Ủy ban nhân dân tỉnh hải dưƠng o0o quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh hải dưƠng giai đOẠN 2011- 2020


PHẦN THỨ HAI PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC CỦA TỈNH HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2011 – 2020



tải về 0.6 Mb.
trang7/10
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích0.6 Mb.
#21577
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

PHẦN THỨ HAI
PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC CỦA TỈNH HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2011 – 2020



I. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC GIAI ĐOẠN 2011 - 2020

1. Thời cơ và thách thức

1.1. Thời cơ


Hải Dương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có hệ thống giao thông thuận lợi. Tại vùng kinh tế trọng điểm có nhiều ngành công nghiệp mũi nhọn với công nghệ hiện đại; nhiều cơ sở tài chính, thương mại, du lịch và cơ sở đào tạo lớn, là nơi tập trung phần lớn đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật có ảnh hưởng tích cực đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ sẽ tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho tỉnh điều chỉnh cơ cấu đầu tư đúng hướng, thúc đẩy nhanh sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp, các ngành dịch vụ có hàm lượng chất xám cao, đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá, hình thành các vùng chuyên canh về lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả, các vùng hoa, vùng rau sạch với khả năng thâm canh lớn, thu hút và phân bố lại lực lượng lao động.

Kinh tế-xã hội tỉnh Hải Dương thời gian đã có nhiều sự phát triển khởi sắc, tăng trưởng kinh tế ở mức khá, có những chuyển biến lớn về cơ cấu kinh tế, năng lực cạnh tranh của tỉnh đang được từng bước cải thiện. Bước vào giai đoạn phát triển mới, triển vọng phát huy được những tiềm năng, lợi thế phát triển của tỉnh là rất cao. Đây vừa là tiền đề, vừa là đòi hỏi cho việc xây dựng, phát triển nhân lực, tạo nền móng vững chắc để phát triển lâu dài kinh tế - xã hội.

Chính phủ đang quyết liệt chỉ đạo và hỗ trợ những điều kiện tốt nhất cho các địa phương về định hướng phát triển, về kinh phí đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của cả nước nói chung và của từng địa phương nói riêng. Đặc biệt, Đề án 1956 của Chính phủ về chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tạo điều kiện cho Hải Dương tăng nhanh tỷ lệ lao động đã qua đào tạo, góp phần vào chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn.


1.2. Thách thức


Hội nhập quốc tế đã đòi hỏi Hải Dương phải có mặt bằng dân trí cao hơn, phát triển một lực lượng lao động có khả năng nắm bắt công nghệ tiến tiến với những chuyển biến nhanh và đa dạng về hình thái của nền kinh tế, cũng như khả năng bắt kịp với tiến bộ và chuyển đổi mang tính toàn cầu. Khi hội nhập đầy đủ và sâu hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh trên thị trường lao động khu vực và quốc tế cũng như giữa các vùng gay gắt hơn, lợi thế cạnh tranh do tiền công rẻ sẽ mất dần và yếu thế của lao động Việt Nam nói chung và Hải Dương nói riêng trong cạnh tranh sẽ bộc lộ rõ hơn do trình độ tay nghề, chuyên môn, ngoại ngữ, kỷ luật, tác phong công nghiệp, tính năng động xã hội, trình độ hiểu biết pháp luật và thể lực kém.

Việc làm cho lao động xã hội nói chung vẫn là vấn đề rất bức xúc, cung vẫn lớn hơn cầu lao động; đặc biệt khi quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô thị hoá diễn ra với tốc độ cao hơn. Cơ cấu ngành nghề đào tạo của các trường chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh chưa thực sự gắn liền với nhu cầu sự dụng lao động, dẫn đến tình trạng vừa tăng số lượng đào tạo vừa thiếu nhân lực. Phát triển kinh tế xã hội, đền bù giải phóng mặt bằng, quá trình đô thị hóa dẫn đến một bộ phận trong lực lao động bị mất việc làm tạm thời, nếu không có các giải pháp hữu hiệu sẽ có nguy cơ trở thành thất nghiệp vĩnh viễn do không được đào tạo các kỹ năng làm việc, không có hứng thú làm việc...

Chương trình, giáo trình, phương pháp đào tạo còn lạc hậu, nặng nề lề lý thuyết, chưa chú ý đến kỹ năng thực hành, chưa tạo được nhiều chương trình liên thông giữa TCCN với cao đẳng và đại học. Năng lực chung của đội ngũ giảng viên, giáo viên của tỉnh còn yếu, năng lực tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức mới còn hạn chế, kỹ năng sử dụng CNTT trong giảng dạy và tra cứu tài liệu còn yếu, thiếu kinh nghiệp thực tiễn và số lượng giáo viên trong một số ngành nghề đào tạo còn thiếu.

Công tác quản lý giáo dục nghề nghiệp trên đại bàn tỉnh còn nhiều chồng chéo và bất cập. Chất lượng hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng và trung tâm giáo dục thường xuyên còn thấp. Bên cạnh đó, cán bộ quản lý đại phương thiếu năng lực quản lý và điều phối các chương trình giáo dục thường xuyên, thiếu giáo viên có trình độ chuẩn vững vàng. Hiện tượng chẩy máu chất xám, đặc biệt là đội ngũ giảng viên, y bác sỹ, cán bộ công chức, cán bộ kỹ thuật... ra nước ngoài hoặc ra các thành phố có mức sống và cơ hội thăng tiến cao hơn như Hà Nội hay TP. Hồ Chí Minh.


2. Những nhân tố bên ngoài

2.1. Hội nhập quốc tế và toàn cầu hoá


Toàn cầu hoá là xu thế khách quan, bao trùm các lĩnh vực, vừa thúc đẩy hợp tác, vừa tăng, sức ép cạnh tranh và tính tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế. Quan hệ song phương, đa phương giữa các quốc gia ngày càng sâu rộng thúc đẩy sự phát triển các nguồn nhân lực ở các quốc gia.

Sự hội nhập kinh tế sâu sắc của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới đang dẫn tới sự dịch chuyển nền kinh tế theo hướng chú trọng hơn vào dịch vụ và công nghiệp, vào những ngành có giá trị xuất nhập khẩu lớn, tốc độc xuất khẩu nhanh. Đồng thời nó cũng đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh, giảm chi phí sản xuất và nâng cao chất lượng hàng hoá dịch vụ. Với tư cách là một loại chi phí đầu vào có ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và chất lượng hàng hoá dịch vụ, yêu cầu về phát triển nhân lực ngày càng cao. Nếu không đáp ứng được các yêu cầu này thì Việt Nam sẽ mất dần đi lợi thế cạnh tranh của mình, sẽ chỉ là nơi gia công cho các nước khác. Với sự gia tăng dân số trẻ nhanh và nhiều, việc không đáp ứng được yêu cầu về nguồn nhân lực trong thời kỳ mới cũng sẽ dẫn tới việc gia tăng số người thất nghiệp, từ đó dẫn đến những bất ổn về an sinh xã hội. Do đó, đối phó với khủng khoảng theo hướng tích cực là tập trung vào tái tạo lại nguồn nhân lực nhằm tăng hiệu suất lao động về lâu dài thông qua các biện pháp như đầu tư vào kỹ năng của lực lượng lao động, vào nghiên cứu và phát triển, và các biện pháp khác để nâng cao chất lượng lao động.


2.2 Phát triển khoa học – công nghệ và hình thành nền kinh tế tri thức


Sự phát triển của khoa học, công nghệ đã và đang tác động mạnh mẽ tới sự phát triển của nguồn nhân lực của Việt Nam nói chung và của tỉnh Hải Dương nói riêng. Trong tiến trình phát triển của loài người, khoa học kỹ thuật có vai trò vô cùng to lớn thúc đẩy xã hội tiến lên văn minh, hiện đại. Những tiến bộ khoa học kỹ thuật đem lại sức mạnh to lớn của lực lượng sản xuất, làm ra những sản phẩm mới, những khối lượng sản phẩm nhiều hơn, thỏa mãn nhu cầu đời sống con người ngày càng cao. Những nước có nền kỹ thuật phát triển là những nước có nền kinh tế phát triển mạnh và đời sống nhân dân ở mức độ cao.

Ngày nay, sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật đã rút ngắn thời gian từ khi tìm ra tiến bộ về khoa học đến áp dụng vào sản xuất, khoa học công nghệ đã trở thành một lực lượng trực tiếp của nền sản xuất. Sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ đã và đang mở ra những ngành sản xuất mới như: Công nghệ sinh học…(chọn lọc lai tạo giống vật nuôi, cây trồng, biến đổi gien…), công nghiệp vật liệu mới, công nghệ thông tin…Để phát triển những ngành này, cần có đội ngũ cán bộ, công nhân lành nghề, có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao thay cho đội ngũ lao động đa số là công nhân phổ thông, có trình độ trung bình và thấp. Đó còn gọi là nền kinh tế tri thức, nền kinh tế mà ở đó người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, tạo ra những sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, giá trị lớn, thân thiện với môi trường, đảm bảo phát triển bền vững.

Trong quá trình phát triển sẽ phát sinh quá trình ứng dụng khoa học công nghệ, dây chuyền thiết bị máy móc mới...đòi hỏi lao động ngành nghề mới, có kiến thức, trình độ kỹ năng lao động cao hơn, do đó cơ cấu lao động thay đổi theo trình độ nghề và kỹ năng lao động. Dự báo nhiều ngành nghề kỹ thuật cao phát triển sẽ thu hút rất nhiều lao động có trình độ kỹ năng được đào tạo tốt vào dây chuyền sản xuất, tạo ra những sản phẩm có giá trị cao, sức cạnh tranh lớn của nền kinh tế.

3. Những nhân tố trong nước và trong tỉnh tác động đến việc phát triển nhân lực tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011 - 2020

3.1. Chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam và Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ giai đoạn 2011 - 2020


Báo cáo chính trị Đại hội XI của Đảng nêu rõ: “Phấn đấu đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại…Chuyển đổi mô hình tăng trưởng chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô vừa chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tái cấu trúc cơ cấu nền kinh tế, trọng tâm là cơ cấu lại các ngành sản xuất, dịch vụ…Tăng nhanh hàm lượng nội địa giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm doanh nghiệp và cả nền kinh tế”. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 7-8%/năm. GDP năm 2020 (giá so sánh) gấp 2,2 lần so với năm 2010, bình quân đầu người (giá thực tế) đạt 3000-3200 USD, tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm khoảng 85% GDP. Giá trị sản phẩm công nghệ cao đạt khoảng 45% GDP, giá trị sản phẩm công nghiệp chế tạo chiếm khoảng 40% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp, yếu tố năng suất tổng hợp đóng góp vào tăng trưởng đạt ít nhất 35%...”.

Trong phương hướng nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hộị vùng Đồng bằng Sông Hồng đã đề ra nhiệm vụ của các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là: “Đi đầu trong việc thực hiện hiện đại hóa với các ngành công nghệ cao như cơ khí chế tạo, điện tử tin học, sản xuất vật liệu mới; vật liệu chất lượng cao; phát triển nhanh công nghiệp bổ trợ và dịch vụ chất lượng cao; Xây dựng tổng kho trung chuyển tại Hải Dương trong hệ thống cảng; đi đầu trong hợp tác quốc tế và thu hút đầu tư nước ngoài”.

Quyết định số 145/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 13/8/2004 về Phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội Vùng Kinh tế Trọng điểm Bắc bộ đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 nhấn mạnh việc các tỉnh trong vùng cần phát huy tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lý, hệ thống kết cấu hạ tầng đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội một cách có hiệu quả và bền vững. Hà Nội, Hải Phòng và tiếp theo là các tỉnh trong vùng phải đi tiên phong trong công cuộc công nghiệp hóa đất nước, luôn giữ vai trò đầu tầu đối với vùng Bắc Bộ và cả nước trong quá trình thúc đẩy, hỗ trợ các vùng khác, nhất là các vùng khó khăn, kém phát triển; đi đầu trong hợp tác quốc tế, kết hợp kinh tế quốc phòng, an ninh trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường.

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ sẽ tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho tỉnh điều chỉnh cơ cấu đầu tư đúng hướng, thúc đẩy nhanh sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp, các ngành dịch vụ có hàm lượng chất xám cao, đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá, hình thành các vùng chuyên canh về lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả, các vùng hoa, vùng rau sạch với khả năng thâm canh lớn, thu hút và phân bố lại lực lượng lao động. Tất cả các chủ trương và chính sách về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam nói chung và của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ nói riêng (trong đó có tỉnh Hải Dương) sẽ có những tác động to lớn tới sự phát triển của nguồn nhân lực trong tỉnh.


3.2. Phương hướng, quy mô, tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hải Dương


Như đã được xác định tại Báo cáo Chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng Bộ tỉnh Hải Dương lần XV vừa qua, mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế xã hội của Hải Dương trong giai đoạn 2011-2015 là “đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn mức bình quân chung của cả nước, phát triển nhanh, bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; tạo nền tảng để đến năm 2020 Hải Dương cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp”.

Để đạt được mục tiêu tổng quát nêu trên, trong giai đoạn 2011-2015, Hải Dương cần đạt được các chỉ tiêu chủ yếu như sau :

- Thứ nhất, về tăng trưởng, Hải Dương cần đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng 11%/năm, trong đó giá trị tăng thêm khu vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng 1,8%/năm, giá trị tăng thêm khu vực công nghiệp, xây dựng tăng 12,6%/năm trở lên và giá trị tăng thêm khu vực dịch vụ tăng 12,2%/năm. GDP bình quân đầu người vào năm 2015 đạt khoảng 1.800 USD

- Thứ hai, cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp, thuỷ sản – công nghiệp, xây dựng - dịch vụ năm 2015 là: 19,0% - 48,0% - 33,0%.

- Thứ ba, cơ cấu lao động năm 2015: nông, lâm, thuỷ sản - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ là 43% - 30% - 27%.

- Thứ tư, về mặt xã hội, huy động 45% trẻ trong độ tuổi nhà trẻ và 96,5% trẻ trong độ tuổi mẫu giáo ra lớp; 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1; 100% học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào THCS; 98% học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học lên. Hàng năm giải quyết việc làm mới cho 3,2 vạn lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2015 đạt 55% trở lên. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới giảm bình quân 2,5%/năm. Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân đến năm 2015 xuống dưới 16%. Giảm tỷ suất sinh hàng năm 0,18%. Đến năm 2015 có 65% làng, khu dân cư được công nhận làng, khu dân cư văn hoá, trong đó có 10% đạt làng, khu dân cư văn hóa tiêu biểu. Có 100% làng, khu dân cư có Nhà văn hóa theo quy hoạch của tỉnh tổ chức hoạt động có hiệu quả. Tỷ lệ người luyện tập TDTT đạt 30%, tỷ lệ gia đình thể thao đạt 18%.

Để Hải Dương đạt tốc độ tăng trưởng cao trong thời kỳ quy hoạch, Đảng bộ và chính quyền Hải Dương đã xác định ba khâu đột phá sau đây cần được tập trung thực hiện trong thời gian tới:

- Một là, về đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực: Xây dựng và triển khai thực hiện chiến lược dài hạn về đào tạo nguồn nhân lực với cơ cấu đào tạo hợp lý. Ưu tiên đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật có tay nghề cao, lao động có trình độ về: quản lý, hội nhập kinh tế quốc tế, lập và quản lý quy hoạch, hoạch định chính sách.

- Hai là, về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật: Rà soát, đánh giá các dự án phát triển kết cấu hạ tầng quan trọng đang triển khai. Tập trung huy động vốn đầu tư hoàn chỉnh hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật chủ yếu, nhất là hạ tầng về giao thông, thuỷ lợi,…có tác động trực tiếp tới phát triển có tính liên vùng giữa các địa phương trong tỉnh, cũng như kết nối giữa tỉnh với các tỉnh trong Vùng KTTĐ Bắc Bộ, vùng Thủ đô…trong đó ưu tiên cho một số dự án như: QL37, QL38, đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Hạ Long, đường sắt Kép - Phả Lại, Cầu Hàn, đường trục Bắc – Nam (đoạn Cầu Hiệp – Gia Lộc và đoạn nối QL5 và QL18), Cầu Chanh, xây mới một số tuyến đường tỉnh tạo kết nối liên huyện; nâng cấp hệ thống thuỷ nông Bắc Hưng Hải. Đầu tư đồng bộ hạ tầng cho thành phố Hải Dương, thị xã Chí Linh, trong đó tập trung cho khu vực: Nhà hát lớn, Trung tâm bóng bàn, khu liên hợp văn hóa thể thao khu cầu lộ cương, khu vực Côn Sơn – Kiếp Bạc.

- Ba là, về cải cách hành chính. Thực hiện công khai, minh bạch, đơn giản hoá các thủ tục hành chính, nhất là các thủ tục hành chính liên quan trực tiếp tới quá trình ra nhập thị trường của các nhà đầu tư (như: thủ tục đăng ký doanh nghiệp, đăng ký đầu tư, thủ tục về đất đai, xây dựng, thuế...). Xây dựng Đề án hiện đại hoá việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thực hiện theo cơ chế  ‘một cửa’, ‘một cửa liên thông’ của UBND các huyện, thị xã và các Sở, ngành tiến tới hình thành Trung tâm dịch vụ hành chính công hiện đại. Đổi mới và nâng cao năng lực giám sát, đánh giá quá trình tổ chức thực hiện. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước. Xây dựng chính quyền điện tử tỉnh.




tải về 0.6 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương