Ủy ban nhân dân tỉnh đỒng nai



tải về 0.52 Mb.
trang2/5
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích0.52 Mb.
#13741
1   2   3   4   5

+ Hiện tại đã có một điểm du lịch Núi Chứa Chan - chùa Gia Lào đang trong giai đoạn hình thành ban đầu. Đây là một tiền đề tốt cho phát triển du lịch sinh thái tạo nguồn thu. Trong tương lai nếu phát hiện những đặc trưng về đa dạng sinh học thì có thể quy hoạch nâng cấp lên khu bảo tồn thiên nhiên hoặc một quy mô nào đó tương xứng với sự đa dạng của tài nguyên.

+ Đây là địa điểm mà tính đa dạng sinh học khá mong manh, nguy cơ tính đa dạng sinh học ở đây rất dễ dàng biến mất nếu không kịp thời phát hiện và gìn giữ.

- Những thách thức về đa dạng sinh học đối với Rừng phòng hộ Tân Phú

+ Rừng phòng hộ Tân Phú có diện tích 12.135,04 ha. Trong đó rừng tự nhiên chiếm 11.544,39 ha và rừng trồng chiếm 590,65 ha. Đây là khu vực rừng phòng hộ nhưng vẫn mang trên mình tính đa dạng sinh học chưa được nghiên cứu kỹ. Với sự phối hợp và tài trợ của vùng Rhône - Alpes (Pháp) cùng tỉnh Đồng Nai đã thực hiện một số nghiên cứu ban đầu về đa dạng sinh học. Do mục tiêu của dự án là phục hồi di sản rừng Tân Phú và cải thiện, phát triển du lịch sinh thái đã đạt được. Tuy nhiên, hồ sơ, tài liệu nghiên cứu đã không được công bố ngoài các sách đã xuất bản về chim, bướm và cách nhận diện 200 loài cây gỗ ở rừng Tân Phú, đã không có một tài liệu có hệ thống nhằm hiểu rõ tính đa dạng sinh học nơi đây. Các yếu tố quý hiếm, quần xã thực vật, khu vực quan trọng cần bảo tồn là chưa được khẳng định. Các thành phần sinh học khác của rừng phòng hộ Tân Phú chưa được nêu lên để nêu rõ tính đa dạng sinh học của khu vực. Dự án đã thực hiện từ 2004 - 2007 nhưng đến nay chưa có phản hồi thực hiện tiếp. Do vậy, rất cần một công cuộc điều tra nghiên cứu có hệ thống để nắm vững tài nguyên của Rừng phòng hộ Tân Phú.

+ Với mức độ bảo tồn thuộc cấp rừng phòng hộ thì quy mô và nguồn lực khu vực này hết sức hạn hẹp. Việc lén lút xâm hại tài nguyên của cư dân là không tránh khỏi. Khi mà tính đa dạng sinh học chưa được nêu lên dù ở mức độ cao hay thấp thì khu vực dễ bị lãng quên và dần dần mất đi tính đa dạng sinh học nếu không có động thái thích hợp từ phía các sở, ban, ngành hữu quan. Việc nhận tài trợ nghiên cứu khoa học từ vùng Rhône - Alpes (Pháp) là có hạn cũng đã góp phần nhận diện được tài nguyên nhưng là bức tranh chưa rõ rệt. Các nghiên cứu khoa học tiến hành ở đây mang tính học thuật hơn là có hệ thống. Vì vậy, cần nghiên cứu bổ sung các mảng khoa học theo cách có hệ thống về đa dạng sinh học nhằm làm rõ nét giá trị của tài nguyên và đề xuất giải pháp đúng đắn để tránh hệ lụy mất mát đa dạng sinh học tại đây theo thời gian mà không biết mất gì vì còn chưa rõ tài nguyên quan trọng thuộc khu vực nào, quý hiếm ra sao.

- Những thách thức về đa dạng sinh học đối với Rừng phòng hộ 600

Rừng phòng hộ 600 có tổng diện tích là 4.335,29 ha do Binh đoàn 600 tiếp quản và khai phá vùng rừng này từ năm 1975. Diện tích rừng tự nhiên của rừng phòng hộ thuộc phần đất dốc, đồi, núi thấp phạm vi quản lý rộng và phân mảng rải rác từng mảng da beo đan xen với diện tích canh tác của dân. Cơ sở hạ tầng, trang bị công cụ hỗ trợ còn kém, chưa có chính sách bảo hộ cho lực lượng quản lý rừng. Tính đa dạng sinh học chưa được điều tra nghiên cứu nên không khẳng định được giá trị đa dạng sinh học của rừng, do đó rất cần có quá trình điều tra, khảo sát nhằm đánh giá liên quan đến tính đa dạng sinh học tại đây.

3. Những thách thức về đa dạng sinh học đối với các hệ sinh thái thủy vực và đất ngập nước

a) Sông Đồng Nai, hồ Trị An

Trong những năm gần đây, do tác động của chính sách mở cửa kinh tế cộng với những điều kiện kinh tế khác, vùng lãnh thổ lưu vực sông Đồng Nai đã phát triển khá mạnh và thực tế đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, góp phần đáng kể vào sự phát triển chung của đất nước. Tuy nhiên, do sự gia tăng dân số và phát triển kinh tế, nhu cầu về nước cho các hoạt động dân sinh và sản xuất không ngừng tăng lên, đồng thời nước thải sinh hoạt, nước thải từ các khu công nghiệp tập trung, từ các cơ sở sản xuất công nghiệp riêng lẻ, từ các hoạt động nông nghiệp, dịch vụ,… đổ vào nguồn nước cũng không ngừng tăng lên, nên nguồn nước tại nhiều nhánh sông trong hệ thống sông Đồng Nai đã bị ô nhiễm đến mức báo động.

Thủy sinh vật thuộc sông Đồng Nai bao gồm các loài tôm, cá, nhuyễn thể, giáp xác đã ít nhiều được biết đến nhưng chưa thật đầy đủ. Các loài thủy sinh vật ngoại lai xâm hại chưa có giải pháp phòng trừ có thể ảnh hưởng đến tính đa dạng sinh học của sông. Tình trạng khai thác các nguồn lợi khác: Như khai thác cá lén lút (bằng chất nổ, xung điện và chất độc) và tình trạng khai thác vật liệu xây dựng trên sông Đồng Nai cũng ảnh hưởng không nhỏ đến thay đổi dòng chảy làm xói lở bờ sông và ảnh hưởng tới sự phân bố của nguồn lợi thủy sản tại các khu vực này. Mặc khác, giá trị môi trường, nguồn cung cấp nước sạch cho sinh hoạt là những chức năng quan trọng mà dòng sông đang phải đảm đương. Vì vậy, vấn đề ô nhiễm và bảo tồn đa dạng sinh học cần hết sức được quan tâm.

b) Sông Thị Vải

Sông Thị Vải có dòng chảy thấp và nằm gần biển. Tuy sông bị nhiễm mặn quanh năm không thể dùng làm nguồn nước cấp hoặc tưới cho nông nghiệp nhưng là một sông rộng và sâu lại trực tiếp thông ra vịnh và biển, rất thuận lợi cho giao thông đường thủy. Do vậy đây là con sông rất giàu tiềm năng để hình thành các cụm cảng. Hiện nay đã hình thành 04 cụm cảng lớn có ý nghĩa rất quan trọng trong phát triển kinh tế của tỉnh Đồng Nai và trong toàn khu vực là Cái Mép, Phú Mỹ, Phước An và Gò Dầu.

Hiện nay, cũng có rất nhiều khu công nghiệp (KCN) đã hình thành và đang hoạt động tại khu vực như KCN Nhơn Trạch, KCN Long Thành và KCN Gò Dầu, một số nhà máy, xí nghiệp xả nước thải vào sông và sử dụng nước sông để làm mát cho các thiết bị máy móc trong quy trình sản xuất của các nhà máy. Như vậy, hệ thống sông có một chức năng khá quan trọng là tiếp nhận nguồn nước thải khá lớn (mặc dù đã qua xử lý) và cấp nước làm mát cho các khu công nghiệp. Về vấn đề môi trường đối với sông Thị Vải cần hết sức cẩn trọng. Lưu vực sông Thị Vải chịu áp lực lớn về ô nhiễm và ảnh hưởng đến đa dạng sinh học của hệ sinh thái thủy vực sông và các chi lưu phụ cận.

c) Rừng phòng hộ Long Thành - Nhơn Trạch

Theo Quyết định số 73/2008/QĐ-TTg ngày 04/6/2008 của Thủ tướng Chính phủ, đã đặt ra mục tiêu và hướng phát triển kinh tế cho Đồng Nai. Trong quá trình phát triển kinh tế của tỉnh Đồng Nai từ giai đoạn 2010 đến 2020 chú trọng vào phát triển theo hướng trở thành tỉnh công nghiệp hóa hiện đại hóa. Do vậy, trong giai đoạn ngắn hạn đến 2015 là mở rộng và phát triển công nghiệp. Đây là cơ hội để Đồng Nai vươn lên thành một tỉnh công nghiệp trong tam giác trọng điểm kinh tế phía Nam. Đồng thời cũng là áp lực và là thách thức không nhỏ trong vấn đề phải giải quyết đồng thời nhiều áp lực kéo theo trong quá trình công nghiệp hóa như xây dựng đường xá, hạ tầng cơ sở, mở thêm các khu đô thị, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

Trọng tâm và tầm nhìn của lãnh đạo Trung ương và tỉnh là Sân bay Long Thành, Khu công nghiệp Long Thành, Khu đô thị Nhơn Trạch, các đường cao tốc Dầu Giây - Long Thành nên khu vực này trong tương lai sẽ là cửa ngõ Quốc tế phía Nam của cả nước. Do đó, để xứng tầm với vinh dự trên, việc quy hoạch và phát triển cần hết sức cẩn trọng, có cân nhắc và phát triển theo hướng công nghệ cao, hiện đại hóa, thẩm mỹ cao. Trong ngắn hạn đến 2015, để làm tiền đề cho sự phát triển thì trước hết là hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, quy hoạch các khu chức năng, quy hoạch đô thị theo hướng hiện đại thẩm mỹ cao. Đây là một thách thức không nhỏ cho tỉnh.

Hiện tại khu vực trọng điểm này đã có hàng loạt các cảng nước sâu, khu công nghiệp tập trung bên bờ sông Thị Vải, khu dân cư Nhơn Trạch đang dần hình thành, đường cao tốc Long Thành - Dầu Giây đã sang giai đoạn thi công. Điều này chứng tỏ tỉnh Đồng Nai đã thực hiện nghiêm túc chủ trương chung của Thủ tướng Chính phủ.

Trong bối cảnh đó, áp lực về môi trường được xem như là nặng nề nhất. Trong quá trình hình thành và phát triển về công nghiệp và đô thị thì không tránh khỏi phát sinh những hậu quả như chất thải rắn, ô nhiễm nước, thiếu đồng bộ và nhất quán trong quy hoạch theo hướng tiên tiến, hiện đại.

Xa hơn, dù là nguyên nhân gián tiếp, sự phát triển kinh tế - xã hội là có ảnh hưởng đến hệ sinh thái Rừng phòng hộ Long Thành. Đây là một hệ sinh thái lồng ghép trên mình nhiều chức năng. Chức năng ứng phó với biến đổi khí hậu, chức năng lá phổi xanh cho Khu đô thị Nhơn Trạch, chức năng đa dạng sinh học đối với Khu Dự trữ Sinh quyển Cần Giờ, chức năng bảo vệ môi trường cửa sông ven biển. Bảo vệ và phát triển được hệ sinh thái này theo hướng đa chức năng như vậy cũng không khó nếu có giải pháp phù hợp. Như vậy, trọng tâm đối với tỉnh về bảo vệ môi trường, về quy hoạch kiến trúc không gian, quy hoạch hạ tầng cơ sở, bảo vệ đa dạng sinh học đối với Long Thành cần cân nhắc đưa Rừng ngập mặn Long Thành lên hàng ưu tiên số một.

Dãy Rừng ngập mặn này nằm dọc theo dòng Thị Vải giáp với Cần Giờ. Đây là khu vực đã bị tàn phá trong nhiều thập niên trước và đã đang được phục hồi lại. Diễn biến phục hồi có dấu hiệu khá tốt. Những mối đe dọa hiện nay đối với Rừng ngập mặn Long Thành đã được kiểm soát sau “Sự cố VeDan”. Cùng với những mối đe dọa mới sắp xuất hiện như: Việc phát sinh các loại chất thải rắn từ xây dựng hạ tầng cơ sở, đường xá, xây dựng khu đô thị Nhơn Trạch, ô nhiễm nước do sinh hoạt đô thị và công nghiệp, diễn biến phức tạp do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đã tác động thường xuyên và liên tục lên dòng sông Thị Vải. Đây là những thách thức không nhỏ đối với Rừng ngập mặn Long Thành. Vị trí ưu tiên hàng đầu về bảo vệ môi trường và bảo vệ tính đa dạng sinh học, bảo vệ tính thẩm mỹ của cửa ngõ phía Nam trong tương lai không xa thuộc về Long Thành.

Đồng Nai là một tỉnh giàu đa dạng sinh học. Từ rất sớm, thực hiện chủ trương từ Trung ương trong phân loại các Vườn Quốc gia, Khu Bảo tồn Thiên nhiên, Rừng phòng hộ. Các khu vực có tính ĐDSH trên Đồng Nai đã được kiện toàn tổ chức là kết quả sau nhiều năm lãnh đạo đúng đắn của các sở, ban, ngành. Các mối đe dọa về đa dạng sinh học hình thành từ phía tự nhiên và cư dân cũng đã được giải quyết triệt để. Trong hiện tại, sự phát triển và lớn mạnh của các khu vực đa dạng sinh học làm phát sinh những thách thức mới. Thêm vào đó, sự phát triển khu dân cư, đô thị, công nghiệp cũng tạo ra những ảnh hưởng nhất định đến tài nguyên sinh học. Bằng giải pháp phát triển bền vững, phát triển có quan tâm ngăn chặn ảnh hưởng đến đa dạng sinh học là bước đi đúng nhưng không tránh khỏi những khó khăn trong việc giải quyết các thách thức trong quá trình thực hiện công cuộc phát triển kinh tế - xã hội.

d) Tác động đến đa dạng sinh học và an toàn sinh học do ô nhiễm môi trường

Ô nhiễm môi trường các thủy vực thường dẫn đến những tác động bất lợi đối với đa dạng sinh học và an toàn sinh học thủy vực. Một số loài thủy sinh vật chỉ thích nghi với môi trường sạch (môi trường bẩn thường được dùng làm chỉ thị sinh học theo thang điểm đánh giá chất lượng nước Henna & Sunoko - 1995). Các kết quả quan trắc môi trường nước các thủy vực ở Đồng Nai qua một số năm cho thấy số loài chỉ thị sinh học cho môi trường nước nhiễm bẩn cao đang phát triển rất mạnh như nhóm tảo Lam, tảo Silic thuộc hệ phiêu sinh vật và một số loài thuộc khu hệ động vật đáy.

Theo các báo cáo quan trắc khu hệ thủy sinh vật và chất lượng nước sông Đồng Nai qua các năm 2007, 2008, 2009 (Viện Sinh học Nhiệt đới năm 2008, 2009) cho thấy những loài chiếm ưu thế trong hệ phiêu sinh vật tập trung vào nhóm tảo Lam. Trong đó có loài tảo Lam Microcystic aeruginosa có mật độ chiếm ưu thế ở các điểm khảo sát. Đây là loài có khả năng tiết độc tố vào môi trường nên thường là tác nhân dẫn đến sự suy giảm chất lượng của các chuỗi và lưới thức ăn, gây mất an toàn sinh học tại các thủy vực mà chúng chiếm ưu thế.


Biểu đồ thể hiện số loài tảo Lam tại sông Đồng Nai qua các năm 2007, 2008, 2009.

Kết quả quan trắc cũng cho thấy khu hệ động vật đáy ở sông Đồng Nai chiếm ưu thế bởi các loài chỉ thị cho môi trường nhiễm bẩn hữu cơ cao như: Limnodrilus hoffmeisteri, Notomastus polyodon, Limnoperna siamensis….

Bảng 3: Loài ưu thế sông Đồng Nai 2007 - 2009



Điểm

thu mẫu


Tháng 4/2007

Tháng 9/2007

Tháng 4/2008

Tháng 8/2008

Tháng 3/2009

Tháng 9/2009

N-SDN-1

-

-

-

-

Limnoperna siamensis

-

N-SDN-2

-

-

-

-

Corbicula leviuscula

Semisulcospira aubryana

N-SDN-3

Dero sp 1 & Dero sp 2

Limnoperna siamensis

Chironomus sp

Limnoperna siamensis

Limnoperna siamensis

Hydatomanicus sp.

N-SDN-4

Limnoperna siamensis

Limnoperna siamensis

-

Melanoides tuberculatus

Corbicula sp

Cricotopus sp.

N-SDN-5

Limnoperna siamensis

Namalycastis longicirris

Dero sp

Symphitopsyche slossanae

Limnoperna siamensis

Hydatomanicus sp.

N-SDN-6

Melanoides tuberculatus

Namalycastis longicirris

Sigara sp

Sigara sp

Namalycastis longicirris

Corbicula iravadica

N-SDN-7

Limnoperna siamensis

Cricotopus sp

Limnoperna siamensis

Limnoperna siamensis

Sigara sp

Leonnates persica

N-SDN-8

Melanoides tuberculatus

Arctopsyche sp

Namalycastis longicirris

Namalycastis longicirris

Neanthes succinea

Lumbriculidae

N-SDN-9

Namalycastis longicirris

Dero sp

Sigara sp

Sigara sp

Chironomus sp

Pachydrolia pallidula

N-SDN-10

Corbicula tenuis

Scaphula pinna

Namalycastis longicirris

Clea helena

Limnoperna siamensis

Limnoperna siamensis

N-SDN-11

Bivalvia larva

Dero digitata

Dero sp

Limnodrilus hoffmeisteri

Aeolosoma sp

Notomastus polyodon

N-SDN-12

Corbicula tenuis

Corbicula leviuscula

Tarebia granifera

Namalycastis longicirris

Limnodrilus hoffmeisteri

Notomastus polyodon

N-SDN-13

-

Namalycastis longicirris

Namalycastis longicirris

Namalycastis longicirris

Melanoides tuberculatus

Corbicula tenuis Corbicula messageri

N-SDN-114

Namalycastis longicirris

Dero sp

Byblis japonicus

Byblis japonicus

Chironomus sp

Limnodrilus hoffmeisteri

N-SDN-15

Oniscus assellus

Haploscoloplos robustus

Dero sp

Dero sp

Namalycastis longicirris

Corbicula baudoni

N-SDN-16

Dero sp

Serpula vermicularis

Gammarus sp

Idothea sp

Idothea sp

Hyale sp.

N-SDN-17

Gastropoda larva

Sthenolepis japonica

Sternaspis sculata

Ophiothrix sp

Amphipoda

Corbicula fluminea

Nguồn: Viện Sinh học Nhiệt đới năm 2008, 2009.

Ghi chú:


N-SĐN-1: Bến đò Nam Cát Tiên, N-SĐN-2: Bến đò 107 - xã Phú Ngọc, N-SĐN-3: Sau cửa đập hồ Trị An, N-SĐN-4: Tại hợp lưu Sông Bé - sông Đồng Nai, N-SĐN-5: Cách hợp lưu (S. Bé - S.ĐN) 500m về phía thượng lưu, N-SĐN-6: Gần Nhà máy nước Thiện Tân, N-SĐN-7: Bến đò Bà Miêu - xã Thạnh Phú, N-SĐN-8: Cầu Hóa An, N-SĐN-9: Nhà máy nước Biên Hòa, N-SĐN-10: Cầu Rạch Cát, N-SĐN-11: Bến đò Long Kiển - đình Tân Mai, N-SĐN-12: Xã Long Tân - S. Đồng Nai, N-SĐN-13: Gần Công Ty Ajinomoto, N-SĐN-14: Cầu Đồng Nai, N-SĐN-15: Xã Tam An - sông Đồng Nai, N-SĐN-16: Xã Long Tân - sông Đồng Nai, N-SĐN-17: Xã Phú Hữu - hợp lưu sông ĐN - SG.

Đối với hồ Trị An, các báo cáo quan trắc khu hệ thủy sinh vật và chất lượng nước sông Đồng Nai qua các năm 2007, 2008, 2009 (Viện Sinh học Nhiệt đới năm 2008, 2009) cũng cho thấy, ưu thế của khu hệ phiêu sinh vật thuộc về các loài tảo ưa môi trường bẩn, tập trung nhiều vào các loài tảo Lam và tảo Silic là dấu hiệu cho biết chất lượng nước mặt của hồ đang có xu thế bị nhiễm bẩn tăng lên đặc biệt là loài Microcystis aeruginosa.

Bảng 4: Loài ưu thế hồ Trị An 2008 - 2009

Điểm

thu mẫu


Tháng 8/2009

Tháng 4/2009

Tháng 8/2008

Tháng 3/2008

N-HTA-1

Microcystis aeruginosa

Microcystis aeruginosa

Melo. gran. var. angussima

Ceratium hirundinella

N-HTA-2

Microcystis aeruginosa

Microcystis aeruginosa

Microcystis. aeruginosa

Staurastrum dejectum

N-HTA-3

Microcystis aeruginosa

Straurodesmus tohope kaligense var insigne

Melosira granulata

Staurastrum dejectum

N-HTA-4

Microcystis aeruginosa

Microcystis aeruginosa

Microcystis sp.

Staurastrum dejectum

N-HTA-5

Melosira granulata

Microcystis aeruginosa

Microcystis sp.

Ceratium hirundinella

N-HTA-6

Microcystis aeruginosa

Microcystis aeruginosa

Pediastrum duplex var. dup.

Chroococcus limneticus

N-HTA-7

Microcystis aeruginosa

Microcystis aeruginosa

Melo. gran. var. angussima

Microcystis aeruginosa

N-HTA-8

Microcystis aeruginosa

Microcystis aeruginosa

Melo. gran. var. angussima

Staurastrum dejectum

N-HTA-9

Microcystis aeruginosa

Melosira granulata

Microcystis sp.

Microcystis botrys

Nguồn: Viện Sinh học Nhiệt đới năm 2008, 2009.

Ghi chú:


N-HTA-1: Gần cửa đập Hiếu Liêm, huyện Vĩnh Cửu, N-HTA-2: Bờ phía thị trấn Vĩnh An, N-HTA-3: Cầu Chiến khu D, N-HTA-4: Xã Phú Cường - huyện Định Quán, N-HTA-5: Cửa sông Đồng Nai đổ vào - xã Thanh Sơn - huyện Định Quán, N-HTA-6: Cách cầu La Ngà 01 km về phía thượng lưu, N-HTA-7: Xã La Ngà - huyện Định Quán, N-HTA-8: Xã Mã Đà - huyện Vĩnh Cửu, N-HTA-9: Giữa hồ chính - xã Phú Cường, huyện Định Quán.

Các kết quả tính toán được về chỉ số đa dạng sinh học H’ - Shannon - Wienner khi áp dụng thang điểm đánh giá chất lượng nước Henna & Sunoko (1995) cho thấy: Chất lượng môi trường nước nền đáy ở các điểm khảo sát thuộc thủy vực hồ Trị An đang trong tình trạng ô nhiễm với mức độ ô nhiễm cao. Chất lượng nước sinh học có sự biến động qua lại rất lớn trong năm 2007, 2008 và 2009, hầu như chất lượng môi trường nước nền đáy có ở trong tình trạng ô nhiễm.



Bảng 5: Chất lượng nước sinh học đánh giá theo chỉ số H’

Điểm thu mẫu

Chất lượng nước sinh học nền đáy

T3/2007

T10/2007

T3/2008

T8/2008

T4/2009

T8/2009

N-HTA-1

-

-

-

-

-

-

N-HTA-2

Rất ô nhiễm

Ô nhiễm nhẹ

Ô nhiễm

Ô nhiễm

Ô nhiễm

Rất ô nhiễm

N-HTA-3

Rất ô nhiễm

Ô nhiễm

Rất ô nhiễm

Rất ô nhiễm

Ô nhiễm

Rất ô nhiễm

N-HTA-4

Rất ô nhiễm

Ô nhiễm

Ô nhiễm

Rất ô nhiễm

Ô nhiễm

-

N-HTA-5

Rất ô nhiễm

Ô nhiễm nhẹ

Ô nhiễm

Rất ô nhiễm

Ô nhiễm

Ô nhiễm

N-HTA-6

Rất ô nhiễm

Rất ô nhiễm

Ô nhiễm

Ô nhiễm

Ô nhiễm

Ô nhiễm

N-HTA-7

-

Ô nhiễm

Ô nhiễm

Rất ô nhiễm

Ô nhiễm

-

N-HTA-8

-

-

-

Ô nhiễm

Ô nhiễm

Rất ô nhiễm

N-HTA-9

-

-

Ô nhiễm

Rất ô nhiễm

Ô nhiễm

Rất ô nhiễm

Nguồn: Viện Sinh học Nhiệt đới năm 2008, 2009.

Ghi chú:


N-HTA-1: Gần cửa đập Hiếu Liêm, huyện Vĩnh Cửu, N-HTA-2: Bờ phía thị trấn Vĩnh An, N-HTA-3: Cầu Chiến khu D, N-HTA-4: Xã Phú Cường - huyện Định Quán, N-HTA-5: Cửa sông Đồng Nai đổ vào - xã Thanh Sơn - huyện Định Quán, N-HTA-6: Cách cầu La Ngà 01 km về phía thượng lưu, N-HTA-7: Xã La Ngà - huyện Định Quán, N-HTA-8: Xã Mã Đà - huyện Vĩnh Cửu, N-HTA-9: Giữa hồ chính - xã Phú Cường, huyện Định Quán.

Theo kết quả báo cáo tổng hợp 05 năm khu hệ thủy sinh vật và chất lượng nước sinh học sông Thị Vải 2006 - 2010 (Viện Sinh học Nhiệt đới năm 2010), trong giai đoạn trước năm 2009, cho thấy tình trạng nhiễm bẩn nhiều với loài phát triển chiếm ưu thế chủ yếu thuộc về tảo Lam (Oscillatoria) và tảo Silíc (Skeletonema, Ditylum, Thalassiosira), trong đó tảo Lam chiếm ưu thế chủ yếu ở khu vực thượng lưu, còn ở hạ lưu là tảo Silíc. Tuy nhiên, từ đợt quan trắc tháng 3 năm 2009 đến tháng 8 năm 2010 thì các loài tảo Lam không còn chiếm ưu thế ở các điểm khảo sát nữa mà thay vào đó là các loài tảo Silíc. Sự thay đổi loài ưu thế từ tảo Lam ưa bẩn nhiều sang tảo Silic thích nghi với môi trường ít bẩn, cho thấy chất lượng môi trường nước mặt có dấu hiệu chuyển biến theo xu hướng tích cực nhưng chưa đáng kể.

Bảng 6: Loài ưu thế qua các đợt khảo sát từ năm 2006 - 2010

Điểm thu mẫu

2006

2007

2008

2009

2010

T4

T9

T4

T9

T3

T9

T3

T8

T4

T8

N-STV-1

Tảo Lam

Tảo Lam

Tảo Lam

Tảo Lam

Tảo Lam

Tảo Lam

Tảo Silic

Tảo Silic

Tảo Silic

Tảo Silic

N-STV-2

Tảo Silic

N-STV-3

Tảo Lam

N-STV-4

N-STV-5

Tảo Silic

N-STV-6

Tảo Silic

Tảo Silic

Tảo Silic

Tảo Silic

N-STV-7

-

-

-

-

-

-

Nguồn: Viện Sinh học Nhiệt đới năm 2008, 2009.

Ghi chú:


N-STV-1: Xã Long Thọ, N-STV-2: Rạch nước lớn VeDan, N-STV-3: Cảng Gò Dầu B, N-STV-4: Khu vực phau số 23, N-STV-5: Nhà máy Nhiệt điện Phú Mỹ, N-STV-6: Phao số 07 - xã Phước An, N-STV-7: Hợp lưu sông Thị Vải - Gò Gia.

Các loài động vật nổi ưu thế như Luân trùng Brachionus plicatilis, các loài giáp xác trưởng thành và dạng ấu trùng Copepoda nauplius đóng vai trò quan trọng trong việc sử dụng tảo, tạo cặn bã hữu cơ và là nguồn thức ăn tự nhiên phong phú cho các ấu trùng tôm, cá trong thủy vực. Trong các đợt khảo sát gần đây nhất của năm 2009 và 2010, hoàn toàn vắng mặt sự phát triển chiếm ưu thế của loài ưa sống trong môi trường nhiễm bẩn hữu cơ Luân trùng Brachionus plicatilis. Tuy nhiên với sự phát triển chiếm ưu thế và đóng vai trò chủ đạo về mật độ cá thể của dạng ấu trùng Copepoda nauplius cũng cho thấy sự ô nhiễm hữu cơ ở tầng nước mặt vẫn chưa được cải thiện đáng kể.

Bảng 7: Biến động loài ưu thế động vật nổi sông Thị Vải từ 2006 - 2010


Điểm

thu mẫu


Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

MK

MK

MK

MK

MK

N-STV-1

Br. plicatilis

Br. quadragula

Th. hyalinus

C. nauplius

C. nauplius

N-STV-2

Br. plicatilis

Th. hyalinus

O. simplex

C. nauplius

P. parvus

N-STV-3

Br. plicatilis

L. sinensis

O. simplex

C. nauplius

P. parvus

N-STV-4

Br. plicatilis

O. simplex

T. nordguisti

C. nauplius

P. parvus

N-STV-5

C. nauplius

T. nordguisti

C. amphorella

C. nauplius

Sagitta sp

N-STV-6

C. americana

T. nordguisti

O. simplex

C. nauplius

P. parvus

N-STV-7










C. nauplius

P. parvus




MM

MM

MM

MM

MM

N-STV-1

P. parvus

Br. plicatilis

O. simplex

C. nauplius

A. pacifica

N-STV-2

P. parvus

Br. plicatilis

M. varicans

C. nauplius

C. nauplius

N-STV-3

A. gladiolus

Br. plicatilis

Br. plicatilis

C. nauplius

C. nauplius

N-STV-4

A. gladiolus

Br. plicatilis

Br. plicatilis

C. nauplius

C. nauplius

N-STV-5

P. parvus

C. nauplius

O. simplex

C. nauplius

S. acuminata

N-STV-6

P. parvus

C. nauplius

P. parvus

P. parvus

O. simplex

N-STV-7










C. nauplius

C. nauplius

Nguồn: Viện Sinh học Nhiệt đới năm 2010.

Ghi chú:


N-STV-1: Xã Long Thọ, N-STV-2: Rạch nước lớn VeDan, N-STV-3: Cảng Gò Dầu B, N-STV-4: Khu vực phau số 23, N-STV-5: Nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ, N-STV-6: Phao số 07 - xã Phước An, N-STV-7: Hợp lưu sông Thị Vải - Gò Gia.

Hơn nữa, sự tăng mạnh của các loài giun nhiều tơ (ưa môi trường bẩn) và sự giảm dần các loài thân mềm chân bụng qua các kỳ khảo sát cho thấy chất lượng môi trường nước nền đáy trong khu vực khảo sát tuy có được cải thiện nhưng vẫn còn trong tình trạng ô nhiễm.

Như vậy, hầu hết các kết quả quan trắc chất lượng môi trường nước thông qua quan trắc khu hệ thủy sinh vật ở các thủy vực điển hình của Đồng Nai cho thấy độ đa dạng loài ở khu hệ phiêu sinh vật và động vật đáy thuộc về các nhóm loài ưa bẩn. Trong số những nhóm loài này có nhiều loài có độc tính cao hoặc dễ dẫn đến hiện tượng nở hoa khi bùng phát về số lượng như một số loài thuộc về ngành tảo Lam. Khu hệ phiêu sinh vật và động vật đáy đều là những mắc xích rất quan trọng trong lưới thức ăn thủy vực, đa phần những loài ưa bẩn nếu phát triển mạnh đều cho thấy một số loài khác ở mắc xích trên của chúng đang ở tình trạng bị suy giảm do ô nhiễm môi trường. Hơn nữa, những loài ưa sạch ít có cơ hội để cạnh tranh trong môi trường bị nhiễm bẩn.

Những nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm môi trường tại các thủy vực trên địa bàn tỉnh có thể kể đến bao gồm: Nước thải sinh hoạt và nước thải đô thị phát sinh từ các hộ gia đình, cơ quan, trường học và các cơ sở sản xuất công nghiệp chứa thành phần chất hữu cơ, chất rắn, vi trùng…; nước thải công nghiệp phát sinh từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp với các thành phần hóa học đặc thù và nước thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi gia súc. Ngoài ra, trong quá trình sản xuất nông nghiệp, người dân còn sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học; dư lượng thuốc và phân bón trên lưu vực bị rửa trôi, theo nước sông gây ô nhiễm môi trường và tác động đến hệ động, thực vật trên sông.

Trong nhóm các nguyên nhân trên thì nước thải công nghiệp thường gây ra những tác động nghiêm trọng vì ngoài những thành phần gây phú dưỡng cho các thủy vực, trong nước thải công nghiệp còn chứa thành phần chất độc nguy hại có thể gây suy thoái đa dạng sinh học thủy vực hoặc đi vào lưới thức ăn gây nguy hiểm cho chất lượng thủy vực thông qua quá trình tích lũy sinh học. Nước thải sinh hoạt và chăn nuôi thường gây nên hiện tượng phú dưỡng tại các thủy vực do giàu thành phần Nitơ và Phốtpho. Riêng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong môi trường tự nhiên thường những tác động có biểu hiện chậm đối với sinh vật, nhưng những tích lũy lâu dài có thể dẫn đến những nguy hiểm sinh học tiềm tàng như gây đột biến di truyền làm suy thoái dần các loài bị ảnh hưởng và thậm chí thông qua hiện tượng tích lũy sinh học có thể gây tác động nguy hiểm tới con người.

4. Các thách thức đối với hệ sinh thái nông nghiệp

Hệ sinh thái nông nghiệp ở Đồng Nai cũng như các nơi khác trong toàn quốc ít mang tính đa dạng sinh học. Một số mô hình trang trại kết hợp trồng cây, nuôi cá là những điển hình bảo vệ và phát triển đa dạng sinh học. Những giống cây đặc thù, những vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao đã và đang từng bước được phát hiện và lưu giữ. Bên cạnh đó, dư lượng thuốc trừ sâu, chất thải từ chăn nuôi cũng từng bước được kiểm soát. Tình trạng chăn nuôi theo quy mô nhỏ mang tính chất hộ gia đình ít nhiều gây ô nhiễm nhưng vẫn trong tầm kiểm soát và đã có giải pháp khắc phục. Vấn đề động, thực vật biến đổi gen không xảy ra do trình độ dân trí còn thấp. Các loài cây trồng “Thực di” cũng đã qua khảo nghiệm giống nên ít có trường hợp ảnh hưởng đến an toàn sinh học. Do vậy, cần tiếp tục phát huy, kiểm soát an toàn sinh học và đa dạng sinh học theo quy trình đã thực hiện. Chú trọng vấn đề môi trường đối với hệ sinh thái nông nghiệp và phát huy các mô hình tận dụng đất đai, tận dụng tài nguyên rừng, tài nguyên nước trong sản xuất nông nghiệp và bảo đảm tiêu chí về môi trường.

Theo tài liệu hướng dẫn bảo tồn đa dạng sinh học trong nông nghiệp tại Việt Nam năm 2008 nhìn chung, các mối đe dọa có thể được chia thành bốn nhóm theo nguồn gốc của chúng:

- Chuyển đổi đất nông nghiệp thành đất đô thị kể cả xây dựng khu công nghiệp dẫn đến sự mất mát sinh cảnh tự nhiên;

- Các thay đổi về thành phần và không gian của đất nông nghiệp, đặc biệt là những thay đổi làm suy giảm, tiêu diệt hay làm biến đổi những khu vực được coi là có “Đa dạng sinh học cao” trên đất nông nghiệp (ví dụ sân golf );

- Sự mất mát các loài động và thực vật do hậu quả sử dụng các hóa chất nông nghiệp, ô nhiễm sinh cảnh từ những nguồn phi nông nghiệp như công nghiệp nông thôn, bãi đổ rác thải, hay sự phá hủy sinh cảnh trực tiếp do đốt lửa hay phát quang dọn dẹp;

- Sự mất đa dạng sinh học ở cấp độ gen nói chung trong các loài cây nông nghiệp và các loài động vật được nuôi trồng trên đất nông nghiệp do sự chuyên canh hóa.



Каталог: Lists -> Vn%20bn -> Attachments
Attachments -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> Ubnd tỉnh yên báI
Attachments -> Ủy ban nhân dân tỉnh đỒng nai
Attachments -> Ủy ban nhân dân tỉnh đỒng nai
Attachments -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh đỒng nai độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> Phụ lục 1: quyếT ĐỊnh thành lập tổ CÔng tác cai nghiện ma túY
Attachments -> TỈnh đỒng nai số: 2037/QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> TỈnh yên bái số: 115/kh-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Ủy ban nhân dân tỉnh đỒng nai
Attachments -> TỈnh yên bái số: 1193/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 0.52 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương