Ủy ban nhân dân tỉnh bình thuận công ty tnhh mtv khai thác cttl bình thuậN o0o


danh MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH VẼ



tải về 2.1 Mb.
trang3/32
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích2.1 Mb.
#17733
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   32

danh MỤC BẢNG



DANH MỤC HÌNH VẼ







TÓM TẮT


1. Tiểu dự án “Sửa chữa nâng cao an toàn hồ chứa nước Sông Quao, tỉnh Bình Thuận” là một trong những tiểu dự án được đề xuất tài trợ theo dự án DRSIP của Ngân hàng Thế giới. Mục tiêu của tiểu dự án bao gồm: (i) tăng cường khả năng chống lũ của hồ chứa, (ii) đảm bảo sự an toàn và ổn định của các công trình đầu mối để bảo vệ dân cư vùng hạ lưu cũng như tài sản của họ, (iii) phù hợp với các mục tiêu của chương trình an toàn đập quốc gia;

2. Hồ Sông Quao thuộc xã Hàm Trí huyện Hàm Thuận Bắc, cách biển khoảng 41km. Hồ được khởi công năm 1988 và hoàn thành năm 1997. Hồ chứa nước Sông Quao là hồ điều tiết năm, mùa kiệt được bổ sung lưu lượng cơ bản từ sông Đan Sách thuộc lưu vực sông La Ngà, đảm bảo cấp nước cho 8120 ha đất canh tác và cấp nước cho dân sinh vùng tiểu dự án. Hồ có diện tích lưu vực là 296 km2, dung tích hồ chứa là 73x106 m3.



3. Cụm công trình đầu mối và các công trình phụ trợ của hồ chứa nước Sông Quao bao gồm các hạng mục sau:
Đập đất: Bao gồm 2 nhánh và 4 đập phụ, kết cấu đập đất đồng chất:
  • Đập chính nhánh trái dài 470m, đập chính nhánh phải dài 416m; cao trình đỉnh đập là 92,0m (chiều cao đập lớn nhất là 40m); chiều rộng đỉnh đập là 6,0m;
  • Đập phụ 1, 2 và 3 có tổng chiều dài là 525m, chiều cao lớn nhất là 25m. Riêng đập phụ 4 có cao độ mặt đất thiên nhiên tại nơi xây dựng đập khoảng 90,80m, nên không đắp đập mà để làm tràn sự cố khi có xảy ra lũ lớn;
Cống lấy nước: cống lấy nước đặt ở đập phụ 1và có kích thước 2 m x 2.5 m, Cống được xây dựng bằng kết cấu bê tông cốt thép;
Tràn xả lũ: tràn xả lũ bằng kết cấu BTCT, hình thức tràn có cửa, gồm 3 cửa cung 3(6x8)m, nối tiếp với dốc nước;
Đập dâng Đan Sách: Có nhiệm vụ ngăn nước từ lưu vực suối Đan Sách để chuyển sang lưu vực Sông Quao tiếp nước cho hồ Sông Quao phục vụ tưới, đồng thời cụm công trình này phải đảm bảo thoát lũ về suối Đan Sách để không làm tăng lũ về hồ Sông Quao.

4. Hiện trạng công trình đầu mối: Một số vị trí hỏng trên thân đập đã được gia cố bằng bê tông và nhựa. Một số phần của đỉnh đập đã bị bong tróc và lún. Cơ đập phía hạ lưu đã xuống cấp. Phần bê tông mặt đập bị nứt chạy dọc theo thân đập. Vật liệu lát mái đập thượng lưu bị xô lệch do sóng. Mái thượng lưu và hạ lưu đập có hiện tương bị cong, sụt lún. Mái hạ lưu bị xói mòn bởi nước mưa do thiếu hệ thống thoát nước. Do ảnh hưởng của mưa, mái thượng lưu và hạ lưu của Đập Đan Sách đã bị bào mòn, cây mọc rạm rạp trên thân đập. Có hiện tượng thấm và xói mòn ở mái hạ lưu.

5. Hạ lưu là vùng đồng bằng trù phú của xã Hàm Thuận Bắc với dân cư sinh sống, các tuyến giao thông huyết mạch như đường sắt Bắc – Nam và quốc lộ 1A cách hạ lưu công trình khoảng 8-10km, và cách thành phố Phan Thiết khoảng 20km. Các xã dọc theo sông Quao sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp dưới tác động của lũ. Bao gồm 7 xã, với 6 dân tộc là Kinh, Chăm, Cơ Ho, Ra-giai, Gia Rai và Tày. Số hộ bị ảnh hưởng trực tiếp ước tính khoảng 4963 hộ.

6. Mô tả các hoạt động của TDA: Các hoạt động bao gồm (i) Gia cố đỉnh đập (đập chính và phụ) bằng bê tông; nâng cấp mái thượng và hạ lưu; Lắp Lắp đặt hệ thống thiết bị quan trắc thấm; (ii) Xây dựng tràn xả lũ số 2 bằng BTCT; (iii) Đập Đan Sách: gia cố thân đập, mái thượng lưu bằng BTCT; Xây dựng cống điều tiết tại đầu kênh nhằm ngăn lũ từ sông Đan Sách đổ vào hồ sông Quao, (iv) Sửa chữa, nâng cấp đường thi công và đường quản lý với tổng chiều dài 5,12 km.

7. Sàng lọc môi trường và xã hội: Hồ chứa sông Quao thuộc nhóm A theo phân loại của ngân hàng thế giới. Theo chính sách OP/BP4.37, đập Hồ sông Quao thuộc đập lớn và do đó tiểu dự án sẽ được ban chuyên gia (PoE) xem xét và giám sát, và phải chuẩn bị một kế hoạch an toàn đập. Khu vực này không có bất kỳ khu vực nhạy cảm, môi trường sống tự nhiên quan trọng, công trình hay các khu vực có ý nghĩa văn hóa và lịch sử quan trọng. Trong khu vực tiểu dự án, dân tộc thiểu số chiếm khoảng 6% tổng số hộ gia đình. Các xã Hàm Trí, Thuận Hóa là nơi sinh sống của sáu nhóm dân tộc, trong đó dân tộc Kinh, Chăm, Cơ Ho, Ra-giai, Gia Rai và Tày. Tuy nhiên, không có hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng bởi việc thu hồi đất. Các nhóm dân tộc thiểu số trong khu vực ảnh hưởng hạ lưu đập cũng sẽ được hưởng lợi khi TDA được thực hiện.

8. Tác động môi trường xã hội: Tiểu dự án đảm bảo an toàn cho dân cư thuộc khu vực hạ lưu, không bị ngập lụt và giảm thiểu nguy cơ an toàn đập. Người sản xuất nông nghiệp trong khu vực được hưởng lợi do cung cấp nước tưới ổn định. Tuy nhiên, quá trình thực hiện TDA sẽ có một số tác động tiêu cực.

9. Thu hồi đất và nhà ở. Việc thực hiện Tiểu dự án nâng cấp sửa chữa hồ Sông Quao sẽ thu hồi tổng diện tích đất là 4.9 ha, trong đó thu hồi vĩnh viễn 1,2 ha, di dời 18 hộ dân (77 người). Trong đó có 3 hộ thuộc nhóm dễ bị tổn thương, 4 hộ có phụ nữ là người chủ gia đình. Có 10 hộ bắt buộc phải di dời. Không có hộ dân tộc thiểu số nào nằm trong diện bị thu hồi đất. Kế hoạch hành động tái định cư (RAP) đã được chuẩn bị cùng với tiến trình tham vấn người bị ảnh hưởng;

10. Hoạt động thi công. Tác động như sau:

  • Tăng hiện tượng bồi lắng tạm thời trong những ngày mưa do hoạt động vận chuyển đất đá –Khối lượng vận chuyển đất đá lớn trên 50.000 mét khối, do đó hoạt đông này làm tăng nguy cơ bồi lắng các con sông, bao gồm cả các hồ chứa.

  • Bụi và tiếng ồn.

  • Gián đoạn trong cung cấp nước tưới tiêu trong quá trình sửa chữa gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp trong khu vực và nước sinh hoạt;

  • Gây hư hỏng những tuyến đường giao thông hiện có do hoạt động của phương tiện có trọng tải lớn trong chuyên chở vật liệu.

  • Sức khỏe và an toàn cho người dân địa phương do nguy cơ từ các hoạt động xây dựng, dân cư, giao thông

  • Chất thải sinh hoạt và nguy hại: số lượng công nhân tối đa trên công trường là 220 người; các loại thiết bị, máy móc tối đa sử dụng trong việc thi công là 58 thiết bị. Tổng lượng chất thải sinh hoạt (bao gồm nước thải và chất thải rắn) là không đáng kể nhưng cần thiết có bể chứa theo tiêu chuẩn (như bể chứa tự hoại,…), thu gom và xử lý (chất thải rắn trong bãi thải). Khí thải từ hoạt động của máy móc là là không đáng kể;

11. Tác động dài hạn: Sau đây là những tác động tiêu cực mang tính lâu dài, sau khi hoàn thành dự án.

  • Mất thảm thực vật và các tác động đến hệ động, thực vật trên cạn - Tiểu dự án sẽ bao gồm việc phá bỏ thảm thực vật hiện tại và bóc lớp đất mặt. Động vật trên cạn mất đi môi trường sống đặc biệt là ở các khu vực gần mỏ vật liệu. Chim, côn trùng và động vật gặm nhấm là những loài có khả năng phải di cư đến các khu vực lân cận. Tuy nhiên, trong khu vực không có động, thực vật quý hiếm cần được bảo vệ, bảo tồn.

  • Đất đai và suy thoái đất – Hiện tượng này có thể xảy ra tại các công trình xây dựng và các vùng phụ cận do mất thảm thực vật, thay đổi cảnh quan do các hoạt động đào, đắp, khai thác đá, tập kết chất thải. Tác động này là đặc biệt nghiêm trọng tại khu vực mỏ vật liệu.

  • Tăng sử dụng thuốc trừ sâu - Việc cung cấp nước tưới tiêu được cải thiện cũng sẽ thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển do đó làm tăng lượng thuốc trừ sâu.

12. Biện pháp giảm thiểu. Kế hoạch Quản lý Môi trường (ESMP) được xây dựng như là một phần của báo cáo này để giải quyết những tác động nêu trên. ESMP yêu cầu chấp thuận/ thực hiện các công cụ an toàn đã được chuẩn bị cho các tiểu dự án như: Kế hoạch hành động tái định cư/ Kế hoạch bồi thường, kế hoạch phát triển giới, tham vấn cộng đồng, Chiến lược truyền thông và sự tham gia của người dân, cơ chế giải quyết khiếu nại. Các biện pháp khác trong ESMP bao gồm:

  • Thực hiện các chiến lược và kế hoạch nhằm giảm thiểu việc gián đoạn nguồn cung cấp nước cho các khu vực, cụ thể là: xây dựng lịch trình và thời gian tối ưu, sử dụng đê quai để xây dựng mà không cần tháo nước trong hồ chứa; cung cấp các nguồn thay thế như kênh tiếp nước 812-Châu Tá.Tất cả những vấn đề này sẽ được tham vấn chặt chẽ với các hộ bị ảnh hưởng để giảm thiểu tối đa việc gián đoạn nguồn cung cấp nước tưới.

  • Áp dụng thực hiện các biện pháp vệ sinh trên công trường xây dựng tại bãi vật liệu, xử lý đất đá đào lên, tưới nước các tuyến đường dân cư trong những ngày khô. Tất cả những điều này phải nằm trong kế hoạch CEOHSP, các tiêu chuẩn an toàn xây dựng như như trang bị bảo hộ lao động, cung cấp nước và vệ sinh môi trường khu lán trại, quản lý chất thải bao gồm nước thải sinh hoạt và chất thải nguy hại, y tế và sàng lọc sức khỏe công nhân, lắp đặt hàng rào, biển báo ở các khu vực nguy hiểm.

  • Hoat động của mỏ vật liệu, trong đó các khu tập kết nguyên vật liệu phải cách xa các khu vực kênh dẫn, dòng nước dể tránh việc bồi lắng lòng dẫn.

  • Yêu cầu nhà thầu thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, thu dọn và hoàn trả sau công tác xây dựng kết thức, bao gồm cả việc san lấp mặt bằng ở các khu vực mỏ vật liệu và trả lại đất cho người dân để tiếp tục sử dụng.

  • Thành lập đơn vị quản lý đập và chuẩn bị các kế hoạch ứng phó khẩn cấp như đề xuất trong Báo cáo đánh giá an toàn đập.

  • Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) đã được Bộ NNPTNT chấp thuận

  • Xây dựng cơ chế giải quyết khiếu nại

  • Quy trình tìm kiếm- phát lộ

  • Quy trình thu dọn bom mìn và vật liệu nổ

13. Tham vấn cộng đồng: Tư vấn và chủ dự án đã tổ chức hai cuộc tham vấn cộng đồng, lần thứ nhất được thực hiện ngày 3/2/2015 tại Sở NN & PTNT Bình Thuận với 23 người tham gia, bao gồm đại diện các Sở, ban ngành của tỉnh, huyện, xã trong khu vực tiểu dự án để thông tin về tiểu dự án; Các cuộc họp tham vấn về các biện pháp giảm thiểu đã được thực hiện từ ngày 5/2 – 13/2/2015 tại trụ sở UBND các xã với tổng số người tham gia tham gia là 129 người (21% tổng số người tham gia là phụ nữ), các tổ chức đoàn thể xã hội: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội nông dân, Hợp tác xã, trưởng thôn, các hộ gia đình bị ảnh hưởng trong khu vực, để tham vấn ý kiến đồng ý thực hiện tiểu dự án, đồng thời xác định phạm vi và đối tượng bị ảnh hưởng. Tham vấn lần thứ hai được tiến hành vào ngày 12/3/2015 có 133 người tham gia, bao gồm chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội, các trưởng thôn, đại diện các hộ gia đình bị ảnh hưởng để thông tin về các tác động tiêu cực của tiểu dự án về các biện pháp giảm thiểu về môi trường và xã hội. Kết quả: 100% người tham gia đồng ý thực hiện tiểu dự án và các biện pháp giảm thiểu được đề xuất. Ngoài ra, các đại biểu tham gia đã kiến nghị như sau: (i) Các phương tiện vận chuyển vật liệu phải hoạt động trong thời gian ban đêm để tránh ảnh hưởng đến người dân địa phương. Xe vận chuyển vật liệu phải được che phủ kín và thường xuyên tưới nước mặt đường để giảm bụi; (ii) Xây dựng kế hoạch và đào tạo người dân địa phương nhằm ứng phó với việc xả lũ qua đập tràn số 2; (iii) Lập kế hoạch di dời, bảo vệ tài sản của 20 hộ gia đình của xã Hàm Trí trong trường hợp lũ lụt do xả lũ; (iv) Các khu phụ trợ và khu lán trại công nhân nên được bố trí trong phạm vi công trình để tránh thu hồi đất và bồi thường thiệt hại. Công ty TNHH MTV Khai thác Công trình thủy lợi Bình Thuận đã cam kết thực hiện theo các biện pháp giảm thiểu đề xuất nêu trong ESIA.

14. Kế hoạch hành động tái định cư (RAP): sửa chữa và nâng cấp công trình hồ chứa nước Sông Quao sẽ thu hồi đất vĩnh viễn là 164.332 m2 với 2.332m2 đất thổ cư. Sự ảnh hưởng đến các hộ gia đình là không đáng kể với 18 hộ (77 người) tại xã Thuận Hòa sẽ bị ảnh hưởng trong đó có 3 hộ dễ bị tổn thương (1 người nghèo, 2 hộ neo đơn). Từ xã Hàm Trí tới vùng hạ lưu không bị ảnh hưởng bởi việc thu hồi đất. Tổng chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư là 8.806.230.000 đồng, trong đó chi phí hỗ trợ là 183.600.000 đồng cho thuê nhà, hỗ trợ đời sống và hỗ trợ hộ gia đình dễ bị tổn thương. Và chi phí quản lý và dự phòng là 1.760.000.000 đồng.

15. Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP): Có 12 nhóm dân tộc thiểu số ở khu vực tiểu dự án (trong đó dân tộc Chăm, Cơ Ho và Raglai là những dân tộc sinh sống trong khu vực đã lâu), các nhóm dân tộc thiểu số khác có rất ít người sống chung với cộng đồng địa phương, không có các hoạt động văn hóa mang bản sắc riêng. Trong quá trình thi công sẽ không bị cắt nước, nhưng có thể có những tác động bất lợi đối với đồng bào dân tộc thiểu số trong thời gian thi công. Tham vấn với cộng đồng dân tộc thiểu số cho thấy cộng đồng dân tộc thiểu số hoàn toàn ủng hộ việc thực hiện tiểu dự án. Những hoạt động phát triển dân tộc thiểu số bao gồm: i) Tập huấn về phát triển nông nghiệp; ii) Tập huấn về kỹ năng kinh doanh; iii) Hướng dẫn về an toàn giao thông và phòng chống tệ nạn xã hội. Tổng ngân sách cho các hoạt động phát triển là 2,790,000,000VND. EMDP sẽ tiếp tục được cập nhật theo thiết kế chi tiết của tiểu dự án.

16. Rủi ro vỡ đập: Mặc dù nguy cơ vỡ đập sẽ giảm đáng kể và khả năng phòng chống lũ được tăng cường do thực hiện tiểu dự án. Nhưng nguy cơ vỡ đập vẫn còn đáng kể tới hạ lưu. Gần 200.000 ha đất trồng trọt có nguy cơ bị ảnh hưởng ở hạ lưu trong đó có 12.900 ha đất nông nghiệp và 100 đất nuôi trồng thủy sản... Cơ sở hạ tầng có nguy cơ bị hư hỏng bao gồm: 155km đường nhựa; 50km kênh mương thủy lợi; 15 trường học; 7 trung tâm y tế, 13 trụ sở UBND xã; 1 công trình cấp nước sinh hoạt và 100 km đường dây điện. Nếu vỡ đập hồ chứa Sông Quao, số lượng người bị ảnh hưởng ở hạ du sẽ rất lớn. Việc nâng cấp hệ thống quản lý sẽ là cần thiết cũng như cần phải có một kế hoạch ứng cứu khẩn cấp.

15. Phân bổ kinh phí: Dự án sử dụng nguồn vốn ODA và vốn đối ứng của chính phủ Việt Nam, tổng mức đầu tư. Tổng chi phí ước tính của tiểu dự án là 271.204.000.000 VNĐ. Tổng chi phí thực hiện kế hoạch quản lý môi trường xã hội là 2.246..000 VND.


tải về 2.1 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   32




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương