầu tư sửa chữa, nâng cấp gì thêm.



Các hoạt động giảm thiểu: Các biện pháp sau đây đã được thực hiện

(1). Công tác triển khai thực hiện trước khi bão, lụt xảy ra

BCH- PCLB xã, Các trường học và các thôn, tổ PCLB thôn tham mưu 24/24 giờ để nắm chắc diễn biến tình hình, dự kiến các tình huống xấu nhất có thể xảy ra; phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng ứng phó tại chỗ với lực lượng chi viện của cấp trên để khẩn trương bố trí nhân lực trực tiếp đến các địa bàn xung yếu cùng với cấp ủy - chính quyền địa phương chỉ đạo công tác ứng phó kịp thời và có hiệu quả. Triển khai các phương án, kế hoạch phòng, tránh bão, lũ, cứu nạn, cứu hộ của địa phương, đơn vị mình.



(2). Tổ chức di dời, sơ tán dân khi lũ, bão sắp đổ bộ trực tiếp vào xã:

Khi di dời dân phải ưu tiên cho việc di dời xen ghép theo thôn, xóm phải thực hiện 5 đúng Địa điểm, thời điểm, đối tượng, số lượng, chỉ huyvà do người đứng đầu ở địa phương quyết định và chịu trách nhiệm trước nhân dân và cấp trên.

UBND xã – BCH- PCLB xã tổ chức di dời dân các hộ, nhà ở không kiên cố, có nguy cơ bị đổ, sập và những khu vực có nguy cơ bị ngập sâu để đảm bảo an toàn tính mạng cho nhân dân.

1. Phân công thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống lụt, bão xã, phụ trách địa bàn thôn trực tiếp xuống địa bàn các thôn , khu vực phải di dời dân và các điểm tạm cư để kiểm tra, tổ chức thực hiện kế hoạch chu đáo, an toàn.

2. Huy động lực lượng gồm: Quân sự, Công an, Y tế, Chữ thập đỏ, Đội Thanh niên xung kích, Đoàn thanh niên, cùng các phương tiện để giúp dân di chuyển nhanh.

3. Bố trí lực lượng thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, hậu cần, chăm lo đời sống cho người dân tại nơi tạm cư và bảo vệ công trình, tài sản, nhà ở của dân tại những nơi đã di dời.

Các thôn xây dựng phương án, có kế hoạch chi tiết bố trí di dời dân ở vùng thấp ngập sâu trong nước, ven suối, ven sông có nguy cơ sạt lở. Về công tác di dời dân ưu tiên cho việc di dời xen ghép theo thôn xóm, di chuyển đến các nhà tầng, nhà kiên cố, trường học cấp 1, cấp 2, trụ sở UBND xã và các khu tái định cư.

Dân tộc thiểu số: Khu vực tiểu dự án không có người DTTS

PHẦN V: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI


5.1. Sàng lọc các tác động môi trường tự nhiên, xã hội của tiểu dự án

Tính hợp lệ và Chính sách kích hoạt: Dựa vào kết quả sàng lọc môi trường và xã hội, tiểu dự án có đủ điều kiện để được tàitrợ theo DRSIP. Các công trình sửa chữa và nâng cấp không ảnh hưởng đến bất kỳ môi trường sống quan trọng tự nhiên, rừng tự nhiên, khu bảo tồn đa dạng sinh học, đất ngập nước và các khu vực chứa chấp loài quý hiếm hoặc bị đe dọa. Tiểu dự án cũng sẽ không ảnh hưởng đến bất kỳ tài sản văn hóa vật thể cũng như là ảnh hưởng đến tượng đài, cấu trúc, các vị trí có ý nghĩa văn hóa, tôn giáo, lịch sử nào. Đập Làng được coi là con đập nhỏ, có chiều cao dưới 15 mét và dung lượng hồ chứa nhỏ hơn 3 triệu mét khối. Việc sàng lọc cho thấy TDA thuộc Danh mục B theo phân loại của Ngân hàng Thế giới. Tuy nhiên, theo thỏa thuận với Ngân hàng Thế giới, ESIA vẫn được thực hiện vì tiểu dự án là một trong 12 tiểu dự án được xác định tực hiện trong năm đầu của dự án Dự án Sửa chữa và nâng cao an toàn đập.


Tái định cư không tự nguyện. Tiểu dự án sẽ yêu cầu sử dụng đất tạm thời, ảnh hưởng đến 6 hộ gia đình và sử dụng đất lâu dài ảnh hưởng đến 18 hộ gia đình. Vì vậy, cần phải có Kế hoạch Hành động / kế hoạch bồi thường (RAP)
Dân tộc thiểu số: Qúa trình sàng lọc chỉ ra rằng không có người DTTS trong khu vực TDA (bao gồm cả cộng đồng được hưởng lợi và bị ảnh hưởng). Vì vậy không yêu cầu Kế hoạch phát triển DTTS (EMDP)

5.2. Các tác động tích cực



    Việc thực hiện tiểu dự án Đập Làng có một số tác động tích cực đến môi trường và xã hội:

    Nâng cao an toàn đập. Nguy cơ vỡ đập trong các trận lũ lớn sẽ được giảm đáng kể. Tăng khả năng bảo vệ các vùng đất nông nghiệp và khu dân cư phía hạ du từ các trận lũ lớn trong mùa lũ của đập

    Ổn định cung cung cấp nước tưới. Việc sửa chữa các công trình đầu mối sẽ tăng diện tích tưới từ 60 đến 83 ha. Việc cải thiện khả năng trữ nước của hồ cùng với việc quản lý tốt hơn sẽ đảm bảo cung cấp nước tưới ổn định cho 83 ha đất nông nghiệp ở hạ lưu. Đều này làm tăng năng suất nông nghiệp và thu nhập của nông dân. Đẩy mạnh phát triển kinh tế trong khu vực.

    Cải thiện nguồn nước ngầm sẵn có để cung cấp nước sinh hoạt của người dân địa phương: Việc ổn định mực nước trong hồ sẽ làm tăng mực nước ngầm của các khu vực lân cận, bao gồm việc tích nước liên tục trong các tầng chứa nước nông. Điều này sẽ cải thiện nguồn nước cho các giếng cạn trong mùa khô.

    Tiếp tục cung cấp môi trường sống thủy sinh trong hồ: Với việc nước trong hồ có quanh năm tạo ra môi trường sống cho nhiều loài thủy sản: động thực vật. Việc nâng cao khả năng tồn tại của hồ sẽ đảm bảo việc tồn tại môi trường sống dưới nước cho các loại động thực vật này. Hơn nữa, mực nước ngầm cao hơn sẽ đảm bảo độ ẩm xung quanh tại các vị trí, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển của các loài khác nhau, qua đó tăng độ đa dạng sinh học.

    Thúc đấy phát triển kinh tế địa phương: các hoạt động xây dựng sẽ tạo ra cơ hội việc làm cho người dân địa phương, gia tăng dịch vụ về lương thực, giải trí trong khu vực, gián tiếp tạo cơ hội việc làm ngắn hạn cho người dân địa phương.


5.3 Các tác động tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường và xã hội

Thu hồi đất và tái định cư. Việc thực hiện TDA yêu cầu thu hồi vĩnh viễn 13,778m2 đất nông nghiệp của dân trong đó bao gồm diện tích bãi đổ thải sát chân đập là 13578m2 và 200 m2 diện tích giành cho nhà quản lý. Bao gồm: 7 758 m2 đất trồng cây nông nghiệp và 6 020 m2 đất lâm nghiệp. Ngoài ra có khoảng 39,875m2 đất tại thôn Tân Phú 2 sẽ được thu hồi để phục vụ cho mục đích tạm thời (nhà kho, bãi vật liệu). Diện tích thu hồi thuộc quyền sở hữu của 23 hộ dân. Không có hộ nào phải di dời hay tái định cư. Các hộ bị ảnh hưởng sẽ được bồi thường và hỗ trợ đầy đủ thông qua Kế hoạch hành động tái định cư (RAP) đã được chuẩn bị qua quá trình tham vấn với họ. 22 hộ gia đình sẽ bị ảnh hưởng đến đất nông nghiệp và 01 hộ bị ảnh hưởng bởi không có diện tích nuôi trồng thủy sản.
- Tác động của các hoạt động thi công : Khối lượng đất đắp là 40 241m3 , công trình dự kiến khai thác đất đắp ở 3 bãi vật liệu đã được quy hoạch với tổng diện tích 37125 m3 . Khối lượng đất đào là 34 415m3 , khối lượng đất đào thừa, khối lượng bóc hữu cơ và vật liệu thải được đổ tại bãi thải theo quy hoạch có diện tích 2.750m2 m3 . Đá được mua từ mỏ đá An Hội cách công trình 27km, cát sỏi được lấy từ cầu Cộng Hòa, sông Vệ cách công trình 7km. Các vật liệu khác mua từ thành phố Quảng Ngãi cách công trình 26km. Nhân lực cần cho quá trình chuẩn bị và thi công trung bình khoảng 80 người và khoảng 27 đơn vị thiết bị thi công được huy động. Sau đây là những đánh giá về các tác động và các vấn đề liên quan đến các hoạt động xây dựng:
1. Gia tăng tạm thời sự bồi lắng và độ đục của hồ chứa và các kênh tiếp nhận trong mùa mưa. Việc thực hiện công trình sẽ yêu cầu Khối lượng đất đắp là 40 241m3 , công trình dự kiến khai thác đất đắp ở 3 bãi vật liệu đã được quy hoạch với tổng khối lượng khoảng 37000 m3 có khoảng cách từ 350 – 600m đến vị trí công trình. Lượng thiếu còn lại khoảng 3000 m3 sẽ đợc lấy từ khối lượng đất đào ước tỉnh khoảng 34 000m3 . Khối lượng đất đào không phù hợp để thực hiện công tác đắp sẽ được đổ thải tại hai bãi thải theo quy hoạch, một nằm gần chân đập, một nằm ở phía trái tràn. Những hoạt động di chuyển này có thể làm gia tăng bồi lắng tại hồ cũng như phía hạ lưu của sông Rau. Nguy cơ bồi lắng đặc biệt xảy ra trong giai đoạn xây dựng đầu tiên (tháng 2-tháng 5) là giai đoạn mùa mưa. Giai đoạn thứ 2 nằm trong khoảng thời gian mùa khô.
2. Gia tăng lượng bụi tại vị trí công trường và các tuyến đường vận chuyển: Việc phát sinh bụi liên quan đến vận chuyển đất đặc biệt đáng kể trong giai đoạn 2 của công trình khi đang trong giai đoạn mùa khô. Bụi dự kiến sẽ phát sinh tập trung tại khu vực công trường bao gồm 2 vị trí bãi thải và tại tuyến đường đến và đi từ các nơi cung cấp nguyên vật liệu. Bụi phát sinh trong quá trình vận chuyển, bóc tách và các thiết bị giao thông, xây dựng di chuyển liên tục tại công trường. Bụi cũng có thể phát sinh từ các vị trí mỏ đá (Mỏ đá An hội). Ước tính rằng các hoạt động tại mỏ đá sẽ phát sinh khoảng 1.68 tấn bụi hoặc 4.59 kg/ngày trong khi tổng lượng bụi phát sinh do công tác đào đắp là khoảng từ 261.296 đến 391 944 tấn hoặc khoảng 71.59 – 107.39 kg/ngày. Tải lượng bụi ước tính gây ra bởi các phương tiện giao thông, từ nơi cung cấp sỏi đá tại sông Vệ tới vị trí công trình và từ mỏ An Hội đến vị trí công trình khoảng 8.25 mg/s. So sánh với QCVN 05:2009/BTNMT thì đây là lượng bụi đáng kể.
3. Ô nhiễm khí thải từ các thiết bị và máy móc: Số xe hoạt động vào thời gian cao điểm khoảng 6 xe, loại tự đổ 7 tấn chiều dài vận chuyển 44km/xe.ngày, hoạt động liên tục trong 1 ca 8h. Dựa trên phương pháp ước tính của Hanbook of Emmision (WHO) Vậy tải lượng cực đại các khí thải gây ô nhiễm không khí có thể dự báo là: 0,016 g/s SO2, 0,11 g/s NOx 0,055 g/s CO, 0,024 g/s bụi. Trong điều kiện bình thường các khí này tập trung cao độ trong bán kính 100m kể từ nguồn thải, ngoài bán kính 200m trở ra chỉ ảnh hưởng nhẹ và trên 400m coi như không đáng kể. Như vậy sẽ ảnh hưởng đến các hộ dân ven đường từ tỉnh lộ 624B đến chân công trình, mức độ ảnh hưởng được coi là thấp. Các khu vực bị tác động là khu vực xây dựng đập đất, tràn xả lũ, cống nước, dọc theo đường từ thành phố Quảng Ngãi tới khu vực công trình, từ mỏ đá An Hội đến chân công trình. Tuy nhiên, do số lượng các thiết bị nhỏ cũng như khu vực xung quanh thoáng đãng, khí thải nhanh chóng được làm loãng, các chất gây ô nhiễm (NOx, SO2, CO) không gây ô nhiễm đáng kể đến không khí. Do đó, tác động khí thải từ các thiết bị đến môi trường không khí là không đáng kể.
4.Tăng độ ồn tại vị trí công trình: các hoạt động thi công phat sinh tiếng ồn và độ rung có thể gây phiền toái nêu chúng xảy ra trong giờ nghỉ ngơi. Qúa trình vận hành các thiets bị máy móc như máy ủi, máy xúc..sẽ tạo ra tiếng ồn.Theo QCVN 26:2010/BTNMT, độ ồn chấp nhận được trong khu vực dân cư là từ 50 đến 70 Dba (từ 6h đến 21h). Mức độ ồn từ các thiết bị dự kiến chỉ xuất hiện đáng kể trong khoảng thời gian ngắn từ các nguồn. Đặc biệt, tiếng ồn xuất phát từ một máy ủi đạt tối đa 95 dBA trong vòng 1m từ các thiết bị, nhưng sẽ giảm 25% đến khoảng cách là 10m và giảm đến 40% khi khoảng cách đó là 50m. Vì vậy độ ồn phát sinh từ các thiết bị máy móc có thể chấp nhận được đối với các khu dân cư gần nhất.
5. Ô nhiễm từ chất thải sinh hoạt của công nhân. Lượng chất thải sinh hoạt (ví dụ như nước thải và chất thải rắn phát sinh từ 80 công nhân) đươc coi là lượng đáng kể. Do đó, Nhà thầu cần phải áp dụng hệ thống vệ sinh và quản lý chất thải toàn diện. thi gom và xử lý chất thải (như bế tự hoại, hố ga), thu gom thường xuyên và xử lý (ví dụ cần phải đưa các chất thải rắn đến các bãi thải). Nước thải sinh hoạt chứa chủ yếu các chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng và vi khuẩn. Với yêu cầu cấp nước sinh hoạt cho công nhân xây dựng là 100l/người/ngày, ước tính tải lượng nước thải sinh hoạt bằng 80% lượng nước cấp thì lượng nước thải ra mỗi ngày là: Q = 80% x 100 l/người/ngày x 80 người = 6.4 m3/ngày. Lượng nước thải này có thể được thu gom và xử lý bằng bể tự hoại trước khi cho thải ra hệ thống thoát nước. Đới với chất thải rắn, với hệ số phát thải là 0,5 kg/người/ngày (Theo báo cáo môi trường cảu Việt nam, và chất thải rắn của WB) ước tính khoảng gần 40 kg/ngày chất thải . Lượng chất thải rắn này có thể được thu gom và xử lý hàng tuần đến vị trí bãi rác huyện, hoặc thị xã hoặc có thể dùng phương pháp chôn lấp.
6. Ô nhiễm nước bề mặt từ các chất thải xây dựng. nước mưa chảy tràn có thể mang theo dầu, các vụn vỡ, bụi đất, bụi đá trên bề mặt vào hồ chứa và hạ lưu của hồ chứa, làm cho tăng độc đục, tăng cặn bã và tăng hàm lượng chất rắn. Nếu không có biện pháp bảo vệ các vị trí như trạm nhiên liệu, bãi nguyên vật liệu, bãi đỗ xe, bãi rác, thùng chứa hóa chất, chất thải…sẽ là một nguồn gây ô nhiễm nước chảy vào hệ thống kênh và hệ thống sông. Các hoạt động xây dựng đập đất và cống tăng khả năng tiếp xúc giữa các thiết bị và nguồn nước. Đặc biệt các máy trộn bê tông trong thời giant hi công sẽ tạo ra nguồn nước thải, chất thải có tính kiềm như giấy xi măng, nhựa có thể chặn dòng chảy dẫn đến ô nhiễm nguồn nước. Dầu thải có tác động rất lớn đến chất lượng nước, là nguồn ô nhiễm phát sinh đáng kể trong quá trình thi công. Số lượng dầu được sử dụng cho một thời giant hay thế khoảng 18lit/lần/xe tải, trung bình mỗi năm thay thế 4 lần/xe/năm. Với khoảng 6 xe hoạt động, số lượng dầu thải ra trong thời gian xây dựng là 432 lít.
Bảng 5-1: Dự báo thải lượng các chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt giai đoạn thi công

STT

Thông số

Tải lượng (kg/ngày)

1

2

3



4

5

6



7

TSS (chất rắn lơ lửng)

DO

BOD5



COD

Tổng Nitơ (tính theo N)

Tổng Phốt pho (tính theo P)

Coliform


0,96  2,240

0  0,001

0,96  2,240

1,152  3,840

0,0512  0,224

0,001  0,029

6.4.105  6.4.109 MNP/ngày

6. Di cư tạm thời của các động vật hoang dã từ công trường xây dựng: Tiếng ồn và các chấn động tại vị trí xây dựng công trường sẽ ảnh hưởng đến các loài chim, động vật gặm nhấm, bò sát, lưỡng cư và công trình di chuyển đi xa hơn từ các vị trí công trình. Ban đêm. ánh đèn điện có thể thu hút các loại công trùng. Tác động này chỉ là tạm thời thì dự kiến các loài sẽ trở lại gần và xung quanh khu vực TDA khi các hoạt động xây dựng tạm ngừng.


7. Tác động lên hệ sinh thái thủy sinh: Trong suốt quá trình xây dựng, sẽ không có nguồn nước phát sinh vào sông Rau vì chiều cao tràn cố định và không có cửa xả tràn. Bất kỳ các hoạt động tháo nước hồ sẽ được thông qua các kênh tiêu thủy lợi chảy qua hệ thống kênh mương trước khi dổ vào sông Rau và sông Vệ. Việc xả nước qua tràn sẽ được tiến hành dần dần, sẽ không có sự khác biệt nào từ các dòng chảy tưới thông thường. Hơn nữa, hạ lưu sông Rau thường xuyên khô hạn và không chứa nhiều đời sống thủy sinh. Do đó ảnh hưởng không đáng kể.
9. Gián đoạn cung cấp nước trong quá trình sửa chữa có thể ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp trong vùng cung cấp tưới: Trong thời gian sửa chữa cống, có khoảng 43 ha diện tích đất nông nghiệp thuộc thôn Tân Phú 1 và Tân Phú 2 bị ảnh hưởng không có nước tưới trong 1 mùa. (Vụ hè thu). Khoảng 266 nông dân vì thế cũng sẽ không gieo trồng lúa 01 vụ (vụ Hè-thu). Bên cạnh đó, nuôi trồng thủy sản của hồ chứa Đập làng cũng bị gián đoạn trong 1 năm.
10. Rủi ro về an toàn sức khỏe cho người dân địa phương sống gần đập và bên cạnh các tuyến đường do tiếp xúc với các nguy cơ tai nạn. Tai nạn khả năng sẽ gia tăng trên các tuyến đường trong khu vực TDA. Bao gồm tuyến đường 624B, đường giao thông liên thôn, liên xã được giao thông từ các mỏ vật liệu đến tuyến đập. Các nguy cơ an toàn tại vị trí công trường do đào sâu, bị che khuất tầm nhìn và các đoạn đường không an toán, các nguyên vật liệu xây dựng, hóa chất và các loại lứa sắc. Ngoài ra còn có nguy cơ bùng phát bệnh cho người lao động từ nơi khác đến, những người này có thể mang mầm bệnh từ những nơi khác đến cũng có thể công nhân thiếu khả năng miễn dịch với các tác nhân gây bênh tại địa phương.
11. Gây hư hại các tuyến đường :Quá trình vận chuyển máy móc, thiết bị và vật liệu xây dựng của hàng trăm lượt xe cộ qua lại trong 1 năm thi công chắc chắn sẽ làm xuống cấp các tuyến đường giao thông chính, việc vận chuyển đất đá từ vị trí mỏ nguyên vật liệu đến vị trí xây dựng công trình và từ khu vực đào đến các bác chôn lấp rất ngắn chỉ khoảng 600m từ đập. Tuy nhiên việc hư hỏng vẫn có thể tác động đến người dân khi họ sử dụng những tuyến dường này. Quãng đường đến nơi cung cấp nguyên vật liệu (quãng đường 27 km từ An Hội và khoảng 7 km tới cầu Cộng Hòa), quãng đường này dài hơn và có thể ảnh hưởng đến người tham gia giao thông và làm gián đoạn quá trình vận chuyển hàng hóa. Tuy nhiên, những ảnh hưởng đối với quãng này được coi là nhỏ hơn do với quãng đường vận chuyển nguyên liệu đào đắp.
12. Xung đột có thể xảy ra giữa công nhân và người dân địa phương: Xung đột có thể xảy ra giữa công nhân từ nơi khác đến và cộng đồng địa phương có thể phát sinh do các vấn đề cạnh tranh cơ hội việc làm, sự bất đồng về văn hóa và các vấn đề khác.
Tác động dài hạn: Sau đây là những tác động tiêu cực dài hạn, dự kiến sẽ phát sinh khi hoàn thiện dự án

1.Suy thoái đất: Điều này có thể xảy ra tại công trình xây dựng và các vùng phụ cận do mất thảm thực vật, thay đổi cảnh quan do đào đất hoặc nén đất, các sản phẩm xây dựng, lứa và chất thải. Tác động này được coi là đáng kể tại các vị trí đào vật liệu, các bãi thải, các lán trại xây dựng bao gồm cả kho bãi vật liệu.

2. Tác động đến hệ sinh thái thủy sinh: Những thay đổi trong các công trình đầu mối của Đập sẽ không làm thay đổi đáng kể chế độ thủy văn của hồ chứa và 2,5 km kênh hạ lưu mà đó là sông Rau chảy vào sông Vệ. TDA sẽ chỉ sửa chữa các vấn đề rò rỉ hiện tại và tăng cường cấu trức đập hiện có để nâng cao an toàn hồ chứa. TRong đó các hoạt động của hồ chứa Đập Làng hầu như không làm thay đổi nhiều lên hồ chứa. Các loài thủy sinh hiện nay tìm thấy trong hồ như cá chép, cá rô phi, ếch nhái và cua nhỏ những loài này dự kiến sẽ được phát triển mạnh trong hồ chứa.

3.Tăng cường sử dụng thuốc trừ sâu: Việc khôi phục diện tích tưới, tăng từ 60 ha đến 83 ha, việc đảm bảo cung cấp nưới tưới tiêu sẽ khuyến khích thâm canh và sản xuất cây trồng ở các khu vực tưới do đó sẽ làm gia tăng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

4. Các vấn đề an toàn trong hồ chứa: bao gồm nguy cơ chết đuối cho trẻ con và người dân trong khu vực.


Các vấn đề khác: Sau đây là những vấn đề khác liên quan đến TDA

1.Sẽ phát sinh những vấn đề khiếu nại đối với TDA, yêu cầu bồi thường thiệt hại, hoặc cáo buộc đối xử không công bằng. Người lao động từ nơi khác đến cần tuân thủ những quy định về pháp luận và quản lý hành chính của địa phương. Địa phương và Ban quản lý dự án cần phải quản lý chặt chẽ để tránh xảy ra những xung đột xã hội.

2.Trong quá trình đào có thể gặp các hiện vật khảo cổ học hoặc sinh vật học hóa thạch.

3.Các hoạt động rà phá bom mìn: Hồ chứa nước đập làng được xây dựng vào năm 1978 và tất cả các công trình đầu mối như đập, tràn đã trải quá quá trình rà phá bom mìn. Do đó việc rà phá bom mìn yêu cầu cho TDA chỉ nằm trên diện tích 3 782 m2 lán trại và khu vực mỏ vật liệu. Rà phá bom mìn sẽ do đơn vị quân sự chịu trách nhiệm (được chỉ định bởi UBND tỉnh Quảng Ngãi).


5.4. Các tác động chính và các vấn đề cần giải quyết

Dựa trên những đánh giá trên, các vấn đề và tác động sau đây được coi là đáng kể và do đó cần phải được giải quyết để giảm thiểu:

Mất đất, cây cối hoa màu của 23 hộ gia đình do bị thu hồi đất vĩnh viễn hoặc tạm thời

Tăng tạm thời độ bồi lắng và độ đục của hồ chứa và các tuyến kênh trong những ngày mưa do các hoạt động đào đất tại vị tí mỏ nguyên vật liệu, đập và tại các bãi thải.

Tăng bụi trong quá trình xây dựng tại địa điểm thi công và các tuyến đường vận chuyển, vị trí bãi đổ thải, và tại nơi cung cấp nguyên vật liệu An hội., tuyến đường giữa đập và các bãi nguyên vật liệu và bãi thải.

Tăng độ ồn tại các vị trí công trường xây dựng

Ô nhiễm từ chất thải sinh hoạt của công nhân

Ô nhiễm nước mặt từ các chất thải xây dựng và tràn dầu

Di cư tạm thời của các động vật hoang dã từ vị trí xây dựng công trình.

Gián đoạn cấp nước cho khu vực tưới dẫn đến sự mất một mùa sản xuất của 266 hộ gia đình làm nông nghiệp ở Tân Phú 1 và Tân Phú 2

Tăng nguy cơ về sức khỏe và an toàn giữa những người dân địa phương sống gần đập và người dân sống dọc theo các tuyến đường xây dựng do tiếp xúc với các nguy cơ liên quan đến xây dựng công trình

Gây hư hỏng đối với các tuyến đường hiện có do gia tăng lưu lượng vận chuyển và các thiết bị xây dựng

Có thể xảy ra các xung đột giữa công nhân và cộng đồng dân cư

Suy thoái đất tại các khu vực lán trại, các bãi chôn lấp, các mỏ nguyên liệu do mất thảm thực vật, thay đổi cảnh quan, phát sinh các phế liệu xây dựng, lứa và chất thải.

Gia tăng việc sử dụng thuốc trừ sâu

Thiếu các cơ chế giải quyết khiếu nại

Các hoạt động đào cũng có thể gặp phải và phát hiện các khảo cổ

Có thể còn có vật liệu chưa nổ tại khu vực

Nguy cơ chết đuối, nguy hiểm cho trẻ em tại khu vực hồ chứa.
PHẦN VI: PHÂN TÍCH CÁC BIỆN PHÁP THAY THẾ
Một số giải pháp thay thế đã được xem xét trong nghiên cứu khả thi của tiểu dự án như sau:



tải về 2.09 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương