Ủy ban nhân dân tỉnh quảng bình số: 1309/QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 1.17 Mb.
trang1/8
Chuyển đổi dữ liệu26.07.2016
Kích1.17 Mb.
#6302
  1   2   3   4   5   6   7   8

ỦY BAN NHÂN DÂN

TỈNH QUẢNG BÌNH

Số: 1309/QĐ-UBND



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Đồng Hới, ngày 17 tháng 6 năm 2008



QUYẾT ĐỊNH

Ban hành quy trình lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tại cấp xã có sự tham gia của cộng đồng áp dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình



UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20/4/2007 về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn;

Căn cứ Quyết định số 1745/QĐ-UBND ngày 30/7/2007 của UBND tỉnh về phê duyệt Văn kiện dự án hỗ trợ kỹ thuật: Dự án Quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên miền Trung (giai đoạn II);

Trên cơ sở kết quả áp dụng thí điểm việc lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội thôn, xã có sự tham gia của cộng đồng do Sở Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thực hiện thí điểm trên địa bàn các huyện trong thời gian qua;

Theo đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 456/KHĐT-TH ngày 16 tháng 5 năm 2008,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy trình Lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tại cấp xã có sự tham gia của cộng đồng áp dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và được áp dụng cho xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội từ năm 2009.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục trưởng Cục Thống kê; Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, ngành cấp tỉnh; Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố; Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.


Nơi nhận:

- Như điều 3;

- Bộ KH&ĐT;

- Thường vụ Tỉnh uỷ;

- Thường trực HĐND tỉnh;

- Lưu VT, KTTH.



TM/ ỦY BAN NHÂN DÂN

KT/ CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH



(Đã ký)
Nguyễn Hữu Hoài




ỦY BAN NHÂN DÂN

TỈNH QUẢNG BÌNH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



QUY TRÌNH

Lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại cấp xã

có sự tham gia của cộng đồng áp dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1309/QĐ-UBND ngày 17/6/2008
của UBND tỉnh Quảng Bình)

A. MỘT SỐ KHÁI NIỆM

1. Cấp huyện, cấp xã: Cấp huyện trong quy trình này bao gồm các huyện, thành phố; Cấp xã bao gồm các xã, phường, thị trấn; Thôn bao gồm: thôn, làng, bản, tiểu khu.

2. Lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) có sự tham gia

- Lập kế hoạch phát triển KTXH có sự tham gia: là quá trình người dân tham gia vào việc xây dựng kế hoạch hoạt động cho thôn, góp phần vào quá trình xây dựng kế hoạch phát triển KTXH của cấp xã, cấp huyện.

- Lập kế hoạch thôn: là quá trình người dân tham gia vào việc xây dựng kế hoạch hoạt động cho thôn.

- Lập kế hoạch cấp xã: là quá trình xây dựng kế hoạch phát triển KTXH ở cấp xã có sự tổng hợp và điều chỉnh kế hoạch từ thôn.

- Lập kế hoạch cấp huyện: là quá trình xây dựng kế hoạch phát triển KTXH ở cấp huyện có sự tổng hợp và điều chỉnh từ kế hoạch cấp xã.

3. Kế hoạch trung hạn: Bao gồm các mục tiêu phát triển KTXH, định hướng phát triển của các ngành, lĩnh vực, các chương trình, dự án và các giải pháp để thực hiện các mục tiêu đã đề ra trong thời gian 3-5 năm.

4. Kế hoạch hàng năm: Bao gồm các mục tiêu phát triển KTXH, định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực, các chương trình, dự án và các giải pháp nhằm thực hiện các mục tiêu đã đề ra trong thời gian 1 năm, để từng bước đạt mục tiêu của kế hoạch trung hạn.

5. Kế hoạch mục tiêu: Là những chỉ tiêu mà cộng đồng và các cấp mong muốn đạt được trong kỳ kế hoạch.

6. Kế hoạch hoạt động: Là những hoạt động cụ thể cần thực hiện để đạt mục tiêu đề ra. Các hoạt động phải có khối lượng, thời gian, địa điểm và trách nhiệm cụ thể của các bên tham gia.

Kế hoạch hoạt động của thôn bao gồm:

- Danh mục các hoạt động gồm: các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, dịch vụ công, các hoạt động mang tính xây dựng, sửa chữa nhỏ.

- Phải có tỷ lệ đóng góp của người dân trong thôn để thực hiện các hoạt động.



7. Giao kế hoạch: Trên cơ sở các chỉ tiêu đã được xác lập cũng như khả năng cân đối, huy động các nguồn lực để các cấp ra quyết định hay thông báo giao kế hoạch cho cấp dưới triển khai thực hiện.

8. Thực hiện kế hoạch và giám sát, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch: Là quá trình các cấp tổ chức triển khai thực hiện và giám sát quá trình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch được giao. Trên cơ sở đó các cấp tổ chức đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch của cấp mình về kết quả đạt được, tiến độ và chất lượng các hoạt động đã triển khai. Mỗi năm tiến hành đánh giá 2 lần (6 tháng đầu năm và cả năm).

B. MỤC TIÊU SỰ THAM GIA TRONG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KTXH CẤP XÃ

1. Tăng cường dân chủ cấp cơ sở, tạo sự gắn bó, đoàn kết cộng đồng.

2. Huy động tối đa nguồn lực tại chỗ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của ngư­ời dân.

3. Nâng cao hiệu quả các dự án đầu t­ư và dịch vụ công.

4. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm và tính chủ động của chính quyền cơ sở, giảm t­ư t­ưởng trông chờ, ỷ lại.

5. Tạo sự gắn bó, đoàn kết trong cộng đồng.

6. Tạo chuyển biến tích cực trong quan điểm đổi mới công tác kế hoạch hoá ở các cấp. Tăng c­ường việc phân cấp, trao quyền cho cơ sở.

7. Thúc đẩy phát triển KTXH của địa ph­ương theo h­ướng phát triển bền vững gắn với xoá đói giảm nghèo.



C. QUY TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KTXH CÓ SỰ THAM GIA

1. Bước 1: Công tác chuẩn bị lập kế hoạch ở các cấp

- Sau khi nhận được Chỉ thị của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh về việc xây dựng kế hoạch hàng năm và công văn hướng dẫn xây dựng kế hoạch của Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND cấp huyện có văn bản chỉ đạo các phòng, ban và UBND cấp xã với những nội dung sau:

+ Nội dung xây dựng kế hoạch

+ Phương pháp xây dựng kế hoạch

+ Phân công trách nhiệm

+ Tiến độ thực hiện



- Chuẩn bị các tài liệu có liên quan:

+ Tài liệu hướng dẫn quy trình lập kế hoạch KTXH có sự tham gia của cộng đồng.

+ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp, kế hoạch phát triển KTXH 5 năm các cấp, quy hoạch phát triển KTXH của cấp huyện.
+ Kết quả đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch năm tr­ước và kế hoạch năm đang thực hiện.

+ Các thông tin về nguồn lực: khả năng nguồn vốn của cấp xã (quỹ đất để lại; vốn sự nghiệp kinh tế...), ngân sách sẽ được hỗ trợ; các chương trình, dự án sẽ thực hiện trên địa bàn trong năm lập kế hoạch và các nguồn vốn khác.

+ Thống kê số liệu thực hiện qua các năm.

+ Dự thảo báo cáo kế hoạch phát triển KTXH của cấp xã, cấp huyện năm sau (bao gồm phần đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch năm nay và kế hoạch năm sau).



- Trách nhiệm chuẩn bị tài liệu và báo cáo: Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện và cán bộ lập kế hoạch cấp xã.

Đối với các thôn: Trưởng thôn chuẩn bị các tài liệu cơ bản, các yêu cầu phát triển của cộng đồng dân c­ư của thôn để làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch. Ngoài các tài liệu trên, UBND cấp xã cần cung cấp thêm cho Trưởng thôn các thông tin về mục tiêu, định hướng và khả năng các nguồn lực của cấp xã sắp đến.

2. Bước 2: Xây dựng kế hoạch thôn có sự tham gia

Đầu vào:

- Các tài liệu ở giai đoạn chuẩn bị.

- Kết quả làm PRA (đánh giá nông thôn có sự tham gia) và VDP (kế hoạch phát triển thôn, bản) trong kỳ kế hoạch (nếu có).



Đầu ra:

- Bản kế hoạch của thôn gồm: các chỉ tiêu KTXH của thôn (nếu có); bảng danh mục các hoạt động dịch vụ và công trình xây dựng cơ bản (XDCB) ưu tiên của thôn.



Cách tổ chức họp thôn:

- Chủ trì: Trưởng thôn

- Thành phần tham gia: Đại diện Cấp uỷ, Mặt trận tổ quốc, Chi hội nông dân, Chi hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, đại diện các hộ gia đình có kinh nghiệm và có khả năng tham gia trong xây dựng kế hoạch.

- Tài liệu được phát cho các đại biểu gồm: Bản dự thảo kế hoạch của thôn năm sau trình lên cấp xã và các tài liệu hướng dẫn khác.

- Cách tiến hành:

+ Trưởng thôn quán triệt mục đích, nội dung của việc lập kế hoạch có sự tham gia của cộng đồng và trình bày báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch năm trước và dự kiến kế hoạch phát triển năm tới của thôn (theo hệ thống biểu mẫu đã hướng dẫn).

+ Hội nghị tiến hành thảo luận, góp ý kiến: Các đại biểu tham gia họp chung, cần thảo luận dân chủ. Nội dung thảo luận phải trọng tâm theo đặc thù của từng thôn và giải quyết được các vấn đề sau:

* Thống nhất được kế hoạch của thôn cả về chỉ tiêu KTXH (nếu có), các hoạt động, số lượng, địa điểm, thời gian thực hiện, trách nhiệm của thôn bản trong từng chỉ tiêu.

* Thống nhất được danh mục các công trình xây dựng cơ bản và hoạt động dịch vụ công của thôn được xếp theo thứ tự ưu tiên; số lượng, địa điểm, thời gian thực hiện, trách nhiệm của thôn trong từng công trình; vốn đầu tư, trong đó cần đề xuất phần vốn hỗ trợ và vốn cam kết đóng góp của dân.

* Một số đề xuất khác của dân nhằm hoàn thiện bản kế hoạch .

+ Chủ trì hội nghị kết luận.

+ Trên cơ sở ý kiến tham gia và kết luận hội nghị, Trưởng thôn cử cán bộ chịu trách nhiệm hoàn thiện bản kế hoạch để trình UBND cấp xã.



3. Bước 3: Lập kế hoạch phát triển KTXH cấp xã có sự tham gia

Đầu vào:

- Bảng tổng hợp kế hoạch năm sau của các thôn: các chỉ tiêu KTXH của thôn (nếu có); bảng danh mục các hoạt động dịch vụ và công trình XDCB ưu tiên của thôn.

- Nhiệm vụ phát triển KTXH 5 năm của cấp xã.

- Các tài liệu ở giai đoạn chuẩn bị.



Đầu ra: Bản kế hoạch phát triển KTXH chính thức của cấp xã trình lên cấp huyện.

Cách tổ chức cuộc họp cấp xã:

- Chủ trì: Chủ tịch UBND cấp xã

- Thành phần tham gia: Các phó Chủ tịch UBND, đại diện Cấp uỷ, HĐND, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Mặt trận tổ quốc, cán bộ kế hoạch, một số cán bộ chuyên trách khác của cấp xã và tất cả các trưởng thôn.

- Tài liệu được phát cho các đại biểu gồm: Bản dự thảo kế hoạch phát triển KTXH năm sau của cấp xã trên cơ sở tổng hợp kế hoạch từ các thôn, tài liệu hướng dẫn lập kế hoạch có sự tham gia và các tài liệu khác.

- Nội dung cuộc họp: Góp ý để xây dựng kế hoạch phát triển KTXH cấp xã; xác định danh mục các hoạt động ưu tiên.

- Cách tiến hành:

+ Chủ tịch UBND cấp xã quán triệt mục đích, nội dung của việc lập kế hoạch có sự tham gia.

+ Lãnh đạo UBND cấp xã đọc báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch năm trước và dự kiến kế hoạch phát triển KTXH năm tới của cấp xã (theo bố cục và hệ thống biểu mẫu đã hướng dẫn).

+ Hội nghị thảo luận, góp ý kiến về hệ thống các chỉ tiêu và bỏ phiếu chấm điểm để lựa chọn các danh mục công trình XDCB, các hoạt động dịch vụ công ưu tiên trong kế hoạch năm tới. Các đại biểu tham gia cần thảo luận dân chủ. Nội dung thảo luận phải trọng tâm theo đặc thù của từng địa bàn và giải quyết được các vấn đề sau:

* Thảo luận chung để thống nhất được kế hoạch sản xuất, kinh doanh của cấp xã cả về danh mục sản phẩm, các hoạt động, số lượng, địa điểm, thời gian thực hiện, trách nhiệm của cấp xã trong từng danh mục sản phẩm và các hoạt động.

* Thảo luận riêng theo hình thức chia tổ (3-4 tổ) và tiến hành bỏ phiếu, chấm điểm để thống nhất lựa chọn được danh mục các công trình đầu tư trên địa bàn xã xếp theo thứ tự ưu tiên; thống nhất danh mục dịch vụ công của cấp xã; số lượng, địa điểm, thời gian thực hiện; xác định trách nhiệm của cấp xã trong từng công trình; vốn đầu tư, trong đó cần đề xuất nguồn vốn hỗ trợ từ cấp trên; vốn ngân sách cấp xã; vốn cam kết đóng góp của dân và các nguồn vốn khác (nếu có).

* Một số đề xuất khác của đại biểu nhằm hoàn thiện bản kế hoạch và các giải pháp thực hiện.

+ Chủ trì hội nghị kết luận.

+ Trên cơ sở ý kiến tham gia và kết luận hội nghị, cán bộ lập kế hoạch cấp xã chịu trách nhiệm hoàn thiện bản kế hoạch dự thảo để trình UBND xã, UBND xã trình lên UBND cấp huyện.

4. Bước 4: Lập kế hoạch phát triển KTXH cấp huyện có sự tham gia

Đầu vào:

- Văn bản chỉ đạo, hướng dẫn lập kế hoạch và hướng dẫn phân bổ nguồn lực của tỉnh; Các tài liệu ở giai đoạn chuẩn bị.

- Nhiệm vụ phát triển KTXH 5 năm của cấp huyện.

- Bản tổng hợp kế hoạch KTXH năm sau của cấp xã và các phòng, ban chuyên môn của cấp huyện; các đơn vị đóng trên địa bàn.



Đầu ra: Bản kế hoạch phát triển KTXH chính thức năm sau của cấp huyện trình lên tỉnh.

Cách tổ chức cuộc họp cấp huyện:

- Chủ trì cuộc họp: Chủ tịch UBND cấp huyện.

- Thành phần tham gia:

+ Cấp huyện: Các Phó chủ tịch UBND, các phòng ban chuyên môn, đại diện HĐND, Văn phòng huyện uỷ (thành uỷ),Văn phòng UBND, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội khác của huyện.

+ Cấp xã: Chủ tịch UBND và cán bộ lập kế hoạch.

- Tài liệu được phát cho các đại biểu gồm: bản dự thảo kế hoạch phát triển KTXH năm sau của cấp huyện trên cơ sở tổng hợp từ cấp xã, các ngành liên quan và các tài liệu hướng dẫn khác.

- Nội dung: Góp ý để xây dựng kế hoạch phát triển KTXH cấp huyện; xác định danh mục các hoạt động ưu tiên.

- Cách tiến hành:

+ Chủ tịch UBND cấp huyện quán triệt mục đích, nội dung của việc lập kế hoạch có sự tham gia.

+ Lãnh đạo UBND cấp huyện đọc báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch năm nay và dự kiến kế hoạch phát triển KTXH năm tới của cấp huyện (theo hệ thống biểu mẫu hướng dẫn).

+ Hội nghị thảo luận, góp ý kiến về tính sát thực của những đánh giá thực hiện kế hoạch năm nay, sự phù hợp của các chỉ tiêu KTXH đã đề ra cho năm sau và đề xuất phương án lựa chọn các danh mục dự án, các hoạt động ưu tiên. Các đại biểu tham gia cần thảo luận dân chủ. Nội dung thảo luận phải trọng tâm theo đặc thù của từng địa bàn và giải quyết được các vấn đề sau:

* Thảo luận chung để thống nhất được các chỉ tiêu kế hoạch KTXH năm sau của cấp huyện cả về danh mục sản phẩm, các hoạt động, các giải pháp, trách nhiệm của cấp huyện trong các hoạt động.

* Thống nhất lựa chọn được danh mục các dự án đầu tư năm tới trên địa bàn cấp huyện xếp theo thứ tự ưu tiên; thống nhất danh mục dịch vụ công của cấp huyện; số lượng, địa điểm, thời gian thực hiện; vốn đầu tư, trong đó cần xác định rõ nguồn vốn hỗ trợ từ cấp trên, vốn ngân sách cấp cấp huyện; vốn ngân sách cấp xã và vốn đóng góp của dân; và các nguồn vốn khác (nếu có).

* Một số đề xuất khác của đại biểu nhằm hoàn thiện bản kế hoạch và các giải pháp thực hiện.

+ Chủ trì hội nghị kết luận.

+ Trên cơ sở ý kiến tham gia và kết luận hội nghị, Phòng Tài chính- Kế hoạch huyện chịu trách nhiệm hoàn thiện bản kế hoạch dự thảo để trình UBND huyện, UBND huyện trình HĐND cấp huyện thông qua để trình lên Sở Kế hoạch và Đầu tư và UBND tỉnh.

5. Bước 5: Phê duyệt, thông báo giao kế hoạch cho các cấp

a. Đối với cấp huyện

- Thời điểm giao kế hoạch: Tỉnh giao kế hoạch cho cấp huyện vào cuối tháng 12 của năm đang thực hiện kế hoạch.

- Sau khi nhận được các chỉ tiêu kế hoạch từ cấp tỉnh, trên cơ sở Nghị quyết của HĐND cấp huyện, phòng Tài chính - Kế hoạch tham mưu cho UBND cấp huyện phân bổ, giao chỉ tiêu kế hoạch cho cấp xã và các đơn vị trực thuộc.

b. Đối với cấp xã:

- Thời điểm giao kế hoạch: UBND cấp huyện giao kế hoạch cho cấp xã vào giữa tháng 1 năm sau.

- Trên cơ sở các chỉ tiêu kế hoạch được cấp huyện giao, căn cứ khả năng huy động vốn đầu tư của cấp xã và của dân để đóng góp cho các công trình. Tùy theo khả năng có thể đặt chỉ tiêu phấn đấu vượt so với mức chỉ tiêu được giao mà từ đó UBND cấp xã chỉ đạo hoàn chỉnh lại bản kế hoạch KTXH chính thức năm sau trình lên HĐND cấp xã thông qua để thực hiện.

- Sau khi được HĐND cấp xã thông qua, UBND cấp xã phải thông báo bản kế hoạch phát triển KTXH đến các thôn để tổ chức thực hiện.

Thời gian thông báo đến các thôn: cuối tháng 1 năm sau.

D. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

1. Đối với UBND cấp xã

- Hàng năm UBND cấp xã tổ chức đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch của cấp mình 2 lần, lần thứ nhất tiến hành đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch 6 tháng đầu năm (vào lúc tiến hành lập kế hoạch phát triển KTXH năm sau lần thứ nhất) và lần thứ 2 đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch cả năm (vào cuối năm khi xây dựng kế hoạch phát triển KTXH lần thứ hai).

- Nội dung: đánh giá về tiến độ và chất lượng các hoạt động đã triển khai; đánh giá mức độ hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch được giao; so sánh các chỉ tiêu đạt được với kế hoạch và thực hiện năm trước; đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện kế hoạch, những khó khăn, vướng mắc cần được tháo gỡ; và đưa ra các giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế đó để hoàn thành tốt kế hoạch phát triển KTXH.

- Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện của UBND cấp xã theo định kỳ phải gửi lên UBND cấp huyện để giám sát, theo dõi.



2. Đối với cấp huyện

Trên cơ sở các báo cáo của cấp xã và tình hình chung của toàn huyện, Phòng Tài chính - Kế hoạch chịu trách nhiệm tổng hợp, phân tích và phối hợp với các phòng ban chuyên môn để tham mưu cho UBND cấp huyện xây dựng báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch của toàn huyện trong năm. Hàng năm tiến hành đánh giá 2 lần: lần thứ nhất tiến hành đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch 6 tháng đầu năm (vào lúc tiến hành lập kế hoạch phát triển KTXH năm sau) và lần thứ 2 đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch cả năm (vào cuối năm khi xây dựng kế hoạch phát triển KTXH).



E. TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

I. Tiến độ thực hiện kế hoạch

- Báo cáo kế hoạch năm sau của cấp thôn nộp cho cấp xã: trước ngày 20/6.

- Báo cáo kế hoạch năm sau của cấp xã nộp cho cấp huyện: trước ngày 5/7.

- Báo cáo kế hoạch năm sau của cấp huyện nộp cho tỉnh: trước ngày 20/7.



II. Trách nhiệm của các sở, ngành, UBND các cấp

1. Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm triển khai và hướng dẫn quy trình này đến UBND cấp huyện, cấp xã để áp dụng vào việc xây dựng kế hoạch phát triển KTXH hàng năm. Thường xuyên kiểm tra việc lập kế hoạch trên các địa bàn để có sự chỉ đạo thống nhất.

2. UBND cấp huyện chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc lập kế hoạch phát triển KTXH có sự tham gia tại địa phương mình; hướng dẫn, đôn đốc và thường xuyên kiểm tra, theo dõi việc thực hiện theo đúng quy trình này của cấp xã, thôn trên địa bàn; hướng dẫn việc lồng ghép các nguồn vốn trong việc xây dựng kế hoạch trên từng địa bàn nhằm đạt hiệu quả cao. Có sự phối hợp với Sở kế hoạch và Đầu tư để việc triển khai lập kế hoạch đạt hiệu quả, đảm bảo chất lượng và tiến độ.

3. UBND cấp xã chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc lập kế hoạch phát triển KTXH tại địa phương mình, đảm bảo các nguồn vốn trên từng địa bàn được lồng ghép có hiệu quả.



III. Chế độ báo cáo

Hàng năm UBND cấp huyện tổng hợp báo cáo về UBND tỉnh và Sở Kế hoạch và Đầu tư kết quả thực hiện quy trình lập kế hoạch có sự tham gia, phát hiện những khó khăn, vướng mắc, phản ảnh về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tham mưu đề xuất cho UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung kịp thời.







TM/ ỦY BAN NHÂN DÂN

KT/ CHỦ TỊCH

Каталог: vbpq -> vbpq qb.nsf -> 4b438b320dbf1cda4725719a0012432c
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Số: 49/2003/QĐ-ub đồng Hới, ngày 16 tháng 09 năm 2003
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> UỶ ban nhân dân tỉnh quang bìNH
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân tỉnh quảng bình số: 1021/QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân tỉnh quảng bìNH
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân tỉnh quảng bìNH
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> UỶ ban nhân dân tỉnh quảng bình số: 1051 /QĐ-ub
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> QuyếT ĐỊnh của uỷ ban nhân dân tỉnh v/v quy định điều chỉnh giá tính lệ phí trước bạ đối với
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân tỉnh quảng bìNH
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân tỉnh quảng bìNH
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> UỶ ban nhân dân tỉnh cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 1.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương