Ủy ban nhân dân tỉnh hải dưƠng o0o quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh hải dưƠng giai đOẠN 2011- 2020


III. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC



tải về 0.6 Mb.
trang9/10
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích0.6 Mb.
#21577
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

III. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC

1. Đổi mới quản lý nhà nước về phát triển nhân lực

1.1. Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về phát triển nhân lực


Cần tích cực tuyên truyền về tầm quan trọng nâng cao nguồn nhân lực cho cá nhân, gia đình, cơ quan các cấp và cộng đồng, để các bên có thể nhận thức sâu sắc về nhân lực phục vụ cho tương lai của mình, của gia đình mình của địa phương mình và của đất nước.

Tạo sự chuyển biến mạnh về nhận thức theo hướng tiếp thu các tư tưởng chỉ đạo của «Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020» ở các ngành, các cấp và toàn xã hội về phát triển nhân lực. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về giáo dục, đào tạo và pháp luật về phát triển nhân lực

Đẩy mạnh các hình thức hỗ trợ trong việc nâng cao ý thức của nguồn nhân lực thông qua các chương trình hướng nghiệp, tư vấn nghề ngay từ trong nhà trường. Thông qua phương tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền các chủ trương, chính sách của nhà nước nói chung và tỉnh nói riêng về phát triển nhân lực, đặc biệt là dạy nghề cho người lao động.

1.2. Hoàn thiện bộ máy quản lý phát triển nhân lực, nâng cao năng lực, hiệu quả và hiệu lực của bộ máy quản lý


Bộ máy quản lý phát triển nhân lực phải được hoàn thiện, nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả hoạt động bộ máy quản lý nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển nhân lực và tạo nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Nâng cao năng lực quản lý của các cơ quan tham mưu cho UBND tỉnh về phát triển nhân lực như: Sở Nội vụ, Sở LĐ-TB&XH, Sở GD-ĐT và các bộ phận phụ trách công tác tổ chức, nhân sự của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, cơ sở đào tạo, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Từng bước áp dụng các mô hình và phương pháp quản trị nhân sự hiện đại. Phân định rõ thẩm quyền và trách nhiệm quản lý của các cấp, các ngành trong việc theo dõi, dự báo, xây dựng kế hoạch phát triển nhân lực. Xây dựng bộ phận dự báo cung – cầu lao động của tỉnh. Về cơ chế quản lý, thay đổi theo hướng tăng thêm tính chủ động cho cấp dưới, cấp cơ sở.

Mỗi cơ quan, đơn vị phải xây dựng kế hoạch phát triển nhân lực trong từng giai đoạn; xác định hệ thống vị trí việc làm và tiêu chuẩn nhân sự phù hợp; thực hiện tuyển dụng công khai, minh bạch; có kế hoạch thu hút, đào tạo, bồi dưỡng nhân lực.

. Sử dụng, đánh giá và đãi ngộ nhân lực phải dựa vào năng lực thực và kết quả, hiệu quả công việc. Khắc phục tâm lý quá coi trọng “bằng cấp” một cách hình thức trong tuyển dụng và đánh giá nhân lực. Tổ chức thi vào các chức vụ lãnh đạo từ trung cấp trở xuống.

Xây dựng quy chế (tiêu chuẩn và quy trình) đánh giá nhân lực dựa trên cơ sở năng lực thực tế, kết quả, hiệu suất, năng suất lao động thực tế và đãi ngộ tương xứng với trình độ và kết quả công việc.

Thường xuyên rà soát quy hoạch, bồi dưỡng, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý theo quy định; khắc phục những bất hợp lí về chính sách, số lượng và cơ cấu của đội ngũ cán bộ hiện nay.


1.3. Cải tiến và tăng cường sự phối hợp giữa cấp, ngành về phát triển nhân lực


Các cấp, các ngành và các địa phương trên địa bàn có sự phối hợp chặt chẽ trong việc phát triển nhân lực. Trên cơ sở Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011 - 2020, các cấp, các ngành, các địa phương tăng cường phối hợp trong xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nhân lực cho ngành, lĩnh vực, địa phương mình. Tạo sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ, thống nhất tốt nhất cho sự phát triển nhân lực trên địa bàn tỉnh.

Xác định rõ mối quan hệ giữa địa phương và các bộ, ngành trong công tác quản lý phát triển nhân lực từ đó phân công, phân nhiệm cụ thể, rõ ràng cho từng cơ quan, đơn vị. Tăng cường mối quan hệ giữa các cơ quan quản lý nhà nước với các cơ sở đào tạo. Các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh thường xuyên báo cáo tình hình hoạt động, kết nối thông tin với cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn.

Xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị sử dụng lao động với các cơ sở đào tạo, phát triển nhân lực để tìm sự thống nhất giữa cung và cầu lao động trong thời gian đến, hạn chế đến mức thấp nhất sự lãng phí trong phát triển nhân lực của cá nhân, tổ chức và xã hội. Đồng thời, tăng cường sự chủ động, sáng tạo của từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong công tác phát triển nhân lực.

Thường xuyên tổ chức sơ kết và tổng kết đánh giá kết quả việc thực hiện nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của các cấp, các ngành và các cơ sở dạy nghề. Từ đó, chỉ rõ những điểm làm được và chưa làm được, đồng thời đưa ra giải pháp để thực hiện, trong đó đặc biệt chú trọng đến giải pháp nâng cao sự phối kết hợp với các cấp, các ngành về phát triển nhân lực.


2. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách khuyến khích, thúc đầy phát triển nhân lực

2.1. Chính sách đầu tư và chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế


Huy động các nguồn lực để bảo đảm tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trên mức trung bình của cả nước và đảm bảo chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Cải thiện môi trường đầu tư, môi trường chính sách sách để huy động các nguồn lực trong tỉnh, thu hút mạnh các nguồn đầu tư từ bên ngoài để phát triển kinh tế, tạo việc làm cho nguồn nhân lực.

Từng bước đổi mới và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển các lĩnh vực có hiệu quả kinh tế cao gắn với đảm bảo môi trường, chuyển từ tăng trưởng nhờ vốn và lao động giản đơn sang tăng trưởng theo hướng dựa chủ yếu vào nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và nguồn nhân lực chất lượng cao. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế dựa trên lợi thế cạnh tranh của tỉnh và theo định hướng của Chính phủ về phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, Vùng Thủ đô, trong đó công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng chủ yếu, nhưng phải đặc biệt chú trọng phát triển nông nghiệp hiện đại, hiệu quả. Tiếp tục phát triển mạnh các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, đổi mới công nghệ, hiện đại hoá sản xuất kinh doanh. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hoá, hướng mạnh các chính sách ưu tiên cho khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Phát triển nhanh và mạnh công nghiệp và dịch vụ đồng thời hoàn thiện kết cấu hạ tầng. Để đạt được mục tiêu, căn cứ vào các chính sách của Đảng và Nhà nước đã và sẽ ban hành về công cụ khuyến khích và thúc đẩy phát triển nhân lực để tỉnh xây dựng cơ chế thông thoáng, giải quyết thủ tục nhanh chóng, nhiệt tình với các nhà đầu tư để thu hút các dự án đầu tư.

Xây dựng chính sách khuyến khích đầu tư của tỉnh phù hợp với từng lĩnh vực với mức ưu đãi cao nhất trong khung pháp lý chung của nhà nước, chú trọng các hình thức đầu tư mới gắn quyền lợi với trách của nhà đầu tư.


2.2. Chính sách tài chính và sử dụng ngân sách cho phát triển nhân lực


Đào tạo, nâng cao chất lượng nhân lực cho phát triển kinh tế-xã hội là công việc đòi hỏi phải huy động tài chính từ nhiều nguồn, trong đó, nguồn từ ngân sách nhà nước có vai trò quan trọng và chủ yếu.

Trong khuôn khổ đường hướng chỉ đạo của Trung ương, tỉnh ưu tiên đầu tư ngân sách cho phát triển nhân lực thông qua các chương trình, dự án của Quy hoạch này và thông qua các kế hoạch, đề án phát triển nhân lực khác. Tăng định mức chi ngân sách cho ngành giáo dục và đào tạo, khoa học - công nghệ và công tác phát triển nhân lực của tỉnh. Đặc biệt, quan tâm đến việc xây dựng kế hoạch đào tạo phù hợp với nhu cầu sử dụng và quy hoạch cán bộ. Tiếp tục triển khai đề án thu hút nguồn nhân lực trình độ cao cho khu vực công và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Tiếp tục hỗ trợ cho người được cử đi đào tạo sau đại học và có điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tế.

Thu hút đầu tư nước ngoài, khuyến khích xã hội hóa trong công tác phát triển nhân lực trên địa bàn tỉnh. Khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn ODA, NGO, vốn tín dụng thương mại ưu đãi phục vụ lĩnh vực giáo dục và đào tạo, khoa học - công nghệ. Tận dụng các cơ hội đào tạo nhân lực trình độ cao của các tổ chức trong nước và quốc tế.

Khuyến khích các cơ sở đào tạo đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật, đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên, giáo viên để cải thiện chất lượng đào tạo.

Có chính sách huy động nguồn đóng góp từ phía doanh nghiệp cho đào tạo nghề, bao gồm chính sách khuyến khích thành lập các trung tâm đào tạo có chất lượng cao. Hỗ trợ kinh phí đào tạo một số nghề mà nhiều doanh nghiệp tại địa phương có nhu cầu. Việc đào tạo tập trung như vậy sẽ giúp cho doanh nghiệp có được đội ngũ lao động lành nghề và tích cực sử dụng lao động tại địa phương hơn.

Tìm kiếm các nguồn tài trợ khác để tổ chức đào tạo cho nhiều lao động hơn như từ các chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm, đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, các chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ...


2.3. Chính sách việc làm, bảo hiểm và bảo trợ xã hội và nâng cao sức khỏe của người lao động


Để đảm bảo an sinh xã hội, ngoài chính sách chung của Nhà nước, tỉnh cần có chính sách tạo việc làm cho người lao động và chính sách hỗ trợ đối tượng nghèo khi tham gia các loại hình bảo hiểm, đặc biệt là bảo hiểm thất nghiệp.

Gắn công tác dạy nghề với giải quyết việc làm cho người lao động, xác định đào tạo theo địa chỉ, nhu cầu sử dụng lao động. Có chính sách thoả đáng về tiền lương, nhà ở nhằm thu hút cán bộ kinh tế, khoa học kỹ thuật, các chuyên gia giỏi, công nhân lành nghề, các nghệ nhân về công tác lâu dài tại tỉnh.

Khuyến khích thành lập các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu lao động, hỗ trợ người lao động vay vốn để thực hiện các thủ tục xuất khẩu lao động. Tăng cường quản lý nhà nước trong hoạt động xuất khẩu lao động nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng cho doanh nghiệp và người lao động, đảm bảo hoạt động này phù hợp với khuôn khổ pháp luật.

Tăng đầu tư nhằm cải tiến tổ chức cung cấp và nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh để không ngừng nâng cao thể lực của người lao động. Nâng cấp và hiện đại hóa mạng lưới cơ sở khám chữa bệnh của tỉnh để đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời các dịch vụ y tế. Cải tạo, nâng cấp Bệnh viện đa khoa tỉnh, các bệnh viện tại tuyến huyện, các trung tâm y tế xã. Phấn đấu đến 2015, 100% các xã / phường/thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế.

Xây dựng và phát triển hệ thống y tế dự phóng trên địa bàn tỉnh một cách rộng khắp và có hiệu quả. Đẩy mạnh tuyên truyền và có biện pháp hữu hiệu nhằm phòng chống và ngăn ngừa HIV/AIDS, giảm mạnh tai nạn giao thông, các tệ nạn ma túy, nghiện rượu và các tệ nạn xã hội khác.

Nâng cao chất lượng các phong trào rèn luyện thân thể, tập thể dục, nâng cao thể lực. ..xây dựng đời sống lành mạnh trong nhân dân, đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực trong lối sống xã hội.


2.4. Chính sách huy động các nguồn lực trong xã hội cho phát triển nhân lực


Đánh giá công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất của ngành giáo dục-đào tạo, và y tế để đưa ra định hướng và quy hoạch sử dụng đất phù hợp cho phát triển giáo dục, đào tạo và y tế thuộc các thành phần kinh tế.

Mở rộng hợp tác với các cơ sở đào tạo có uy tín trong và ngoài tỉnh để đào tạo lao động kỹ thuật lành nghề. Khuyến khích các doanh nghiệp góp vốn và trang bị phương tiện để nâng cao chất lượng đào tạo hoặc liên kết đào tạo tại doanh nghiệp, ngân sách tỉnh sẽ hỗ trợ một phần kinh phí. Tạo sự liên kết giữa cơ quan quản lý nhà nước về phát triển công nghiệp, các cơ quan tư vấn về phát triển kinh tế - kỹ thuật công nghệ, các doanh nghiệp với các trường đại học, các cơ sở đào tạo công nhân kỹ thuật để hỗ trợ nhau trong vấn đề đào tạo, cung ứng, sử dụng nhân lực có hiệu quả nhất.

Đẩy mạnh công tác xã hội hoá về giáo dục, đào tạo nghề nhằm huy động mọi nguồn lực trong xã hội để phát triển giáo dục, đào tạo nghề, đa dạng hóa các loại hình đào tạo. Đào tạo nghề gắn với gắn với giải quyết việc làm cho người lao động Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển nhân lực của tỉnh, trong đó xác định rõ cơ cấu ngành nghề, tỷ trọng trong các lĩnh vực, cấp bậc đào tạo đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh; chú trọng đào tạo, dạy nghề cho người lao động, trang bị kiến thức nhằm thay đổi tư duy kinh tế, tác phong công nghiệp cho người lao động. Ưu tiên đào tạo cho các ngành then chốt trong công nghiệp (như khai thác, chế biến khoáng sản, luyện kim, hóa chất, chế biến nông lâm sản) và trong thương mại dịch vụ (như kinh tế đối ngoại, trình độ tin học, ngoại ngữ).

Xã hội hóa việc đào tạo nguồn nhân lực, khuyến khích các trường đại học, cao đẳng, trung cấp dạy nghề và các trung tâm đào tạo nghề liên kết với các doanh nghiệp đồng thời thực hiện các cơ chế, chính sách ưu đãi (thuế, tín dụng, đất đai...) để khuyến khích mạnh mẽ doanh nghiệp đầu tư cho đào tạo nhân lực.

Khuyến khích các doanh nghiệp góp vốn và trang bị phương tiện để nâng cao chất lượng đào tạo hoặc liên kết đào tạo, kể cả việc khuyến khích các doanh nghiệp mở trường đào tạo, ngân sách tỉnh sẽ hỗ trợ một phần kinh phí.

Để đảm bảo nhu cầu vốn cho phát triển nhân lực trong xã hội, cần huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau. Huy động các nguồn vốn xây dựng cơ bản, sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khoa học, vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA, vốn FDI, hợp tác quốc tế và huy động nguồn vốn của các doanh nghiệp, vốn trong dân thông qua xã hội hoá để thực hiện các dự án cho phát triển nhân lực.


2.5. Chính sách đãi ngộ và thu hút nhân tài


Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh đã chuyển từ cạnh tranh giá cả sang cạnh tranh chất lượng, và điều này có nghĩa là chất lượng của nguồn nhân lực là lợi thế quan trọng hàng đầu để nâng cao năng lực cạnh tranh. Vì vậy, mỗi địa phương cần nỗ lực tập trung phát triển nhân lực của mình. Trong số các giải pháp thì phát triển giáo dục và đào tạo được coi là quan trọng nhất. Đây là ngành dịch vụ có tác động trực tiếp đến phát triển nhân lực. Thật vậy, thực tế đã chứng minh hoạt động kinh doanh kém hiệu quả do người thuê lao động không thể tìm được lao động có chất lượng đáp ứng được yêu cầu công việc.

Do đó bên cạnh chính sách đào tạo nguồn nhân lực thì chính sách thu hút người tài sẽ nhanh chóng cải thiện tình hình thiếu nhân lực cấp cao hiện tại.

Có chính sách thoả đáng về tiền lương, nhà ở nhằm thu hút cán bộ kinh tế, khoa học kỹ thuật, các chuyên gia giỏi, công nhân lành nghề, các nghệ nhân về tỉnh xây dựng và phát triển kinh tế. Ngoài cơ chế chính sách trực tiếp đối với cán bộ, chuyên gia giỏi, cần có các chính sách khuyến khích ưu tiên đối với những người đi cùng (gia đình) để cán bộ, chuyên gia yên tâm công tác. Trước mắt, cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ thuê các doanh nhân giỏi về tỉnh quản lý các doanh nghiệp.

Tỉnh cần có chính sách ưu đãi về tiền lương, tiền thưởng và các loại phụ cấp bằng tiền khác cho những chuyên gia, nhân tài về tỉnh công tác, nghiên cứu.

Có cơ chế, chính sách đãi ngộ khác như: bổ nhiệm vào vị trí phù hợp với năng lực chuyên môn; giao các nhiệm vụ quan trọng để họ phát huy khả năng vốn có; cấp đất làm nhà ở, bố trí phương tiện đi lại…

2.6. Chính sách phát triển thị trường lao động và hệ thống công cụ, thông tin thị trường lao động


Nâng cao nguồn nhân lực mang tính quyết định trong bối cảnh hội nhập hiện nay trên bình diện địa phương và cả nước. Theo đó đào tạo phải theo tín hiệu thị trường do đó công tác đào tạo trên cơ sở tính toán cơ hội nghề nghiệp ở địa phương. Lao động có kỹ năng chuyên môn sẽ có cơ hội tìm được việc làm tốt, và có thu nhập tốt. Tỉnh cần chú trọng:

- Nâng cao chất lượng và hiện đại hoá các Trung tâm dịch vụ việc làm.

- Thường xuyên tổ chức điều tra, thống kê thị trường lao động và xây dựng hệ thống thông tin thị trường lao động, phát triển mạng lưới thông tin thị trường lao động và dịch vụ về đào tạo, tìm kiếm, giới thiệu việc làm. Có thể giam Ban quản lý khu công nghiệp tỉnh thực hiện công việc thu thập thông tin về nhu cầu lao động trong các ngành công nghiệp.

- Tổ chức các hội chợ việc làm.


3. Mở rộng, tăng cường sự phối hợp và hợp tác để phát triển nhân lực

3.1. Tăng cường phối hợp và hợp tác với các cơ quan, tổ chức Trung Ương


Tạo sự liên kết giữa cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan tư vấn về phát triển kinh tế-kỹ thuật công nghệ, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để hỗ trợ nhau trong vấn đề đào tạo, cung ứng, sử dụng nhân lực có hiệu quả nhất.

Mở rộng và tăng cường hợp tác với các cơ quan, tổ chức Trung ương và cấp Trung ương đóng trên địa bàn, tạo điều kiện về chương trình dạy-học mới, giáo trình, giáo án, nâng cao trình độ giáo viên và nguồn vốn để hỗ trợ Hải Dương phát triển nhân lực…


3.2. Tăng cường phối hợp và hợp tác với các tỉnh, thành phố


Mở rộng hợp tác với các cơ sở đào tạo có uy tín trong và ngoài tỉnh để đào tạo lao động kỹ thuật lành nghề.

Tận dụng các lợi thế về vị trí, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội để mở rộng quan hệ giao lưu, trao đổi và hợp tác với các địa phương lân cận, vùng Đồng bằng Sông Hồng và cả nước, tạo cơ hội thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Các sở chuyên ngành tăng cường hợp tác với các tỉnh bạn liên kết trong công tác đào tạo, tuyển dụng nhân lực, có sự chuyển giao hợp tác về nhân lực giữa các tỉnh để điều tiết cung cầu lao động trên thị trường lao động


3.3. Mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế


Đẩy mạnh chương trình hợp tác về đào tạo, nghiên cứu với các trường, trung tâm có uy tín trong nước và quốc tế

Tạo điều kiện tham quan, học tập, giao lưu với nước ngoài để kịp thời nắm bắt các thông tin về thị trường, công nghệ... đáp ứng yêu cầu hội nhập và cạnh tranh.

Bằng các mối quan hệ với đại sứ quán các nước tại Việt Nam, thông qua các tổ chức phi chính phủ, qua các nhà đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Hải Dương, qua Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các tổ chức liên quan khác để có chiến lược tăng cường hoạt động đào tạo, chuyển giao nhân lực với các nước nhằm mang lại điều kiện tốt nhất cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

4. Dự báo nhu cầu vốn và giải pháp huy động vốn cho phát triển nhân lực

4.1. Dự báo nhu cầu vốn


Để đạt được các mục tiêu đã đề ra tại Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011-2020, cần có nguồn tài chính đảm bảo thực hiện.

Về nhu cầu vốn cho đào tạo nhân lực đáp ứng mục tiêu đạt 80% lực lượng lao động qua đào tạo vào năm 2020, nguồn vốn cần thiết cần xấp xỉ 150 tỷ/ năm (dành cho các cấp dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và trên đại học). Trong giai đoạn 2011 – 2020, tổng nguồn vốn cho đào tạo nhân lực cho các cấp này ước tính là khoảng 1.593 tỷ đồng.

Nhu cầu vốn được tính dựa trên nhu cầu đào tạo hàng năm và định mức chi. Báo cáo Quy hoạch ước tính định mức chi cho dạy nghề (SCN, TCN, CĐN) và trung học chuyên nghiệp khoảng 4 triệu đồng/sinh viên; cho cao đẳng là 4,5 triệu đồng/sinh viên; cho đại học là 5 triệu đồng/sinh viên và cho sau đại học là 5,5 triệu đồng/sinh viên.

Biểu 14: Nhu cầu vốn đào tạo nhân lực

(Đơn vị tính: triệu đồng




2011-2015

2016-2020

2011-2020

Đào tạo nghề

603.931

724.717

1.328.648

Cao đẳng, đại học, sau đại học

120.532

144.638

265.169


Tổng

724.463

869.355

1.593.818

Nguồn: Tổng hợp số liệu báo cáo của các cơ sở đào tạo và tính toán của Báo cáo Quy hoạch

Về nhu cầu vốn cho đầu tư xây dựng mới, cải tạo các cơ sở đào tạo nhân lực các cấp, Hải Dương cần nguồn vốn khoảng 1.159 tỷ đồng trong giai đoạn 10 năm tới.

Như vậy tổng nhu cầu vốn cho đào tạo và xây dựng cơ sở đào tạo là 2.753 tỷ đồng.
Biểu 15: Nhu cầu vốn đầu tư xây dựng/cải tạo cơ sở đào tạo nhân lực

Đơn vị tính : triệu đồng






2011-2015

2016-2020

2011-2020

Đào tạo nghề

232.000

278.400

510.400

Cao đẳng, đại học, sau đại học

344.000

304.800

648.800

Tổng

576.000

583.200

1.159.200

Nguồn: Tổng hợp số liệu báo cáo của các cơ sở đào tạo và Sở Lao động thương binh và xã hội

Chi tiết về khái toán ước tính nhu cầu vốn dành cho đào tạo nhân lực và đầu tư xây dựng cho các cơ sở đào tạo được trình bày tại Biểu 8 và Biểu 9 của phần Phụ lục.


4.2. Khả năng huy động vốn


Do tầm quan trọng của nhân lực đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội địa phương cũng như quốc gia, nguồn ngân sách nhà nước (ngân sách TW và ngân sách địa phương) cần đóng vai trò quan trọng và dẫn dắt trong việc thực hiện chiến lược phát triển nhân sự.

Theo số liệu của tại Biểu 6, năm 2010, ngân sách địa phương đã chi cho đào tạo là 104 tỷ đồng, theo dự báo từ 2011 đến năm 2020 số lao động qua đào tạo tăng hàng năm là 3,6%/năm, do đó Quy hoạch cho rằng Ngân sách địa phương có thể bố trí cho đào tạo tăng theo tốc độ tương ứng tức là 3,6%/năm. Giai đoạn 2011-2020 ngân sách tỉnh có thể bố trí nguồn lực là 1.270 tỷ đồng12. Dự báo tổng số tiền cho đào tạo và đầu tư cho các cơ sở đào tạo giai đoạn 2011-2020 là 2.753 tỷ động, như vậy ngân sách địa phương có thể đảm bảo khoảng 51% (1.270/2753 tỷ đồng) còn lại phải huy động từ các nguồn khác từ ngân sách trung ương, và các nguồn ngoài ngân sách khác (bao gồm vốn từ nước ngoài, vốn từ các tổ chức xã hội, doanh nghiệp và từ người dân).

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và kinh tế thị trường phát triển, cần tận dụng tối đa nguồn vốn xã hội hóa trong và ngoài nước, đặc biệt là từ khu vực doanh nghiệp.




tải về 0.6 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương