Ủy ban nhân dân tỉnh đỒng nai sở CÔng thưƠng báo cáo quy hoạch hệ thống kinh doanh bán lẻ


Thực trạng phát triển hệ thống kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu



tải về 3.58 Mb.
trang6/23
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích3.58 Mb.
#1531
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   23

2. Thực trạng phát triển hệ thống kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu

2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu


Rượu thuộc nhóm hàng hóa nhà nước hạn chế kinh doanh, nhưng không thể loại bỏ hoàn toàn ra khỏi đời sống xã hội. Nhà nước có khuyến cáo và tìm nhiều giải pháp để hạn chế việc lạm dụng rượu. Trong thời gian qua, sản lượng rượu tiêu thụ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có xu hướng tăng qua các năm. Tốc độ tăng sản lượng rượu tiêu thụ bình quân đạt 8,8%/năm trong giai đoạn 2006-2010 và 13,1%/năm giai đoạn 2011-2012.

Sản lượng rượu tiêu thụ bình quân đầu người trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tăng từ 1,88 lít vào năm 2005 lên 2,52 lít vào năm 2010 và khoảng 3,05 lít vào năm 2012.

Cơ cấu sản phẩm rượu tiêu thụ chủ yếu là rượu cất; rượu lên men thuần túy và rượu pha chế chiếm tỷ trọng thấp nhưng có xu hướng gia tăng.

Người sử dụng rượu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có nghề nghiệp đa dạng, đủ loại, đủ các cấp độ và ngành nghề khác nhau, như: nông dân, công nhân, bác sĩ, nhà giáo, v.v..1. Độ tuổi khách hàng sử dụng rượu từ 21-50 tuổi chiếm gần 50% (đây là độ tuổi chủ động về hành vi, thu nhập và chi tiêu).



Thị trường nông thôn tiêu thụ khoảng 60% tổng sản lượng rượu tiêu thụ trên thị trường. Do thu nhập thấp nên tiêu thụ rượu ở thị trường này chủ yếu là sản phẩm có chất lượng thấp. Trong khi đó, thị trường thành thị tiêu thụ khoảng 40% sản lượng rượu tiêu thụ trên thị trường; và có xu hướng chuyển dần tiêu thụ từ sản phẩm rượu chất lượng thấp sang sản phẩm có chất lượng cao hơn.

Bảng 6: Sản lượng rượu tiêu thụ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai




ÐVT

2005

2010

2011

2012

T.đ tăng b/q (%)

2006-2010

2011-2012

1. Tổng sản lượng rượu

1000 lít

4.261

6.489

7.400

8.295

8,8

13,1

2. Mức tiêu thụ rượu bình quân trên đầu người

lít

1,88

2,52

2,78

3,05

6,0

10,0

3. Cơ cấu sản lượng rượu

%

100

100

100

100







- Rượu lên men thuần túy




1,0

2,0

2,8

3,5







- Rượu cất




97,0

95,0

94,0

93,0







- Rượu pha chế




2,0

3,0

3,2

3,5







Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra của Sở Công Thương năm 2013

Đến năm 2012, số lượng cơ sở kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu có 1.256 cơ sở; trong đó, có 121 cơ sở kinh doanh bán lẻ có giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu (chiếm 9,6%) và 1.135 cơ sở kinh doanh chưa có giấy phép (chiếm 90,4%). Như vậy, có thể thấy rằng số lượng cơ sở kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu chưa có giấy phép là rất cao.

Số cơ sở kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu chia theo huyện, thị xã, thành phố thì Tp. Biên Hòa chiếm 4,4%, huyện Vĩnh Cửu chiếm 9,1%, huyện Tân Phú chiếm 18,0%, huyện Định Quán chiếm 14,2%, huyện Xuân Lộc chiếm 18,2%, thị xã Long Khánh chiếm 3,7%, huyện Thống Nhất chiếm 5,9%, huyện Long Thành chiếm 12,3%, huyện Nhơn Trạch chiếm 4,7%, huyện Trảng Bom chiếm 7,9% và huyện Cẩm Mỹ chiếm 1,7%.

Trong tổng số cơ sở kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu thì có 39 doanh nghiệp (chiếm 3,1%), còn lại có 1.217 hộ kinh doanh cá thể (chiếm 96,9%). Trong đó, số doanh nghiệp kinh doanh rượu chủ yếu tập trung ở Tp. Biên Hòa (có 37 doanh nghiệp, chiếm 94,9%), còn lại là ở các huyện Long Thành và Vĩnh Cửu.

Mật độ cửa hàng bán lẻ sản phẩm rượu theo diện tích tự nhiên bình quân toàn tỉnh Đồng Nai có 0,21 cửa hàng/km2 vào năm 2012. Trong đó, các huyện Long Thành, Trảng Bom, Xuân Lộc, Thống Nhất và Tân Phú có mật độ cửa hàng cao hơn mức bình quân chung của toàn tỉnh.

Bình quân chung một cửa hàng bán lẻ sản phẩm rượu phục vụ cho 2,2 nghìn người trên toàn tỉnh Đồng Nai.

Tổng doanh thu bán lẻ sản phẩm rượu có xu hướng tăng qua các năm. Tổng doanh thu đạt 1.305 tỷ đồng vào năm 2012; bằng 2,72 lần so với năm 2005, bằng 1,44 lần so với năm 2010 và bằng 1,19 lần so với năm 2011.

Nhìn chung, hạ tầng kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai còn khá đơn giản. Các cơ sở kinh doanh bán lẻ chỉ đáp ứng được tiêu chí có địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng. Còn phần lớn các cơ sở kinh doanh bán lẻ là chưa có khu vực kinh doanh rượu riêng biệt và đảm bảo những điều kiện về bảo quản chất lượng rượu, phòng cháy chữa cháy, vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật. Vì vậy, phần lớn các cơ sở kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu chưa được cấp giấy phép.



Bảng 7: Tổng số cơ sở kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu

trên địa bàn tỉnh Ðồng Nai đến ngày 31/12/2012




Tổng số

(cơ sở)


Trong đó

Mật độ cửa hàng

Dân số/cửa hàng

(1000 người/cửa hàng)



Có giấy phép

Chưa có giấy phép

Theo diện tích

(cửa hàng/km2)



Theo cấp xã

(cửa hàng/xã)



Tổng số

1.256

121

1.135

0,21

7,3

2,2

- Tp. Biên Hòa

55

55

0

0,21

1,8

15,8

- Huyện Vĩnh Cửu

114

8

106

0,10

9,5

1,2

- Huyện Tân Phú

226

1

225

0,29

12,6

0,7

- Huyện Ðịnh Quán

178

0

178

0,18

12,7

1,2

- Huyện Xuân Lộc

228

1

227

0,31

15,2

1,0

- Thị xã Long Khánh

47

24

23

0,24

3,1

2,9

- Huyện Thống Nhất

74

5

69

0,30

7,4

2,1

- Huyện Long Thành

155

23

132

0,36

10,3

1,4

- Huyện Nhơn Trạch

59

0

59

0,14

4,9

3,1

- Huyện Trảng Bom

99

4

95

0,31

5,8

2,8

- Huyện Cẩm Mỹ

21

0

21

0,04

1,6

7,1

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra của Sở Công Thương năm 2013; Giấy phép được cấp theo Nghị định số 40/2008/NĐ-CP ngày 7/4/2008 về sản xuất, kinh doanh rượu và Thông tư số 10/2008/TT-BCT ngày 25/7/2008 hướng dẫn cụ thể thực hiện một số điều của Nghị định 40/2008/NĐ-CP của Chính Phủ.

Căn cứ Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12/11/2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu thì số giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu tối đa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có 2.715 giấy phép. Nếu so số lượng giấy phép được cấp tối đa với số cơ sở kinh doanh đã được cấp giấy phép thì chúng ta thấy số giấy phép còn lại chưa được cấp là khá lớn. Điều này cũng cho thấy, phần lớn các cơ sở kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai hoặc chưa thỏa đủ các điều kiện để được cấp giấy phép hoặc kinh doanh tự phát không có giấy phép.



Bảng 8: Tổng số giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu tối đa

trên địa bàn tỉnh Ðồng Nai

Ðơn vị: giấy phép






2010

2011

2012

Tổng số

2.568

2.652

2.715

- Tp.Biên Hòa

821

846

867

- Huyện Vĩnh Cửu

130

134

138

- Huyện Tân Phú

158

160

164

- Huyện Ðịnh Quán

197

202

206

- Huyện Xuân Lộc

212

223

228

- Thị xã Long Khánh

133

134

136

- Huyện Thống Nhất

151

155

157

- Huyện Long Thành

198

205

210

- Huyện Nhơn Trạch

168

178

184

- Huyện Trảng Bom

258

268

276

- Huyện Cẩm Mỹ

142

147

149

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra của Sở Công Thương năm 2013

2.2. Vai trò quản lý của Nhà nước về kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu


Các văn bản quy phạm pháp luật về rượu, bia đã được ban hành từ rất sớm thể hiện sự quan tâm của nhà nước đến việc quản lý đối với rượu. Có những quy định trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến việc hạn chế sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ và sử dụng rượu, bia dưới các hình thức khác nhau như: Bộ luật Hình sự năm 1999, Bộ luật dân sự năm 2005, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, Luật giáo dục 2005, Luật hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 1998, Luật Thương mại năm 2005, Luật giao thông đường bộ năm 2008, Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa năm 2007, Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007, Luật An toàn thực phẩm 2011, v.v.. Trong đó, văn bản quy phạm pháp luật liên quan trực tiếp đến việc sản xuất và kinh doanh rượu hiện nay là Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12/11/2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu và Thông tư 39/2012/TT-BCT ngày 20/12/2012 của Bộ Công thương Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12/11/2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu đã được ban hành thay thế cho Nghị định số 40/2008/NĐ-CP ngày 7/4/2008 về sản xuất, kinh doanh rượu và Thông tư số 10/2008/TT-BCT ngày 25/7/2008 hướng dẫn cụ thể thực hiện một số điều của Nghị định 40/2008/NĐ-CP của Chính Phủ. Theo đó, điều kiện cấp giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu có sự thay đổi theo hướng cụ thể hơn và đòi hỏi cao hơn. Cụ thể như sau:

* Nghị định số 40/2008/NĐ-CP

- Thương nhân có đăng ký kinh doanh hoạt động mua bán rượu;

- Cơ sở kinh doanh phải đáp ứng các yêu cầu về bảo quản chất lượng rượu và phòng, chống cháy, nổ.



* Thông tư số 10/2008/TT-BCT

- Thương nhân có đăng ký kinh doanh hoạt động mua bán rượu;

- Có địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng.

- Có khu vực kinh doanh rượu riêng biệt, bảo đảm những điều kiện về bảo quản chất lượng rượu, phòng cháy chữa cháy, vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

- Có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng bán lẻ, hợp đồng đại lý bán lẻ với ít nhất một nhà cung cấp rượu (thương nhân nhập khẩu, cơ sở sản xuất hoặc của thương nhân bán buôn).



Hồ sơ xin cấp giấy phép:

- Ðơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh rượu theo mẫu;

- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận mã số thuế;

- Vãn bản giới thiệu hoặc hợp đồng bán lẻ, hợp đồng đại lý bán lẻ với ít nhất một nhà cung cấp rượu đối với thương nhân bán lẻ;

- Hồ sõ về địa điểm kinh doanh (bán buôn hoặc bán lẻ rượu), gồm:

+ Ðịa chỉ và mô tả khu vực kinh doanh rượu;

+ Tài liệu chứng minh quyền sử dụng địa điểm kinh doanh (là sở hữu hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng với thời gian tối thiểu là 01 năm);

+ Bảng kê thiết bị kiểm tra và ðiều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm trong khu vực kinh doanh rượu (để bảo đảm khu vực kinh doanh luôn thoáng, mát và tránh được mặt trời chiếu trực tiếp vào sản phẩm rượu);

+ Các tài liệu liên quan đến an toàn về phòng cháy chữa cháy, về vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.



-

* Nghị định số 94/2012/NÐ-CP

- Thương nhân có đăng ký ngành nghề kinh doanh bán lẻ đồ uống có cồn hoặc kinh doanh rượu;

- Có địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng, đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, trang thiết bị theo quy định;

- Trực thuộc hệ thống phân phối của thương nhân bán buôn sản phẩm rượu; có hợp đồng và văn bản giới thiệu của thương nhân bán buôn sản phẩm rượu;

- Có kho hàng (hoặc hệ thống kho hàng) thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu theo hợp đồng liên doanh, liên kết góp vốn; hoặc có hợp đồng thuê kho hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu bảo quản được chất lượng của sản phẩm rượu trong thời gian lưu kho;

- Có bản cam kết của thương nhân về bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;

- Phù hợp với quy hoạch hệ thống kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu do Sở Công Thương tỉnh công bố;

- Giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu tại cửa hàng bán lẻ trên địa bàn một quận, huyện, thị xã được xác định theo nguyên tắc không quá một (01) giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu trên một nghìn (1.000) dân và phù hợp theo quy hoạch hệ thống kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu.

- Giấy phép được cấp trên nguyên tắc thứ tự ưu tiên: Cấp phép kinh doanh sản phẩm rượu cho những thương nhân kinh doanh sản phẩm rượu xin cấp lại giấy phép do hết hạn nếu bảo đảm điều kiện theo quy định, không vi phạm pháp luật; xem xét để tiếp tục cấp phép cho những thương nhân mới nếu bảo đảm đầy đủ điều kiện theo quy định, hồ sơ của thương nhân được cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận trước sẽ được xét cấp trước. Số lượng giấy phép cấp không được vượt quá số lượng giấy phép đã được công bố.



Hồ sơ xin cấp giấy phép:

- Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu theo mẫu;

- Bản sao Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (có đăng ký ngành nghề kinh doanh bán buôn đồ uống có cồn hoặc kinh doanh rượu) và Giấy chứng nhận mã số thuế;

- Hồ sơ về địa điểm kinh doanh, gồm có:

+ Địa chỉ, diện tích và mô tả khu vực kinh doanh rượu;

+ Bản sao tài liệu chứng minh quyền sử dụng địa điểm kinh doanh (là sở hữu hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng với thời gian tối thiểu là 01 năm);

+ Bảng kê thiết bị kiểm tra và điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm trong khu vực kinh doanh rượu (để đảm bảo khu vực kinh doanh luôn thoáng, mát và tránh được mặt trời chiếu trực tiếp vào sản phẩm rượu);

+ Bản cam kết của thương nhân về bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật đối với địa điểm kinh doanh.

- Bản sao các văn bản giới thiệu, hợp đồng mua bán của các doanh nghiệp bán buôn sản phẩm rượu (trong đó ghi rõ loại sản phẩm rượu dự kiến kinh doanh);

- Bản sao Giấy chứng nhận công bố hợp quy hoặc Giấy chứng nhận tiêu chuẩn các loại sản phẩm rượu của thương nhân dự kiến kinh doanh;

- Hồ sơ về kho hàng, bao gồm:

+ Tài liệu chứng minh quyền sử dụng kho (là sở hữu, đồng sở hữu theo hợp đồng liên doanh, liên kết góp vốn của thương nhân hoặc thuê sử dụng với thời gian tối thiểu là 01 năm); đáp ứng yêu cầu bảo quản được chất lượng của sản phẩm rượu trong thời gian lưu kho;

+ Bản cam kết của thương nhân về bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật đối với kho hàng.

- Bản sao Phiếu thu đã nộp phí và lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính.





Căn cứ trên các văn bản quy phạm pháp luật về rượu, trong thời gian qua, tỉnh Ðồng Nai luôn chú trọng tổ chức tuyên truyền, phổ biến cho các tổ chức, cá nhân có liên quan các quy định về sản xuất, kinh doanh rượu; đặc biệt là các hộ sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, hoặc để bán cho doanh nghiệp có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại, kinh doanh bán lẻ rượu. Sở Công Thương - cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân tỉnh - thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về thương mại đối với các thành phần kinh tế hoạt động kinh doanh thương mại trên địa bàn, trong đó rượu thuộc nhóm hàng hóa nhà nước hạn chế kinh doanh. Chi cục Quản lý thị trường trực thuộc Sở Công Thương thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát các cơ sở kinh doanh thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về kinh doanh rượu. Phối hợp với các ngành chức năng kiểm tra nhằm ngăn chặn, xử lý những hành vi vi phạm kinh doanh rượu. Nhìn chung, bước đầu đã có tác dụng ngăn chặn, hạn chế những hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh rượu.

Tuy nhiên, do phần lớn các cơ sở kinh doanh rượu có quy mô nhỏ lẻ, bán rượu kèm thêm ở các cửa hàng tạp hóa, các hộ sản xuất rượu thủ công sản xuất nhỏ lẻ với số lượng ít, nấu rượu để lấy hèm dùng trong chăn nuôi nên gặp nhiều khó khăn trong việc tuân thủ các quy định về sản xuất và kinh doanh rượu và việc cấp giấy phép là còn hạn chế. Vì vậy, trong thời gian tới, các cơ quan quản lý nhà nước cần tăng cường phối hợp, hỗ trợ và tuyên truyền để các tổ chức và cá nhân sản xuất, kinh doanh rượu biết và thực hiện. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm hạn chế các loại rượu lậu, rượu không rõ nguồn gốc, trôi nổi trên thị trường.



Каталог: SiteAssets -> Lists -> Dost ChuyenDeMoi
Lists -> Bồi dưỡng kiến thức Quản lý nhà nước
Lists -> Ubnd tỉnh quảng ngãi thanh tra tỉnh cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Lists -> SỞ TƯ pháP ­­­­­­­­­­­­­­­­ Số: 40 /tb-stp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Lists -> TỈnh đỒng nai số: 1215/QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Dost ChuyenDeMoi -> Ủy ban nhân dân tỉnh đỒng nai
Dost ChuyenDeMoi -> PHẦn mở ĐẦu i/- sự cần thiết phải quy hoạch phát triển cơ sở kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng (lpg) trên địa bàn tỉnh đến năm 2020
Dost ChuyenDeMoi -> Phiếu khảo sáT (Đối tượng khảo sát: Doanh nghiệp ngành công nghiệp tại các kcn) A. Thông tin về doanh nghiệP

tải về 3.58 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương