Ủy ban nhân dân tỉnh đỒng nai



tải về 0.52 Mb.
trang5/5
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích0.52 Mb.
#13741
1   2   3   4   5

VIII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

UBND tỉnh có trách nhiệm ban hành quyết định phê duyệt Kế hoạch hành động về bảo tồn đa dạng và an toàn sinh học trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 và chỉ đạo thực hiện các nội dung:

- Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch hành động về bảo tồn đa dạng và an toàn sinh học trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

- Kiểm tra, đánh giá các chương trình, dự án, đề án và kế hoạch nhằm thực hiện kế hoạch hành động của tỉnh.

- Hợp tác chặt chẽ với các Tổ chức Quốc tế, các Tổ chức phi Chính phủ nước ngoài trong việc thực hiện các nội dung liên quan đến Công ước Đa dạng sinh học và Nghị định thư Cartagena về an toàn sinh học, tranh thủ sự hỗ trợ của cộng đồng Quốc tế về tài chính, kỹ thuật, kinh nghiệm và tư liệu để thực hiện kế hoạch hành động.

- Tổ chức nghiên cứu, đề xuất việc soạn thảo các văn bản pháp luật quy định hoặc hướng dẫn việc thực hiện kế hoạch hành động, trình các cơ quan tỉnh có thẩm quyền phê duyệt.

Trong đó, các sở, ban, ngành liên quan có trách nhiệm cụ thể như sau:

1. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Là cơ quan đầu mối cấp tỉnh thực hiện kế hoạch hành động đa dạng sinh học tỉnh, có nhiệm vụ chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành và các tổ chức có liên quan triển khai thực hiện các mục tiêu và nội dung kế hoạch hành động về đa dạng và an toàn sinh học của tỉnh.

- Tổng hợp, báo cáo các hoạt động theo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của UBND tỉnh.

- Chủ trì xây dựng, phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện một số nội dung như sau:

+ Về kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước về đa dạng sinh học và an toàn sinh học cấp tỉnh.

+ Kế hoạch ngăn chặn và kiểm soát các sinh vật lạ xâm lấn, sinh vật biến đổi gen.

+ Tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức cộng đồng.

+ Xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học, an toàn sinh học.

+ Xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học các hệ sinh thái đất ngập nước.

+ Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Tham mưu đề xuất UBND tỉnh xây dựng và thực hiện kế hoạch hành động về bảo tồn đa dạng và an toàn sinh học và thực hiện quản lý Nhà nước đối với các hoạt động liên quan đến:

+ Phục hồi, phát triển và quản lý rừng bền vững.

+ Hệ thống bảo tồn chuyển vị (ex-situ).

+ Rừng ngập mặn.

+ ĐDSH cây trồng và vật nuôi.

+ Tài nguyên gỗ và lâm sản ngoài gỗ.

+ Du lịch sinh thái bền vững.

- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện quản lý Nhà nước trong các nội dung:

+ Phục hồi và phát triển các hệ sinh thái đất ngập nước.

+ Sử dụng bền vững tài nguyên đất ngập nước.

+ Tăng cường năng lực quản lý Nhà nước về đa dạng sinh học và kiểm soát sinh vật biến đổi gen, sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen.

+ Triển khai thực hiện bảo tồn đa dạng và an toàn sinh học.

3. Sở Khoa học và Công nghệ

- Chủ trì tham mưu UBND tỉnh cơ chế ưu tiên xét duyệt đề tài, dự án nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ nhằm bảo tồn, sử dụng bền vững tài nguyên sinh học và quản lý an toàn sinh học.

- Thực hiện quản lý Nhà nước trong lĩnh vực nghiên cứu, chuyển giao công nghệ nhằm bảo tồn, sử dụng bền vững tài nguyên sinh học và quản lý an toàn sinh học.

- Xây dựng và tăng cường tiềm lực, cả về cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồn nhân lực cho công tác nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực công nghệ sinh học hiện đại và an toàn sinh học.

- Nghiên cứu cơ sở khoa học và xây dựng các hướng dẫn kỹ thuật phục vụ việc đánh giá rủi ro, phân loại mức độ rủi ro và quản lý rủi ro đối với sinh vật biến đổi gen.

- Nghiên cứu và ứng dụng các giải pháp khoa học và công nghệ tiên tiến phục vụ bảo tồn và phát triển ĐDSH và ATSH.

- Xây dựng, nâng cấp, hoàn thiện, cấp phép hoạt động và đưa vào sử dụng có hiệu quả hệ thống các phòng thí nghiệm.

- Nghiên cứu, áp dụng các giải pháp khoa học công nghệ để bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững tài nguyên sinh vật.

- Phối hợp thực hiện đối với những nghiên cứu chuyên sâu về đa dạng sinh học có yếu tố về chuyên gia và kinh phí Quốc tế. Đây là lực lượng khoa học của tỉnh nên về mặt khoa học và công nghệ khá chuyên sâu.

- Phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan thực hiện các chương trình, đề án, dự án, trong lĩnh vực đa dạng sinh học và an toàn sinh học.

4. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

- Tham mưu đề xuất cho UBND tỉnh xây dựng và thực hiện kế hoạch hành động về bảo tồn đa dạng và an toàn sinh học.

- Tham mưu UBND tỉnh kiến nghị Trung ương ban hành các văn bản hướng dẫn dưới luật về bảo tồn, sử dụng bền vững tài nguyên sinh học và quản lý an toàn sinh học; nhất là quy định giữ gìn cảnh quan; khu bảo tồn thiên nhiên; di sản tự nhiên; khu di tích lịch sử, văn hóa; các loài sinh vật tại khu du lịch, điểm du lịch.

- Phát triển du lịch sinh thái.

- Xây dựng các mô hình du lịch sinh thái tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên và Vườn Quốc gia Cát Tiên,…

- Đề xuất và thực hiện các giải pháp hữu hiệu nhằm giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của du lịch đối với đa dạng sinh học.

- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện bảo tồn đa dạng sinh học trong hoạt động du lịch; phối hợp với các đoàn thể, các ngành, các cấp trong công tác truyền thông nhằm bảo tồn, sử dụng bền vững tài nguyên sinh học.

5. Sở Công Thương

- Tham mưu đề xuất cho UBND tỉnh xây dựng và thực hiện kế hoạch hành động về bảo tồn đa dạng và an toàn sinh học.

- Tổ chức quán triệt, xây dựng kế hoạch bảo tồn, sử dụng bền vững tài nguyên sinh học và quản lý an toàn sinh học gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và chỉ đạo tổ chức thực hiện. Định kỳ hàng năm, đánh giá kết quả và báo cáo UBND tỉnh.

- Hỗ trợ công tác quản lý đa dạng sinh học và an toàn sinh học.

- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở NN & PTNT thực hiện quản lý Nhà nước trong việc:

+ Kinh doanh và sử dụng tài nguyên sinh vật, đặc biệt là động, thực vật hoang dã.

+ Thương mại hóa và lưu thông sinh vật biến đổi gen; sản phẩm hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen.

6. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh xây dựng và thực hiện các dự án bảo tồn đa dạng sinh học và an toàn sinh học liên quan đến lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.

- Phối hợp với các ngành thực hiện lồng ghép các nội dung về đa dạng sinh học và an toàn sinh học vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng phát triển bền vững.

- Đề xuất các biện pháp thu hút, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học và an toàn sinh học; tăng cường thực hiện các quy định pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học và an toàn sinh học trong quá trình thu hút, chứng nhận và cấp giấy phép các dự án đầu tư.

7. Sở Tài chính

- Cân đối, bố trí và hướng dẫn sử dụng vốn để thực hiện có hiệu quả, đúng tiến độ các nội dung của Kế hoạch hành động.

- Hướng dẫn thực hiện quy định về thuế và phí khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, phí dịch vụ môi trường, quỹ bảo tồn.

8. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Đưa nội dung giáo dục bảo tồn đa dạng sinh học và an toàn sinh học vào chương trình giáo dục ngoại khóa; đồng thời, từng bước đưa giáo dục bảo tồn đa dạng sinh học và an toàn sinh học vào chương trình chính khóa đối với cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông.

- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức bảo tồn đa dạng sinh học và an toàn sinh học cho các đối tượng là sinh viên và học sinh.

9. Sở Thông tin và Truyền thông

- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về báo chí; xuất bản; phát thanh và truyền hình nhằm thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học và an toàn sinh học cho cộng đồng.

- Phối hợp với Sở Nội vụ và các đơn vị liên quan tham mưu, đề xuất UBND tỉnh chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính Nhà nước đối với lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học và an toàn sinh học nhằm đảm bảo sự thống nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân đầu tư, sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh tuân thủ pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học và an toàn sinh học.

10. Sở Ngoại vụ

- Xúc tiến tiến trình hợp tác Quốc tế, khu vực về đa dạng sinh học và an toàn sinh học.

- Tăng cường hợp tác với các tỉnh thành và các nước ASEAN trong việc xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, tổ chức diễn đàn, mạng lưới trao đổi kinh nghiệm về bảo tồn và phát triển bền vững ĐDSH và ATSH.

- Tích cực tham gia và thực hiện các điều ước, hoạt động Quốc tế và khu vực về ĐDSH.

- Đa dạng hóa và nâng cao hiệu quả các hình thức hợp tác song phương, đa phương với các Quốc gia, Tổ chức Quốc tế và khu vực về bảo tồn ĐDSH và ATSH.

11. Cục Hải quan

- Phối hợp với các sở, ngành liên quan thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với việc xuất khẩu, nhập khẩu các loài sinh vật biến đổi gen, các loài sinh vật ngoại lai.

- Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ cần thiết để chủ động phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép các loài động, thực vật quý hiếm.

- Kiểm dịch các loài sinh vật du nhập vào địa bàn tỉnh.

- Xử lý vi phạm hành chính hoặc khởi tố đối với các vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép động, thực vật qua biên giới theo quy định của pháp luật.

12. Công an tỉnh Đồng Nai

- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan thực hiện công tác phòng ngừa, phát hiện, điều tra và xử lý tội phạm vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động bảo tồn đa dạng và an toàn sinh học trên địa bàn tỉnh.

- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp tình hình vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động bảo tồn đa dạng và an toàn sinh học theo định kỳ (hoặc đột xuất) để báo cáo UBND tỉnh.

13. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch bảo tồn ĐDSH và ATSH hàng năm trên địa bàn; đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật về bảo tồn ĐDSH và ATSH.

- Hàng năm, trình HĐND cùng cấp phân bố chi ngân sách đảm bảo cho hoạt động bảo tồn ĐDSH và ATSH phù hợp với thực tế của địa phương. Tăng cường tổ chức bộ máy, bố trí đủ biên chế làm công tác bảo tồn ĐDSH.

14. Giám đốc các Khu Bảo tồn Thiên nhiên, Vườn Quốc gia, rừng phòng hộ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Theo chức năng, nhiệm vụ và phạm vi quản lý tổ chức quán triệt, xây dựng kế hoạch bảo tồn ĐDSH và ATSH; định kỳ hàng năm, đánh giá kết quả và báo cáo UBND tỉnh.

Trên đây là Kế hoạch hành động về bảo tồn đa dạng và an toàn sinh học trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2015, định hướng đến năm 2020, các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa căn cứ nội dung kế hoạch, triển khai thực hiện./.







TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH


Trần Văn Vĩnh



VĂN PHÒNG UBND TỈNH ĐỒNG NAI XUẤT BẢN

Địa chỉ: Số 02 Nguyễn Văn Trị, P. Thanh Bình,

TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

Điện thoại: 0613.941869 - 0613.847291

Fax: 0613.847292

Email: congbao@dongnai.gov.vn

Website: http://congbao.dongnai.gov.vn

In tại Xí nghiệp In Đồng Nai



Giá: 18.000 đồng

1 http://www.ec.gc.ca/air/default.asp?lang=En&n=AA1521C2-1

2 http://www.newscientist.com/article/dn17617-wheat-gets-worse-as-co2-rises.html

3 http://www.vietlinh.com.vn/dbase/LVCNNShowContent.asp?ID=4850

4 http://www.vemedim.vn/chitiettt.php?id=6


Каталог: Lists -> Vn%20bn -> Attachments
Attachments -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> Ubnd tỉnh yên báI
Attachments -> Ủy ban nhân dân tỉnh đỒng nai
Attachments -> Ủy ban nhân dân tỉnh đỒng nai
Attachments -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh đỒng nai độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> Phụ lục 1: quyếT ĐỊnh thành lập tổ CÔng tác cai nghiện ma túY
Attachments -> TỈnh đỒng nai số: 2037/QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> TỈnh yên bái số: 115/kh-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Ủy ban nhân dân tỉnh đỒng nai
Attachments -> TỈnh yên bái số: 1193/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 0.52 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương