Ủy ban nhân dân tỉnh đỒng nai sở CÔng thưƠng báo cáo quy hoạch hệ thống kinh doanh bán lẻ


Đánh giá chung hệ thống kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu



tải về 3.58 Mb.
trang7/23
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích3.58 Mb.
#1531
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   23

3. Đánh giá chung hệ thống kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu

3.1. Những mặt đạt được


Cùng với sự phát triển của ngành thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, hệ thống kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu cũng phát triển khá nhanh qua đó cung ứng sản phẩm rượu ngày càng phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhiểu tầng lớp dân cư; góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.

Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu có những bước chuyển biến tích cực. Các cơ quan quản lý nhà nước bước đầu đã thực hiện chức năng tổ chức hướng dẫn chính sách, pháp luật, quy hoạch, định hướng kế hoạch phát triển mạng lưới bán lẻ sản phẩm rượu. Việc phối hợp giữa các ngành có chức năng cũng như hoạt động tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, góp phần thiết lập kỷ cương trong kinh doanh sản phẩm rượu; tệ nạn kinh doanh rượu nhập lậu, rượu giả, kinh doanh trái phép có sự ngăn chặn.

Việc phân cấp trong công tác cấp giấy phép kinh doanh sản phẩm rượu đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở kinh doanh có thể đăng ký và được cấp phép ngay tại địa phương; tạo thuận lợi trong công tác quản lý và kiểm tra kinh doanh sản phẩm rượu.

3.2. Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân


Hệ thống kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu có sự tăng trưởng nhưng vẫn còn mang tính tự phát, phân tán, quy mô nhỏ và vốn ít. Chưa thiết lập được mối liên hệ lâu dài giữa sản xuất và lưu thông, giữa bán buôn và bán lẻ theo những kênh lưu thông hợp lý, ổn định. Số cơ sở được cấp giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu còn ít.

Nguồn nhân lực trong ngành sản xuất và kinh doanh rượu còn hạn chế về trình độ. Chất lượng và tính chuyên nghiệp chưa được nâng tầm. Sự liên kết, hợp tác giữa sản xuất và kinh doanh của các cơ sở trong lĩnh vực rượu chưa cao.

Cơ sở vật chất của hệ thống bán lẻ sản phẩm rượu chưa được chú trọng đầu tư. Đa số các cơ sở kinh doanh có quy mô nhỏ, chưa có kho hàng đáp ứng yêu cầu bảo quản được chất lượng của sản phẩm rượu trong thời gian lưu kho.

Sản phẩm rượu sản xuất thủ công lưu thông, tiêu thụ trên thị trường chiếm tỷ trọng lớn nhưng chưa đảm bảo các điều kiện về bảo vệ môi trường, chất lượng, an toàn thực phẩm, nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, theo Chi cục Quản lý thị trường thì trong giai đoạn 2008-2012 đã có 55 vụ kiểm tra và xử lý, tổng số tiền phạt khoảng 194,9 tỷ đồng với các nội dung vi phạm chủ yếu như: không đảm bảo điều kiện sản xuất rượu, không công bố chất lượng sản phẩm, không có giấy phép sản xuất, không có giấy phép kinh doanh, kinh doanh rượu nhập lậu, kinh doanh rượu giả, v.v..

Tiêu dùng sản phẩm rượu tuy có những lợi ích tích cực nhưng nếu lạm dụng sẽ có nhiều tác hại. Theo thống kê của Công an tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn 2008-2012, có 1.440 vụ phạm pháp hình sự liên quan đến rượu bia (chiếm 13,8% tổng số vụ phạm pháp hình sự), có 390 vụ tai nạn giao thông đường bộ (chiếm 10,6% tổng số vụ tai nạn giao thông đường bộ). Theo Sở Y tế thì trong năm 2012 có 02 trường hợp tử vong do ngộ độc rượu, 461 trường hợp nhập viện điều trị các bệnh do rượu gây ra (chủ yếu là rối loạn tâm thần do rượu, tăng huyết áp, viêm loét dạ dày, viêm gan do rượu, ngộ độc rượu, chưa kể các trường hợp tai nạn thương tích) và 782 trường hợp khám bệnh do rượu gây ra.

Phần ba

Dự báo xu hướng kinh doanh, tiêu thụ

sản phẩm rượu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai



1. Dự báo các nhân tố tác động đến phát triển hệ thống kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu

1.1. Phát triển kinh tế - xã hội


Theo Báo cáo Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Đồng nai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025 thì mục tiêu phát triển tổng quát của tỉnh Đồng Nai là “Phát huy lợi thế, duy trì nhịp độ phát triển nhanh và bền vững, xây dựng Đồng Nai trở thành tỉnh cơ bản công nghiệp hóa, hiện đại hóa vào năm 2015 và tỉnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại vào năm 2020”, với mô hình phát triển chung là “Phát triển bền vững theo hướng tăng trưởng kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường và bảo đảm an sinh xã hội, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống người dân”. Với một số chỉ tiêu chủ yếu sau:

* Giai đoạn 2011-2020:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân (theo giá so sánh 2010) đạt 11,5-12,5%/năm trong giai đoạn 2011-2020; trong đó, giai đoạn 2011-2015 tăng 11-12%/năm, giai đoạn 2016-2020 tăng bình quân 12-13%/năm.

- GDP bình quân đầu người đạt 2.700-2.900 USD vào năm 2015 và 5.300-5.800 USD vào năm 2020.

- Cơ cấu kinh tế vào năm 2015: công nghiệp - xây dựng chiếm 56-57%, dịch vụ chiếm 38-39% và nông lâm ngư nghiệp chiếm 5-6%. Cơ cấu kinh tế vào năm 2020: công nghiệp - xây dựng chiếm 55-56%, dịch vụ chiếm 39,5-40,5% và nông lâm ngư nghiệp chiếm 4,5-5,5%.

- Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân giai đoạn 2011-2020 từ 9-11%/năm. Trong đó, giai đoạn 2011-2015 từ 10-12%/năm và giai đoạn 2016-2020 từ 8-10%/năm.

- Tổng thu ngân sách Nhà nước hàng năm so với GDP đạt 23-25%.

- Quy mô dân số trung bình từ 2,8-2,9 triệu người vào năm 2015 và từ 3,1-3,2 triệu người vào năm 2020.

- Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng cân nặng theo độ tuổi đến năm 2015 còn dưới 12,5% và đến năm 2020 dưới 10%. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng chiều cao theo độ tuổi đến năm 2015 xuống 25% và đến năm 2020 xuống 23%.

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm 1,5% theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015 của tỉnh, đến năm 2015 tỉnh không còn hộ nghèo. Nếu tính theo chuẩn nghèo cả nước giai đoạn 2011-2015 thì đến năm 2014 tỉnh không còn hộ nghèo.

- Đến năm 2015, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 68%; trong đó đào tạo nghề đạt 50%. Đến năm 2020, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 85%; trong đó đào tạo nghề đạt 65%.

- Phổ cập giáo dục bậc trung học theo chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo có 30% xã, phường đạt chuẩn vào năm 2015 và có 50% xã, phường đạt chuẩn vào năm 2020.

- Tỷ lệ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa đạt 98% giai đoạn 2011-2020.

- Tuổi thọ trung bình của người dân là 77 tuổi vào năm 2015 và 78 tuổi vào năm 2020.

- Tỷ lệ hộ dân có sử dụng điện đến năm 2015 và 2020 đạt trên 99%.

- Có trên 20% số xã đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2015 và có 80% số xã đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2020.

- Tỷ lệ che phủ cây xanh đến năm 2015 đạt 56% và năm 2020 đạt 52%; phấn đấu ổn định tỷ lệ che phủ của rừng 29,8%.

- Tỷ lệ dân số thành thị được cấp nước sạch đạt 99% vào năm 2015 và đạt 100% vào năm 2020. Tỷ lệ hộ nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 95% vào năm 2015 và 98% vào năm 2020.

- Đến năm 2015, thu gom và xử lý 100% chất thải y tế, rác thải sinh hoạt đô thị, chất thải rắn công nghiệp không nguy hại.

- Thu gom 100% và xử lý trên 80% chất thải nguy hại vào năm 2015; thu gom và xử lý 100% chất thải nguy hại vào năm 2020.

* Giai đoạn 2021-2025:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân khoảng 11-12%/năm.

- GDP bình quân đầu người đạt khoảng 9.000-10.000 USD vào năm 2025.

- Cơ cấu kinh tế vào năm 2025: công nghiệp - xây dựng chiếm 53-54%, dịch vụ chiếm 44-45% và nông lâm ngư nghiệp chiếm 4-5%.

- Quy mô dân số khoảng 3,3-3,4 triệu người vào năm 2025.

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 90%, trong đó đào tạo nghề đạt 80% vào năm 2025.

- Tỷ lệ các xã nông thôn mới đạt trên 85% vào năm 2025.

- Tỷ lệ các hộ gia đình nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100% vào giai đoạn 2021- 2025.

Trong đó, định hướng phát triển thương mại - dịch vụ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025 được xác định như sau:

- Tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm ngành thương mại (theo giá so sánh 2010) đạt 16,8%/năm giai đoạn 2011-2015 và đạt 14,5%/năm giai đoạn 2016-2020.

- Tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng bình quân 18,8%/năm giai đoạn 2011-2015 và 14,8%/năm giai đoạn 2016-2020 (chưa loại bỏ yếu tố trượt giá).

- Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu bình quân 11,9%/năm giai đoạn 2011-2015 và 9,6%/năm giai đoạn 2016-2020 (chưa loại bỏ yếu tố trượt giá). Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng công nghiệp, công nghiệp chế biến như: Giày dép các loại, hàng dệt may, máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện, gỗ & sản phẩm gỗ, máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác, sản phẩm từ sắt thép, xơ, sợi dệt các loại, v.v.. Các mặt hàng xuất khẩu của doanh nghiệp địa phương gồm cà phê, cao su, hạt điều, hồ tiêu, giày dép, may mặc, phụ tùng máy móc, linh kiện điện tử, v.v..

- Tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu bình quân 8,8%/năm giai đoạn 2011-2015 và 9,0%/năm giai đoạn 2016-2020 (chưa loại bỏ yếu tố trượt giá). Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu gồm nguyên nhiên liệu, vật tư, hóa chất, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất.

- Phát triển kết hợp các loại hình thương mại truyền thống và thương mại hiện đại, phù hợp với từng địa bàn (đô thị, nông thôn, vùng sâu vùng xa) và nhu cầu tiêu dùng của các bộ phận dân cư.

- Huy động đầu tư nâng cấp kết cấu hạ tầng thương mại, ưu tiên xây dựng hệ thống kho, bãi lưu giữ, trung chuyển hàng hóa, hệ thống kho lạnh bảo quản nông sản, thực phẩm, hệ thống kho chứa xăng, dầu, khí hóa lỏng dầu mỏ, xây dựng các chợ đầu mối nông sản, chợ bán buôn kết hợp sàn giao dịch, đấu giá nông sản, khuyến khích phát triển mạng lưới siêu thị về các thị trấn, thị tứ, khu đô thị mới, khu vực tập trung người lao động ở các khu công nghiệp. Mở rộng mạng lưới đại lý kinh doanh xăng dầu, cung ứng vật tư sản xuất về các vùng nông thôn.

- Đầu tư xây dựng, chỉnh trang một số tuyến phố trung tâm của Tp. Biên Hòa thành các khu phố thương mại. Thu hút đầu tư xây dựng các Trung tâm văn phòng giao dịch thương mại, Trung tâm thương mại, siêu thị hiện đại ở các khu vực thuộc Tp. Biên Hòa, Long Khánh, Nhơn Trạch, Long Thành. Định hướng bố trí phát triển hệ thống Trung tâm thương mại, siêu thị trong khu vực nội thị Tp. Biên Hòa chủ yếu là Trung tâm thương mại hạng I, hạng II, siêu thị hạng I, siêu thị đa chức năng để đưa Tp. Biên Hòa thành trung tâm thương mại lớn, đầu mối giao lưu hàng hóa tổ chức các kênh phân phối hàng hóa có quy mô cấp vùng. Phát triển các Trung tâm thương mại hạng II, hạng III, siêu thị hạng II, hạng III ở các đô thị trung tâm tiểu vùng, trung tâm huyện trong tỉnh. Triển khai chuyển đổi KCN Biên Hòa I thành Trung tâm thương mại dịch vụ ở Tp. Biên Hòa.

- Rà soát, dành quỹ đất cho xây dựng mạng lưới chợ, từng bước xóa bỏ chợ tạm, nâng cấp, chỉnh trang xây dựng các chợ trung tâm huyện, thị xã, các chợ ở Tp. Biên Hòa đạt đủ các tiêu chuẩn chợ hạng 1, chợ hạng 2 theo hướng văn minh, văn hóa. Bổ sung hoàn thiện quy định về đấu thầu kinh doanh, khai thác và quản lý chợ trên địa bàn tỉnh và cơ chế, chính sách hỗ trợ các hợp tác xã, doanh nghiệp đầu tư, nâng cấp, cải tạo chợ. Đến năm 2020, toàn tỉnh có 8-9 chợ hạng 1, có 31-33 chợ hạng 2 và có 170-175 chợ hạng 3.

- Bổ sung cơ chế chính sách phát triển hệ thống phân phối bán buôn, bán lẻ hàng tiêu dùng thiết yếu về các vùng sâu, vùng miền núi. Có chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển mạng lưới cửa hàng cung cấp thực phẩm sạch, an toàn có truy xuất nguồn gốc ở các khu vực đô thị. Khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân xây dựng và quảng bá thương hiệu hàng hoá, sản phẩm của địa phương.

- Xây dựng hệ thống thông tin dự báo thị trường nông sản. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng Trung tâm Thông tin Triển lãm tỉnh làm đầu mối tổ chức các hoạt động thông tin, triển lãm, hội chợ, hội thảo, quảng bá sản phẩm. Tăng cường các biện pháp giám sát tạo môi trường kinh doanh thương mại lành mạnh.

- Đổi mới công tác tổ chức xúc tiến thương mại, áp dụng các hình thức xúc tiến thương mại hiện đại. Duy trì các hoạt động xúc tiến thương mại ở các thị trường truyền thống (Campuchia, Lào, Thái Lan, Trung Quốc, v.v..) và mở rộng ra ở các thị trường mới có nhu cầu lớn (Hoa Kỳ, Nhật, EU, Trung Cận Đông, Nga, Ấn Độ).

- Triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử về sản phẩm và năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn và dự báo nhu cầu ở một số thị trường xuất khẩu trọng điểm đối với những sản phẩm xuất khẩu chủ lực, mũi nhọn.

1.2. Sản xuất và cung ứng sản phẩm rượu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai


Từng bước xây dựng thương hiệu rượu trên địa bàn (như rượu Bến Gỗ), giảm dần rượu nấu thủ công quy mô gia đình.

Khuyến khích các làng nghề xây dựng các cơ sở sản xuất với quy mô công nghiệp, công nghệ tiên tiến, tổ chức thu gom và xử lý rượu cho các hộ sản xuất thủ công để nâng cao chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và giữ được bản sắc truyền thống của rượu làng nghề.

Khuyến khích phát triển sản xuất rượu vang từ các loại quả tươi gắn với phát triển các vùng nguyên liệu ở địa phương.

Theo Quy hoạch phát triển Ngành Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025 thì sản lượng rượu sản xuất công nghiệp của Việt Nam có 188 triệu lít vào năm 2015 và đạt 440 triệu lít vào năm 2025. Trong đó, sản lượng rượu sản xuất công nghiệp của vùng Ðông Nam Bộ là 55 triệu lít (29,3% của cả nýớc) vào năm 2015 và đạt 115 triệu lít (chiếm 26,1% của cả nước) vào năm 2025.



Dự báo sản lượng rượu cung ứng trên địa bàn tỉnh Ðồng Nai đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 được thể hiện bằng hai phương án (phương án 1 và phương án 2). Trong đó, phương án 1 được xây dựng phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành thương mại đã được tỉnh Ðồng Nai chọn thực hiện; còn phương án 2 được xây dựng phù hợp với mục tiêu phát triển cao hơn mà tỉnh Ðồng Nai phấn đấu trong bối cảnh gặp điều kiện thuận lợi.

Bảng 9: Dự báo sản lượng rượu cung ứng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai




ÐVT

2010

2015

2020

2030

PA1

PA2

PA1

PA2

PA1

PA2

1. Tổng sản lượng rượu

1000 lít

21835

42040

46850

77460

96310

210230

286030

2. Cơ cấu

%

100

100

100

100

100

100

100

- Sản xuất rượu công nghiệp




21,1

23,0

24,0

30,0

31,0

48,0

49,0

- Sản xuất rượu thủ công kinh doanh




67,5

64,0

62,0

54,0

52,0

34,0

32,0

- Nhập khẩu




11,4

13,0

14,0

16,0

17,0

18,0

19,0

3. Tốc đô tăng bình quân giai đoạn

(2011-2015, 2016-2020, 2021-2030)



%




14,0

16,5

13,0

15,5

10,5

11,5

- Sản xuất rượu công nghiệp







16,0

19,6

19,2

21,6

15,8

16,7

- Sản xuất rượu thủ công kinh doanh







12,8

14,5

9,2

11,5

5,5

6,2

- Nhập khẩu







16,9

21,3

17,8

20,1

11,8

12,7



Каталог: SiteAssets -> Lists -> Dost ChuyenDeMoi
Lists -> Bồi dưỡng kiến thức Quản lý nhà nước
Lists -> Ubnd tỉnh quảng ngãi thanh tra tỉnh cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Lists -> SỞ TƯ pháP ­­­­­­­­­­­­­­­­ Số: 40 /tb-stp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Lists -> TỈnh đỒng nai số: 1215/QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Dost ChuyenDeMoi -> Ủy ban nhân dân tỉnh đỒng nai
Dost ChuyenDeMoi -> PHẦn mở ĐẦu i/- sự cần thiết phải quy hoạch phát triển cơ sở kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng (lpg) trên địa bàn tỉnh đến năm 2020
Dost ChuyenDeMoi -> Phiếu khảo sáT (Đối tượng khảo sát: Doanh nghiệp ngành công nghiệp tại các kcn) A. Thông tin về doanh nghiệP

tải về 3.58 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương