Ủy ban nhân dân tỉnh hải dưƠng o0o quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh hải dưƠng giai đOẠN 2011- 2020


IV. DỰ BÁO CUNG – CẦU LAO ĐỘNG ĐẾN NĂM 2020



tải về 0.6 Mb.
trang5/10
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích0.6 Mb.
#21577
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

IV. DỰ BÁO CUNG – CẦU LAO ĐỘNG ĐẾN NĂM 2020

1. Dự báo cung lao động giai đoạn 2011 – 2020


Hướng phát triển dân số và nguồn nhân lực của tỉnh Hải Dương là đẩy mạnh công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình nhằm đạt quy mô và cấu dân số hợp lý. Dân số của Hải Dương đến năm 2020 đạt mức sinh thay thế, nghĩa là khoảng năm 2010 trở đi mỗi phụ nữ trong tuổi sinh đẻ có khoảng 2 - 2,15 con. Theo đó, có thể ước tính về xu thế và mục tiêu giảm tỷ lệ sinh bình quân khoảng 0,03%/năm (2010) và khoảng 0,02%/năm (2020). Việc tăng tuổi thọ và giảm tỷ suất chết ở trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 5 tuổi dẫn đến tỷ lệ chết giảm và ổn định ở mức khoảng 0,4%/năm.

Từ các giả thiết và các chỉ số nêu trên, kết quả tính toán cho thấy mức tăng dân số tự nhiên của tỉnh Hải Dương giảm dần từ 1,1 - 0,9% giai đoạn 2006 - 2010 xuống còn 0,9 - 0,8 % và thấp hơn ở giai đoạn tiếp sau đó.

Biểu 9: Dự báo dân số và nguồn lao động tỉnh Hải Dương


Chỉ tiêu

2011

2015

2020

Tổng dân số (1000 người)

1.720

1.760

1.810

- Dân thành thị (1000 người)

445,0

555,0

700

% so với tổng số

25

30

39

- Dân số nông thôn (1000 người)

1.335,0

1.295,0

1.110,7

- Dân số trong tuổi lao động (1000 người)

1.109,4

1.152,8

1.203,6

% so với tổng số

64,6

65,5

66,5

- Lao động có nhu cầu việc làm

998,5

1.026

1.047,25

% so với tổng số

90

89

87

Nguồn: Dự báo của Cục Thống Kê Hải Dương và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006-2020

2. Dự báo cầu lao động giai đoạn 2011-2020


Những yếu tố tác động đến nhu cầu lao động bao gồm:

- Dự báo tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 2011-2015 của Hải Dương là 11%/năm, trong đó: giá trị tăng thêm nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng bình quân 1,8%/năm; giá trị tăng thêm công nghiệp, xây dựng tăng bình quân 12,6%/năm; giá trị tăng thêm dịch vụ tăng bình quân 12,2%/năm

- Dự báo tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2016-2020 là 10.5% trong đó giá trị tăng thêm của các ngành nông lâm nghiệp thủy sản, công nghiệp xây dựng và dịch vụ lần lượt là 1,8-2% , 12,9% và 12,8%.

- Sự phát triển của khoa học công nghệ và khả năng xuất hiện những ngành nghề mới ở Hải Dương

- Mức độ phát triển của thị trường thông tin về lao động, thay đổi dân số cơ học, sự phát triển của các tỉnh lân cận, khả năng cung ứng nguồn lao động tại địa phương và trong vùng…

Kết quả dự báo cho thấy tổng số lao động làm việc trên địa bàn tỉnh năm 2011 là 976.440 người đến năm 2015 tăng lên 1.004.149 người và năm 2020 là 1.039.788 người.

Biểu 10: Dự báo tổng cầu lao động giai đoạn 2011-2020

Đơn vị: Người



Năm

Tổng cầu lao động (người)

2011

976.440

2015

1.004.149

2020

1.039.788

Nguồn : Dự báo của Báo cáo Quy hoạch

3. Dự báo cầu lao động theo ngành


Cũng sử dụng phương pháp nhịp tăng, Báo cáo Quy hoạch dự báo giá trị các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ của Hải Dương giai đoạn 2011-2020. Căn cứ vào dự báo tốc độ tăng giá trị của các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ Hải Dương giai đoạn 2011-2015 của Quy hoạch tổng thể phát kinh tế xã hội tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006-2020, Báo cáo Quy hoạch này dùng phương pháp dự báo theo nhịp tăng để dự báo cho giá trị các nhóm ngành giai đoạn 2016-2020. Tiếp theo, Báo cáo Quy hoạch sử dụng phương pháp độ co dãn để dự báo cầu lao động theo nhóm ngành, từ đó tính ra tỷ trọng lao động theo nhóm ngành và tính ra số lao động theo nhóm ngành.

Biểu 11: Dự báo cầu lao động chia theo ngành

Đơn vị: Người

Năm

Nông nghiệp

Công nghiệp

Dịch vụ

Cơ cấu

Nông nghiệp

Công nghiệp

Dịch vụ

2011

519.065

261.026

196.348

53.2%

26.7%

20.1%

2015

431.783

301.244

271.119

43.0%

30.0%

27.0%

2020

336.890

400.317

302.578

32.40%

38.5%

29.10%

Nguồn: Dự báo của Báo cáo Quy hoạch

Trong giai đoạn 2010 – 2020, cơ cấu lao động làm việc của tỉnh sẽ chuyển dịch tương đối mạnh. Lao động các ngành, lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng nhanh, lao động khu vực nông – lâm – ngư giảm sút.

Hải Dương đã đặt ra mục tiêu cơ cấu lao động của tỉnh năm 2015 là cơ cấu nông, lâm, thuỷ sản - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ tương ứng 43% - 30% - 27%.

So với cơ cấu lao động hiện nay là 54,5% - 27,3% - 18,2%, trong 5 năm tới tỷ trọng lao động nông nghiệp sẽ giảm khoảng 11,5%, tỷ trọng lao động công nghiệp, xây dựng tăng 2,7% và tỷ trọng lao động trong ngành dịch vụ tăng 8,8%. Một số lượng lớn lao động (ước khoảng xấp xỉ 100.000 lao động mỗi năm) sẽ được rút ra khỏi khu vực nông – lâm – ngư nghiệp để chuyển vào khu vực công nghiệp – xây dựng – dịch vụ.

Theo đúng xu hướng các nền kinh tế trong giai đoạn công nghiệp hóa, cơ cấu cầu lao động trong nông nghiệp theo xu hướng giảm, trong công nghiệp, dịch vụ theo xu hướng tăng. Đến năm 2020, cầu việc làm của ngành công nghiệp là lớn nhất chiếm 38,5% tổng cầu lao động. Kết quả này phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hải Dương là lấy công nghiệp là động lực cho phát triển kinh tế thời gian tới. Vấn đề là Hải Dương phải có chính sách đào tạo các lao động chuyển từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp để đáp ứng yêu cầu tăng trưởng của ngành công nghiệp.

Qua số liệu dự báo thì cung lao động lớn hơn cầu lao động ở Hải Dương. Vì vậy trong thời gian tới để giải quyết vấn đề việc làm trong địa bàn tỉnh, Hải Dương cần có chính sách tập trung giải quyết việc làm cho người lao động.


4. Dự báo nhu cầu lao động qua đào tạo


Việc dự báo nhu cầu lao động qua đào tạo dựa trên những căn cứ sau đây:

- Dự báo tổng cầu lao động của các ngành kinh tế.

- Dự báo tỷ trọng nhân lực qua đào tạo của Hải Dương năm 2015 đạt 55%, năm 2020 đạt từ 75%-80%.

- Cơ cấu lao động chia theo trình độ chuyên môn: (1) không có chuyên môn kỹ thuật, (2) từ sơ cấp, học nghề trở lên (3) từ công nhân kỹ thuật có bằng trở lên.

Biểu 12: Dự báo số lượng lao động qua đào tạo

Đơn vị: Người



Năm

Tổng cầu lao động (người)

Lao động qua đào tạo

Số lượng

Tỷ lệ

2011

976.440

410.104

42%

2015

1.004.149

552.281

55%

2020

1.039.788

779.841

75%

Nguồn : Dự báo của Báo cáo Quy hoạch

Biểu 13: Dự báo số lượng lao động qua đào tạo phân theo trình độ

Đơn vị: Người

Năm

Cầu lao động qua đào tạo

Lao động theo trình độ

Tỷ lệ


Cao đẳng, đại học

Trung cấp, chuyên nghiệp

Công nhân kỹ thuật

2010

381.547

69.081

79.283

233.184

1 : 1,1 : 3,5

2015

552.281

81.217

105.583

365.480

1: 1,3 :4,5

2020

779.841

83.853

109.010

586.977

1 : 1,3 : 7

Nguồn : Dự báo của Báo cáo Quy hoạch

Với các giả định như trên và bằng phương pháp tỷ lệ, kết quả dự báo cho thấy vào năm 2015 trong số 1.004.149 lao động tham gia hoạt động kinh tế, nhu cầu lao động qua đào tạo là 552.281 người, tương ứng 55%, Trong đó nhu cầu lao động từ sơ cấp nghề trở xuống là 346.198 người, lao động đào tạo trung cấp và cao đẳng nghề là 82.097 người, lao động có đào tạo trung cấp chuyên nghiệp là 43.630 người và lao động có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học là 80.357 người. (Xem chi tiết bảng 5 phần Phụ lục)




tải về 0.6 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương