Ủy ban nhân dân tỉnh hưng yêN



tải về 40.09 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu23.07.2016
Kích40.09 Kb.
#3014

ỦY BAN NHÂN DÂN

TỈNH HƯNG YÊN


Số: 1043/QĐ-UBND



CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc




Hưng Yên, ngày 12 tháng 6 năm 2007

QUYẾT ĐỊNH

Về việc phê duyệt Đề án "Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy của tỉnh Hưng Yên" giai đoạn 2007- 2010




ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Phòng cháy, chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001;

Căn cứ Chỉ thị số 02/2006/CT-TTg ngày 23/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo và thực hiện có hiệu quả công tác phòng cháy và chữa cháy;

Căn cứ Thông báo số 173/TB-TU ngày 22/3/2007 của Thường trực Tỉnh ủy về việc chỉ đạo thực hiện một số đề án;

Xét đề nghị của Giám đốc Công an tỉnh tại Tờ trình số 199/PV11 ngày 15/3/2007,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án ''Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy của tỉnh Hưng Yên" giai đoạn 2007 - 2010 gồm các nội dung chủ yếu sau:

1. Mục tiêu và quan điểm chỉ đạo công tác phòng cháy, chữa cháy:

a) Mục tiêu:

Củng cố tổ chức, nâng cao năng lực cho lực lượng phòng cháy, chữa cháy từ tỉnh đến cơ sở và dân phòng để có đủ khả năng để kiểm soát cháy, giảm nguy cơ cháy, chữa cháy kịp thời, có hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại do cháy gây ra.

b) Quan điểm chỉ đạo công tác phòng cháy, chữa cháy:

- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân và các cấp chính quyền về công tác phòng cháy, chữa cháy và phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành, cơ quan, doanh nghiệp các đoàn thể, tổ chức xã hội và toàn dân trong công tác phòng cháy, chữa cháy;

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phòng cháy, chữa cháy, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm các quy định an toàn về phòng cháy, chữa cháy;

- Tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, thường xuyên nâng cao từng bước năng lực phòng cháy, chữa cháy cho lực lượng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy; từng bước xây dựng lực lượng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy trở thành lực lượng chính quy, tinh nhuệ, hiện đại đủ sức và lực đáp ứng tốt yêu cầu trong tình hình mới;

- Đề cao vai trò trách nhiệm của thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc chấp hành nghiêm túc, đầy đủ các quy định pháp luật và các quy định khác liên quan đến công tác phòng cháy, chữa cháy, nhằm tạo sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức, ý thức của mọi người trong công tác phòng cháy, chữa cháy;

- Công tác phòng cháy, chữa cháy phải đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối của cấp uỷ, chính quyền địa phương mà nòng cốt là lực lượng công an nhân dân các cấp, trong đó lực lượng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy là đơn vị chủ công;

- Xây dựng và triển khai các phương án chữa cháy theo phương châm bốn tại chỗ;

- Đẩy mạnh chủ trương xã hội hoá công tác phòng cháy, chữa cháy, huy động mọi nguồn lực của xã hội, các thành phần kinh tế cho công tác phòng cháy, chữa cháy.

2. Nội dung và giải pháp thực hiện:

a) Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về công tác phòng cháy, chữa cháy:

- Xây dựng chương trình, nội dung tuyên truyền về công tác phòng cháy, chữa cháy thông qua các số ra chuyên đề hàng ngày, tuần và tháng trên các phương tiện thông tin đại chúng;

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng về chính sách của Nhà nước, quyền lợi và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân và cộng đồng trong phòng cháy, chữa cháy và giới thiệu lợi ích của công tác phòng cháy, chữa cháy đối với cuộc sống con người;

- Xây dựng các bảng nội quy bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy; biển cấm lửa và biển báo hiệu cấp dự báo cháy; in ấn và phát hành các tài liệu phổ biến về phòng cháy, chữa cháy và các quy định của pháp luật về lĩnh vực bảo vệ;

- Xây dựng mô hình trình diễn về công tác quản lý lửa, chương trình phối hợp với trường phổ thông trung học và trường phổ thông cơ sở để tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khoá tìm hiểu về công tác bảo vệ.

b) Cơ chế, chính sách về công tác phòng cháy, chữa cháy:

 - Củng cố hoạt động của Ban Chỉ đạo tỉnh và các Ban Chỉ huy phòng cháy, chữa cháy các cấp về các vấn đề cấp bách trong bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy;

- Quy hoạch lực lượng phòng cháy, chữa cháy từ tỉnh đến địa phương, trên cơ sở kiện toàn và củng cố lực lượng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy hiện có; quy hoạch và triển khai thành lập các đội cảnh sát phòng cháy, chữa cháy ở các Khu công nghiệp, rút ngắn bán kính bảo vệ và nâng cao hiệu quả của công tác chữa cháy;

- Xây dựng cơ chế chỉ đạo, điều hành, chỉ huy, phối hợp lực lượng phòng cháy, chữa cháy thống nhất, quy chế hoạt động và chia sẻ nghĩa vụ, quyền lợi của lực lượng phòng cháy, chữa cháy các cấp;

- Quy định chế độ tài chính đảm bảo cho các hoạt động của công tác phòng cháy, chữa cháy;

- Xây dựng quy định về thiết kế các công trình phòng cháy trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh;

- Xây dựng cơ chế, chính sách để tạo điều kiện và khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế, các cá nhân, tổ chức xã hội trong và ngoài nước tăng cường cho công tác phòng cháy, chữa cháy;

- Khi quy hoạch, xây dựng các khu công nghiệp, khu dân cư đều phải có quy hoạch về phòng cháy, chữa cháy. Bố trí các khu chức năng xen kẽ giữa các cơ sở sản xuất dễ cháy và khó cháy để chống cháy lan, hệ thống giao thông, hệ thống cấp nước chữa cháy, vị trí các đội phòng cháy, chữa cháy... đảm bảo các yêu cầu phòng cháy, chữa cháy trước mắt cũng như lâu dài;

- Hàng năm phối hợp các cơ quan ban, ngành, tổ chức thực hiện tốt Tuần lễ quốc gia An toàn vệ sinh lao động - Phòng chống cháy nổ và ngày Toàn dân phòng cháy, chữa cháy (4/10).

c) Tăng cường các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và phát hiện, xử lý kịp thời các nguy cơ có thể xảy ra cháy nổ. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm:

- Tăng cường công tác nắm tình hình, điều tra cơ bản và phân loại cơ sở theo tính chất nguy hiểm về cháy nổ, để đầu tư hoạt động phòng cháy, chữa cháy có trọng tâm, trọng điểm. Nâng cao chất lượng hiệu quả công tác kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháy, nhằm phát hiện kịp thời những thiếu sót, vi phạm về an toàn phòng cháy, chữa cháy. Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, tạo sự chuyển biến thực sự trong việc đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy;

- Rà soát, củng cố và xây dựng mới các đội phòng cháy, chữa cháy cơ sở và dân phòng theo quy định của Luật phòng cháy, chữa cháy. Tăng cường trang bị phương tiện, huấn luyện nghiệp vụ, đảm bảo lực lượng này hoạt động hiệu quả. Hàng năm UBND các cấp phải đầu tư ngân sách cho các hoạt động phòng cháy, chữa cháy, trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy cho lực lượng dân phòng và cơ sở;

- Xây dựng và hoàn thiện các nội quy, quy định, quy trình phòng cháy, chữa cháy trong từng lĩnh vực hoạt động cụ thể. Đối với các đơn vị, địa bàn có nhiều nguy hiểm về cháy nổ, phải phân loại theo mức độ tính chất cháy nổ loại I, II, III để theo dõi quản lý đồng thời có quy định cụ thể, phân công trách nhiệm trong công tác phòng cháy, chữa cháy, xác định các biện pháp về an toàn phòng cháy, chữa cháy, coi việc tổ chức thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy là nhiệm vụ thường xuyên trong chương trình công tác của đơn vị, địa phương (tất cả các cơ sở có nguy hiểm cháy nổ cao đã được phân loại I, II đều được xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy).

d) Tăng cường năng lực của các tổ chức tham gia phòng cháy, chữa cháy:

- Từng bước kiện toàn và hình thành lực lượng phòng cháy, chữa cháy chuyên ngành từ tỉnh đến cấp huyện và xã, đảm bảo cho việc quản lý thống nhất và duy trì lực lượng tinh nhuệ, chủ lực trong thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy;

- Nâng cao hiệu lực quản lý, năng lực thừa hành pháp luật và hiệu quả công tác trong lĩnh vực bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy cho các cán bộ chiến sĩ cảnh sát phòng cháy, chữa cháy từ tỉnh đến địa phương để chủ động thực hiện tốt nhiệm vụ được giao trong tình hình mới;

- Đào tạo nâng cao năng lực quản lý, chuyên môn cho cán bộ quản lý và chuyên trách để từng bước tự tổ chức, giám sát và thực hiện phương án phòng cháy, chữa cháy;

- Tập huấn, huấn luyện kỹ thuật, nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy cho các lực lượng chuyên ngành và không chuyên; ưu tiên đào tạo bồi dưỡng cho lực lượng không chuyên ở cơ sở;

- Đầu tư phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật, cơ sở vật chất cho lực lượng phòng cháy, chữa cháy cơ sở để có khả năng xử lý kịp thời khi xảy ra cháy, nổ.

e) Củng cố xây dựng và triển khai các phương án phòng cháy, chữa cháy:

- Lập kế hoạch, xây dựng các phương án chữa cháy, cứu nạn đối với các cơ sở có nhiều nguy hiểm cháy nổ, các cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hoá dễ cháy, nhà cao tầng, chợ, trung tâm thương mại, khu dân cư tập trung đông người...

- Xây dựng phương án chữa cháy theo 4 phương châm: Lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, chỉ huy tại chỗ và hậu cần tại chỗ;

- Chuẩn bị các giải pháp, điều kiện thoát nạn cứu người, chống cháy lan, củng cố và xây dựng lực lượng, phương tiện phòng cháy, chữa cháy cần thiết tại chỗ để ứng cứu kịp thời khi có cháy xảy ra;

- Có kế hoạch chủ động xây dựng các bể nước chữa cháy, hệ thống cấp nước phục vụ công tác chữa cháy, trụ nước chữa cháy. Đối với đô thị và khu công nghiệp phải thiết kế lắp đặt hệ thống cấp nước, các trụ nước chữa cháy theo đúng tiêu chuẩn quy định.

f) Tăng cường biên chế, bố trí mô hình đội cảnh sát chữa cháy:

- Xây dựng đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trên từng lĩnh vực như: ngoại ngữ, tin học, kiến trúc, xây dựng... và kiến thức khoa học kỹ thuật khác phục vụ công tác phòng cháy, chữa cháy, ứng dụng tốt tiến bộ khoa học vào công tác phòng cháy, chữa cháy.

- Tăng cường thêm biên chế cho lực lượng trực tiếp chiến đấu, đảm bảo cho mỗi đầu xe chữa cháy theo quy định có 9 CBCS ( gồm chỉ huy, lái xe và chiến sỹ chữa cháy).

3. Tổng vốn đầu tư và nguồn vốn đầu tư:

a) Tổng vốn đầu tư khái toán là: 33.380 triệu đồng

Trong đó:

Giai đoạn 1 (năm 2007 - 2008): 14.540 triệu đồng

Giai đoạn 2 (năm 2009 - 2010): 18.840 triệu đồng

b) Nguồn vốn đầu tư:

+ Kinh phí hỗ trợ của Bộ Công an;

+ Ban quản lý KCN hỗ trợ và huy động từ các doanh nghiệp;

+ Nguồn ngân sách tỉnh hỗ trợ;

c) Hạng mục đầu tư cụ thể bao gồm:

- Đầu tư phương tiện, trang thiết bị và cơ sở vật chất cho các đơn vị cảnh sát phòng cháy, chữa cháy để đáp ứng cho công tác phòng cháy, chữa cháy;

- Đầu tư hỗ trợ có mục tiêu cho các trọng điểm thực hiện đầu tư nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy cho lực lượng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy của từng địa phương theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.



(Có phụ lục chi tiết kèm theo Quyết định này)

Điều 2. Tổ chức thực hiện:

1. Công an tỉnh có trách nhiệm:

- Lập kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp được nêu trong đề án; phối hợp, hướng dẫn các sở, ngành liên quan tổ chức thực hiện các giải pháp phòng cháy, chữa cháy theo quy định; chỉ đạo Phòng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và công an các huyện, thị xã tổ chức thực hiện Đề án;

- Phối hợp với Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh xây dựng quy chế hoạt động về công tác phòng cháy, chữa cháy; bố trí lực lượng tham gia đào tạo, tập huấn nghiệp vụ kỹ thuật chữa cháy.

2. Công an các huyện, thị xã phải chủ động tham m­ưu đề xuất UBND cùng cấp lập kế hoạch và chỉ đạo việc triển khai thực hiện đề án tại địa ph­ương mình, chọn các địa bàn, chỉ đạo để rút kinh nghiệm nhân rộng. Định kỳ hàng tháng, quý và đột xuất có báo cáo Ban chỉ đạo về kết quả cũng như­ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai, thực hiện đề án để kịp thời chỉ đạo giải quyết.

3. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Công an tỉnh cân đối vốn và dự kiến danh mục đầu tư cho công tác phòng cháy, chữa cháy báo cáo UBND tỉnh trong kế hoạch ngân sách hàng năm.

4. Giao Ban quản lý khu công nghiệp và UBND các huyện phối hợp với Sở Xây dựng xem xét, đề xuất vị trí xây dựng nhà làm việc và các hạng mục công trình phụ trợ cho các đội chữa cháy trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.

5. Các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã căn cứ chức năng nhiệm vụ phối hợp với Công an tỉnh triển khai thực hiện đề án đảm bảo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.



Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Ông Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở, ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công an tỉnh, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.




TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

CHỦ TỊCH

(Đã ký)
Nguyễn Văn Cường

Каталог: Lists -> vbpq -> Attachments
Attachments -> TỈnh bến tre độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> Ban hành kèm theo Thông tư số: 29/2004/tt-btnmt
Attachments -> BỘ y tế CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> BỘ TƯ pháp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> PHỤ LỤC: MẪu văn bảN Áp dụng thống nhất trong công tác bổ nhiệM (Ban hành kèm theo Thông tư số 09/2012/tt-btp ngày 01 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp) Mẫu số: 01/bncb
Attachments -> PHỤ LỤc I khung thời gian trích khấu hao các loại tài sản cố ĐỊNH
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI
Attachments -> UỶ ban nhân dân tỉnh sơn la cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> PHỤ LỤc số I mẫu phiếu nhận hồ SƠ

tải về 40.09 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương