Ủy ban nhân dân tỉnh kon tum



tải về 291.85 Kb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu23.07.2016
Kích291.85 Kb.
#2207
1   2   3

3. Chỉ tiêu chủ yếu

a) Các chỉ tiêu kinh tế

- Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong tỉnh trên 13%; thu nhập bình quân đầu người trên 30 triệu đồng.

- Cơ cấu kinh tế năm 2015: Nông, lâm, thuỷ sản 34-35%; Công nghiệp - Xây dựng 27 - 28%; Thương mại - Dịch vụ 38 - 39%.

- Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt trên 2.150 tỷ đồng.

- Tổng kim ngạch xuất khẩu 86 triệu USD.

b) Các chỉ tiêu xã hội

- Dân số trung bình khoảng trên 500 ngàn người.

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo 45%.

- Tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2015 giảm từ 4-5% so với cuối năm 2014.

- Số giường bệnh trên 01 vạn dân đạt 27,6 giường.

- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân giảm còn 24,9%.

- Phấn đấu đến cuối năm 2015 có 16 xã đạt chuẩn nông thôn mới(89).

- Xã đạt bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã (giai đoạn 2011-2020) đạt 50%.

c) Các chỉ tiêu về môi trường

- Tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh trên 85%.

- Tỷ lệ độ che phủ rừng 65%.

- Tỷ lệ chất thải rắn ở đô thị được thu gom, xử lý 90%.

- Tỷ lệ hộ nông thôn có công trình vệ sinh hợp vệ sinh trên 50%.

- Tỷ lệ cơ sở sản xuất mới xây dựng sử dụng công nghệ sạch có thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường 100%.



II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Về kinh tế

Tổ chức thực hiện tốt các quy hoạch ngành, lĩnh vực. Tập trung đầu tư, thu hút đầu tư phát triển các sản phẩm chủ lực, chú trọng phát triển mạnh diện tích Sâm Ngọc Linh, rau, hoa xứ lạnh, cá hồi, cá tầm... Chú trọng phát triển nông nghiệp chất lượng cao, công nghệ sạch. Thực hiện có hiệu quả việc trồng các loại cây cao su, cà phê thuộc các đề án, chính sách của tỉnh gắn với triển khai chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng mẫu lớn theo Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg, ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ; chính sách hỗ trợ giảm tổn thất trong nông nghiệp theo Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg, ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ. Tổ chức giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi; phát triển đàn gia súc đi đôi với phòng, chống dịch bệnh. Tăng cường bảo vệ, tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản trên các lòng hồ thủy điện, thủy lợi. Thực hiện có hiệu quả Đề án thí điểm phát triển nhóm hộ, tổ hợp tác sản xuất trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, chú trọng quy hoạch vùng sản xuất nương rẫy để quản lý và giải quyết đất sản xuất cho nhân dân; Phương án giải quyết đất chồng lấn, đất lấn chiếm tại lâm phần của các đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh; tiếp tục rà soát giải quyết đất sản xuất cho nhân dân. Đẩy mạnh công tác đấu tranh, ngăn chặn các hoạt động xâm hại đến tài nguyên rừng, khoáng sản. Điều tra, làm rõ các đối tượng liên quan đến việc khai thác, vận chuyển lâm sản trái pháp luật, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường, kiên quyết xử lý hàng giả, hàng lậu, kém chất lượng, tạo điều kiện cho hàng Việt có đủ tiêu chuẩn xâm nhập, mở rộng thị trường tiêu thụ, nhất là thị trường nông thôn. Tiếp tục tuyên truyền, vận động thực hiện Chương trình “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; Chương trình “đưa hàng Việt về nông thôn”; Chương trình bình ổn giá và các chương trình đồng hành cùng doanh nghiệp để quảng bá và mở rộng thị trường cho sản phẩm của địa phương. Chủ động có giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp có mặt hàng nông lâm nghiệp xuất khẩu tìm kiếm thị trường mới khi gặp khó khăn trong việc xuất khẩu sang thị trường truyền thống. Tăng cường quảng bá, xây dựng và giới thiệu các sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương; đẩy mạnh xúc tiến đầu tư và thu hút khách du lịch vào vùng du lịch sinh thái Quốc gia Măng Đen và đô thị Kon Plông, đầu tư các tuyến, điểm du lịch trên địa bàn; đẩy mạnh hình thức liên doanh, liên kết để phát triển du lịch.

Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các công trình trọng điểm của tỉnh; đầu tư phát triển ba vùng kinh tế động lực; đẩy nhanh các dự án giãn dân, sắp xếp bố trí dân cư trên địa bàn. Tổ chức thực hiện đúng tiến độ và chất lượng các công việc chuẩn bị cho việc thành lập huyện mới Ia H'Drai. Đôn đốc, tháo gỡ khó khăn để đẩy nhanh tiến độ các dự án công nghiệp đang triển khai.

Tập trung triển khai thực hiện Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 18/3/2014 của Chính phủ về thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh Quốc gia; phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức đánh giá, phân tích chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2014 và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời gian tới.

Thực hiện tốt Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại tỉnh Kon Tum; Quy chế quản lý nhà nước về xúc tiến đầu tư. Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác thu hút đầu tư; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Duy trì gặp mặt doanh nghiệp hàng quý; tổ chức gặp mặt, tôn vinh doanh nghiệp, doanh nhân nhân ngày doanh nhân Việt Nam 13/10.

Tiếp tục tập trung đánh giá việc thực hiện chủ trương thu hút đầu tư trên địa bàn, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp để đẩy mạnh công tác thu hút đầu tư trong thời gian tới. Đồng thời rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các nhà đầu tư đang đầu tư trên địa bàn. Tích cực triển khai, nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các lĩnh vực nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý điều hành của cơ quan của các cơ quan nhà nước, cải thiện môi trường kinh doanh; cung cấp các dịch vụ công trực tuyến đến người dân và doanh nghiệp.



2. Tài chính, đầu tư phát triển

Tiếp tục thực hiện tốt chủ trương tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách; chú trọng nuôi dưỡng và khai thác các nguồn thu có nhiều tiềm năng, các nguồn thu mới; nghiên cứu một số nguồn thu khác; triển khai tốt các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng được sử dụng quỹ đất để tạo vốn. Tập trung đẩy nhanh tiến độ đấu giá quyền sử dụng đất. Tiếp tục đôn đốc thu tiền quyền sử dụng rừng; tăng cường thực hiện các biện pháp thu hồi nợ đọng thuế. Kiểm tra, giám sát, thanh tra các khoản chi trong cân đối ngân sách nhà nước, các khoản chi quản lý qua ngân sách nhà nước, triệt để tiết kiệm chi ngân sách.

Thực hiện nghiêm túc Luật Đầu tư công; Luật Xây dựng; Luật Đấu thầu. Tăng cường nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đầu tư. Tiếp tục rà soát các dự án đầu tư xây dựng cơ bản. Chú trọng trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, kịp thời giải quyết những vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình, dự án của tỉnh. Thực hiện nghiêm túc phương án xử lý tình trạng nợ đọng trong xây dựng cơ bản theo Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 10/10/2012 và Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 26/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ. Tập trung nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ đầu tư phát triển ba vùng kinh tế động lực. Đưa một số công trình, dự án hoàn thành vào sử dụng hiệu quả.

Từng bước tổ chức triển khai đầu tư kết cấu hạ tầng Khu trung tâm hành chính mới của tỉnh. Đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện dự đầu tư hạ tầng để phát triển quỹ đất khu đô thị phía Nam cầu Đăk Bla. Tăng cường đầu tư để cuối năm 2015, thành phố Kon Tum đạt 70% mức tiêu chuẩn đô thị loại II vùng cao, vùng sâu, biên giới.

Tập trung phát triển thương mại tại Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y; đẩy mạnh tiến độ đầu tư kết cấu hạ tầng Khu trung tâm hành chính mới của huyện Ngọc Hồi và Đề án xây dựng huyện Ngọc Hồi trở thành thị xã vào năm 2015. Tiếp tục đầu tư từng bước hoàn thiện hạ tầng thiết yếu của Khu hành chính mới huyện Kon Rẫy.

3. Về văn hóa - xã hội

Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội; chủ động phương án cứu đói, cứu rét cho nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tăng cường tạo việc làm thông qua đào tạo nghề gắn với xuất khẩu lao động; tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn gắn với nhu cầu thực tế của địa phương.

Tập trung thực hiện tốt Đề án Nâng cao chất lượng và đẩy nhanh công tác giảm nghèo tỉnh Kon Tum đến năm 2015; thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách hỗ trợ trực tiếp đến người dân như hỗ trợ nhà ở, sản xuất, lương thực...Có giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống của các khu vực tái định cư. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời ký 2011 đến năm 2020.

Tập trung triển khai thực hiện NQTW 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Đẩy mạnh triển khai thực hiện Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và giáo dục trung học cơ sở, tăng cường phân luồng học sinh sau trung học cơ sở. Tập trung nguồn lực để đầu tư cơ sở vật chất ở những nơi thiếu trường học, nhà bán trú cho học sinh và nhà công vụ cho giáo viên. Mở rộng hệ thống trường, lớp bán trú xã, liên xã; trường, lớp mầm non vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường phổ thông đạt chuẩn quốc gia; tập trung củng cố mô hình hoạt động của các trung tâm giáo dục thường xuyên và trung tâm học tập cộng đồng. Thực hiện tốt chủ trương xã hội hoá giáo dục; đẩy mạnh công tác khuyến học.

Tiếp tục củng cố mạng lưới y tế; đẩy mạnh việc xây dựng xã đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011-2020; tăng cường các hoạt động y tế dự phòng, kịp thời phát hiện và dập tắt các loại dịch bệnh phát sinh trên địa bàn; Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh của Bệnh viện Đa khoa tỉnh và các cơ sở y tế trên địa bàn, nhất là đơn giản hóa các thủ tục khám, chữa bệnh, nâng cao tinh thần trách nhiệm, y đức của đội ngũ y, bác sỹ. Tăng cường quả lý giá thuốc và hoạt động của các cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân; tăng cường thanh tra, kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

Triển khai thực hiện có kết quả NQTW 9 khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ưng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Thực hiện có hiệu quả việc khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số, các di tích lịch sử cách mạng gắn với phát triển du lịch. Tổ chức đa dạng các hoạt động văn hóa, thể thao đáp ứng nhu cầu của nhân dân; khuyến khích sáng tạo các tác phẩm văn hóa, văn học nghệ thuật; nâng cao chất lượng các hoạt động nghệ thuật, thể dục, thể thao phục vụ đông đảo các tầng lớp nhân dân; mở rộng các hoạt động thể dục, thể thao quần chúng, góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần, tăng cường thể chất nhân dân.

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ vào đời sống, nông nghiệp, nông thôn, nhất là các sản phẩm chủ lực của tỉnh. Tăng cường kiểm tra, đánh giá hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước. Tích cực ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ cao trong sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp.

Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống gia đình, truyền thống dân tộc, nhất là đối với thế hệ trẻ thông qua các hoạt động về nguồn, vinh danh các tấm gương có công với đất nước, với dân tộc... nhằm nâng cao phẩm chất đạo đức của người dân.



4. Xây dựng nông thôn mới; phòng, chống thiên tai và bảo vệ môi trường

Tập trung nguồn lực từ ngân sách và tăng cường huy động nguồn lực từ khu vực ngoài Nhà nước cho đầu tư cơ sở hạ tầng, đặc biệt là cơ sở hạ tầng nông thôn. Triển khai thực hiện tốt Đề án cơ chế, chính sách hỗ trợ xây dựng một số công trình hạ tầng kinh tế - xã hội thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2014-2020. Tiếp tục huy động nguồn lực hỗ trợ phục hóa để giải quyết đất sản xuất ở những vùng bị thiếu đất sản xuất; triển khai thực hiện chuyển đổi ngành nghề cho nhân dân.

Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về quản lý, khai thác tài nguyên, khoáng sản, bảo vệ môi trường. Tập trung công tác bảo vệ môi trường, phân loại cơ sở sản xuất gây ô nhiễm để xử lý. Thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, chủ động ứng phó với thiên tai.

5. Tiếp tục cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh thu hút đầu tư vào địa bàn

Tiếp tục đẩy mạnh và thực hiện tốt công tác cải cách hành chính; tập trung triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm cải thủ tục hành chính trong hình thành và thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất để cải thiện môi trường kinh doanh theo Nghị quyết số 43/NQ-CP ngày 06-6-2014 của Chính phủ. Tiếp tục tổ chức thực hiện tốt Đề án chỉnh lý khoa học tài liệu tồn đọng tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh. Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao, khắc phục tình trạng chậm thực hiện các chỉ đạo, kết luận của cấp trên. Nâng cao chất lượng, thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức trong giải quyết công việc liên quan trực tiếp doanh nghiệp; xử lý nghiêm theo pháp luật đối với những cán bộ, công chức gây nhũng nhiễu, gây phiền hà cho doanh nghiệp, nhà đầu tư.

Tập trung giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp, giữ chân các nhà đầu tư có tâm huyết, năng lực. Rà soát, kiểm tra thu hồi hoặc chuyển những dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư nhưng chậm triển khai hoặc chủ đầu tư không đủ năng lực cho các chủ đầu tư khác có năng lực. Tập trung đẩy mạnh việc cải thiên môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, hiệu quả quản lý hành chính công tỉnh. Thực hiện nghiêm túc việc công bố công khai và quản lý tốt quy hoạch đã được phê duyệt.

6. Phòng chống tham nhũng, lãng phí và giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân

Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát theo kế hoạch và đột xuất, kịp thời phát hiện và xử lý đối với những hành vi vi phạm trong các lĩnh vực. Kiểm tra, đôn đốc các tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm các kết luận thanh, kiểm tra, kiểm toán, tăng cường hiệu lực thi hành các kết luận, kiến nghị sau thanh, kiểm tra. Thực hiện kiên quyết và đồng bộ các giải pháp phòng, chống tham nhũng, tập trung vào các giải pháp phòng ngừa, tăng cường tính công khai, minh bạch.

Tăng cường công tác đối thoại trực tiếp với công dân và giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri. Giải quyết kịp thời, đúng pháp luật những vụ việc khiếu nại, tố cáo ngay từ khi phát sinh, nhất là những vụ khiếu kiện đông người liên quan đến đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường... Đẩy nhanh điều tra, xử lý các vụ, việc phức tạp, gây dư luận bức xúc trong nhân dân, các vụ việc tồn đọng.

7. Quốc phòng - an ninh, trật tự, an toàn xã hội và công tác đối ngoại

Tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp nhằm củng cố và tăng cường quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Kết hợp phát triển kinh tế, xã hội gắn củng cố và tăng cường quốc phòng, an ninh, nhất là các địa bàn trọng điểm, chiến lược, biên giới. Đầu tư xây dựng có hiệu quả các tiềm lực trong khu vực phòng thủ; tiếp tục nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu của lực lượng vũ trang tỉnh, đáp ững yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Thực hiện có hiệu quả Quy chế phối giữa ba lực lực Công an, Quân sự, Biên phòng theo Nghị định số 77/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 của Chính phủ. Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên đảm bảo về số lượng, chất lượng, cơ cấu hợp lý. Tổ chức kỷ niệm 70 ngày thành lập lực lượng vũ trang tỉnh Kon Tum và 80 năm ngày thành lập lực lượng dân quân tự vệ.

Đẩy mạnh công tác đấu tranh, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng khai thác, vận chuyển, mua bán lâm sản, khoáng sản trái phép. Tăng cường công tác quản lý bảo vệ biên giới, lãnh thổ và bảo vệ tài nguyên, khoáng sản khu vực biên giới. Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về tôn giáo; kiên quyết đấu tranh xóa bỏ tà đạo Hà Mòn trên địa bàn tỉnh. Thực hiện chiến lược Quốc gia về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ và các giải pháp đồng bộ đã đề ra về an toàn giao thông. Đổi mới công tác tuyên truyền giáo dục đề nâng cao ý thức của người tham gia giao thông nhất là tại vùng nông thôn.

Tăng cường công tác đối ngoại trên tất cả các lĩnh vực; đẩy mạnh giao lưu, hợp tác hữu nghị với các tỉnh nước bạn Lào và Campuchia (giáp với tỉnh Kon Tum) trong việc tuần tra, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, quy tập mộ liệt sĩ, phân giới cắm mốc biên giới và phát triển kinh tế, xã hội./.


Nơi nhận: TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

- Văn phòng Chính phủ (b/c); CHỦ TỊCH

- Thường trực Tỉnh ủy (b/c)

- Thường trực HĐND tỉnh (b/c);

- Đoàn ĐBQH tỉnh (b/c);

- UB MTTQVN tỉnh

- Ban Chỉ đạo Tây nguyên (b/c);

- Bộ Tư lệnh Quân khu 5;

- CT và các PCT UBND tỉnh;

- Các thành viên UBND tỉnh;

- Các Ban của HĐND tỉnh;

- Các Đại biểu HĐND tỉnh;

- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;

- Cục Thống kê tỉnh;

- UBND các huyện, thành phố;

- Văn phòng UBND tỉnh



- Lưu: VT, KTTH1.

1(): Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) được tính toán lại theo Chỉ thị số 14/CT-TTg, ngày 14/6/2014 và Chỉ thị 22/CT-TTg ngày 05/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ (do Tổng cục Thống kê tính toán và cung cấp): Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong tỉnh năm 2014 ước đạt 7,91%, trong đó: Nông - Lâm - Thủy sản tăng 5,18%, Công nghiệp - Xây dựng tăng 11,92%, Thương mại - Dịch vụ tăng 8,03%.

2(): GRDP năm 2013 tăng 12,4%, trong đó Nông - Lâm - Thủy sản tăng 6,79%, Công nghiệp - Xây dựng tăng 15,60%, Thương mại - Dịch vụ tăng 15,79%.

3(): Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 19-02 2013 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 – 2020; Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 19/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ triển khai trong ba năm 2013-2015 nhằm thực hiện Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013-2020.

4(): Đến ngày 31-8-2014, một số ổ dịch bệnh LMLM xảy ra với số gia súc mắc bệnh 178 con trâu, bò (166 con bò và 12 con trâu); dịch cúm gia cầm đã xuất hiện tại 04 xã thuộc 03 huyện, thành phố (thành phố Kon Tum, huyện Ngọc Hồi và Sa Thầy) làm 4.042 con gia cầm mắc bệnh và chết.

5(): Đàn trâu tăng 0,8%, đàn heo tăng 6,4% so với cùng kỳ năm trước.

6(): Điều chỉnh lại Dự án bảo tồn và phát triển cây Sâm Ngọc Linh có sự tham gia của cộng đồng theo hướng: Ngân sách tỉnh đầu tư phát triển Vườn sâm (lồng ghép các nguồn vốn được phép sử dụng) kết hợp khai thác sâm trồng đã đến chu kỳ (xác định lộ trình hàng năm) để tạo nguồn tái đầu tư; hình thành đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh để quản lý và triển khai Dự án.

7(): Sản lượng ước khoảng 100.000 tấn thấp hơn so với năm 2013 do nguồn nguyên liệu khai thác đã gần hết.

8(): Dự án đã được phê duyệt với tổng mức đầu tư gần 540 tỷ đồng; Bộ Công Thương đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét bố trí vốn cho dự án để triển khai thực hiện trong năm 2014.

9(): Nhiều doanh nghiệp kinh doanh thương mại đã áp dụng hình thức giảm giá, triển khai các chương trình khuyến mại đối với một số mặt hàng, khích thích tiêu dùng, cùng với chương trình đưa hàng Việt về nông thôn.

10(): Đã tổ chức 22 chuyến hàng Việt về nông thôn gồm các mặt hàng phục vụ nhu cầu thiết yếu cho nhân dân tại các huyện trên địa bàn tỉnh; Theo kế hoạch sẽ tiếp tục phối hợp với các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện khoảng 08 chuyến hàng về các điểm trên địa bàn các huyện.

11(): Tính đến ngày 18-11-2014, đã tổ chức kiểm tra 1.832 vụ, xử lý vi phạm 597 vụ, xử phạt 947 triệu đồng. Hàng hóa nhập lậu, hàng giả, không đảm bảo chất lượng ... bị xử lý tịch thu có trị giá ước tính: 112,582 triệu đồng.

12 : Bao gồm cả nhiệm vụ chi năm trước chuyển sang.

13(): Không tính 127 tỷ đồng từ nguồn vốn nước ngoài.

14(): Nguồn vốn TPCP giai đoạn 2012-2015 đã bố trí 792 tỷ đồng (Kế hoạch năm 2014 là 506 tỷ đồng, đã giải ngân 140 tỷ đồng).

15(): Đã hoàn thành dứt điểm công tác giải phóng mặt bằng (diện tích đất thu hồi giải phóng mặt bằng 70.100 m2) và đã bàn giao 100% cho đơn vị chủ đầu tư; Đang triển khai thi công xây lắp các gói thầu số 4,5,6 khối lượng thực hiện từ khi khởi công đến hết tháng 8/2014 đạt 138 tỷ đồng.

16(): Khối lượng thực hiện từ khi khởi công đến hết tháng 8/2014 đạt 119,639 tỷ đồng; đoạn từ Km10 đến Km72 sẽ thực hiện đầu tư khi có vốn.

17() Công tác triển khai thi công xây lắp gói thầu XLC12.2 từ khi khởi công đến hết tháng 8/2014 đạt 4,6 tỷ đồng; Gói thầu xây lắp XLC12.3 từ khi khởi công đến hết tháng 8/2014 đạt 23,5 tỷ đồng.

18() Quyết định số 940/QĐ - UBND ngày 13/11/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

19(): Đang triển khai thực hiện công tác giải phóng mặt bằng.

20(): Gồm: (i) nợ các dự án do các sở, ban ngành làm chủ đầu tư là 133.826 triệu đồng (ii) nợ các dự án do UBND các huyện, thành phố làm chủ đầu tư là 117.183 triệu đồng của 72 dự án.

21(): Đã hoàn thành phê duyệt 40 đồ án quy hoạch chi tiết, cơ bản quy hoạch đã được phủ kín. Đã phê duyệt 11/11 đồ án quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới; tổ chức cắm mốc, công bố các quy hoạch được duyệt và thực hiện quản lý quy hoạch theo quy định; hiện đang triển khai lập quy hoạch chi tiết 02 xã Vinh Quang và Đăk Cấm để tiến tới thành lập 2 phường mới.

22(): Thực hiện ký kết cho vay cho 65 doanh nghiệp với tổng giá trị hợp đồng ký kết trên 370 tỷ đồng (đã giải ngân với tổng số vốn 225 tỷ đồng).

23(): Phân theo kỳ hạn, dư nợ ngắn hạn đạt 6.700 tỷ đồng, trung, dài hạn đạt 6.300 tỷ đồng.

24(): Thực hiện Quyết định số 34/QĐ-HĐQT, ngày 26/4/2014 của Chủ tịch HĐQT NHCSXH, thực hiện nâng mức cho vay tối đa đối với hộ nghèo đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh, theo đó kể từ ngày 01/5/2014 hộ nghèo được vay tối đa 50 triệu đồng để sản xuất, kinh doanh (tăng 20 triệu đồng so với quy định trước đây); Quyết định số 872/QĐ-TTg, ngày 06/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ, về việc điều chỉnh giảm lãi suất cho vay đối với một số chương trình tín dụng chính sách tại NHCSXH, theo đó, các chương trình cho vay sau có mức lãi suất giảm 0,05%/tháng so với các quy định trước đây: Lãi suất cho vay đối với hộ nghèo, giải quyết việc làm, đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài là 7,2%/năm (0,6%/tháng); lãi suất cho vay đối với học sinh, sinh viên là 7,2%/năm (0,6%/tháng); Quyết định 2621/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, về việc sửa đổi, bổ sung một số mức hỗ trợ phát triển sản xuất quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ, theo đó cho vay với lãi suất bằng 50% lãi suất cho vay hộ nghèo với số tiền 10 triệu đồng/hộ (tăng 5 triệu đồng so với trước đây).

25(): 03 doanh nghiệp của Hàn Quốc gồm Tập đoàn Cheil Jedang tại Việt Nam - CJ, Công ty Yulchon Law Firm, Kumho Tire tại Việt Nam, Kumho E&C tại Việt Nam và 01 doanh nghiệp của Úc và Công ty Hanoi Melbourne Consulting. Qua thực địa và làm việc với các cơ quan của tỉnh, tập đoàn CJ đã đánh giá cao tiềm năng, lợi thế của Vùng Du lịch sinh thái Quốc gia Măng Đen và ký kết biên bản ghi nhớ, trong đó Tập đoàn CJ thống nhất sẽ tiến hành nghiên cứu cơ hội đầu tư phát triển các sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao.

26(): Đã hoàn thành dự án nâng cấp đoạn từ cột mốc 790 đến đường nội bộ cửa khẩu quốc tế Bờ Y. Tại khu vực Trạm kiểm soát liên hợp cửa khẩu quốc tế Bờ Y, Ban Quản lý Khu kinh tế đã lập dự án mở rộng đường hai bên Trạm để thuận lợi cho phương tiện nhập xuất qua cửa khẩu Bờ Y.

27(): Tỉnh Kon Tum tiếp tục đào tạo cho Lào 16 học viên bậc cao đẳng (niên khóa 2011-2014); 10 lưu học sinh đang theo học ngành Tài chính Ngân hàng và ngành Quản trị Kinh doanh tại Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum với nguồn kinh phí do Công ty Hoàng Anh Gia Lai tài trợ; tiếp tục hỗ trợ cử biệt phái 01 giáo viên sang dạy tiếng Việt tại Trường hữu nghị Việt Nam – Lào tỉnh Sê Kông với tổng kinh phí 482 triệu đồng.

28(): Qua theo dõi số liệu trên Hệ thống cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp Quốc gia đến ngày 31-10-2014, có 1.967 doanh nghiệp đang hoạt động, 28 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động; 22 doanh nghiệp bị khóa (do cơ quan thuế khóa mã số doanh nghiệp).

29(): Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ngọc Hồi: 5.268,9 ha; Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Tô:6.766,2 ha; Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Kon Rẫy : 2.897,3 ha; Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Sa Thầy: 365,3 ha; Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Kon Plông: 4.631,8 ha; Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei: 9.146,48 ha; Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Hà: 3.956,95 ha.

30(): Sở Tài chính; Sở Ngoại vụ; Ban quản lý khu kinh tế.

31(): Kiện toàn Ban đổi mới doanh nghiệp tỉnh; thành lập Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Sa Thầy; Trung tâm phát triển cụm công nghiệp thành phố Kon Tum; thành lập Ban Tiếp công dân tỉnh và chỉ đạo các đơn vị, địa phương thành lập Ban Tiếp công dân ở cấp mình theo đúng quy định.

32(): Đã thu hút nguồn nhân lực đến công tác tại địa phương với 06 vị trí (trình độ thạc sĩ) tại 04 cơ quan đơn vị cấp tỉnh; phối hợp với Trường Chính trị tỉnh tổ chức lớp bồi dưỡng Quản lý nhà nước chương trình chuyên viên năm 2014 cho 102 công chức, viên chức cấp tỉnh; phối hợp với Học viên Hành chính tổ chức khai giảng lớp cao học chuyên ngành quản lý công (khóa 18) tại tỉnh.

33() : Sở Ngoại vụ chưa triển khai cài đặt vì chưa đảm bảo hạ tầng CNTT.

34(): 04 đơn vị đang quá trình sử dụng thử và 02 đơn vị chưa sử dụng là Sở Ngoại Vụ, UBND huyện Sa Thầy do chưa đảm bảo hạ tầng.

35() : Trong đó, 28 đơn vị đã được cấp chứng nhận, 02 đơn vị đang triển khai là UBND huyện Sa Thầy và Tu Mơ Rông.

36(): Ngoài ra, Cổng thông tin điện tử tỉnh đã cung cấp toàn bộ hệ thống TTHC của tỉnh và mộ số dịch vụ công trọng tâm của các sở, ban, ngành.

37(): Trong 6 chỉ số thành phần, có 5 chỉ số giảm điểm so với năm 2012 (trừ chỉ số tham gia của người dân ở cấp cơ sở). Vấn đề kiểm soát tham nhũng, quyết tâm chống tham nhũng cũng như vấn đề công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình với người dân; thủ tục hành chính công giảm mạnh.

38(): Triển khai Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2014 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh Quốc gia.

39(): Trong đó, xuất khẩu lao động 33 lao động; thông qua nguồn vốn cho vay: 778 lao động; cung ứng lao động cho các doanh nghiệp: 266 lao động.

40(): Nợ từ 03 tháng trở lên.

41(): Số người nghèo đã được cấp thẻ BHYT: 76.289 người; số người thuộc diện hộ cận nghèo là 6.097 người; số người dân tộc thiểu số không nghèo sinh sống ở xã khó khăn của tỉnh: 121.388 người.

42(): Hỗ trợ tiền điện cho 21.848 hộ nghèo với tổng kinh phí 9.962,69 triệu đồng.

43(): Cứu đói cho 718 hộ với 19.892 kg gạo với tổng kinh phí 239,9 triệu đồng, cứu rét cho 3.896 hộ với tổng kinh phí 1.493 triệu đồng; tiếp nhận và phân bổ 1.293 tấn gạo hỗ trợ của Chính phủ cho hộ nghèo

44() : Mức quà : 400.000 đồng: 195 xuất; mức quà 200.000 đồng: 11.213 xuất.

45(): Quỹ Thiện Tâm - Tập đoàn Vingroup hỗ trợ 1.000 con bò giống; Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam hỗ trợ 600 con bò giống và 100 căn nhà.

46(): Tỷ lệ hộ nghèo cuối năm năm 2013 là 19,20% (tương đương 21.848 hộ nghèo, trong đó hộ nghèo DTTS là 20.216 hộ); tỷ lệ hộ cận nghèo là 6,60%.

47(): Tỷ lệ tốt nghiệp đạt loại khá giỏi là 26,89%; Học sinh DTTS đỗ tốt nghiệp THPT là 96,77%.

48(): Kết quả thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12: đạt 15 giải, trong đó 4 giải Ba và 11 giải Khuyến khích. Kỳ thi giải toán trên máy tính cầm tay cấp quốc gia: 24 giải, trong đó có 03 giải Nhất, 09 giải Nhì, 6 giải Ba và 6 giải Khuyến khích.. Kỳ thi Olimpic Tiếng Anh trên Internet cấp Quốc gia năm 2014 có 23 em đạt giải: 02 giải vàng, 01 Huy chương Bạc, 05 huy chương Đồng, 16 khuyến khích. Kỳ thi giải Toán trên Internet cấp Quốc gia năm 2014 có 36 em đạt giải: 06 huy chương Vàng, 09 Huy chương Bạc, 13 huy chương Đồng và 08 Khuyến khích. Có 01 giải nhì, 01 giải ba và 01 giải khuyến khích trong kỳ thi học sinh giỏi Olympic ” tài năng tiếng Anh” khu vực Miền trung-Tây nguyên.

49(): Trong đó Mầm non xóa được 74 phòng, Tiểu học xóa được 22 phòng và THCS xóa được 13 phòng..

50(): Ngoài 02 trường mầm non dân lập và 07 trường mầm non tư thục, toàn tỉnh có 118 điểm nhóm lớp tư thục, nhóm trẻ gia đình, được chia theo quy mô như sau: Nhóm từ 8 trẻ trở lên: 70 nhóm; Nhóm dưới 7 trẻ: 48 nhóm. Trong đó có 24/118 nhóm trẻ đã được cấp giấy phép hoạt động, số nhóm đang tiến hành các thủ tục cấp phép 17/118 nhóm.

51(): Tổng số bệnh nhân mắc bệnh tay chân miệng được phát hiện là 278 trường hợp, giảm 23% so với cùng kỳ năm trước, không có tử vong; bệnh thủy đậu ghi nhận 806 trường hợp mắc, tăng 24,6% so với cùng kỳ năm trước, không có tử vong; không ghi nhận các trường hợp mắc cúm A (H5N1, H1N1, H7N9) ở người; bệnh sởi ghi nhận 24 trường hợp mắc và không có tử vong, bệnh tập trung ở trẻ dưới 05 tuổi; bệnh quai bị 343 trường hợp và không có tử vong; bệnh sốt xuất huyết 59 trường hợp mắc, giảm 321 trường hợp và không có tư vong (Số liệu đến 15-11-2014)

52(): Tổng số xã, phường, thị trấn có bác sỹ công tác tại Trạm y tế là 93, chiếm 91,2%.

53(): Tổng số xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011- 2020 là 20 xã, phường, thị trấn.

54(): 24 giường loại I và 20 giường loại 2.

55(): Hiện có 04 dự án đã và đang thực hiện trong ngành y tế và 01 dự án chuẩn bị triển khai.

56(): Đã kiểm tra 5.216 lượt cơ sở, trong đó số cơ sở đạt 4.016, số cơ sở bị xử phạt vi phạm hành chính 82 với tổng số tiền phát là 86,8 triệu đồng; tiểu hủy 4.470Kg loại thực phẩm rắn và 841 lít thực phẩm lỏng..

57(): Giống lúa nước mới SH2, AN13, ĐB6, BM9855, TBR1 cho năng suất từ 60-70 tạ/ha phù hợp với từng vùng sinh thái trong tỉnh; các giống sắn KM 98-5 ngắn ngày cho vùng bán ngập thủy điện PleiKrong; các giống mía K95-15, Suphanburi trồng trên chân đất gò đồi và các giống K88-92 và LK 92-11 trồng trên các chân đất ô; giống ngô lai chịu hạn LVN61 cho vùng Tây Trường Sơn; giống cà chua ghép kháng được bệnh héo rũ; các giống hoa sản xuất phù hợp với vùng Đông Trường Sơn như: hoa Lily, lan Hồ điệp, hoa cúc, đồng tiền và các giống hoa lan rừng có giá trị kinh tế cao; ứng dụng trồng thử nghiệm giống lan Mokara và một số giống hoa Cát Tường tại huyện Kon Plông.

58(): Mô hình sản xuất ngô lai chịu hạn; mô hình thâm canh lúa nước; mô hình thâm canh sắn giống; mô hình cải tạo vườn cà phê bằng 3 dòng cà phê mới; mô hình trồng cà chua ghép; mô hình trồng thâm canh cây mía; sâm dây, mô hình trồng nấm ăn và nấm dược liệu; mô hình trồng hoa Lily, lan hồ điệp; mô hình cải tạo đàn bò địa phương bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo; mô hình nuôi heo hướng nạc; cải tạo đàn bò địa phương bằng giống bò đực lai Sind.

59(): Ra cây nuôi cấy mô cho 400 cây lan Hồ Điệp, 2.000 cây Đồng tiền và trồng được 10.000 cây Cúc giống đầu dòng; chuyển giao 45.000 cây Cúc giống giâm hom và 8.500 cây Đồng tiền, 60 kg nấm bào ngư, 10 kg nấm mộc nhĩ và hệ thống tưới tiêu nhỏ giọt cho nhiệm vụ trồng cà chua cho người dân tại huyện Đắk Hà...

60(): Biên hội bản đồ địa chất và khoáng sản tỉnh Kon Tum; Đánh giá chất lượng trữ lượng quặng mica khu vực huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum; Điều tra, đánh giá triển vọng Puzơlan tỉnh Kon Tum và định hướng chế biến sử dụng; Nghiên cứu đánh giá tiềm năng dải khoáng hóa Au-Cu-Mo ở Sa Thầy, Đăk Tô.

61(): Quyết định số 1840/QĐ-UB, ngày 27/12/2004 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Chương trình hỗ trợ khoa học và công nghệ cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

62(): Hội hoa Xuân; Hội báo xuân; Hội vui Xuân; bắn pháo hoa đêm giao thừa; đua thuyền độc mộc truyền thống đầu xuân.

63(): Đã trao 641 huy chương các loại của 83 bộ huy chương và đề nghị khen thưởng cho 29 cá nhân, 14 tập thể.

64(): Các hoạt động: Hội nghị liên kết phát triển du lịch 3 tỉnh Kon Tum, Quảng Ngãi, Bình Định; Liên hoan tác tượng gỗ và trình diễn nghệ thuật dân tộc với sự tham gia của 221 nghệ nhân trong tỉnh; Liên hoan ẩm thực với trên 60 mon ăn mang đậm đà bản sắc dân tộc.

65():Thực hiện 25 buổi biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp và văn nghệ không chuyên; 109 buổi chiếu tại rạp 16/3 và lưu động; xây dựng bộ sưu tập ảnh gồm 100 hình ảnh về dụng cụ lao động của dân tộc bản địa tỉnh Kon Tum; tổ chức luân chuyển 1.776 cuốn sách đến các trường học và đồn biên phòng trên địa bàn tỉnh và tặng 1.333 cuốn sách cho 03 đồn biên phòng (Đồn 663, 665, 669); tổ chức 03 đợt trưng bày sách với 1.000 cuốc sách, tạp chí và phối hợp Hội báo xuân Giáp Ngọ tại thư viện huyện Đắk Hà, trưng bày và giới thiệu 489 đầu sách, báo tạp chí xuân, 40 ảnh về sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, huyện Đăk Hà, thu hút 1.150 lượt bạn đọc.

66(): Đã thực hiện 04 đợt trưng bày sách, ảnh tại bảo tàng tỉnh với chủ đề “Biển đảo Quốc gia” với 208 hình ảnh, 10 hiện vật, 05 bản đồ, 10 tài liệu khảo cổ; chủ đề “Từ Bắc Tây Nguyên đến chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ” với 200 ảnh tư liệu, 19 tài liệu khoa học phụ và một số hình ảnh về KT-XH, QP-AN của tỉnh Kon Tum trong những năm qua.

67(): Tôn tạo, phục hồi xây dựng di tích lịch sử khu căn cứ Tỉnh ủy Kon Tum; lập dự án tôn tạo di tích lịch sử Ngục Kon Tum; tôn tạo di tích ngục Đăk Glei và di tích lịch sử chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh.

68 : Tổng số 187 tác phẩm hội họa, đồ họa, mỹ thuật ứng dụng, điêu khắc của 184 tác giả tham gia đến từ Hội Mỹ thuật Việt Nam, Hội văn học- nghệ thuật các tỉnh, thành phố. Trong đó, tỉnh Kon Tum có 17 tác phẩm của 17 tác giả tham gia.

69 : Đến nay toàn tỉnh có 72.874/112.535 hộ gia đình được công nhận danh hiệu Gia đình văn hóa đạt tỷ lệ 64%, tăng 1763 hộ so với năm 2012

70 : Tổ chức hoạt động kỷ niệm Ngày Quốc tế Hạnh phúc (20/3), Ngày Gia đình Việt Nam (28/6), Ngày Quốc tế Xoá bỏ bạo lực đối với Phụ nữ (25/11).

71(): Đạt 07 huy chương các loại (02 vàng, 05 đồng và phong cấp I quốc gia 01 vận động viên).

72(): Sản phẩm du lịch sinh thái: Tham quan nghiên cứu các hệ sinh thái điển hình, đa dạng sanh học như Vườn quốc gia Chư Mom Rây, Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh, Khu du lịch sinh thái Rừng đặc dụng Đắk Uy; Tham quan nghĩ dưỡng, vui chơi giải trí ở các vùng cảnh quan: vùng lòng hồ YaLy, Khu du lịch sinh thái nghĩ dưỡng Măng Đen; Sản phẩm du lịch Văn hóa cộng đồng: Tham quan nghiên cứu các giá trị văn hóa hướng về cội nguồn; Các di sản văn hóa, nghệ thuật truyền thống của cộng đồng người Việt và dân tộc bản địa tỉnh Kon Tum: Làng du lịch văn hóa Kon Ktu, thành phố Kon Tum; Làng văn hóa Đăk Mế, huyện Ngọc Hồi; Làng văn hóa Kon Tu Rằng, làng văn hóa Kon Bring, huyện Kon Plông.

73(): Truyền hình thu trực tiếp từ vệ tinh (DTH), truyền hình CAB, truyền hình qua mạng viễn thông do các doanh nghiệp viễn thông cung cấp (MyTV, NetTV); duy trì tốt chương trình thời sự hàng ngày, chương trình phát thanh-truyền hình bằng tiếng dân tộc thiểu số chất lượng và nội dung chương trình được cải tiến, nâng cao.

74(): VNPT; Vinaphone, Viettel; Mobifone; VietnamMobile và FPT.

75(): Giải quyết vấn đề trẻ em chưa được khai sinh, đến nay việc khai sinh cho trẻ em dưới 5 tuổi đã được thực hiện khá thuận lợi đạt 99%. Số trẻ em sống trong Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh 160 em, trẻ em tại cơ sở xã hội ngoài công lập là 415 em đều được tham gia các hoạt động hè và được tặng quà. Phối hợp với tổ chức, tổ chức thực hiện các hoạt động về BVTE, Duy trì hệ thống bảo vệ trẻ em dựa vào cộng đồng và trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại 37 xã, kết quả: Hàng quý thực địa kiểm tra giám sát hoạt động tại các xã, phường, thị trấn có mô hình của Dự án; Tổ chức 04 lớp Hội thảo và tập huấn cho 160 lượt cán bộ cộng tác viên BVTE dựa vào cộng đồng trong chương trình dự án.

76(): Quỹ bảo trợ trẻ em tỉnh tặng 250 xuất quà cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại huyện TuMơRông và huyện Đăk Tô; tặng 431 xuất quà cho trẻ em ở các cơ sở bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố Kon Tum với tổng kinh phí 72,5 triệu đồng; giải quyết hỗ trợ khó khăn theo đơn cho 04 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Tổ chức đón và nhận quà do Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan trao tặng cho 53 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, Trung tâm bảo trợ xã hội và 40 người có công với cách mạng; trao 200 áo ấm cho 200 học sinh 02 xã khó khăn ( xã Đăk Na, xã Măng Ri) huyện TuMơRông do Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam hỗ trợ;

77(): Các lĩnh vực: Quản lý tài chính - kế toán; quản lý đầu tư xây dựng cơ bản; quản lý bảo vệ và phát triển rừng; quản lý về kế hoạch và đầu tư; việc thực hiện chế độ người có công và bảo trợ xã hội; công tác phòng chống tham nhũng…

78(): Trong 10 tháng đầu năm 2014, tại Trụ sở Tiếp công dân và địa điểm tiếp công dân của các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh tiếp 794 lượt công dân đến khiếu nại, kiến nghị, phản ánh , tăng 0,6% so với cùng kỳ năm trước; đã hướng dẫn cho công dân làm đơn gửi đến cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết 122 lượt; giải thích cho công dân hiểu về những vấn đề công dân thắc mắc 672 lượt người.

79(): Tổng số đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị các cấp, các ngành nhận được trong năm 2014 là 684 đơn (tăng 97 đơn so với cùng kỳ năm 2013), trong đó số đơn thuộc thẩm quyền phải xem xét, giải quyết là 163/281 đơn, đã giải quyết xong là 361/398 đơn thuộc thẩm quyền, đạt tỷ lệ 90,7%.

80(): Đến nay, qua kết quả kiểm tra, rà soát đã giải quyết xong đối với 18/21 vụ việc, đang xem xét, giải quyết đối với 02 vụ việc và báo cáo xin ý kiến của Thanh tra Chính phủ về hướng giải quyết đối với 01 vụ việc.

81(): Đã quy tập được 17 bộ hài cốt liệt sỹ (Campuchia 15 bộ hài cốt liệt sỹ và Lào 02 bộ hài cốt liệt sỹ) và đã an táng tại nghĩa trang huyện Ngọc Hồi; trong nước 06 (Đăk Hà 05, Kon Tum 01).

82(): Tính đến ngày 15/11/2014, Tội phạm và vi phạm pháp luật về TTXH phát hiện 660 vụ tăng 10 vụ so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, Một số tội phạm giảm như: Giết người 10 vụ (giảm 06 vụ), cướp tài sản 06 vụ (giảm 23 vụ), huỷ hoại tài sản 10 vụ (giảm 7 vụ), cố ý làm hư hỏng tài sản 11 vụ (giảm 01 vụ), chống người thi hành công vụ (giảm 03 vụ), gây rối trật tự công cộng 35 vụ (giảm 9 vụ). Một số loại tội phạm nổi lên như: Trộm cắp tài sản (227 vụ (tăng 11 vụ), Cố ý gây thương tích 124 vụ (tăng 17 vụ), cướp giật tài sản 18 vụ (tăng 15 vụ), đánh bạc 37 vụ (tăng 15 vụ), lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 21 vụ (tăng 11 vụ)… Trong 660 vụ được phát hiện, cơ quan CSĐT các cấp đã khởi tố 434 vụ - 613 bị can.

83(): Tính đến ngày 15/8/2014 xảy ra 430 vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, đã tiến hành xử lý 419 vụ (Biểu số 07).

84(): Tính đến ngày 15/11/2014, toàn tỉnh xảy ra 103 vụ tai nạn giao thông, làm chết 79 người, bị thương 100 người. So với cùng kỳ năm 2013 tăng 05 vụ, tăng 04 người chết, giảm 06 người bị thương.

85(): Tính đến 15-11-2014, đã cử, cho phép 59 đoàn với 431 lượt người cán bộ, công chức, viên chức ra nước ngoài học tập và công tác; có 80 đoàn vào với 597 lượt người đến từ Lào, Campuchia, Thụy Sỹ, Đức, Mỹ, Nhật Bản, Canada và một số quốc gia khác đến thăm, chúc Tết, thực hiện chương trình phóng sự truyền hình, triển khai các hoạt động viện trợ, giao lưu văn hóa, chương trình quay phim tài liệu, phóng sự truyền hình, nghiên cứu khoa học và tìm kiếm cơ hội đầu tư tại tỉnh.

86(): Tiếp tục phối hợp với đội phân giới cắm mốc Vương quốc Campuchia triển khai hoàn thành việc cắm cọc phương vị tại 30 vị trí mốc phụ; đồng thời hoàn thành và ký 30 hồ sơ nháp của các vị trí mốc phụ này.

87(): Đã hoàn thành và ký kết được 13 hồ sơ cắm mốc. Hiện nay còn 17/81 hồ sơ cắm mốc đang tiếp tục phối hợp để sẵn sàng ký kết khi Ủy ban Liên hợp hai nước tổ chức cuộc họp song phương và ký hồ sơ cắm mốc.

88(): Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2015 (tính toán lại theo Chỉ thị 22/CT-TTg, ngày 05/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ) phấn đấu 8-9%, trong đó: lĩnh vực: Nông, Lâm, Thuỷ sản 5 - 6%; Công nghiệp - Xây dựng 11 - 12%; Thương mại - Dịch vụ 8 - 9%.


89(): Bao gồm: Xã Hòa Bình, Ya Chim, Đoàn Kết - Thành phố Kon Tum; Xã Đăk La - Huyện Đăk Hà; Xã Pờ Ê – Huyện Kon Plong; Xã Đắk Ruồng, Đăk Tờ Lung - Huyện Kon Rẫy; Xã Đăk Môn – Huyện Đăk Glei; Xã Diên Bình, Xã Kon Đào - Huyện Đắk Tô; Xã Sa Sơn - Huyện Sa Thầy; Xã Đăk Kan, Đăk Nông – Huyện Ngọc Hồi; Xã Đăk Rơ Ông – Huyện Tu Mơ Rông; Xã Hà Mòn, Đak Mar - Huyện Đăk Hà.



tải về 291.85 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương