Ủy ban nhân dân tỉnh đỒng nai sở CÔng thưƠng báo cáo quy hoạch hệ thống kinh doanh bán lẻ


Phụ lục 2: Xử phạt vi phạm hành chính về sản xuất, kinh doanh rượu



tải về 3.58 Mb.
trang23/23
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích3.58 Mb.
#1531
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   23

Phụ lục 2: Xử phạt vi phạm hành chính về sản xuất, kinh doanh rượu

(Trích từ Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng).



MỤC 5. HÀNH VI VI PHẠM VỀ SẢN XUẤT, KINH DOANH RƯỢU

Điều 34. Hành vi vi phạm về đầu tư sản xuất rượu công nghiệp

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi đầu tư sản xuất rượu không phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển ngành bia rượu nước giải khát đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.



Điều 35. Hành vi vi phạm về sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh

1. Đối với hành vi sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh vượt quá sản lượng được phép sản xuất ghi trong giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, mức phạt tiền nhưsau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp vượt dưới 05% sản lượng được phép sản xuất;

b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp vượt từ 05% đến dưới 10% sản lượng được phép sản xuất;

c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp vượt từ 10% đến dưới 15% sản lượng được phép sản xuất;

d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp vượt từ 15% đến dưới 20% sản lượng được phép sản xuất;

đ) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000đồng trong trường hợp vượt từ 20% sản lượng được phép sản xuất trở lên.

2. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

b) Tước quyền sử dụng giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp cóđược do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.



Điều 36. Hành vi vi phạm về sản xuất rượu thủ công để bán cho doanh nghiệp có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi sản xuất rượu thủ công để bán cho doanh nghiệp có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại mà không đăng ký với chính quyền địa phương tại nơi sản xuất theo quy định.

2. Đối với hành vi bán sản phẩm rượu sản xuất thủ công do mình sản xuất cho đối tượng không phải là doanh nghiệp có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại theo quy định, mức phạt tiền như sau:

a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có số lượng dưới 20 lít;

b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có số lượng từ 20 lít đến dưới 30 lít;

c) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có số lượng từ 30 lít đến dưới 50 lít;

d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có số lượng từ 50 lít đến dưới 100 lít;

đ) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có số lượng từ 100 lít trởlên.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp cóđược do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.



Điều 37. Hành vi vi phạm về sản xuất rượu công nghiệp

1. Đối với hành vi sản xuất rượu công nghiệp vượt quá sản lượng được phép sản xuất ghi trong giấy phép sản xuất rượu công nghiệp, mức phạt tiền như sau:

a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp vượt dưới 05% sản lượng được phép sản xuất;

b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp vượt từ 05% đến dưới 10% sản lượng được phép sản xuất;

c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp vượt từ 10% đến dưới 15% sản lượng được phép sản xuất;

d) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp vượt từ 15% đến dưới 20% sản lượng được phép sản xuất;

đ) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp vượt từ 20% sản lượng được phép sản xuất trở lên.

2. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

b) Tước quyền sử dụng giấy phép sản xuất rượu công nghiệp từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp cóđược do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.



Điều 38. Hành vi vi phạm về điều kiện kinh doanh phân phối sản phẩm rượu

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh phân phối sản phẩm rượu mà không có địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng theo quy định.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không đảm bảo các yêu cầu về kỹthuật, trang thiết bị theo quy định;

b) Không có văn bản giới thiệu, hợp đồng mua bán của tổ chức, cá nhân sản xuất rượu hoặc các thương nhân phân phối sản phẩm rượu khác.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không có phương tiện vận tải thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu theo hợp đồng liên doanh, liên kết góp vốn hoặc không có hợp đồng thuê phương tiện phù hợp với quy mô kinh doanh theo quy định;

b) Không có kho hàng hoặc hệ thống kho hàng thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu theo hợp đồng liên doanh, liên kết góp vốn hoặc không có hợp đồng thuê kho hàng phù hợp với quy mô kinh doanh theo quy định;

c) Không có năng lực tài chính bảo đảm cho toàn bộ hệ thống phân phối của doanh nghiệp hoạt động bình thường theo quy định.

4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không có hệ thống phân phối sản phẩm rượu trên địa bàn từ 06 tỉnh trở lên theo quy định;

b) Kinh doanh phân phối rượu mà không phải là doanh nghiệp theo quy định.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh phân phối sản phẩm rượu từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.



Điều 39. Hành vi vi phạm về điều kiện kinh doanh bán buôn sản phẩm rượu

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh bán buôn sản phẩm rượu mà không có địađiểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng theo quy định.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không đảm bảo các yêu cầu về kỹthuật, trang thiết bị theo quy định;

b) Không có văn bản giới thiệu, hợp đồng mua bán của tổ chức, cá nhân sản xuất rượu hoặc các thương nhân phân phối sản phẩm rượu khác.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không có phương tiện vận tải thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu theo hợp đồng liên doanh, liên kết góp vốn hoặc không có hợp đồng thuê phương tiện phù hợp với quy mô kinh doanh theo quy định;

b) Không có kho hàng hoặc hệ thống kho hàng thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu theo hợp đồng liên doanh, liên kết góp vốn hoặc không có hợp đồng thuê kho hàng phù hợp với quy mô kinh doanh theo quy định;

c) Không có năng lực tài chính bảo đảm cho toàn bộ hệ thống phân phối của doanh nghiệp hoạt động bình thường theo quy định.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không có hệ thống phân phối sản phẩm rượu theo quy định;

b) Kinh doanh bán buôn rượu mà không phải là doanh nghiệp theo quy định.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh phân phối sản phẩm rượu từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.



Điều 40. Hành vi vi phạm về điều kiện kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu mà không có địađiểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng theo quy định.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không đảm bảo các yêu cầu về kỹthuật, trang thiết bị theo quy định;

b) Không có văn bản giới thiệu, hợp đồng mua bán của thương nhân bán buôn sản phẩm rượu.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không có kho hàng hoặc hệ thống kho hàng thuộc sởhữu hoặc đồng sở hữu theo hợp đồng liên doanh, liên kết góp vốn hoặc không có hợpđồng thuê kho hàng phù hợp với quy mô kinh doanh theo quy định.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Kinh doanh không phù hợp với quy hoạch hệ thống kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu theo quy định;

b) Kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu mà không phải là thương nhân theo quy định.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quyđịnh tại Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.

Điều 41. Hành vi vi phạm về nhập khẩu rượu

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu rượu khi chưa có đăng ký bản công bố hợpquy và được cấp “Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu” theo quy định.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Nhập khẩu trực tiếp hoặc ủy thác nhập khẩu rượu bán thành phẩm và phụ liệu để pha chế thành rượu thành phẩm mà không có giấy phép kinh doanh phân phối sản phẩm rượu hoặc giấy phép sản xuất rượu công nghiệp theo quy định;

b) Bán rượu bán thành phẩm hoặc phụliệu dùng để pha chế thành rượu thành phẩm nhập khẩu cho đối tượng không có giấy phép sản xuất rượu.

3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Nhập khẩu rượu không qua các cửa khẩu quốc tế theo quy định;

b) Nhập khẩu rượu mà không có Giấy chỉ định hoặc ủy quyền là phân phối, nhà nhập khẩu của chính hãng sản xuất, kinh doanh hoặc hợp đồng đại lý của hãng sản xuất, kinh doanh mặt hàng đó theo quy định.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và 3 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh phân phối sản phẩm rượu hoặc giấy phép sản xuất rượu công nghiệp từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 và khoản 3 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.

Điều 42. Hành vi vi phạm về dán tem nhập khẩu đối với sản phẩm rượu nhập khẩu

1. Đối với hành vi không dán tem nhập khẩu đối với sản phẩm rượu nhập khẩu với mục đích thương mại theo quy định, mức phạt tiền như sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 5.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồngđến dưới 20.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 30.000.000 đồngđến dưới 40.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồngđến dưới 50.000.000 đồng;

g) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng;

h) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 60.000.000 đồngđến dưới 70.000.000 đồng;

i) Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70.000.000 đồngđến dưới 80.000.000 đồng;

k) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 80.000.000 đồngđến dưới 100.000.000 đồng;

l) Phạt tiền 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.

2. Đối với hành vi kinh doanh sản phẩm rượu nhập khẩu không dán tem rượu nhập khẩu theo quy định thì xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 17 của Nghị định này.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh sản phẩm rượu từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.

Điều 43. Hành vi vi phạm về dán tem sản phẩm rượu sản xuất trong nước

1. Đối với hành vi kinh doanh sản phẩm rượu sản xuất trong nước không dán tem sản phẩm rượu sản xuất trong nước theo quy định, mức phạt tiền như sau:

a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ200.000 đồng đến 300.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trịtừ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồngđến dưới 20.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồngđến dưới 30.000.000 đồng;

g) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 30.000.000 đồngđến dưới 50.000.000 đồng;

h) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồngđến dưới 100.000.000 đồng;

i) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.

2. Phạt tiền gấp hai lần quy định tại khoản 1 Điều này đối với người sản xuất có hành vi không dán tem sản phẩm rượu sản xuất trong nước theo quy định.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và 2 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng giấy phép sản xuất, kinh doanh rượu từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thu hồi hàng hóa vi phạm đang lưu thông trên thị trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.

Điều 44. Hành vi vi phạm về cung cấp thông tin và tác hại lạm dụng rượu

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sản xuất rượu thủ công nhằm mụcđích kinh doanh có hành vi không cung cấp đầy đủ thông tin về rượu bao gồm thành phần, hàm lượng, chỉ tiêu chất lượng, tác hại của việc lạm dụng rượu theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sản xuất rượu công nghiệp có hành vi không cung cấpđầy đủ thông tin về rượu bao gồm thành phần, hàm lượng, chỉtiêu chất lượng, tác hại của việc lạm dụng rượu theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Điều 45. Hành vi vi phạm về bán sản phẩm rượu

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không niêm yết bản sao hợp lệ giấy phép kinh doanh sản phẩm rượu, chủng loại rượu, giá các loại rượu đang bán tạiđịa điểm kinh doanh của mình;

b) Bán sản phẩm rượu cho người chưa đủ18 tuổi.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo hoặc báo cáo không đúng về tình hình, kết quả kinh doanh và hệ thống phân phối của thương nhân kinh doanh sản phẩm rượu theo quy định.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Bán lẻ sản phẩm rượu bằng máy bán hàng tự động hoặc bán qua mạng internet;

b) Kinh doanh sản phẩm rượu khôngđúng đối tượng, địa điểm, nội dung ghi trong giấy phép kinh doanh sản phẩm rượu;

c) Kinh doanh sản phẩm rượu tại các địađiểm cấm kinh doanh theo quy định.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh phân phối, bán buôn hoặc bán lẻ sản phẩm rượu từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 3 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.





1 Theo Kết quả điều tra của Vụ Các vấn đề xã hội - Văn phòng Quốc hội (2008) thì Việt Nam có khoảng 50% nông dân, 25% người thất nghiệp và 20% những người làm trong ngành dịch vụ có sử dụng rượu.

TDT


Каталог: SiteAssets -> Lists -> Dost ChuyenDeMoi
Lists -> Bồi dưỡng kiến thức Quản lý nhà nước
Lists -> Ubnd tỉnh quảng ngãi thanh tra tỉnh cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Lists -> SỞ TƯ pháP ­­­­­­­­­­­­­­­­ Số: 40 /tb-stp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Lists -> TỈnh đỒng nai số: 1215/QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Dost ChuyenDeMoi -> Ủy ban nhân dân tỉnh đỒng nai
Dost ChuyenDeMoi -> PHẦn mở ĐẦu i/- sự cần thiết phải quy hoạch phát triển cơ sở kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng (lpg) trên địa bàn tỉnh đến năm 2020
Dost ChuyenDeMoi -> Phiếu khảo sáT (Đối tượng khảo sát: Doanh nghiệp ngành công nghiệp tại các kcn) A. Thông tin về doanh nghiệP

tải về 3.58 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương