Ủy ban nhân dân tỉnh bình thuận công ty tnhh mtv khai thác cttl bình thuậN o0o


CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU 1.1Thông tin chung của dự án



tải về 2.1 Mb.
trang4/32
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích2.1 Mb.
#17733
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   32

CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU




1.1Thông tin chung của dự án


Dự án sửa chữa và nâng cao an toàn đập hồ chứa nước Sông Quao tỉnh Bình Thuận là một trong những tiểu dự án được đề xuất đầu tư bởi Ngân hàng thế giới – hỗ trợ dự án Khôi phục và nâng cao an toàn đập. Dự án DRSIP kéo dài trong 6 năm với mục đích hỗ trợ chương trình An toàn đập quốc gia. Dự án đầu tư khôi phục và nâng cao an toàn cho các đập thủy lợi được ưu tiên tại 31 tỉnh thuộc Miền Bắc, miền Trung và Tây nguyên. Đập Sông Quao được xác định là đối tượng được ưu tiên và là một trong 12 tiểu dự án năm đầu của dự án.,Chính phủ Việt Nam được yêu cầu thực hiện Đánh giá tác động môi trường và xã hội (ESIA) cho 12 tiểu dự án năm đầu như là một phần yêu cầu của Ngân hàng thế giới để phê duyệt hỗ trợ cho dự án, bao gồm tiểu dự án Sông Quao. Báo cáo ESIAs của 12 tiểu dự án sẽ là cơ sở để xây dựng Khung quản lý môi trường và xã hội cho các công việc khôi phục và nâng cao an toàn trong tương lai được tài trợ theo dự án DRSIP.

Báo cáo ESIA đã được thực hiện theo những hướng dẫn và yêu cầu của Chính sách đánh giá môi trường của Ngân hàng thế giới (OP/BP 4.01) và trong việc tuân thủ với yêu cầu của Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam (LEP).


1.2Mục tiêu và phương pháp đánh giá môi trường


Mục tiêu:

  • Mục tiêu chung, là để thực hiện đánh giá môi trường và xã hội của một tiểu dự án cụ thể, bao gồm cả việc chuẩn bị các công cụ cần thiết cho việc nâng cao an toàn đập để đáp ứng các yêu cầu của Chính phủ Việt Nam và của Ngân hàng thế giới.

  • Mục tiêu cụ thể của ESIA bao gồm: (i) Đánh giá tác động môi trường và xã hội của việc cải tạo các công trình đầu mối của hồ Sông Quao; (ii) Xây dựng một kế hoạch giám sát môi trường và xã hội (ESMoP) bao gồm giám sát thích hợp và chế độ báo cáo; (iii) Tạo ra các kênh truyền thông cho phép các cộng đồng địa phương tham gia vào quá trình ra quyết định.

Phạm vi đánh giá tác động môi trường: Vùng bị ảnh hưởng bởi TDA bao gồm 2 khu vực:

(i) Khu vực xây dựng và sửa chữa các hạng mục công trình như nâng cấp đập, tràn, cống, đường thi công, mỏ vật liệu, khu vực tập kết vật liệu, máy móc, bãi rác, khu vực xử lý nước thải tạm thời và vĩnh viễn, lán trại công nhân, kể cả ranh giới bị ảnh hưởng bởi mực nước của hồ chứa, kênh hạ lưu...

(ii) Khu vực hưởng lợi và/ hoặc ảnh hưởng bởi TDA, bao gồm các xã Hàm Trí, Thuận Hòa, Ma Lâm, Hàm Chính, Hàm Thắng, Phú Long (huyện Hàm Thuận Bắc) và Phường Phú Hài (TP. Phan Thiết).

Các đánh giá bao gồm các hoạt động trong toàn bộ chu kỳ của tiểu dự án: giải phóng mặt bằng (GPMB); các giai đoạn thi công thực tế và giai đoạn vận hành. Các đặc tính cơ bản của môi trường bao gồm: đất, không khí, nước và môi trường xã hội. Các đối tượng sau đây được xem xét, đánh giá:



  1. Môi trường tự nhiên (tài nguyên nước, thủy văn, không khí / nước / ô nhiễm đất, xói mòn và bồi lắng, thoát nước, an toàn cho các bên liên quan và cơ sở hạ tầng hiện có, có tính đến các điều kiện cơ bản như khí hậu, địa lý, địa hình, chất lượng không khí),

  2. Lịch sử, văn hóa và khảo cổ;

  3. Môi trường sinh học như hệ thực vật và động vật, môi trường sống tự nhiên, đời sống thủy sinh, vv..

  4. Môi trường xã hội: chăm sóc sức khỏe và y tế, việc làm và thu nhập, giới tính, an toàn và ổn định xã hội, khả năng tiếp cận với các dịch vụ cơ bản như cung cấp nước và năng lượng, y tế và giáo dục, vv..

Các đặc điểm cơ bản đã bao hàm những rủi ro về an toàn hiện tại của đập cũng như là những sự cố trong quá khứ liên quan đến các nội dung về an toàn và thiên tai.

Cách tiếp cận: Báo cáo ESIA được dựa trên công trình nâng cấp và khôi phục đề xuất đã được lập dựa trên đánh giá an toàn đập được thực hiện như là một phần của việc chuẩn bị dự án DRSIP, báo cáo An toàn đập và báo cáo Nghiên cứu khả thi trong việc xác định các hoạt động là nguồn tác động. Công trình và khu vực đập đề xuất đã được thực hiện Sàng lọc môi trường và xã hội để xác định những hạng mục không đủ điều kiện theo chính sách an toàn của Ngân hàng thế giới cũng như là để xác định phạm vi của ESIA và những công cụ được yêu cầu khác. Báo cáo ESIA cũng sử dụng những quy định hiện có về môi trường và xã hội trong việc xác định tầm quan trọng của những tác động và trong việc xác định các biện pháp giảm thiểu/ tuân thủ. Các tiêu chí/ tiêu chuẩn về môi trường của Chính phủ đã cung cấp các mức mức tham chiếu cho các chỉ số chất lượng môi trường. Sử dụng các phương pháp sẵn có khi có thể để định lượng các tác động về môi trường và xã hội.

Phương pháp: Các dữ liệu và thông tin đã được thu thập thông qua sự kết hợp của nghiên cứu thứ cấp và khảo sát thực địa, bao gồm kiểm tra thực địa, thu thập và phân tích mẫu môi trường.

  • Phương pháp điều tra khảo sát thực địa: Đơn vị tư vấn tiến hành 2 đợt điều tra khảo sát thực địa: (đợt 1) từ ngày 3/2 đến 13/02/2015 và (đợt 2) vào ngày 16/02 đến 24/02/2015.

  • Phương pháp điều tra xã hội học: Điều tra phỏng vấn 105 hộ dân (bị ảnh hưởng trực tiếp, giấn tiếp và hưởng lợi) tại các xã Hàm Trí, Thuận Hòa, Ma Lâm, Hàm Chính, Hàm Thắng, Phú Long (huyện Hàm Thuận Bắc) và Phường Phú Hài (TP. Phan Thiết) và 23 cán bộ lãnh đạo các ban ngành liên quan cấp tỉnh, huyện, xã.

  • Phương pháp thống kê: Thu thập, xử lý và phân tích: (i) các số liệu khí tượng, thuỷ văn, môi trường trong nhiều năm tại khu vực dự án; (ii) Các báo cáo và số liệu về kinh tế xã hội, giới trong 3 năm liên tiếp các xã Hàm Trí, Thuận Hòa, Ma Lâm, Hàm Chính, Hàm Thắng, Phú Long (huyện Hàm Thuận Bắc) và Phường Phú Hài (TP. Phan Thiết)

  • Phương pháp kế thừa: Kế thừa các kết quả nghiên cứu của các dự án có liên quan.

  • Phương pháp chuyên gia: đơn vị tư vấn đã tham gia và tổ chức các cuộc họp, các buổi tiếp xúc để lấy ý kiến về việc đề xuất các biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực của Tiểu dự án của các chuyên gia Môi trường, chuyên gia Xã hội học, chuyên gia An toàn đập, chuyên gia Giới.

  • Phương pháp tổng hợp phân tích xây dựng báo cáo: Phân tích, tổng hợp các tác động của dự án đến các thành phần của môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội khu vực thực hiện dự án.

  • Phương pháp đánh giá nhanh: Sử dụng các hệ số ô nhiễm của tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhằm ước tính thải lượng và dự báo ô nhiễm.

  • Phương pháp so sánh: Đánh giá các tác động bằng cách so sánh với các quy chuẩn, tiêu chuẩn về chất lượng đất, nước, tiếng ồn, không khí và các tiêu chuẩn môi trường có liên quan khác.

Phương pháp ma trận: Đối chiếu từng hoạt động của dự án với từng thông số hoặc thành phần môi trường và xã hội (không khí, nước, sức khỏe, kinh tế,...) để đánh giá mối quan hệ nguyên nhân – hậu quả của việc thực hiện Tiểu dự án.

Trong quá trình thực hiện ESIA phải tiến hành thực hiện tham vấn cộng đồng và các bên liên quan. Các tham vấn đã cung cấp các nội dung bổ sung sẽ được giải quyết trong ESIA. Kết quả các cuộc tham vấn được trình bày trong Phụ Lục A7.




tải về 2.1 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   32




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương