Ủy ban nhân dân tỉnh bình thuận công ty tnhh mtv khai thác cttl bình thuậN o0o


Phụ lục A8- Thông số kỹ thuật môi trường (Để đưa vào hợp đồng đấu thầu và xây dựng)



tải về 2.1 Mb.
trang24/32
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích2.1 Mb.
#17733
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   ...   32

Phụ lục A8- Thông số kỹ thuật môi trường (Để đưa vào hợp đồng đấu thầu và xây dựng)


Kế hoạch quản lý lán trại thi công

Yêu cầu chung

Bất cứ khi nào có thể, Nhà thầu phải tuyển dụng nhân công ở địa phương và đào tạo một cách thích hợp nếu thấy cần thiết. Nhà thầu phải xem xét tất cả cá khía cạnh của công tác quản lý nhân công và giải quyết nguy cơ căng thẳng sắc tộc giữa nhân công và các cộng đồng địa phương, nguy cơ mại dâm, bênh tật truyền nhiễm, trộm cắp, tệ nạn ma túy và rượu chè tăng lên, biến đổi thị trường do nguồn đầu vào tạm thời cho nền kinh tế địa phương và các áp lực khác đối với địa phương như thất nghiệp, sắc tộc và các giá trị văn hóa khác nhau.



Phải xem xét những biện pháp chung đối với lán trại thi công như sau:

  1. Khu vực lán trại thi công phải được chính quyền địa phương thông qua;

  2. Nhà thầu phải trình bày thiết kế lán trại bao gồm chi tiết về tất cả các khu nhà, trang thiết bị và dịch vụ để phê duyệt chậm nhất hai tháng trước khi khởi công bất cứ công trình xây dựng nào. Phải có quyết định phê duyệt và giấy phép đúng theo luật định, tiêu chuẩn áp dụng và yêu cầu về môi trường đối với nhà và công trình hạ tầng cho mỗi khu vực lán trại;

  3. Nhà thầu phải cung cấp đủ trang thiết bị phù hợp cho việc giặt giũ quần áo và đồ dung khi sử dụng lao động hợp đồng được thuê tại khu vực đó;

  4. Khu vực xây dựng trại thi công và các đường vào phải bố trí ở vị trí sao cho tránh được việc phải chặt hạ cây lớn và phát quang thảm thực vật nếu co thể và tránh các sinh cảnh dưới nước;

  5. Các khu vực xây dựng lán trại thi công phải bố trí sao cho việc tiêu thoát nước tự nhiên hiệu quả và phù hơp với địa hình để tránh xói mòn;

  6. Nhà thầu phải cung cấp đầy đủ các tiện nghi về vệ sinh( nhà vệ sinh và các khu tắm giặt) cho số ngừơi dự kiến làm việc tại công trường, và tính cho cả khách đến thăm, Các nhà vệ sinh cũng cần có đủ nước sạch, xà phòng, và giấy vệ sinh. Cần phải có nhà tắm riêng và đầy đủ tiện nghi cho công nhân nữ và công nhân nam. Những khu vệ sinh đó phải luôn thuận tiện và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ;

  7. Nhà thầu phải triển khai các biện pháp kiểm soát bồi lắng và xói mòn hiệu quả trong quá trình xây dựng và vận hành các lán trại thi công theo các yêu cầu về môi trường được quy định trong Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) và báo cáo đánh giá tác động Môi trường và xã hội bổ sung(SESIA), đặc biệt là khu vực gần các sông;

  8. Nhà thầu phải cung cấp các tiện nghi giải trí cho nhân công. Những tiện nghi này sẽ giúp giảm nhẹ xung đột và tác động tiềm ẩn đối với cư dân địa phương vì hạn chế được nhu cầu ra ngoài lán trại của công nhân;

  9. Nhà thầu phải cung cấp các tiện nghi giải trí cho nhân công. Những tiện nghi này sẽ giúp giảm nhẹ xung đột và tác động tiềm ẩn đối với cư dân địa phương vì hạn chế được nhu cầu ra ngoài lán trại của công nhân ;

  10. Nhà thầu phải lắp đặt và bảo trì một hệ thống bể phốt tạm thời cho tất cả các lán trại có người ở và không gây ô nhiễm các dòng nước gần kề. Không được phép xả thải chưa qua xử lý vào bất cứ dòng nước nào, theo đúng các tiêu chuẩn áp dụng của Việt Nam;

  11. Nhà thầu phải đảm bảo rằng các khu vực cất trữ dầu diêzen và dầu nhớt không thâm nhập vào các dòng nước, hoặc ngấm qua đất hoặc ngấm qua khe nước ngầm, đặc biệt vào mùa mưa. Phải đào một mương thoát xung quanh khu vực đang bị bể lắng/thiết bị gom dầu được phê duyệt ở cửa thải;

  12. Các khu vực kho nhiên liệu hoặc dầu bôi trơn và xưởng bảo dưỡng phải có hàng rào và có sàn được đầm nén/chống thấm để tránh trường hợp đổ tràn nhiên liệu hoặc dầu bôi trơn từ công trường. Nước thải bề mặt từ các khu vực có hàng rào phải được thải qua thiết bị gom dầu được thiết kế và lắp đặt chuyên dụng. Không được để các thùng dầu và nhiên liệu đã hết tại công trường. Dầu nhớt phải được tái sử dụng, và không được đổ ra đất hoặc các nguồn nước xung quanh;

  13. Nhà thầu phải đảm bảo các khu văn phòng, kho chứa, và nhà xưởng được bó trí ở vị trí thích hợp được chính quyền địa phương đồng ý và TSHPMB hoặc kỹ sư giám sát phê chuẩn. Chúng khoong được nằm trong vòng 200m cách các khu nhà ở hiện tại

  14. Không được bố trí trạm trộn bê tong trong vòng 500m cách bất cứ khu dân cư, cộng đồng hoặc nơi làm việc nào;

  15. Nhà thầu phải cung cấp thuốc thuốc men và phương tiện sơ cứu ở từng lán trại

  16. Tất cả chất y tế phải được thải bỏ trong các thùng chứa phù hợp , hoặc xử lý theo các quy trình đổ thải an toàn.

An ninh

Các biện pháp an ninh phải được áp dụng nhằm đảm bảo sinh hoạt an toàn cho các lán trại và những người sống ở đó. Những biện pháp an ninh này tối thiểu phải bao gồm:



  1. Việc ra vào lán trại chỉ dành riêng cho công nhân sống trong lán trại, nhân viên trong lán trại thi công và khách đến liên hệ công việc;

  2. Khách đến lán trại thi công phải được phép của cán bộ quản lý lán trại thi công.

  3. Phái chiếu sáng đầy đủ cả ban ngày và ban đêm;

  4. Phải xây dựng một hàng rào an ninh bao quanh cao ít nhất 2m bằng vật liệu phù hợp;

  5. Phải cung cấp và lắp đặt thiết bị cứu hỏa và bình cứu hỏa xách tay cho tất cả các khu nhà.

Duy trì cơ sở vật chất trong lán trại

Phải thực hiện các biện pháp sau nhằm đảm bảo rằng lán trại thi công và cơ sở vật chất của lán trại được tổ chức và bảo trì theo đúng tiêu chuẩn quy định:



  1. Phải xây dựng một nhà ăn riêng cho lán trại có các điều kiện vệ sinh sạch sẽ;

  2. Thời gian các bữa ăn được quy định;

  3. Nghiêm cấm nấu nướng hoặc chuẩn bị thức ăn ở các khu nhà ở;

  4. Thời gian nghỉ ngơi được quy định;

  5. Giờ giải trí được quy định;

  6. Cấm hút thuốc ở nơi là việc;

  7. Cần thực hiện các quy trình bảo trì lán trại thi công và cơ sở vật chất và đảm bảo vệ sinh sạch sẽ;

  8. Nhà vệ sinh cần đủ sáng và luôn giữ sạch sẽ;

  9. Cần cung cấp nước trong nhà vệ sinh hoặc chứa trong các thùng phuy gần nhà vệ sinh;

  10. Có sổ góp ý kiến để tiếp nhận và trả lời phàn nàn từ những người sống trong lán trại thi công về trang thiết bị và dịch vụ được cung cấp.

Nội quy sinh hoạt

Một trong những vấn đề lớn trong quá trình thi công một dự án là các tác động tiêu cực tiềm ẩn khi có quan hệ qua lại giữa công nhân và cộng đồng địa phương. Do đó, cần xây dựng một bộ Nội quy sinh hoạt nhằm nêu bật tầm quan trọng của cách ứng xử phù hợp, tệ nạn ma túy, rượu chè, và việc chấp hành luật lệ và nội quy có liên quan. Mỗi người lao động cần phải nắm được nội quy sinh hoạt và chấp hành nghiêm Nội quy này khi làm việc cho khách hàng hoặc các nhà thầu. Nội quy sinh hoạt cần phổ biến cho cộng đồng địa phương tại các trung tâm thông tin dự án hoặc những nơi mà cộng đồng dễ tiếp cận. Nội quy sinh hoạt phải đề cập các biện pháp dưới đây (nhưng không chỉ giới hạn những biện pháp này):



  1. Mọi công nhân và nhà thầu phụ phải tuân theo luật pháp và quy định của Việt Nam;

  2. Nghiêm cấm các chất trái phép, vũ khí và súng ống;

  3. Nghiêm cấm văn hóa phẩm đồ trụy và đánh bạc;

  4. Nghiêm cấm đánh chửi nhau;

  5. Công nhân không được phép săn bắn, câu cá hoặc buôn bán động vật hoang dã;

  6. Không được phép tiêu thụ thịt thú rừng trong lán trại thi công;

  7. Không nuôi thú cảnh trong lán trại thi công;

  8. Nghiêm cấm hành vi gây rối trong hoặc gần các cộng đồng dân cư;

  9. Nghiêm cấm hành vi xúc phạm phong tục và truyền thống địa phương;

  10. Nghiêm cấm hút thuốc trong khu vực làm việc;

  11. Duy trì các tiêu chuẩn ăn mặc và vệ sinh cá nhân phù hợp;

  12. Duy trì các tiêu chuẩn vệ sinh phù hợp trong các khu nhà ở;

  13. Nhân công sinh sống trong lán trại đến thăm các cộng đồng địa phương phải cư xử phù hợp với Nội quy sinh hoạt;

  14. Vi phạm Nội quy sinh hoạt, hoặc các quy tắc, quy định, và thủ tục khác áp dụng lán trại thi công sẽ bị kỷ luật.

Kế hoạch quản lý tác động xây dựng:

Nhằm giảm thiểu tác động của các hoạt động xây dụng đối với cộng đồng địa phương và môi trường, Nhà thầu thi công phải lập và thực hiện các kế hoạch thành phần theo quy định sau:



Kế hoạch kiểm soát xói mòn và bồi lắng:

Dự án phải có các biện pháp nhằm giảm thiểu hoặc chấm dứt tình trạng xói mòn và lở đất, bao gồm việc sử dụng các kết cấu kiểm soát xói mòn , tái trồng cây cối và phủ xanh nhằm bảo vệ và gia cố bờ dốc...

Các hoạt động công trường phải được quản lý thận trọng nhằm tránh xói mòn và bồi lắng đường thủy hạ lưu. Để giảm thiểu tác động xói mòn tiêu cực trong khu vực dự án, Nhà thầu sẽ phải lập và thực hiện một kế hoạch kiểm soát xói lở và bồi lắng phù hợp với Kế hoạch cảnh quan tác động mỹ quan và phục hồi tầng phủ. Kế hoạch phải nêu chi tiết tấ cả các biện pháp cụ thể cho công trường mà nhà thầu sẽ thực hiện trong giai đoạn thi công để ngăn chặn gia tăng tải trọng chất ô nhiễm từ công trường. Nhà thầu phải triển khai các hoạt động sau:


  1. Phải kiểm soát xói lở và bồi lắng trong quá trình thi công, trước bất cứ công tác đào xới đất lớn nào, hoặc theo trình tự thích hợp, và duy trì cho đến khi lớp phủ lâu dài đã được thiết lập. Cần duy trì nguyên trạng các khu vực của công trường không bị ảnh hưởng bởi các hoạt động xây dựng;

  2. Trước mỗi mùa mưa, Nhà thầu phải thực hiện các biện pháp thích hợp để đảm bảo giảm thiểu xói mòn do công trình ở những nơi mà hệ thống thoát nước lâu dài và các biện pháp kiểm soát xói mòn chưa hoàn chỉnh, nếu có.

  3. Chỉ đào xới diện tích mặt đất càng nhỏ càng tốt, ổn định diện tích đó càng nhanh càng tốt, kiểm soát nước thoát qua khu vực, và làm lắng phù sa tại chỗ. Lắp rào chống xói mòn xung quanh các miệng hố, các bãi đổ thải và đường đi;

  4. Công tác đắp bờ dốc và đào/di chuyển đất phải được tiến hành nhằm giảm thiểu đất mặt lộ thiên cả về diện tích lẫn thời gian. Công tác kiểm soát xói mòn đất tạm thời và bảo vệ bờ dốc phải được tiến hành liên tục trong quá trình thi công;

  5. Giữ lại tầng đất mặt có lá rụng và chất hữu cơ, và đắp lại chất mùn này vào các khu vực bị xáo trộn trong vùng nhằm thúc đẩy sự phát triển của thực vật địa phương;

  6. Trồng và phủ lớp cỏ bản địa ở các vùng đất xói mòn cằn cỗi hoặc những khu vực đã xây dựng xong;

  7. Áp dụng các biện pháp chống xói mòn trước khi mùa mưa bắt đầu, tốt nhất là ngay sau khi xây dựng. Triển khai các biện pháp chống xói mòn khi mỗi công trường xây xong;

  8. Kiểm soát dòng nước chảy qua công trường xây dựng hoặc các khu vực bị xáo trộn bằng mương, gờ ngăn, rãnh chặn, hàng rào, và đá;

  9. Mặt bằng các văn phòng ở công trường xây dựng cần được đổ bê tông hoặc rải nhựa nhằm giảm thiểu xói mòn đất;

  10. Các biện pháp chống xói mòn phải được duy trì cho đến khi thảm thực vật được trồng lại thành công;

  11. Khi cần thiết chống xói mòn phải được duy trì cho đến khi thảm thực vật được trồng lại thành công;

  12. Khi cần thiết phải phun nước trên các đường đất, các hố đào, vật liệu san lấp và bãi đất nhằm giảm xói mòn và bụi bẩn do gió thổi; và

  13. Khôi phục cảnh quan và cây trồng ở những mỏ đá và bãi đất thải của đường hầm nhằm giảm thiểu các vấn đề xói mòn và đỡ làm mất mỹ quan do hoạt động thi công.

Kế hoạch kiểm soát khí thải và bụi bặm:

Nhà thầu phải thiết lập và thực hiện một kế hoạch kiểm soát khí thải và bụi trong đó đề xuất các biện pháp và hành động nhằm kiểm soát bụi gây ra từ các hoạt động xây dựng, bao gồm các mỏ đá, trạm nghiền đá và trộn bê tông, các hoạt động đào đắp, bao gồm làm đường, đắp đê và đào kênh, vận chuyển vật liệu và các lán trại thi công. Đặc biệt, Nhà thầu phải tiến hành các biện pháp sau đây:



  1. Luôn giảm thiểu việc gây bụi và các vật chất dạng hạt nhằm tránh tác tộng đối với những cộng đồng xung quanh, và đặc biệt là những đối tượng dễ bị tổn thương (trẻ em, người già);

  2. Chọn thời điểm phát quang cây cối để tránh không để các diện tích lớn lộ thiên trước gió;

  3. Lắp đặt lưới chắn xung quanh các khu vực xây dựng nhằm giảm thiểu bụi phát tán, đặc biệt chú ý đến các khu vực gần cộng đồng địa phương;

  4. Khi cần thiết phải phun nước trên các con đường bụi bẩn, hố cắt và đống đất hoặc bãi đổ vật liệu. Phải tiến hành phun nước vào những ngày khô hanh và có gió, ít nhất hai lần mỗi ngày (sáng và chiều). Tăng tần suất phun nước gần các cộng đồng địa phương khi cần thiết;

  5. Trải sỏi đường vào ở những đoạn gần cộng đồng và các điểm nhạy cảm khác nhằm giảm bụi bay;

  6. Có hệ thống gió đầy đủ và các biện pháp khác nhằm kiểm soát nồng độ các chất gây ô nhiễm không khí bên trong các đường hầm;

  7. Việc chuyên chở nguyên vật liệu bằng phương tiện cơ giới và thi công đường vào phải được thiết kế hợp lý. Ví dụ, đường vào có thể được xây dựng và trải bê tông/átphan hoặc trải đá dăm trước khi tiến hành các hoạt động đào đắp quy mô cần vận chuyển một khối lượng nguyên vật liệu lớn ra vào công trình;

  8. Đảm bảo bảo dưỡng đầy đủ cho tất cả các phương tiện. Thiết bị/phương tiện th công gây ra ô nhiễm không khí nghiêm trọng và những thiết bị/phương tiện được bảo dưỡng kém không được phép hoạt động trên công trường;

  9. Cho phép xả khí thải từ máy móc, thiết bị xây dựng và phương tiện. Tuy nhiên, các động cơ phải được kiểm tra và điều chỉnh khi cần thiết nhằm giảm thiểu mức ô nhiễm.

Kế hoạch kiểm soát tiếng ồn:

Nhà thầu phải lập và thực hiện một kế hoạch kiểm soát tiếng ồn để giảm thiểu tiếng ồn. Nhà thầu phải:



  1. Duy trì lưu lượng giao thông liên quan đến xây dựng trên các đường dẫn vào dự án ở giới hạn tốc độ quy định;

  2. Duy trì tốc độ xe lưu thông trên công trường ở mức 30 km/h trở xuống, hoặc có quy định riêng;

  3. Duy trì mức ồn do các máy móc và thiết bị gây ra không quá 90 db;

  4. Ở các khu vực nhạy cảm (bao gồm khu vực xung quanh khu dân cư, bệnh viện, nhà nghỉ, trường học...), có thể cần triển khai các biện pháp nghiêm ngặt hơn để tránh tiếng ồn quá mức;

  5. Áp dụng các biện pháp phù hợp nhằm giảm thiểu phiền nhiễu do rung chấn hoặc tiếng ồn do các hoạt động xây dựng gây ra;

  6. Lập lịch trình chuyên chở vật liệu xây dựng vào công trường nhằm giảm thiểu tác động xấu lên người dân địa phương, cũng như giao thông trên các tuyến đường hiện có. Các phương tiện vận tải cần giảm tốc độ và không được phép dùng còi khi đi qua các khu vực nhạy cảm. Giảm thiểu việc vận tải vào giờ cao điểm. Nhà thầu phải báo cáo trước lộ trình vận chuyển cho Giám sát kỹ thuật;

  7. Duy trì thiết bị thi công trong điều kiện vận hành tốt nhất và ở mức ồn thấp nhất có thế;

  8. Sử dụng rào chắn ồn tạm thời nhằm giảm thiểu tiếng ồn do thiết bị thi công gây ra;

  9. Cung cấp thiết bị bảo vệ thính giác cho công nhân, những người phải làm việc với máy móc có tiếng ồn lớn như máy đóng cọc, máy nổ, máy trộn,vv..., để chống ồn và bảo vệ công nhân;

  10. Các khu vực cất trữ nhiên liệu hoặc dầu bôi trơn phải được rào lại và sàn đầm nén/chống thấm hoặc có bề mặt khác nhằm ngăn không cho nhiên liệu hoặc dầu bôi trơn rò rỉ khỏi nơi chứa. Nước thoát trên bề mặt từ các khu vực có rào chắn phải được xả qua dụng cụ hớt dầu hoặc thiết bị thích hợp khác để loại bỏ hyđrocácbon. Không cất trữ các thùng dầu hay thùng nhiên liệu đã hết ở công trường. Dán nhãn An toàn hóa chất (MSDS) đúng cách và đào tạo công nhân về cách thức xử lý các vật liệu này;

  11. Đội giám sát thi công cần được trang bị các thiết bị phát hiện tiếng ồn xách tay nhằm theo dõi độ ồn ở các điểm nhạu cảm;

  12. Vật liệu ra khỏi công trường phải được vận chuyển ngoài giờ cao điểm nhằm giảm thiểu tiếng ồn giao thông do lượng lưu thông tăng lên;

  13. Sử dụng các dụng cụ và thiết bị giảm âm đã quy định, làm các tấm giảm âm và tấm cách âm vv...Thiết bị giảm âm và các thiết bị kiểm soát tiếng ồn khác phải được sửa chữa hoặc thay thế nếu hỏng hóc;

  14. Sử dụng thiết bị nào phát ra tiếng ồn lớn theo một hướng thì phải chuyển hướng để tránh gây ồn cho các điểm nhạy cảm gần kề;

  15. Máy móc và thiết bị nào không dùng liên tục thì phải tắt hẳn khi nghỉ làm hoặc chỉnh xuống mức vận hành tối thiểu.

Kế hoạch kiểm soát công tác nổ mìn

Nhà thầu phải lập và thực hiện một kế hoạch kiểm soát công tác nổ mìn để đảm bảo rằng các thủ tục sau sẽ được thực hiện:



  1. Nhà thầu phải cảnh báo trước cho cộng đồng và/hoặc dân cư địa phương về khả năng bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn do các hoạt động như nổ mìn và phải hạn chế tối đa các hoạt động này;

  2. Tại các khu vực nhạy cảm (bao gồm các khu dân cư,bệnh viện, nhà nghỉ, trường học,vv...) có thể phải áp dụng các biện pháp hạn chế hơn nữa để tránh tiếng ồn quá mức;

  3. Không được nổ mìn trong phạm vi 200m so với khu vực dân cư hoặc cộng đồng địa phương;

  4. Không được thực hiện nổ mìn trong điều kiện thời tiết bất lợi;

  5. Trước khi tiến hành nổ mìn, phải tưới nước trên bề mặt khu vực nổ mìn để tăng độ ẩm. Lưới chắn và các bao cát sẽ được đặt trên bề mặt khu vực sẽ nổ mìn tại từng điểm nổ đề phòng đá và bụi bay;

  6. Trước khi tiến hành nổ mìn, cần tiến hành khảo sát chi tiết tại khu vực dân cư xung quanh để đánh giá mức độ tác động do công tác nổ mìn (như khả năng gây hư hại công trình kiến trúc hoặc hạ tầng do rung chấn, tác động đối với động vật, người dân địa phương vv...);

  7. Không được nổ mìn trong thời gian ban đêm trừ khi đã được chính quyền địa phương và PEO phê duyệt trước;

  8. Tất cả mọi người phải tránh xa vị trí nổ mìn ít nhất 200m;

  9. Trừ thiết bị nổ mìn, phải tắt tất cả các thiết bị điện trong phạm vi 50m cách vị trí nổ mìn, trước và trong suốt quá trình nổ mìn; và

  10. Khối lượng vật liệu nổ phải được cất trữ an toàn và phải được kiểm tra hàng tuần.

Công tác đào đắp, làm mái dốc:

Nhà thầu phải lập và thực hiện một kế hoạch đào đắp, làm mái dốc đảm bảo rằng các thủ tục sau được thực hiện:



  1. Mọi công tác đào đắp phải được kiểm soát chặt chẽ, đặc biệt vào mùa mưa;

  2. Nhà thầu phải luôn giữ ổn định các mái dốc đào đắp và hạn chế đào xới các khu vực ngoài giới hạn quy định của công trình ở mức độ thấp nhất;

  3. Nhà thầu phải hoàn thành công tác đào đắp tới mặt cắt cuối cùng ở bất kỳ địa điểm nào càng nhanh càng tốt và tốt nhất là làm liên tục tránh để dở dang, đặc biệt là vào mùa mưa;

  4. Để bảo vệ mặt dốc đã đào đắp khỏ bị xói lở, cần tạo các mương và rãnh thoát nước theo bản vẽ, ở chân hoặc đỉnh dốc và trồng cỏ hoặc những loại cây trồng phủ khác. Phải làm rãnh thoát nước trên các miệng hố đào trên cao để giảm tình trạng chảy tràn và xói lở sườn dốc;

  5. Đất thải vật liệu không dùng nữa phải được đổ ở những khu vực đổ thải quy định đã được Kỹ sư giám sát phê duyệt; và

  6. Không được bố trí các bãi đổ thải ở những nơi mà chúng có thể gây ra hiện tượng sạt lở trong tương lai, gây ảnh hưởng đến đất nông nghiệp hoặc các tài sản khác, hoặc làm nước thải từ bãi chôn lấp chảy vào bất cứ dòng nước nào. Có thế phải đào thêm mương thoát nước bên trong và xung quanh các bãi chôn lấp theo chỉ đạo của Kỹ sư giám sát.

Bãi trữ và mỏ vật liệu:

Nhà thầu phải chuẩn bị Kế hoạch quản lý bãi trữ và mỏ vật liệu tổng thể cho mọi công trình. Việc vận hành một mỏ đất trên đất liền, trên sông, hoặc ở khu vực hiện tại, phải được Giám sát môi trường phê duyệt trước và phải ngừng hoạt động nếu có chỉ đạo của Kỹ sư giám sát.

Cấm sử dụng các mỏ đất tạm ở những nơi chúng có thể gây cản trở việc tiêu thoát nước tự nhiên hoặc theo thiết kế. Cấm sử dụng mỏ đất gần sông nếu chúng có thể làm xói lở bờ sông, hoặc làm rửa trôi quá nhiều vật liệu mịn xuống hạ lưu.

Vị trí đặt các trạm nghiền đá phải tuân theo sự phê chuẩn của Kỹ sư giám sát, và không được đặt gần kề các khu vực nhạy cảm về môi trường hoặc gần các khu dân cư hiện tại, và phải có các thiết bị chống bụi phù hợp được phê duyệt

Đá sỏi lấy từ sông phải đủ xa để hạn chế độ sâu của vật liệu được lấy xuống bằng 1/10 chiều rộng của sông ở bất cứ vị trí nào không làm ảnh hưởng tơi dòng chảy hoặc làm xói lở bò sông.

Kế hoạch này bao gồm:



  1. Một bản đồ thể hiện phạm vi của khu vực sẽ xây dựng;

  2. Một bản thuyết minh biện pháp trong đó nêu các biện pháp thi công đề xuất;

  3. Các đường dẫn vào và tuyến vận chuyển đề xuất giữa các mỏ vật liệu và công trình sử dụng vật liệu khai thác;

  4. Bản thuyết minh khối lượng đất đào sẽ khai thác, ước tính lượng đất thải phát sinh và nội dung chi tiết về đổ thải các vật liệu thải đó;

  5. Nội dung chi tiết các biện pháp được áp dụng để giảm thiểu diện tích mỏ vật liệu và ảnh hưởng về mỹ quan đối với khu vực xung quanh; và

  6. Nội dung chi tiết các biện pháp được áp dụng để phục hồi lâu dài các mỏ vật liệu nhằm tránh nguy cơ nguy cơ đê dọa sức khỏe, an toàn và làm suy thoái môi trường.

  7. Nói chung, Nhà thầu phải:

  8. Xác định và phân giới các địa điểm cho bãi trữ và mỏ vật liệu, đảm bảo rằng chúng phải ở cách 15m so với những khu vực xung yếu như sườn dốc đứng, đất dễ bị xói mòn và các khu vực tiêu thoát trực tiếp vào các dòng nước nhạy cảm;

  9. Chỉ khai thác vật liệu ở các mỏ vật liệu lần đầu tiên. Sau khi đã đào hết mỏ vật liệu phải đưa lớp đất mặt đã đánh đống trước cần được rải lại trên khu vực mỏ vật liệu và san đều đồng thời đánh dốc hợp lý để thoát nước. Trên các sườn dốc đứng, có thể phải tạo bậc hoặc đắp thành thềm đất để chống xói lở;

  10. Lớp đất bóc thừa cần được lèn chặt và trồng lại cây cối. Nếu có thể, nên rải đều vụn rác hữu cơ và lớp đất bóc lên khu vực bị đào xới để thúc đẩy việc phục hồi tầng phủ. Ưu tiên tối đa cho việc phục hồi tầng phủ tự nhiên;

  11. Cần dọn sạch đất bóc ở các kênh thoát nước hiện có ở các khu vực bị ảnh hưởng;

  12. Sau khi hoàn tất công việc, tất cả rác thải xây dựng cần được đưa ra khỏi công trường tới vị trí đổ thải đã phê chuẩn;

  13. Nhà thầu phải đảm bảo rằng tất cả các mỏ vật liệu đã qua sử dụng được đắp bờ ổn định, phục hồi lại thảm thực vật, khôi phục các dòng nước tự nhiên, tránh gây đọng nước ở các hố đào để không sinh ra muỗi; và

  14. Khi không thể san lấp hoặc tiêu thoát hợp lý cho các mỏ vật liệu hoặc phần đất trũng do hoạt động xây dựng tạo nên, Nhà thầu phải tham vấn cộng đồng địa phương để xem họ có muốn tận dụng chúng chẳng hạn để nuôi cá hoặc cho các mục đích khác của cộng đồng không

Kế hoạch đổ thải phế liệu xây dựng:

Nhà thầu phải lập và thực hiện một Kế hoạch đổ thải phế liệu xây dựng để đảm bảo rằng các thủ tục sau được tiến hành:



  1. Lập và thực hiện các quy trình thu dọn tại công trường hàng ngày, bao gồm việc bảo trì các trang thiết bị đổ phế thải phế liệu xây dựng;

  2. Phế liệu phát sinh khi phá dỡ các công trình hiện có phải được tái sử dụng một cách hợp lý, ở mức tối đa (ví dụ làm vật liệu san lấp nền đường). Chỉ được đổ phần phế liệu còn lại ở những địa điểm do Tư vấn giám sát chỉ định và phê duyệt. Nhà thầu phải đảm bảo rằng những địa điểm này (a) không nằm trong rừng; (b) không tác động đến đường thoát nước tự nhiên; và (c) không tác động tới các loài thực vật bị đe dọa/quý hiếm. Trong bất cứ trường hợp nào, nhà thầu cũng không được phép đổ thải vật liệu ở những khu vực môi trường nhạy cảm;

  3. Trong trường hợp rác thải hoặc bùn đất từ công trường bị đổ ra khu vực gần kề, Nhà thầu phải ngay lập tức di chuyển rác thải hoặc bùn đất đó và khôi phục khu vực bị ảnh hưởng về nguyên trạng theo đúng yêu cầu của Kỹ sư giám sát;

  4. Việc bố trí vận chuyển trong quá trình thi công, bao gồm cung ứng vật liệu, bảo trì, tháo dỡ và dọn dẹp rác thải, sẽ được coi là nội dung bổ trợ và phải được nhà thầu lên kế hoạch và thực hiện theo sự phê chuẩn và chỉ đạo của Kỹ sư giám sát;

  5. Tham vấn cộng đồng địa phương, nếu có, sống gần các bãi đổ phế liệu mà có thể bị ảnh hưởng. Quá trình tham vấn cần thông báo chi tiết cho các bên liên quan về vị trí đổ phế liệu có thể sử dụng, và cho họ cơ hội để bày tỏ ý kiến và mối quan tâm của mình về các kế hoạch được đề xuất. Thông tin và phản hồi từ quá trình tham vấn phải được đưa vào bản thiết kế cuối cùng của từng bãi đổ phế liệu;

  6. Đặt ra các yêu cầu phải sử dụng phương pháp gia cố phù hợp nhất cho từng bãi phế liệu;

  7. Đánh giá các nguy cơ tác động tiềm ẩn do chất thải ngấm rỉ vào nguồn nước mặt;

  8. Tiến hành phân tích thỏa đáng nhằm đảm bảo rằng các bãi đổ thải được lựa chọn không gây ra tiêu thoát nước bề mặt không mong muốn; và

  9. Gia cố các bãi đổ thải nhằm tránh xói mòn theo những yêu cầu của Kế hoạch cảnh quan và phục hồi tầng phủ.

Phá dỡ công trình hiện có

Nhà thầu phải lập một kế hoạch phá dỡ các kết cấu hạ tầng hiện có để thực hiện các biện pháp phù hợp trong quá trình phá dỡ kết cấu hạ tầng hiện có nhằm bảo vệ công nhân và người dân khỏi bị gạch đá và vật liệu rơi phải. Nhà thầu phải thực hiện một số biện pháp như sau:



  1. Quy định riêng một khu vực hạn chế đi lại để thả hoặc tháo dỡ phế liệu, và hoặc dùng máng trượt để chuyển phế liệu từ trên cao xuống một cách an toàn;

  2. Phải có trang thiết bị bảo hộ và neo buộc đúng quy cách khi tiến hành cưa, cắt, nghiền, mài hay đục đẽo;

  3. Dọn dẹp các lối đi lại cho sạch sẽ để tránh lái thiết bị nặng đi qua đống phế liệu dễ trơn, trượt;

  4. Sử dụng các biện pháp bảo vệ neo buộc trên giàn giáo và phần rìa ngoài các công trình trên cao, như lan can và ván để chân nhằm ngăn vật liệu tuột ra;

  5. Di tản tất cả ra khỏi các khu vực làm việc trong khi tiến hành nổ mìn và sử dụng lưới chắn hoặc các biện pháp làm lệch hướng khác nhằm giảm thiểu đá, đất đá văng ra nếu tiến hành thi công ở gần chỗ có người hoặc công trình;

  6. Trang bị cho công nhân kính an toàn có tấm chắn bên, tấm chắn mặt, mũi cứng và giầy hoặc ủng bảo hộ.

Kế hoạch quản lý chất thải

Trong giai đoạn xây dựng, Nhà thầu phải lập Kế hoạch quản lý chất thải trước khi khởi công. Kế hoạch này phải bao gồm:



Nước và nước thải:

  • Bản đánh giá về thiết kế sơ bộ hệ thống thoát nước của công trường khi thiết kế chi tiết;

  • Bản cập nhật của thiết kế sơ bộ dựa trên kế hoạch thi công thực tế và các điều kiện cụ thể tại công trường (ví dụ: điều kiện địa lý, vị trí của các sườn dốc và tính chất của công tác thi công);

  • Thiết kế chi tiết bao gồm bản vẽ, bản đồ vị trí, thông số kỹ thuật của các kênh dẫn nước thải và các thiết bị xử lý nước thải;

  • Các địa điểm thải nước đề xuất và tiêu chuẩn xử lý;

  • Một chương trình thực hiện chi tiết của hệ thống thoát nước đề xuất;

  • Nằm trong thiết kế hệ thống thoát nước của công trường, dòng chảy tràn bề mặt trong công trường phải được nắn dòng tránh để tránh rửa trôi các chất đất nước phải được xử lý bằng thiết bị như thùng lắng trước khi thải;

  • Nước thải sinh hoạt từ khu văn phòng, nhà vệ sinh và bếp ăn ở công trường phải được thu gom bởi nhân viên thu gom có giấy phép hoặc được xử lý bằng các thiết bị xử lý tại chỗ. Việc xả thải nước thải đã qua xử lý phải tuân theo mức giới hạn thải được luật pháp Việt Nam quy định;

  • Thiết bị xử lý nước thải, như bể lắng có thể được lắp đặt gần các vị trí thi công có thể sinh ra nước thải. Nếu không, có thế xây các bể lắng tại chỗ để xử lý chất rắn lơ lủng (SS) quá mức cho phép trước khi xả ra cửa thải;

  • Cần xây tường chắn và dựng hàng rào bằng bao cát xung quanh máy khoan nhồi nhằm giữ lại vữa sét và nước thải trong khu vực máy khoan cọc. Vữa sét hoặc nước thải đã thu gom phải được bơm để xử lý trước khi thải ra;

  • Trước mùa mưa, tất cả các bề mặt và mái dốc lộ thiên phải được che phủ đúng quy cách hoặc trồng cây nhằm giảm thiểu dòng chảy thoát chứa bùn đất. Có thể tiến hành gia cố mái dốc sau khi xây dựng và trước mùa mưa;

  • Các thiết bị kiểm soát thoát nước như thùng lắng phải được lắp đặt ở mỗi cửa thải và phải được vệ sinh thường xuyên; và có thể cung cấp các nhà vệ sinh hóa chất ở mỗi công trường sử dụng từ 5 công nhân trở lên;

  • Phải xây tối thiểu một nhà vệ sinh cho mỗi 25 công nhân. Nước thải sinh hoạt thu gom từ văn phòng ở công trường và các nhà vệ sinh hóa chất phải được xử lý và vệ sinh thường xuyên. Chỉ những người thu gom chất thải có giấy phép mới được thuê để làm công việc đổ thải này. Bùn cặn phải được xử lý theo các yêu cầu của Kế hoạch quản lý chất thải của Nhà thầu.

Chất thải rắn

Chất thải như những chất được liệt kê dưới đây có thể phát sinh từ các hoạt động xây dựng:



  • Đất đào thừa cần thải bỏ từ các hoạt động đào đất và cắt cơ mái dốc;

  • Thải bỏ ván gỗ đã qua sử dụng khi đào hào, ống thép làm giàn giáo, hàng rào công trường, vật liệu bao gói, thùng chứa nhiên liệu, dầu bôi trơn và sơn;

  • Phế liệu phát sinh khi phá dỡ các nhà/công trình hiện có chịu tác động của dự án hoặc phá hủy các bề mặt bê tông hiện có;

  • Chất thải từ thiết bị xử lý nước thải tại chỗ (ví dụ:xử lý vữa sét từ khi đào hầm bằng quy trình lắng, lọc); và

  • Chất thải sinh hoạt của công nhân xây dựng, lán trại thi công và các công trình khác thải ra;

  • Chất thải y tế từ các trạm y tế tại công trường;

Những chất thải nói trên phải được kiểm soát đúng quy cách bằng những biện pháp sau:

  • Giảm thiểu chất thải phát sinh cần phải xử lý hoặc loại bỏ;

  • Xác định và phân loại chất thải phát sinh. Nếu chất thải hóa học hoặc chất thải nguy hại, cần áp dụng những quy trình thích hợp về cất trữ, thu gom, vận chuyển và thải bỏ chúng. (xem Kế hoạch khẩn cấp cho vật liệu nguy hiểm và Kế hoạch quản lý chất thải hóa học);

  • Định vị và phân giới các khu vực đổ thải, nêu rõ đổ loại chất thải nào vào khu vực nào; và

  • Kiểm soát việc tập kết chất thải xây dựng (kể cả đất đào) đến các bãi đổ thải được phê duyệt (cách các sông suối, hồ hoặc đầm lầy từ 300m trở lên). Thu gom, tái chế và thải bỏ trong khả năng cho phép tất các loại rác, kim loại, dầu thải và vật liệu dư thừa phát sinh trong quá trình xây dựng ở những khu vực quy định, đưa vào sử dụng các hệ thống tái chế và tiến hành tách riêng các vật liệu.

Nhà thầu phải cam kết tiến hành các biện pháp tái chế và tái sử dụng, xem xét đến các nội dung sau:

  • Một bản thuyết minh biện pháp tái chế, tái sử dụng và giảm thiểu phát sinh phế thải;

  • Vật liệu đào phải được tái sử dụng tại chỗ hoặc ở đoạn đường gần kề/các dự án khác một cách tối đa nhằm giảm thiểu khối lượng vật liệu phải thải bỏ;

  • Vật liệu có thể tái chế như ván gỗ dùng cho công tác đào hào, thép, vật liệu giàn giáo, hàng rào công trường, vật liệu bao gói,vv... phải được thu gom và tách riêng tại chỗ khỏi các nguồn chất thải khác. Các vật liệu có thể tái chế đã thu gom phải được tái sử dụng cho các dự án khác hoặc bán cho người thu gom phế liệu để tái chế; và

  • Chất thải đã thu gom phải được người thu gom chất thải có giấy phép thải bỏ đúng quy cách.

Kế hoạch phòng ngừa ô nhiễm:

Nhà thầu phải thực hiện các kế hoạch sau:



Kế hoạch khẩn cấp đối với vật liệu nguy hại

Nếu công trường xây dựng dự kiến sẽ có hoặc bị nghi ngờ có các vật liệu nguy hại (hóa chất, amiăng, hydrocarbons, hay các chất nguy hại tương tự khác), yêu cầu Nhà thầu lập một Kế hoạch quản lý chất thải nguy hại và Kế hoạch ứng phó khẩn cấp để Giám sát môi trường phê duyệt. Việc thu gom và xử lý rác thải nguy hại thực hiện có trong công trường phải do nhân sự đã được đào tạo chuyên môn thực hiện theo các tiêu chuẩn cấp quốc gia hoặc cấp tỉnh, hoặc theo các quy trình được quốc tế công nhận.

Nhà thầu phải:


  • Phổ biến Kế hoạch quản lý chất thải nguy hại cho tất cả những người/ cá nhân có liên quan tới các công đoạn sử dụng và vận chuyển;

  • Chất thải nguy hại (hoặc chất thải hóa học) phải được cất trữ, xử lý và đổ thải đúng quy định của địa phương. Chất thải nguy hại phải được cất trữ đúng nơi quy định và phải có các biển cảnh báo;

  • Thông báo cho Giám sát môi trường, hoặc giám sát xây dựng về bất cứ sự cố hay tràn đổ vật liệu nguy hại theo đúng kế hoạch;

  • Lập một Kế hoạch ứng phó khẩn cấp nêu tất cả các quy trình phải thực hiện trong trường hợp có đổ tràn hoặc xả bất ngờ;

  • Tiến hành khắc phục ngay sự cố đổ tràn; và

  • Nộp báo cáo giải trình các nguyên nhân của sự cố tràn đó, biện pháp khắc phục đã thực hiện, những hậu quả/ thiệt hại do đổ tràn, và các hoạt động xử lý đề xuất. Kế hoạch khẩn cấp đối với vật liệu nguy hại sau đó phải được cập nhật và trình cho PEO không phản đối.

Chất thải hóa học

Trong quá trình thi công sẽ có nguy cơ gây ô nhiễm các nguồn nước và các khu vực dân cư lân cận do các chất thải hóa học như dầu thải, dầu bôi trơn đã qua sử dụng, đất bị ô nhiễm do rò rỉ xăng, dầu máy từ nhà máy xây dựng và các phương tiện vận chuyển vv...

Phải thực hiện các biện pháp sau đây để giảm thiểu thiệt hại do chất thải hóa học gây ra:


  • Tất cả việc tiếp nhiên liệu cho máy móc và thiết bị nặng phải thực hiện bằng một xe chuyên dụng để tránh chảy tràn hay ô nhiễm bởi các chất thải hóa học như dầu bôi trơn, dầu bảo dưỡng vv...

  • Tất cả các kho chứa nhiên liệu và vật liệu nguy hại phải được che chắn đúng cách để tránh tràn đổ;

  • Nước mưa chảy từ các phân xưởng, khu vực sửa chữa ngoài trời và nhà kho phải được thu gom và xử lý trong các thùng/bể tách hydrocacbon trước khi thải ra cống hoặc dòng nước;

  • Tất cả các vật liệu nổ phải được vận chuyển, cất giữ và thải bỏ theo tiêu chuẩn được Ngân hàng thế giới và chính phủ Việt Nam áp dụng.

Bảo dưỡng thiết bị xây dựng

Nhà thầu phải:



  • Xác định và phân giới các khu vực bảo dường thiết bị (cách dòng sông, suối, hồ và vùng ngập nước >15m). Kho chứa nhiên liệu phải được bố trí ở địa điểm hợp lý và được PEO phê duyệt.

  • Đảm bảo tất cả các hoạt động bảo dưỡng máy móc thiết bị kể cả thay dầu, phải được thực hiện trong phạm vi khu bảo dưỡng đã quy định; không được đổ dầu thải lên đất, các dòng nước, kênh mương hay vào các hệ thống thoát nước, và

  • Tất cả các chất tràn đổ và sản phẩm dầu đã thu gom phải được xử lý theo đúng các quy trình/hướng dẫn về tiêu chuẩn môi trường. Kho xăng dầu và các khu vực tiếp nhiên liệu phải nằm cách tất cả các hệ thống cống và các nguồn nước quan trọng tối thiểu 100m hoặc theo chỉ đạo của PEO

Kế hoạch cảnh quan, tác động mỹ quan và phục hồi tầng phủ:

Chương trình thi công của dự án phải được thực hiện theo giai đoạn, đặc biệt tại cácvị trí có thể làm mất mỹ quan hoặc làm ảnh hưởng xấu tới cảnh quan.



Nhà thầu phải lập Kế hoạch cảnh quan, tác động mỹ quan và phục hồi tầng phủ để đảm bảo thực hiện các biện pháp sau:

  • Công tác thi công phải được lên kế hoạch theo trình tự để giảm thiểu quy mô của các hoạt động đào đất và diện tích bề mặt lộ thiên;

  • Công tác phục hồi thảm thực vật phải triển khai ngay khi có thể. Nên sử dụng các giống cây trồng địa phương thích hợp;

  • Yêu cầu về việc trồng bù cây phải được đưa vào bản thiết kế và hợp đồng dự án. Trong giai đoạn thiết kế, phải lập Quy hoạch cảnh quan tổng thể và các yêu cầu để khảo sát hoặc giám sát sinh thái trong các giai đoạn khác nhau của dự án để thực hiện trong quá trình thi công và bảo dưỡng trong giai đoạn vận hành;

  • Các công trình, phương tiện máy móc phải được bố trí dựa theo địa điểm về đất đai và địa hình của khu vực dự án;

  • Phải thực hiện việc thu hồi các khu vực đã phát quang như các mỏ vật liệu không sử dụng nữa, các bãi thải, đường thi công, các khu vực lán trại thi công, bãi vật liệu, khu công trường và bất cứ khu vực nào chiếm dụng tạm thời nào trong quá trình thi công dự án, bằng cách tái tạo cảnh quan, tiêu thoát đủ và phục hồi tầng phủ;

  • Các cây cối hiện có trong phạm vi xây dựng phải được đánh dấu để chỉ ra cây đó sẽ được giữ lại, ươm trồng hay chặt bỏ. Việc ươm trồng các cây hiện có bị ảnh hưởng bởi công trình dự án phải được thực hiện trước khi khởi công xây dựng;

  • Công tác đào xúc đất phải tránh làm hại các hệ thống rễ cây. Cần phải có biện pháp giảm thiểu tránh gây tổn hại đến thân cây và cành cây;

  • Các hàng rào tạm cần phải có màu sắc và hình thức không gây chướng mắt;

  • Ngay khi hoàn thành công tác thi công, các khu vực bị ảnh hưởng phải được phục hồi ngay về nguyên trạng, bao gồm việc tái tạo bờ đá tự nhiên, lối đi và trồng lại thực vật bị ảnh hưởng;

  • Tại các khu vực hết nhạy cảm về mỹ quan, công tác thi công phải được lên kế hoạch để thực hiện trong những mùa ít khách du lịch;

  • Các xe tải thi công phải hoạt động vào ban đêm nếu có thể và phải giữ vệ sinh được che đậy khi trở vật liệu cồng kềnh.

  • Công trường xây dựng phải được bao quanh bằng hàng rào nếu nằm ở khu vực danh lam thắng cảnh để tránh nhìn trực tiếp vào công trường xây dựng.

  • Không được dựng lán trại thi công tại các khu danh lam thắng cảnh.

  • Tất cả các trạm trộn và máy trộn bê tông không dược đặt gần sông hoặc các khu danh lam thắng cảnh. Các bãi vật liệu phải được đặt ở vị trí kín đáo, và ngoài tầm nhìn của du khách.

  • Sử dụng con đường hiện có để làm đường vào nếu có thể để giảm thiểu nhu cầu làm đường vào mới, dẫn đến tổn hại thảm thực vật và địa mạo hiện tại.

  • Đất làm nông nghiệp trước khi sử dụng cho các hoạt động xây dựng phải được hồi phục tối đa để có thể tiếp tục hoạt động nông nghiệp tương tự.

  • Các đống đát đào và mái dốc đã cắt phải được tạo mặt dốc ổn định, và trồng cỏ để chống xói lở.

  • Lớp đắt mặt bị bóc từ các khu vực thi công phải được sử dụng cho việc khôi phục cảnh quan.

  • Các nguồn nước bị thay đổi dòng chảy tạm thời do các hoạt động thi công phải được khôi phục dòng chảy ban đầu.

Khôi phục công trường thi công

  • Khi hoàn thành công tác thi công, tất cả các khu lán trại thi công phải được tháo dỡ và di chuyển khỏi công trường và toàn bộ công trường phải được khôi phục về nguyên trạng thái như trước khi khởi công xây dựng, hoặc khôi phục về một trạng thái theo thỏa thuận với chính quyền và cộng đồng địa phương.

  • Các biện pháp khắc phục không thể thực hiện một cách hiệu quả trong quá trình xây dựng phải được thực hiện khi kết thúc công việc khôi phục (và trước khi nghiệm thu công trình).

  • Khu vực lán traị thi công phải được trồng cỏ và những cây bị chặt bỏ được thay thế bằng cây con cùng loài.

  • Tất cả các khu vực bị ảnh hưởng phải được khôi phục cảnh quan và tất cả công tác khôi phục cần thiết nào cũng được tiến hành không chậm trễ, bao gồm công việc trồng cỏ và tái trông rừng.

  • Các dòng nước phải được dọn sạch dá vụn và các cống rãnh và cống dẫn nước được kiểm tra để khơi thông dòng chảy

  • Toàn bộ công trường phải được dọn sạch gạch đá vụn và tất cả vật liệu dư thừa phải được xử lý đúng cách.

  • Các mỏ vật liệu phải được khôi phục.

  • Đất nhiễm xăng dầu phải được bóc đi và chôn lấp tại các bãi đổi chất thải.

  • Các cây con được trồng sẽ phải giao cho cộng đồng địa phương hoặc chủ đất để tưới nước cho cây sau này.

  • Các hố vệ sinh và bể phốt phải được che và niêm kín một cách hiệu quả.

Kế hoạch an toàn trong quá trình thi công:

Trách nhiệm của Nhà thầu bao gồm cả trách nhiệm bảo vệ mọi cá nhân và tài sản khu vực công trường tránh khỏi các tai nạn xây dựng. Nhà thầu phải chịu trách nhiệm tuân thủ cá yêu cầu về an toàn quốc gia và địa phương và bất kỳ biện pháp nào khác cần thiết để tránh gât ra tai nạn, bao gồm:



  • Quy định chi tiết về tốc độ lưu thông tối đa cho phép đối với mỗi cung đường;

  • Thiết lập khoảng cách an toàn tại các khu vực thi công lẫn khu vực lán trại thi công;

  • Bố trí các biển báo xung quanh các khu vực thi công để hướng dẫn giao thông, lắp biển chỉ dẫn cho các hạng mục công trình khác nhau, hướng dẫn về an toàn và cảnh bảo. Tất cả các biển bảo phải bằng tiếng Anh và tiếng Việt và phải lắp đặt theo đúng quy chuẩn Việt Nam;

  • Ước lượng mật độ giao thông tối đa (số lượng phương tiện/giờ);

  • Sử dụng các tuyến đường đã chọn để vào công trường, như đã thống nhất với PEO, và sử dụng các loại phương tiện có kích cỡ phù hợp với cấp đường trong khu vực, hạn chế tải trọng để tránh gây hư hại cầu đường của địa phương khi vận chuyển;

  • Phải chịu trách nhiệm về bất kỳ hư hỏng nào gây ra cho cầu đường địa phương do chở hàng quá tải trọng, và phải sủa chữa hư hỏng này theo yêu cầu của PEO;

  • Không được sử dụng bất kỳ phương tiện nào quá ồn hay quá nhiều khí thải dù tham gia hay không tham gia giao thông. Tại khu vực đang thi công, phải lắp đặt và bảo trì tốt các bộ giảm thanh đối với tất cả các phương tiện thuộc quản lý của Nhà thầu;

  • Duy trì đầy đủ các biện pháp kiểm soát giao thông trong suốt thời gian hợp đồng và những biện pháp này phải được PEO phê duyệt trước;

  • Vạch rõ và cẩn thận các tuyến đường an toàn cho người đi bộ;

  • Nếu có trẻ em đi học gần đó, phải bố trí người chỉ dẫn an toàn giao thông để hướng dẫn việc đi lại trong giờ đến trường;

  • Duy trì cung cấp vật tư cho biển báo giao thông (bao gồm sơn, giá đỡ, vật liệu biển báo,…), vạch dấu đường và gác chắn để đảm bảo an toàn cho người đi bộ trong quá trình thi công;

  • Tổ chức tập huấn về an toàn cho công nhân trước khi khởi công;

  • Cung cấp trang thiết bị và quần áo bảo hộ cá nhân (kính, găng tay, khẩu trang phòng độc, khẩu trang phòng bụi, mũ cứng, giầy chống đinh,…) cho các công nhân xây dựng và bắt bộc họ phải sử dụng;

  • Dán Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất đối với mỗi loại đối với mỗi loại hóa chất sử dụng ở công trường;

  • Yêu cầu tất cả các công nhân đọc, hoặc nghe tất cả các Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất. Giải thích rõ những nguy cơ đối với bản thân người sử dụng và đồng nghiệp, đặc biệt đối với phụ nữ có thai hoặc chuẩn bị lập gia đình. Khuyến kích công nhân chia sẽ thông tin với bác sĩ khi có cơ hội;

  • Đảm bảo rằng tất cả các vật liệu có chứa amiăng hoặc các chất độc hại khác phải do cán bộ được đào tạo chuyên môn thực hiện thu gom và xử lý;

  • Khi có mưa to hay tình hống khẩn cấp nào đó, phải tạm dừng thi công và

  • Cố định các thiết bị điện và cơ khí để phòng có động đất trong quá trình thi công.

Đào tạo về môi trường cho các công nhân xây dựng:

Trong quá trình thi công sẽ có nguy cơ các công nhân làm tổn hại các khu bảo tồn và các nguồn nước ngầm khu lán trại và công trường. Nhà thầu phải lập Kế hoạch đào tạo môi trường cho tất cả công nhân lao động; Kế hoạch này phải đề cập các nội dung sau:



  • Tất cả các cán bộ công nhân và của Nhà thầu phải được yêu cầu tuân thủ các quy trình về bảo vệ môi trường và họ phải bằng chứng chứng minh đã tham gia các khóa đào tạo theo quy định trong bản Kế hoạch;

  • Bản kế hoạch phải đào tạo tất cả các công nhân xây dựng về các vấn đề sau nhưng không chỉ giới hạn đến đó: thiết bị phòng cháy, quy định về giao thông, thu gom lâm sản phi gỗ và khai thác gỗ trái phép, không mất trật tự ở cộng đồng tái định cư, hạn chế săn bắn và đánh bắt cá, quản lý rác thải, kiểm soát sói lở, các vấn đề về an toàn và y tế, và thông tin chung về môi trường sống và làm việc của họ;

  • Lập quy định xử phạt đối với những người vi phạm nội quy; và

  • Đề xuất các phương pháp thực hiện chương trình đào tạo, trong đó bao gồm các khóa đào tạo chính thức, áp phích, dữ liệu trong bản tin, các biển báo ở khu lán trại và công trường và các cuộc họp ”giao ban”.


tải về 2.1 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   ...   32




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương