Ủy ban nhân dân tỉnh bình thuận công ty tnhh mtv khai thác cttl bình thuậN o0o



tải về 2.1 Mb.
trang6/32
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích2.1 Mb.
#17733
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   32

CHƯƠNG II. MÔ TẢ TIỂU DỰ ÁN








1.6Tổng quan


    1. Tên tiểu dự án: Sửa chữa nâng cao an toàn hồ chứa nước Sông Quao – Tỉnh Bình Thuận

Hồ Sông Quao nằm ở tọa độ 11010’23’’Vĩ độ Bắc; 10808’26’’ Kinh độ Đông, thuộc xã Hàm Trí huyện Hàm Thuận Bắc, cách thành phố Phan Thiết khoảng 30 km về phía Bắc. Hồ được khởi công năm 1988 và hoàn thành năm 1997. Hồ chứa nước Sông Quao là hồ điều tiết năm, mùa kiệt được bổ sung lưu lượng cơ bản từ sông Đan Sách thuộc lưu vực sông La Ngà, đảm bảo cấp nước cho 8120 ha ruộng với mức tưới đảm bảo P=75% và cấp nước cho dân sinh vùng dự án. Hồ Sông Quao thuộc công trình cấp II; Diện tích lưu vực Sông Quao đến tuyến Đập là 296 km2; Dung tích hồ chứa: 73x106 m3; Diện tích mặt hồ (ứng vói MNDBT): 6,8 km2; Chiều cao lớn nhất của đập: 40m.

Theo báo cáo đầu tư, mục tiêu của việc sửa chữa nâng cao an toàn hồ chứa nước Sông Quao như sau: (1) Nâng mức bảo đảm chống lũ cho hồ chứa, sửa chữa nâng cấp hiện đại hóa công trình đảm bảo an toàn và ổn định lâu dài trong điều kiện khí hậu ngày càng biến đổi phức tạp; (2) Để nâng cao hiệu quả kinh tế và xã hội của đập để khai thác và phát triển bền vững tài nguyên nước và hạn chế thiệt hại gây ra bởi dòng chảy ở lưu vực sông Cái (Phan Thiết).

Việc cải tạo nhằm mục đích để: (a) cải thiện và nâng cấp công trình đầu mối của hồ chứa để nâng cao an toàn, bảo vệ người dân, tài sản và cơ sở hạ tầng của cộng đồng ở hạ lưu; và (b) để cải thiện nguồn nước tưới cho 8.120 ha đất nông nghiệp (đảm bảo tần suất cấp nước từ 75% hiện nay lên 85%).

Địa điểm thực hiện dự án

Vùng công trình đầu mối nằm ngay trên Sông Quao, thuộc xã Hàm Trí, huyện Hàm Thuận Bắc, cách ngã ba hạ lưu sông Cái 35km, cách QL28 (Phan Thiết – Di Linh) 0,6km và cách cửa biển khoảng 41km. Vùng hưởng lợi của dự án: là vùng đồng bằng lớn nhất của tỉnh Bình Thuận, kéo dài từ xã Hàm Trí xuống tới thành phố Phan Thiết, cao độ vùng hưởng lợi chênh lệch nhau khá lớn: từ cao độ +50m phía Tây - Tây Bắc xuống dần cao độ +5 – 10m ở phía Đông – Đông Nam. Tổng diện tích tự nhiên khoảng 20.724ha. (xem Hình 2.1).

Hạ lưu là vùng đồng bằng trù phú của Hàm Thuận Bắc với nhiều dân cư sinh sống, các tuyến giao thông huyết mạch đường sắt Bắc – Nam và quốc lộ 1A cách hạ lưu công trình theo đường chim bay chỉ khoảng 810km, và cách thành phố Phan Thiết chỉ khoảng 20km. Các xã dọc theo sông Quao sẽ bị ảnh hưởng dưới tác động của lũ, trong đó có một số hộ nằm trong hành lang thoát lũ sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp. Điều tra sơ bộ năm 2015 phạm vi ảnh hưởng do xả lũ hồ chứa nước sông Quao bao gồm 7 xã, với 4 dân tộc đang sinh sống là Kinh, Gialay, Khơ me, Tày. Số hộ bị ảnh hưởng trực tiếp ước tính khoảng 4963 hộ.
autoshape 2autoshape 3oval 4

Hình 2.1: Vị trí địa lý và vùng hưởng lợi của dự án


1.7Phạm vi công việc của tiểu dự án

1.7.1 Đập


Đập chính, Bê tông nhựa đường thâm nhập gia cố đỉnh đập đã xuống cấp, nhiều vị trí trên đỉnh đập bị bong tróc, lún sụt, gờ chắn hạ lưu nhiều đoạn đã xuống cấp, hư hỏng. Tường chắn hạ lưu đỉnh đập nhiều chỗ bị lún võng, gãy đổ. Bê tông mặt đập phần lớn bị nứt dọc theo đỉnh đập. Mái thượng lưu đập do tác dụng của sóng hồ bị lún võng, đá lát bị xô lệch, mái đập lượn sóng, gồ ghề kém mỹ quan. Mái hạ lưu nhiều vị trí bị xói lở do nước mặt, rãnh tiêu nước và bậc lên xuống hầu hết bị hỏng, mái đập gồ ghề kém mỹ quan. Hệ thống quan trắc thấm qua thân và nền đập mất tác dụng không quan trắc được đường bão hòa trong thân đập (Xem hình 2.2 – 2.5).





Hình 2.2: : Đỉnh đập hồ Sông Quao bị hư hỏng, xuống cấp

Hình 2.3: Vị trí bị lún, sụt đập chính - hồ Sông Quao





Hình 2.4: Vị trí mặt đập chính bị hư hỏng nghiêm trọng - hồ Sông Quao

Hình 2.5: Vị trí bong, tróc mặt đập chính - hồ Sông Quao

Sửa chữa đập chính (02 nhánh) bao gồm:

  • Đỉnh đập: phá dỡ tường chắn sóng đá xây hiện trạng (cao độ đỉnh +93.50m). làm lại tường chắn sóng mới bằng BTCT cao 1m, gia cố lại mặt đập bằng BTCT M200.

  • Mái thượng lưu: Trên cơ 82.0: Bóc dỡ đá lát cũ phần bị xô lệch, gồ ghề, tận dụng lại, đổ bù thêm lớp dăm lọc tạo phẳng dày TB 5cm, lát lại đá lát dày 25cm; Dưới cơ 82.0: Bóc dỡ toàn bộ đá lát cũ (dưới cơ 82.0 bị hư hỏng nặng), tận dụng lại, đổ bù thêm lớp dăm lọc tạo phẳng dày TB 5cm, lát lại đá lát dày 30cm.

  • Mái đập hạ lưu: bóc mặt mái dày 30cm, đổ đất màu trồng cỏ gia cố, xây hệ thống rãnh tiêu trên mái bằng BT M150 ô (5x5)m.

  • Cơ đập hạ lưu: mở rộng ra 6m, mặt cơ đắp đá dăm cấp phối loại I dày 25cm.

  • Hệ thống rãnh tiêu dọc ngang trên mái, bậc thang: phá dỡ đã xây cũ, làm lại bằng BT M150 đổ tại chỗ.

1.7.2Đập phụ số 1 và 3


Đập phụ 1 và 3. Bê tông đỉnh đậpbị bong tróc nhẹ, đá lát mái thượng lưu đôi chỗ bị bong tróc, xô lệch và lún võng. Mái hạ lưu lớp đất mặt bị xói đến lớp gia tải bằng cuội sỏi, cỏ không sống được dẫn đến tình trạng xói lỡ mái hạ lưu do tác động của nước mưa (Xem hình 2.6 – 2.9).





Hình 2.6: Mái thượng lưu đập phụ bị bong tróc đá lát mái

Hình 2.7: Mái hạ lưu đập phụ bị xói do mưa





Hình 2.8: Mái hạ lưu đập phụ bị lún võng

Hình 2.9: Rãnh thoát nước (Mái hạ lưu đập phụ) bị hư hỏng

Sửa chữa Đập phụ 1 và đập phụ 3:

  • Đỉnh đập: gia cố lại mặt đập và làm tường chắn sóng mới bằng BTCT M200.

  • Mái thượng lưu: Bóc dỡ đá lát cũ phần bị xô lệch, gồ ghề, tận dụng lại, đổ bù thêm lớp dăm lọc tạo phẳng dày TB 5cm, lát lại đá lát dày 25cm. Lớp đệm dăm cát lọc bên dưới giữ nguyên.

  • Mái đập hạ lưu: bóc mặt mái dày 30cm, đổ đất màu trồng cỏ gia cố, xây hệ thống rãnh tiêu trên mái bằng BTCT M150 ô (5x5)m.

  • Cơ đập hạ lưu ( đập phụ 1): đắp lại đủ chiều rộng 4m, mặt cơ đắp đá dăm cấp phối loại I dày 25cm.

  • Hệ thống rãnh tiêu dọc ngang trên mái, bậc thang: phá dỡ đã xây cũ, làm lại bằng BT M150 đổ tại chỗ.

1.7.3Nguồn nước cấp cho hồ Sông Quao


Nguồn nước của hồ Sông Quao tạo thành từ đường sinh thủy tự nhiên của sông Quao và suối Đan Sách qua 1 kênh đào. Đầu nguồn của sông Quao bắt đầu từ khu vực núi La Đà, xã Đồng Tiến, Đồng Giang của huyện Hàm Thuận Bắc. Tổng diện tích lưu vực Sông Quao là 296km2 và tổng chiều dài của sông là 44km, dòng chảy của sông Sông Quao là đổ trực tiếp vào hồ chứa Sông Quao. Mục đích chính của đập Đan Sách là cung cấp nước cho hồ chứa Sông Quao trong mùa khô, và điều tiết dòng chảy lũ trong mùa mưa (xem sơ đồ dưới đây)

  • Lưu lượng dòng chảy trung bình năm đến hồ là 13.50 (m3/s), trong đó, từ sông Quao 8.49 (m3/s); từ suối Đan Sách là 5.01 (m3/s) và dòng chảy trong năm chủ yếu tập trung vào mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 11 (chiếm 80% lượng dòng chảy cả năm)

  • Lưu lượng dòng chảy lũ đến hồ sông Quao là 34.48 (m3/s), trong đó, từ sông Quao là 23,23 m3/s và từ suối Đan Sách là 11,25 m3/s. Lưu lượng trung bình mùa kiệt đến hồ là 3.79 (m3/s), trong đó từ của Sông Quao là 2,62 m3/s và từ suối Đan Sách là 1,17 m3/s.

  • Lưu lượng xả lũ thiết kế của hồ sông Quao Qtk = 1.050 m3/s, lưu lượng xả lũ lớn nhất Q = 300 m3/s, lưu lượng xả lũ thực tế lúc lớn nhất là 120 m3/s và lưu lượng xả lũ bình thường trung bình là 60-80 m3/s (tùy thuộc vào khả năng tiếp nhận của sông Cái sau tràn xả lũ), thông thường sông có thể tiếp nhận được dòng chảy từ 30-80m3/s.

Sơ đồ nguồn nước của hồ Sông Quao



Kênh nhận nước. Có 2 kênh nhận nước sau tràn xả lũ:

  • Kênh sau xả lũ của tràn số 1 (tràn hiện tại) là có mặt cắt hình thang, chiều dài L = 50 m; Bề rộng trung bình B = 20m; Hai bên bờ kênh xả là cỏ dại và một số cây bụi thấp. Đoạn kênh này chỉ có nước khi xả lũ và cạn khô vào mùa kiệt. Kênh sau tràn số 1 được nối với sông Cái dài khoảng 42 km và chảy ra biển. Sông Cái có bề rộng khoảng 100 m, lưu lượng lớn nhất Qmax = 120 m3/s. Sông không khô cạn vào mùa khô, lưu lượng xả lũ của hồ chỉ khoảng 60-80 m3/s sẽ không làm ảnh hưởng đến vùng hạ du.

  • Kênh sau tràn xả lũ số 2 (dự kiến xây mới): là 1 con suối nhỏ dài 2 km, chui qua Quốc lộ 28 sau đó nhập vào sông Cái (cách đoạn nhập lưu của kênh sau tràn số 1 khoảng 2 km) Suối sau tràn số 2 không giao cắt với công trình quan trọng cũng như không qua khu dân cư.

Sông Cái nhận nước từ các kênh và chảy ra biển. Năm 2003, với lưu lượng xả lũ là 300m3/s, đã gây tràn các kênh và thiệt hại đến 80 ha đất canh tác của thị trấn Ma Lâm

Các hệ sinh thái thuỷ sinh của kênh hạ lưu và sông Cái chủ yếu các loại cây bụi, cá cua... Không có loài động thực vật đặc biệt, quý hiếm trong sông. Trong hành lang xả lũ ra sông chính có khoảng 20 hộ dân của xã Hàm Trí, nên ảnh hưởng đến dân cư có thể kiểm soát được.



Hệ sinh thái của hồ: Hồ sông Quao và tuyến xã lũ không được cấp phép để nuôi trồng thủy sản, chi có việc đánh bắt cá tự nhiên các hộ dân tự phát. Trên hồ Sông Quao không có hoạt động du lịch. Trong hồ chỉ có các loài cá, ốc bình thường, không có các loài quý hiếm, đặc hữu và bị đe dọa.

1.7.4Tràn xả lũ


Xây mới Tràn xả lũ số 2: Để đảm bảo an toàn cho hồ chứa trong điều kiện khí hậu có nhiều biến đổi bất thường như hiện nay (theo điều 3.2.4 của QCVN 04-05:2012), đơn vị tư vấn đã kiến nghị nâng cấp của công trình Sông Quao từ cấp II lên cấp I. Do đó để đảm bảo điều kiện độ ổn định đập theo công trình cấp I, cần phải mở rộng quy mô công trình xả lũ: với giải pháp là xây mới công trình xả lũ số 2 nhằm đảm bảo khả năng tháo của công trình khi có lũ lớn xuất hiện (hạ mực nước gia cường ở cao độ xấp xỉ MNGC ứng với lũ P=1% theo thiết kế cũ của công trình cấp II, không phải đắp gia tăng chiều cao đập nhưng vẫn bảo đảm ổn định đập), đảm bảo an toàn cho vùng hạ du. Đây cũng là vùng hưởng lợi của TDA, bao gồm 7 xã vùng hạ du của công trình (thuộc huyện Hàm Thuận Bắc với diện tích 39.815ha). Quy mô của tràn xả lũ số 2 như sau:

  • Tràn có cửa: 01 cửa cung (bxh)=(8x5)m đóng mở bằng Xy lanh thủy lực, kết cấu BTCT.

  • Công trình trên hành làng xả sau tràn: 02 cống tiêu, đảm bảo tiêu thoát an toàn với lưu lượng 30m3/s, kết cấu BTCT.

1.7.5Đường thi công


Sửa chữa Đường thi công quản lý: Các tuyến đường quản lý hiện tại đã có mặt đá dăm thâm nhập nhựa: xử lý cục bộ bê tông xâm nhập nhựa đã hư hỏng, xử lý tiếp giáp mặt xâm nhập nhựa và đổ lên mặt một lớp bê tông nhựa đường nguội dày 8cm, làm lại hệ thống rãnh dọc thoát nước 2 bên đường.





Hình 2.10: Đường thi công kết hợp quản lý lên đập chính, tràn và đập phụ 1

Hình 2.11: Đường thi công kết hợp quản lý lên đập phụ 3

1.7.6Xây dựng nhà Quản lý


Nhà quản lý sẽ được nâng cấp ( 2 tầng) để quản lý công trình đầu mối với tổng diện tích sàn 475 m2. Các hạng mục xây dựng bao gồm: hàng rào xung quanh và sân.

Bảng 2.1: Thống kê các hạng mục sửa chữa, nâng cấp của tiểu dự án

TT

Hạng mục

Nội dung sửa chữa

Khối lượng thực hiện

Biện pháp thi công

1

Đập chính (gồm nhánh trái và nhánh phải)

  • Đỉnh đập: Được gia cố bằng bê tông dày 20cm, làm gờ chắn bánh hạ lưu; làm mới tường chắn sóng cao 1m;

  • Mái thượng lưu: bóc dỡ đá lát cũ phần bị xô lệch, gồ ghề, tận dụng lại, đổ bù thêm lớp dăm lọc tạo phẳng dày TB 5cm, lát lại đá lát dày 25-30cm

  • Mái đập hạ lưu: Bóc bỏ lớp cát cuội sỏi lòng sông, đắp bù đất bằng đất tốt để có thể trồng cỏ bảo vệ bề mặt, mở rộng cơ đập lên 6m theo mặt cắt thiết kế; làm hệ thống rãnh tiêu thoát nước mặt và trồng cỏ bảo vệ mái đập

  • Lắp Lắp đặt hệ thống thiết bị quan trắc thấm trong thân đập, mỗi nhanh đập được bố trí 3 mặt cắt

      • Khối lượng đất đào: 55.702 m3;

      • Khối lượng đất đắp: 52.186 m3;

      • Bê tông: 2.784 m3;

      • Đá các loại: 18.887 m3

      • Đào đất các hạng mục sửa chữa đập chủ yếu bằng thủ công kết hợp bằng cơ giới

      • Bê tông cốt thép gia cố mái thượng lưu đập, rãnh tiêu, bậc thang... được thi công thủ công kết hợp cơ giới, máy trộn quả lê 250l+ đầm mặt;

      • Công tác xây lát đá: Thi công chủ yếu bằng thủ công

2

Đập phụ số 1 và số 3

    • Đỉnh đập: Được gia cố bằng bê tông dày 20cm, làm gờ chắn bánh hạ lưu; làm mới tường chắn sóng cao 1m;

    • Mái thượng lưu: Bóc dỡ đá lát cũ phần bị xô lệch, gồ ghề, tận dụng lại, đổ bù thêm lớp dăm lọc tạo phẳng dày TB 5cm, lát lại đá lát dày 25cm. Lớp đệm dăm cát lọc bên dưới giữ nguyên.;

    • Mái đập hạ lưu: Bóc bỏ lớp cát cuội sỏi lòng sông bề mặt dày trung bình 30 cm, đắp bù đất bằng đất tốt để có thể trồng cỏ bảo vệ bề mặt, mở rộng cơ đập lên 6m theo mặt cắt thiết kế; làm hệ thống rãnh tiêu thoát nước mặt và trồng cỏ bảo vệ mái đập;

  • Lắp đặt hệ thống thiết bị quan trắc thấm trong thân đập.

      • Khối lượng đất đào: 12.981 m3;

      • Khối lượng đất đắp: 4.197 m3;

      • Bê tông: 2.200 m3;

      • Đá các loại: 4.862 m3;

      • Cát: 66 m3

      • Đào đất các hạng mục sửa chữa đập chủ yếu bằng thủ công kết hợp cơ giới.

      • Bê tông cốt thép gia cố mái thượng lưu đập, rãnh tiêu, bậc thang... được thi công thủ công kết hợp cơ giới, máy trộn quả lê 250l+ đầm mặt;

      • Công tác xây lát đá: Thi công chủ yếu bằng thủ công

3

Tràn xả lũ số 2 (xây mới)

      • Xây dựng tràn xả lũ số 2 bằng BTCT M200, ngưỡng tràn thực dụng, có 1 khoang cửa van cung, cao trình ngưỡng tràn +84,0m

      • Khối lượng đất đào: 240 m3;

      • Khối lượng đất đắp: 2.370 m3;

      • Bê tông: 2.797 m3;

      • Đá các loại: 23.517 m3

      • Đào đất đá móng hạng mục tràn số 2 bằng cơ giới, đào đất bằng máy đào + ô tô vận chuyển ra bãi thải, đào đá bằng khoan nổ mìn;

      • Công tác bê tông: dùng trạm trộn 20-30m3/h, ô tô vận chuyển, đổ bằng cẩu, đầm dùi và đầm rung mặt, riêng bê tông hầm đổ bằng bơm

4

Cụm công trình thủy lợi Đan sách (Sửa chữa, nâng cấp)

      • Phần đập tràn: Bọc gia cố thân đập bằng BTCT M200, dày 20cm, cao trình ngưỡng tràn +435,0m.

      • Phần đập đất 2 đầu tràn: Đắp tôn cao, áp trúc đập theo mặt cắt thiết kế, gia cố mái thượng lưu bằng BTCT, dày 15cm, đỉnh đập bằng BTCT dày 20cm, trồng cỏ bảo vệ mái đập.

      • Khối lượng đất đào: 4.208 m3;

      • Khối lượng đất đắp: 8.249 m3;

      • Bê tông: 2.772 m3;

      • Đá các loại: 894 m3;

      • Cát: 547 m3

      • Đất đắp chủ yếu bằng cơ giới, một số hạng mục thi công bằng đầm cóc

      • Sử dụng máy trộn quả lê tại chỗ V250 lít, đầm dùi để đổ bê tông đập Đan Sách : dùng

5

Đường quản lý (Sửa chữa, nâng cấp)

      • Sửa chữa, nâng cấp đường thi công và đường quản lý số 1, 2, 3, 4, 5 với tổng chiều dài 5,12 km: Đường giao thông nông thôn cấp V




      • Bê tông nhựa mặt đường: trạm trộn BT nhựa nóng, vận chuyển bằng ô tô, san đầm bằng thiết bị thi công giao thông chuyên dụng;

      • Đất đắp chủ yếu thi công bằng cơ giới, một số cục bộ thi công bằng đầm cóc

6

Nhà quản lý (Nâng cấp)

      • Xây dựng nhà quản lý công trình đầu mối 2 tầng, tổng diện tích sử dụng 475m2; làm khuôn viên tường rào xung quanh.

      • Chỉnh trang nhà quản lý vận hành tràn xả lũ



      • Thi công chủ yếu bằng thủ công

Bảng 2.2 dưới đây tóm tắt các thông số quan trọng của các hạng mục chính trước và sau khi thực hiện dự án (Thông số kỹ thuật của các hạng mục công trình không thay đổi sau khi sửa chữa):

Bảng 2.2: Thông số thiết kế của công trình sau khi sửa chữa nâng cấp

Thông số kỹ thuật

Đơn vị

Trị số trước khi sửa chữa

Trị số sau khi sửa chữa

1. Hồ chứa










- Dung tích toàn bộ

m3

73.0 x 106

73.0 x 106

- Dung tích hữu ích

m3

67.3 x 106

67.3 x 106

- Dung tích chết

m3

5.7 x 106

5.7 x 106

2. Đập chính: Sửa chữa










- Cao trình đỉnh đập

m

92.7

92.7

- Cao trình đỉnh tường chắn sóng

m

93.7

93.7

- Tổng chiều dài đập

m

886

923

- Chiều cao đập lớn nhất

m

40

40

- Chiều rộng đỉnh đập

m

6

6

3. Đập phụ số 1: Sửa chữa










- Cao trình đỉnh đập

m

92.7

92.7

- Cao trình đỉnh tường chắn sóng

m

93.7

93.7

- Tổng chiều dài đập

m

150

150

- Chiều cao đập lớn nhất

m

25

25

- Chiều rộng đỉnh đập

m

5

5

4. Đập phụ số 3: Sửa chữa










- Cao trình đỉnh đập

m

92.7

92.7

- Cao trình đỉnh tường chắn sóng

m

93.7

93.7

- Tổng chiều dài đập

m

325

325

- Chiều cao đập lớn nhất

m

12

12

- Chiều rộng đỉnh đập

m

5

5

5. Tràn xả lũ số 1:










- Cao trình ngưỡng tràn

m




+81.17

- Lưu lượng xả lũ thiết kế

m3/s




995.7

- Lưu lượng xả lũ kiểm tra

m3/s




1191.5

6. Tràn xả lũ số 2: Làm mới










- Cao trình ngưỡng tràn

m




+84.00

- Lưu lượng xả lũ thiết kế

m3/s




268

- Lưu lượng xả lũ kiểm tra

m3/s




337

7. Cụm công trình Đan Sách: Sửa chữa










a. Đập tràn










- Cao trình ngưỡng tràn

m

435.0

435.0

- Lưu lượng xả lũ thiết kế (P=2%)

m3/s

841

841

- Cao trình mực nước cao nhất

m

437.4

437.4

- Chiều rộng tràn

m

147

147

b. Đập không tràn










- Cao trình đỉnh đập

m

438

438

- Chiều cao đập lớn nhất

m

8

8

- Chiều rộng đỉnh đập

m

5

5

c. Cống điều tiết










- Kích thước cống nx(bxh)

m




2x(1.5x3)

8. Khu nhà quản lý: Nâng cấp










- Nhà 2 tầng, tổng diện tích sử dụng

m2

485

485
      1. Hạng mục phụ trợ


Các vị trí của các công trình phụ trợ cho việc thi công đều đã được xác định. Bảng 2.3 dưới đây liệt kê các công trình phụ trợ bao gồm: 3,2ha khu vực mỏ đất thuộc thôn Dân Hoa, xã Thuận Hòa, mỏ đá cũng ở thôn Dân Hòa, diện tích khu lán trại là 4.4000m2, 1.0ha khu đất đắp, và khu vực tập kết vật liệu là 3.2ha. Vât liệu xây dựng sẽ được mua từ thành phố Phan Thiết và Tà Zôn của xã Hàm Đức, huyện Hàm Thuận Bắc.

Bảng 2.3: Mô tả các công trình phụ trợ

TT

Hạng mục

Mô tả

1

Mỏ đất (đã được khai thác dùng làm đất đắp đập trước đây)

  • Mỏ đất có diện tích 321.566 m2 tại Thôn Dân Hòa, xã Thuận Hòa, huyện Hàm Thuận Bắc, cách tuyến đập chính nhánh phải khoảng 3km. Đây là khu vực gò thấp và thoải, địa hình khá bằng phẳng, cao độ dao động từ +55m đến +60m có xu hướng thấp dần từ hướng Bắc đến Nam. Xung quanh không có sông suối

  • Hiện trạng cây trồng chủ yếu là đất trồng mía, mì và một số diện tích trồng lúa

  • Khối lượng bóc lớp phong hóa: 64.313 m3. Khối lượng khai thác lớp 2: 276.914 m3. lớp 3: 544.737 m3

2

Mỏ đá (đang được khai thác thủ công)

  • Dự kiến sử dụng mỏ đá tại thôn Dân Hòa, xã Thuận Hòa, huyện Hàm Thuận Bắc; Cách tuyến đập chính nhánh phải khoảng 3km.

  • Trữ lượng khai thác khoảng 45.000 m3

3

Lán trại (xây dựng mới)

  • Khu lán trại diện tích 4.400m2 được bố trí phía hạ lưu công trình tại các vị trí có địa hình bằng phẳng dọc theo tuyến đường quản lý số 1 và 5; Cách kênh dẫn nước khoảng 500m và cách khu dân cư khoảng 1000m. Đây là khu vực chiếm đất vĩnh viễn hạ lưu đập, chủ yếu là đất đồi núi cằn cỗi.

4

Bãi thải

  • Bãi thải nằm cách địa điểm thi công là 500m. Diện tích thải diện tích 10.000 m2; Đây là khu vực chiếm đất vĩnh viễn hạ lưu đập, chủ yếu là đất đồi núi cằn cỗi, cách sông Quao khoảng 2km; cách khu dân cư gần nhất là 1,5km

5

Khu tập kết vật liệu

  • Nằm cạnh đường Đ2, cách đập chính nhánh phải 500m; Diện tích 324.000 m2; Cách kênh dẫn nước khoảng 500m và cách khu dân cư khoảng 1000m. Đây là khu vực chiếm đất vĩnh viễn hạ lưu đập, chủ yếu là đất đồi núi cằn cỗi.

6

Nơi cung cấp vật liệu xây dựng

  • Vật liệu xây dựng được cung cấp bởi các đại lý TP. Phan Thiết và Tà Zôn (xã Hàm Đức, huyện Hàm Thuận Bắc).

  • Khoảng cách vận chuyển đến công trường thi công 27-30m

Nguồn Báo cáo đầu tư – TDA Sửa chữa nâng cao an toàn HCN Sông Quao (2015)
      1. Các nguồn tài nguyên đề xuất sử dụng


Bảng 2.4: Các hạng mục về vận chuyển nguyên vật liệu

TT

Các hạng mục

Khối lượng vận chuyển

Khoảng cách vận chuyển, tuyến đường vận chuyển

1

Sửa chữa đập

  • Đất: 115.377 m3

  • Đá: 49.204 m3

  • Chất thải: 39.689 m3

  • Cát: 12.217 m3

  • Bê tông: 4.984 m3

  • Thép: 133 tấn

  • Xi măng: 7.152 tấn

  • Đất được vận chuyển từ bãi vật liệu đất đắp (đường Đ2) cắt ngang qua QL28, theo đường thi công số 5 đến vị trí sửa chữa đập, dài 3km;

  • Đá được vận chuyển từ thôn Dân Hòa, xã Thuận Hòa, huyện Hàm Thuận Bắc (đi theo QL28 đến đường TCQL số 1 và 5) đến vị trí sửa chữa đập, dài 3km

  • Chất thải được vận chuyển đến bãi đổ thải cách địa điểm thi công 500m, theo đường thi công số 1 và 5;

  • Cát được vận chuyển từ thôn Lương Tây, thị trấn Lương Sơn, huyện Bắc Bình đến công trường theo QL1 - đường 771 và QL28 (dài 30km);

  • Xi măng, thép: Cách công trình 27km, vận chuyển qua tuyến QL28 từ TP Phan Thiết

2

Xây dựng mới tràn xả lũ số 2

  • Đất: 2.610 m3

  • Đá: 23.517m3

  • Bê tông: 2,797m3

  • Thép: 208 tấn

3

Sửa chữa nâng cấp cụm đầu mối Đan Sách

  • Đất: 14,292m3

  • Đá: 10.417 m3

  • Chất thải: 354 m3

  • Cát: 3.172 m3

  • Bê tông: 2.772 m3

  • Thép: 169 tấn

  • Xi măng: 1.538 tấn

Nguồn Báo cáo đầu tư – TDA Sửa chữa nâng cao an toàn HCN Sông Quao (2015)

Trong giai đoạn thi công các thiết bị thi công chính gồm: Máy xúc, máy đào, máy ủi, ô tô tự đổ, máy trộn bê tông, máy đầm bê tông, máy bơm bê tông, bơm nước, máy phát điện, máy cắt uốn hàn kim loại,... Xem chi tiết trong Bảng 2.5:



Bảng 2.5: Thiết bị thi công sửa chữa nâng cấp hồ Sông Quao

TT

Chủng loại

Chức năng

Số lượng

Yêu cầu chất lượng

1

Trạm trộn BT 30m3/h

Trộn bê tông

1

Tất cả các phương tiện đi lại đều phải có "Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường" phù hợp theo Quyết định số 35/2005/QĐ-BGTVT; nhằm tránh gây tiếng ồn quá mức do máy móc không được bảo dưỡng phù hợp.

- Đạt tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ (22 TCN 278 - 01)



- Đạt tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện cơ giới đường bộ (22 TCN 224 - 01)

2

Cẩu 18 tấn

Vận chuyển vật liệu

1

3

Ô tô vận chuyển

Vận chuyển vật liệu

10

4

Đầm bê tông các loại

Đầm bê tông

8

5

Máy bơm nước

Bơm nước phục vụ thi công

5

6

Máy phát điện

Phát điện trong thi công và sinh hoạt

2

7

Máy san

San ủi mặt bằng

2

8

Máy lu

Lu mặt đường

2

9

Máy stex dầu

Chứa dầu

2

10

Máy cắt uốn, hàn kim loại

Cắt uốn kim loại

2

11

Máy trộn BT, vữa

Trộn BT và vữa

6

12

Ô tô chuyển trộn

Vận chuyển vật liệu đã trộn

2

13

Máy khoan tay

Khoan tường, bê tông

10

14

Máy bơm bê tông

Bơm bê tông

2

15

Máy đầm cóc

Đầm bê tông

5

16

Máy đầm rung

Đầm bê tông

1

Nguồn Báo cáo đầu tư – TDA Sửa chữa nâng cao an toàn HCN Sông Quao (2015)


    1. tải về 2.1 Mb.

      Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   32




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương