Ủy ban nhân dân tỉnh hải dưƠng o0o quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh hải dưƠng giai đOẠN 2011- 2020


II. HIỆN TRẠNG ĐÀO TẠO NHÂN LỰC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH



tải về 0.6 Mb.
trang3/10
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích0.6 Mb.
#21577
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

II. HIỆN TRẠNG ĐÀO TẠO NHÂN LỰC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

1. Hiện trạng hệ thống giáo dục, đào tạo


Đến nay, toàn tỉnh có 293 trường mầm non, 279 trường tiểu học (trong đó có 01 cơ sở giáo dục ngoài công lập), 272 trường THCS, 53 trường THPT, 13 trung tâm giáo dục thường xuyên, 8 trung tâm hướng nghiệp dạy nghề, 265 trung tâm học tập cộng đồng, 4 trường trung cấp chuyên nghiệp, 8 trường cao đẳng và đại học5.

Số cơ sở đào tạo nghề tăng từ 28 cơ sở (năm 2006) lên 58 đơn vị, cơ sở (năm 2010) (trường, trung tâm...) làm nhiệm vụ đào tạo nhân lực với danh mục ngành nghề đào tạo rộng khắp từ các nghề nông, lâm, ngư, công nghiệp, văn hóa xã hội, tài chính kế toán đến tin học, ngoại ngữ. Riêng hệ thống dạy nghề đã có 35 đơn vị, trong đó 20 đơn vị đang trực tiếp dạy nghề các cấp trình độ (sơ, trung cấp, cao đẳng nghề), trong đó có 4 trường cao đẳng nghề (công lập), 4 trường trung cấp nghề (3 trường công lập, 1 trường ngoài công lập), 21 trung tâm dạy nghề (7 trung tâm công lập của các huyện, thị xã, thành phố), 8 trường đại học, cao đẳng, trung cấp có dạy nghề và 3 trung tâm giới thiệu việc làm có dạy nghề. Cơ cấu ngành, nghề đào tạo thường xuyên được đổi mới theo nhu cầu của xã hội, phục vụ tích cực vào nhiệm vụ phát triển KTXH của tỉnh. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 26,6% năm 2005 lên 40% năm 2010, đạt mục tiêu đề ra6.

Như vậy, hệ thống đào tạo nghề của Hải Dương phát triển khá mạnh, năng lực đào tạo lớn, có thể đáp ứng nhu cầu về đào tạo nhân lực cho địa phương. Tỉnh đã thực hiện hiệu quả các cơ chế, chính sách hỗ trợ tạo việc làm, đồng thời đẩy mạnh hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động. Bình quân mỗi năm giải quyết, tạo việc làm mới cho trên 3 vạn lao động.

Tuy nhiên, phần lớn các cơ sở đào tạo này mới ở cấp độ dạy nghề sơ, trung cấp, nghề thường xuyên. Ở cấp độ nghề cao như cao đẳng nghề mới có 4 trường, số học sinh chiếm tỷ lệ thấp (10,9% tổng số học sinh học nghề). Phần lớn các nghề đào tạo như may công nghiệp, tin học văn phòng, điện dân dụng, xây dựng, cơ khí... là những nghề có hàm lượng kỹ thuật thấp mang tính chất giải quyết việc làm cấp bách, chưa phải là những ngành nghề có hàm lượng chuyên môn, kỹ thuật cao.

Có sự mất cân đối về phát triển về đào tạo nghề giữa các vùng trong toàn tỉnh. Các trường dạy nghề tập trung nhiều ở thành phố Hải Dương và những vùng kinh tế - xã hội phát triển của tỉnh. Bên cạnh đó các cơ sở dạy nghề của Hải Dương hầu hết mới thành lập. Ngoài trường Công nhân cơ giới Xây dựng (thuộc Tổng công ty XD&PTHT) thành lập năm 1974, trường đào tạo nghề Thương mại (thuộc Bộ Thương Mại) thành lập năm 1993, các trường, trung tâm khác đều mới thành lập từ năm 1997 trở lại đây. Do vậy, các cơ sở dạy nghề nhìn chung quy mô còn nhỏ, năng lực không cao. Chất lượng đào tạo tuy đã có nhiều tiến bộ nhưng vẫn chưa theo kịp với tình hình thực tiễn. Một số học viên học nghề sau khi được đào tạo qua các trường lớp vẫn không thể đáp ứng yêu cầu làm việc công nghiệp tại các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

2. Các điều kiện đảm bảo phát triển đào tạo

2.1. Ngân sách nhà nước


Để nâng cao và phát triển nhân lực, hàng năm Ngân sách tỉnh và Trung ương đều bố trí kinh phí để các Sở, ban, ngành tổ chức giáo dục đào tạo, bồi dưỡng nhân lực trên địa bàn. Mặc dù chưa tự cân đối được Ngân sách hàng năm, Hải Dương vẫn dành phần kinh phí xứng đáng chi cho sự nghiệp đào tạo khoảng 5% tổng chi thường xuyên cộng với phần hỗ trợ của Trung ương thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia thì tỷ lệ này còn cao hơn.

Trong năm 2010, chi cho giáo dục, đào tạo 1.392.231 triệu đồng từ ngân sách địa phương và 52,070 triệu đồng từ ngân sách trung ương. Như vậy, tổng chi cho giáo dục, đào tạo đạt 1.444.301 triệu đồng. Đối với đầu tư cho đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của tỉnh, tỉnh đã đầu tư 2,65 tỷ đồng trong giai đoạn 2005-2010. Tỉnh cũng hỗ trợ một lần cho đào tạo thạc sĩ là 15 triệu đồng và tiến sĩ là 30 triệu đồng. Trong giai đoạn từ 2006 - 2009, tổng số vốn cho vay hỗ trợ giải quyết việc làm là 98.392 triệu đồng, thu hút 8.393 lao động; ước thực hiện đến hết năm 2010 là 131.892 triệu đồng, thu hút 10.193 lao động.

Các tổ chức tín dụng, các ngân hàng thương mại đã huy động được một lượng vốn hàng chục ngàn tỷ đồng cho các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, các hộ gia đình, các hội, đoàn thể vay đầu tư phát triển sản xuất, giảm nghèo đã góp phần tạo mở việc làm mới và tăng thời gian lao động ở nông thôn.

Biểu 6: Ngân sách nhà nước cho giáo đục đào tạo giai đoạn 2005-2010



§¬n vÞ : triÖu ®ång

STT

Chi tiết theo nội dung

Phân theo các năm




2005

2006

2007

2008

2009

Ước TH 2010

 

Tổng số

511.085

676.181

833.345

991.186

1.182.035

1.444.301

1

Ngân sách địa phương

486.885

635.561

780.835

946.720

1.132.405

1.392.231

 

- Giáo dục

441.061

577.855

721.207

887.481

1.046.210

1.287.741

 

- Đào tạo

45.824

57.706

59.628

59.239

86.195

104.490

3

Nguồn ngân sách TW

24.200

40.620

52.510

44.466

49.630

52.070

 

Kế hoạch giao

24.200

40.620

52.510

44.466

49.630

52.070

 

Quyết toán

24.200

30.510

43.899

38.215

49.395

 

 

Chuyển nguồn sang năm sau

0

10.110

8.611

6.251

235

 

Nguồn: Sở Tài chính Hải Dương

2.2. Chi tiêu cho giáo dục của người dân


Tỷ lệ chi tiêu cho giáo dục ở các hộ gia đình Hải Dương cao hơn mức chung của cả nước. Điều này cho thấy các hộ gia đình ở Hải Dương sẵn sàng đầu tư cho con cái được học hành ở mức cao. Đặc biệt, ở Hải Dương, tỷ lệ chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình nông thôn (xét về tỷ lệ trên tổng thu nhập của hộ gia đình) lại cao hơn thành thị, trong khi trên cả nước, tỷ lệ của thành thị cao hơn của nông thôn. Như vậy ngay ở nông thôn, trong điều kiện thu nhập khó khăn, người dân cũng rất có ý thức trong việc đầu tư cho học hành và nâng cao trình độ của con cái.

Đây là một điều kiện thuận lợi để tỉnh có thể thực hiện tốt chính sách đào tạo nguồn nhân lực. Các gia đình sẵn sàng dành nguồn ngân sách để cho con được hưởng nền giáo dục, nhưng quan trọng họ cần được cung cấp dịch vụ có chất lượng, và phù hợp với nhu cầu tuyển dụng lao động của xã hội.

Biểu 7: Chi tiêu cho cho giáo dục của dân cư tỉnh Hải Dương

Đơn vị: %






2004

2006

2008

Tỷ lệ chi cho giáo dục trong tổng chi tiêu của dân cư

Thành thị

Nông thôn

Thành thị

Nông thôn

Thành thị

Nông thôn

Cả nước

8,7

7,5

9,0

8,1

10,0

8,9

Hải Dương

10,5

8,9

13,6

12,8

10,5

11,8

Nguồn: VHLSS 2004, 2006, 2008, Tổng cục Thống kê

2.3. Cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ công tác đào tạo


Nhìn chung, các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Hải Dương có quy mô nhỏ, mới phát triển mạnh trong thời gian gần đây nên đất đai vẫn còn thiếu, cơ sở vật chất nghèo, nhà xưởng ít. Trang thiết bị, máy móc, dụng cụ dạy nghề thiếu và lạc hậu. Các máy móc, trang thiết bị dạy nghề phần lớn là phổ thông như máy may công nghiệp, máy tính, dụng cụ điện dân dụng...thiếu những trang thiết bị như dạng máy CNC, máy tiện, máy phay, máy bào, máy hàn công nghệ cao...trang bị máy móc dạy nghề thường không theo kịp sự phát triển nhanh nhạy của thực tiễn sản xuất đang diễn ra cho nên kết quả đào tạo thường có sự chênh lệch (độ trễ) của trình độ, kỹ năng đào tạo và nhu cầu thực tế.

2.4. Hiện trạng đội ngũ giảng viên, giáo viên, cán bộ quản lý


Đến hết tháng 9 năm 2009 toàn tỉnh có 1.497 giáo viên dạy nghề ở tất cả các trình độ khác nhau. Ước tính đến hết năm 2010 là 2.250 người (tăng 1.598 người so với năm 2005). Trong đó, giáo viên có trình độ sau đại học là 338 người; bồi dưỡng và cấp chứng chỉ sư phạm dạy nghề cho 610 giáo viên. Ước tính đến hết năm 2010, tỷ lệ giáo viên dạy nghề đạt chuẩn là 100%7. Đa số giáo viên đáp ứng được yêu cầu về chuẩn trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; có năng lực, nhiệt tình, tích cực trong công tác giảng dạy, đào tạo, tự học nâng cao trình độ, tự làm đồ dùng giảng dạy... Tuy nhiên, do các cơ sở mới thành lập nhiều dẫn đến tình trạng thiếu giáo viên, một số giáo viên năng lực trình độ còn yếu, thiếu tinh thần tự vươn lên. Đối với các trường ngoài công lập và các trung tâm dạy nghề cấp huyện, tình trạng thiếu giáo viên là phổ biến.

Các nhà trường, cơ sở giáo dục bố trí đủ giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý giáo dục theo định mức qui định. 100% cán bộ quản lý và giáo viên đứng lớp đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo (riêng giáo viên mầm non đạt chuẩn 97,3%, tăng 30,5% so với năm 2005). Tỷ lệ trên chuẩn của cán bộ quản lý và giáo viên năm sau tăng hơn năm trước. Giáo viên đạt trên chuẩn tiểu học đạt 81,2%, THCS đạt 41,5% và THPT đạt 11%8 .


2.5. Nội dung và phương pháp giảng dạy, đào tạo


Nội dung, chương trình và phương thức đào tạo được chú trọng quan tâm đổi mới, hình thức, nội dung và chất lượng dạy nghề từng bước được đổi mới, nâng cao, bước đầu có sự gắn kết với các cơ sở sử dụng lao động. Tuy nhiên, tốc độ đổi mới còn chậm, chưa tạo được sự liên thông và gắn kết cần thiết giữa đào tạo với nhu cầu của thị trường lao động trong và ngoài nước. Chưa có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các trường dạy nghề với doanh nghiệp. Các doanh nghiệp chưa quan tâm đầu tư để đào tạo lao động tại chỗ, mặc dù UBND tỉnh đã có chính sách hỗ trợ đào tạo theo mô hình này.

Nội dung đào tạo tuy đã tiếp cận với thực tế nhưng so sánh với trình độ quốc tế để đảm bảo nâng cao yêu cầu năng lực cạnh tranh của nhân lực Việt Nam trong điều kiện toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế vẫn còn hạn chế. Nội dung đào tạo nặng về lý thuyết, thiết bị thực hành lạc hậu, chưa hoàn toàn phù hợp với điều kiện thực tiễn tại doanh nghiệp. Do vậy, học viên học nghề sau khi tốt nghiệp nhìn chung chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.


3. Hệ thống quản lý, cơ chế, chính sách phát triển đào tạo nhân lực


Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, các cơ quan quản lý Nhà nước tỉnh Hải Dương đã thực hiện tổ chức quản lý, đào tạo nhân lực theo đúng các Luật, Nghị định và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan từ Trung ương đến địa phương, áp dụng đầy đủ các chế độ đối với người lao động cũng như với các cơ sở đào tạo, sử dụng lao động. Ngoài ra, các ban, ngành của tỉnh đã phát huy sáng tạo tham mưu các cơ chế, chính sách nhằm phát triển nhân lực của tỉnh, ban hành các quy định tạo điều kiện cho lao động như: Quy định phối hợp giữa Ban quản lý các KCN Hải Dương - Sở Lao động Thương binh & Xã hội về công tác quản lý lao động đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp nhằm triển khai có hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước về lao động, đảm bảo các chế độ cho người lao động về bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và thực hiện tốt các chính sách cho người lao động; qua đó tổng hợp nhu cầu về tuyển dụng lao động, hỗ trợ, phối hợp trong công tác đào tạo, tuyển dụng lao động cho doanh nghiệp.

Hải Dương luôn khuyến khích bằng các ưu đãi cụ thể (tạo mặt bằng xây dựng, đất đai, vay vốn ưu đãi, chính sách thu nộp và sử dụng phí, lệ phí ...đơn giản hoá các thủ tục hành chính trong việc thành lập các cơ sơ ngoài công lập theo quy định, thực hiện cơ chế hậu kiểm....) cho các tổ chức trong và ngoài nước thành lập các trường, trung tâm đào tạo nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp có địa chỉ đào tạo tin cậy, chất lượng, đồng thời các trường, trung tâm là nơi cung cấp thông tin, tư vấn về đào tạo tại chỗ cho các doanh nghiệp.

Tỉnh đặc biệt chú trọng thực hiện Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao, Nghị định 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường nhằm huy động các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đào tạo nhân lực.

Trong nhiều năm qua, tỉnh cũng đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao về tỉnh làm việc, như Quyết định số 2459/1999/QĐ-UB ngày 03/11/1999; Quyết định số 358/QĐ-UB ngày 4/2/2002; Quyết định số 3829/QĐ-UB ngày 22/9/2003; Quyết định số 743/2005/QĐ-UB ngày 03/3/2005; Quyết định 1466/2007/QĐ-UB ngày 13/4/2007. Nhờ có các chính sách nói trên, năm 2009 và 10 tháng đầu của năm 2010, tỉnh đã cử 250 cán bộ, công chức, viên chức đi học sau đại học và hỗ trợ 171 cán bộ, công chức, viên chức bảo về cấp bằng thạc sĩ, tiến sĩ chuyên khoa cấp II, thầy thuốc ưu tú,.. với tổng số tiền là 2,65 tỷ đồng.

Nhìn chung, hiệu quả mang lại của các cơ chế, chính sách và biện pháp nhằm khuyến khích, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao thời gian qua đã tạo điều kiện cho nhân lực địa phương có điều kiện nâng cao trình độ tay nghề, tìm kiếm việc làm, là chính sách xã hội quan trọng để doanh nghiệp ưu tiên tuyển dụng lao động địa phương, lao động có điều kiện đi xuất khẩu lao động .. nhằm giảm tình trạng thiếu việc làm trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, kết quả còn khiêm tốn. Hơn nữa, các cơ chế, chính sách vẫn chưa thực sự tạo động lực cho các đối tượng đã được đào tạo quay trở lại tỉnh làm việc. Đây cùng là rào cản rất lớn trong quá trình quy hoạch và phát triển nhân lực của tỉnh trong giao đoạn tới.

Một điểm đáng lưu ý nữa là thời gian vừa qua việc cử cán bộ đi đào tạo sau đại học (thạc sĩ) chưa thật sự gắn với chuyên môn, nghiệp vụ theo đòi hỏi công việc (năm 2009-2010 tỉnh phải chi mất hơn 2 tỷ tiền ngân sách cho hoạt động này). Do vậy, có tình trạng cán bộ được cử học sau đại học những chuyên ngành mà tỉnh chưa thật cần thiết, trong khi những chuyên ngành có nhu cầu cấp bách như tài chính, đầu tư, luật, y dược... chưa được quan tâm đúng mức.


4. Kết quả đào tạo nhân lực


Tỉnh đã có chủ trương mở rộng hoạt động giáo dục hướng nghiệp và đào tạo nghề từ nhiều năm nay. Từ năm 2006 – 2010, Hải Dương đã dạy nghề cho 171.291 người, đạt 164,7% kế hoạch trong đó: cao đẳng nghề: 11.241 người; trung cấp nghề: 33.210 người; sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên: 126.840 người (chi tiết xem bảng biểu số 5 - phụ lục ). Tỉnh cũng giao cho Sở Công thương mở các lớp học thường xuyên cho người lao động và các lớp học dưới 3 tháng để đáp ứng kịp thời nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp. Các nghề được đào tạo thường là chế biến, lắp rắp, may mạc, hàn,v.v.

Về giáo dục đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và trên đại học, trong 5 năm Hải Dương đào tạo được 96.465 người (đào tạo trong tỉnh là 12.955 người; đào tạo ở tỉnh ngoài là 83.510 người), nâng tỷ lệ từ 0,9% năm 2006 lên 11,8% năm 2010, tốc độ tăng bình quân 2,18% năm. Các doanh nghiệp tự đào tạo cho 26.806 người trong giai đoạn 2006-2010. Nhìn chung, số lượng lao động làm việc trong khu vực doanh nghiệp hầu hết đã qua đào tạo và đào tạo lại.

Dạy nghề cho 66.026 lao động nông thôn, đạt 155,36% so với mục tiêu Đề án “Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn giai đoạn 2006 - 2010”; có 42.920 lao động vào làm việc trong các doanh nghiệp, đạt 110,1% so với mục tiêu Đề án “Phát triển và nâng cao chất lượng các các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh gắn với giải quyết việc làm ở các khu, cụm công nghiệp”.

Hiện tại, tỉnh cũng đang thực hiện việc đào tạo theo địa chỉ như y sỹ, bác sỹ. Chính sách thu hút nhân tài cũng đã được sử dụng, ví dụ tỉnh đang có đề án chính sách khuyến khích bác sỹ về làm việc tại tỉnh với mức ưu đãi phù hợp. Đối với bồi dưỡng cán bộ, công chức, năm 2010 tỉnh đã thực hiện trên 9000 lượt bồi dưỡng cho cán bộ, công chức từ thường vụ tỉnh uỷ trở xuống. Nội dung của các chương trình đào tạo là phổ biến các kiến thức pháp luật trong quản lý nhà nước cho các cán bộ của tỉnh.

Chất lượng đào tạo lao động nhìn chung chưa cao. Nhiều học sinh ra trường chưa đảm đương ngay được công việc, cần thời gian làm quen, đào tạo bổ sung, đào tạo lại công việc mới đảm nhiệm được công việc được giao. Trong đội ngũ công nhân kỹ thuật được đào tạo còn thiếu nhiều nhóm có chuyên môn kỹ thuật cao như điện, điện tử, cơ khí, vật liệu mới...thiếu lao động chuyên môn khối ngành dịch vụ. Trình độ ngoại ngữ của đội ngũ lao động được đào tạo còn yếu, điều này ảnh hưởng rất lớn tới công việc của người lao động ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Một thực tế nữa cho thấy tại tỉnh là từ lúc Luật dạy nghề có hiệu lực đến nay, các trường dạy nghề gặp khó khăn trong việc tuyển sinh vì học sinh chọn con đường cao đẳng sau đó liên thông lên đại học. Do vậy, các trường trung học nghề vào cao đẳng nghề đang rơi vào tình trạng khó tuyển học sinh mới mặc dù nhu cầu đào tạo nghề vẫn rất cao trên địa phương. Hơn nữa, đối với đào tạo lại nghề cho chuyển đổi cơ cấu kinh tế chưa được chuẩn bị kỹ, do vậy người lao động chưa được đào tạo kịp thời. Chẳng hạn như chưa chủ động về chuẩn bị nguồn nhân lực cần thiết khi phê duyệt các dự án đầu tư tại tỉnh, dẫn đến tình trạng khi mất đất thì người nông dân chưa được đào tạo kịp thời để chuyển đổi nghề nhằm bổ sung lực lượng lao động có tay nghề cho tỉnh.




tải về 0.6 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương