Ủy ban nhân dân tỉnh an giang số: 3535/2005/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 168.12 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích168.12 Kb.
#29291

ỦY BAN NHÂN DÂN

TỈNH AN GIANG
Số: 3535/2005/QĐ-UBND

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Long Xuyên, ngày 28 tháng 12 năm 2005


QUYẾT ĐỊNH

V/v ban hành Đề án Phát triển Thể dục thể thao thành tích cao

tỉnh An Giang giai đoạn 2006 - 2010


Y BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động Giáo dục, Y tế, Văn hoá, Thể dục Thể thao;

Căn cứ Quyết định số 1336/2005/QĐ.UBTDTT ngày 30/6/2005 của Ủy ban Thể dục Thể thao phê duyệt Đề án Phát triển Thể dục thể thao đến năm 2010;

Căn cứ Quyết định số 2737/2005/QĐ-UBND ngày 03/10/2005 của UBND tỉnh An Giang về việc ban hành kế hoạch “Đẩy mạnh xã hội hoá trong các hoạt động Giáo dục, Y tế, Văn hoá Thông tin và Thể dục Thể thao giai đoạn 2005 - 2010 tỉnh An Giang”;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Thể dục thể thao,


QUYẾT ĐỊNH:


Điều 1. Ban hành Đề án Phát triển Thể dục thể thao thành tích cao tỉnh An Giang giai đoạn 2006 – 2010.

Điều 2. Sở Thể dục thể thao có trách nhiệm hướng dẫn, triển khai thực hiện Đề án; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra quá trình thực hiện; định kỳ báo cáo kết quả thực hiện cho UBND tỉnh và Ủy ban Thể dục Thể thao.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Thể dục thể thao, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định nầy./.







Nơi nhận :

- VPCP, Ủy ban Thể dục Thể thao;

- Cục Kiểm tra văn bản-Bộ Tư pháp;

- TT: TU, HĐND, UBND tỉnh;

- Ban TGTU, Ban VHXH-HĐND tỉnh;

- UBND huyện, thị xã, thành phố;

- Sở: TDTT, NV, TC, KHĐT, XD, TNMT, GDĐT; Quỹ Phát triển đất, BQLDAĐTXD-VHXH;

- LĐLĐ tỉnh, Tỉnh Đoàn TN;

- Báo AG, Đài PTTH, Phân xã AG;

- CVP, PVP Dũng;

- Lưu: VT, VH-XH, TH, XDCB.

(kèm theo Đề án)



TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

Đã ký

Lê Minh Tùng




ỦY BAN NHÂN DÂN

TỈNH AN GIANG




CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


ĐỀ ÁN

Phát triển thể dục thể thao thành tích cao

tỉnh An Giang giai đoạn 2006 - 2010

(Ban hành kèm theo Quyết định số 3535/2005/QĐ-UBND ngày 28/12/2005)






Mở đầu

Phương hướng, nhiệm vụ mục tiêu phát triển thời kỳ 2006 - 2010 của báo cáo chính trị Đại hội VIII đảng bộ An Giang đã đề ra mục tiêu phấn đấu tăng trưởng kinh tế ở nhịp độ cao, bền vững và đứng ở tốp đầu khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Phát triển văn hoá xã hội tương xứng với phát triển kinh tế, tăng nhanh thu nhập bình quân đầu người, nâng cao trình độ dân trí, chất lượng nguồn nhân lực và các chỉ số phát triển về văn hoá - xã hội.. . để tiến kịp mặt bằng chung của cả nước.

Thể dục thể thao (TDTT) ngày nay là nhu cầu của đời sống xã hội, kinh tế phát triển nhanh thì nhu cầu hưởng thụ về TDTT ngày càng cao. Vì vậy, để phát triển TDTT ngang tầm phát triển kinh tế của tỉnh, đòi hỏi phải có bước đột biến trong các lĩnh vực TDTT giai đoạn 2006 - 2010, bao gồm phong trào TDTT quần chúng và thể thao thành tích cao. Đề án nầy tập trung cho việc phát triển thể thao thành tích cao tỉnh An Giang giai đoạn 2006 - 2010.

Thể thao thành tích cao An Giang những năm cuối của thế kỷ 20 có dấu hiệu chựng lại, do một vài yếu tố khách quan và chủ quan như: cách làm còn thiếu phù hợp khi thể thao thành tích cao chuyển dần sang chuyên nghiệp; cơ sở vật chất sân bãi cho thể thao thành tích cao còn thiếu thốn và lạc hậu; đầu tư kinh phí còn hạn chế so với nhu cầu phát triển; qua nhìn nhận, khắc phục và tính toán kế hoạch, cách làm thì thành tích của thể thao An Giang đã nhanh chóng phục hồi; hiện nay, thể thao thành tích cao An Giang đang đứng đầu khu vực ĐBSCL và từng bước hoà nhập vào tốp 10 đến tốp 7 tỉnh, thành, ngành cả nước.

An Giang đã tiến hành quy hoạch phát triển TDTT đến 2010 và định hướng đến 2020, đề ra chiến lược phát triển thể thao thành tích cao. Đó là cơ sở để khẳng định sự phát triển vững chắc của thể thao thành tích cao An Giang trong thời gian tới.

Phần một

Thực trạng thể thao thành tích cao tỉnh An Giang

Những năm cuối của thế kỷ 20, thành tích thể thao của An Giang có dấu hiệu chựng lại, trong đó đáng quan tâm là môn bóng đá. Đội bóng đá An Giang xuống hạng và lận đận ở giải hạng nhất quốc gia. Ngành TDTT đã nhận thấy trách nhiệm và xác định mốc thời gian 2000 - 2005 là giai đoạn cũng cố và nâng vị thế của thể thao An Giang đối với ĐBSCL và cả nước. Qua đó đã tập trung đầu tư công tác xây dựng lực lượng. Đến nay An Giang đã hình thành hệ thống đào tạo VĐV theo 04 tuyến, gồm: năng khiếu ban đầu và trọng điểm, năng khiếu tập trung, trẻ và đội tuyển. Năm 2005 đang tập trung đào tạo 1.101 VĐV, trong đó tuyến năng khiếu ban đầu đào tạo các huyện, thị xã, thành phố là 860 VĐV, năng khiếu tập trung 73 VĐV, trẻ 57 VĐV, đội tuyển 111 VĐV.



(Xem bảng 1: tình hình đào tạo VĐV các môn năm 2005)

Số liệu trên cho thấy với lực lượng 73 VĐV năng khiếu, 57 VĐV tuyến trẻ thì còn rất nhiều hạn chế và 111 VĐV đội tuyển cho 15 môn thể thao cũng không phải là lực lượng hùng hậu cho thể thao thành tích cao. Tuy vậy, thành tích thể thao của An Giang hàng năm đạt được rất ổn định, số lượng huy chương ở các giải vô địch và trẻ toàn quốc và quốc tế ngày càng nhiều hơn, cho thấy thành tích thể thao đã từng bước được nâng lên về chất. Từ năm 2000 - 2004 các đội thể thao đã đoạt được 1.039 huy chương các loại, trong đó có 326 huy chương vàng, chiếm tỷ lệ 31,7% tổng số huy chương. Được phong 121 lượt VĐV cấp kiện tướng, 115 lượt VĐV cấp I quốc gia...cung cấp cho các đội tuyển quốc gia 119 lượt VĐV, 15 HLV, 42 trọng tài.

(Xem bảng 2: thành tích thể thao tỉnh An Giang từ năm 2000 – 2004)



Một số thành tích nổi bật:

- Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ IV - 2002, đoàn An Giang tham dự 11 môn, đoạt 09 HCV, 13 HCB, 14 HCĐ xếp hạng 10/64 đoàn và đứng đầu khu vực ĐBSCL.

- SEA games 20 đoạt 04 HC, gồm: 01 HCB Taekwondo, 01 HCB Pencak silat, 01 HCB xe đạp đường trường nữ, 01 HCĐ xe đạp địa hình nữ.

- SEA games 21 đoạt 03 HC, gồm: 01 HCV xe đạp đường trường nữ, 01 HCĐ xe đạp địa hình nữ, 01 HCĐ Taekwondo nữ.

- SEA games 22 đoạt 03 HC, gồm: 01 HCV xe đạp địa hình nữ, 01 HCB điền kinh, 01 HCĐ xe đạp địa hình nữ.

- SEA games 23 đoạt 05 HC, gồm: 01 HCV xe đạp địa hình nữ, 01 HCV Pencak silat, 01 HCV Thể dục thể hình nam hạng cân 55 kg; 01 HCB điền kinh nữ, 01 HCĐ xe đạp địa hình nữ.

- Thành tích trên thế giới và Châu Á:

+ Môn Pencak silat đoạt 1 HCB giải vô địch thế giới.

+ Môn Thể dục thể hình nam hạng cân 55 kg: 01 HCV Vô địch Châu Á.

+ Môn Taekwondo đoạt 01 HCB giải vô địch Châu Á.

- Về chất lượng, An Giang hiện có lực lượng VĐV trẻ, đạt thành tích cao tại các giải trong nước và quốc tế, một số VĐV tiêu biểu :

+ Điền kinh: Lê Ngọc Phượng, Trần Hoàng Nhân.

+ Bơi lội: Võ Thái Nguyên, Lê Thị Anh Thư.

+ Xe đạp: Phan Thị Thùy Trang, Hoàng Thị Thanh Tân, Nguyễn Thanh Đạm.

+ Pencak silat: Huỳnh Thị Thu Hồng.

+ Quyền anh: Võ Huy Phong.

Tuy các tuyến đào tạo thể thao thành tích cao có hình thành nhưng chưa đều, các môn còn quá ít VĐV nhất là tuyến trẻ và năng khiếu, VĐV các đội tuyển thì chưa đủ lực lượng để thi đấu đủ các nội dung và hạng cân để đạt thành tích cao, chưa mở ra được nhiều các môn thể thao mới mà An Giang có thế mạnh và đào tạo được. Vì thế sự kế thừa của các tuyến còn nhiều bất cập, thiếu những VĐV đặc biệt nổi trội có khả năng đoạt nhiều huy chương ở các giải trong nước, đại hội TDTT hoặc đoạt huy chương Châu lục và thế giới; cũng như đủ lực lượng ở nhiều môn thể thao để tranh giành thứ hạng cao hơn nữa ở các kỳ đại hội.

Riêng môn bóng đá đã hình thành hệ thống đào tạo 4 tuyến, hàng năm đã có cầu thủ bổ sung lên đội tuyển. Song gần đây bóng đá An Giang chưa xuất hiện được lứa cầu thủ xuất sắc như những năm thập kỷ 90 (1990 - 1999), nhất là các vị trí quan trọng như: tiền vệ tổ chức tấn công, trung phong, thủ môn, trung vệ tự do.. . do đó, ảnh hưởng đến thành tích thi đấu của đội trong mấy năm qua. Một vấn đề khác hiện nay bóng đá Việt Nam đã bước sang chuyên nghiệp các cầu thủ của An Giang còn chậm chuyển biến từ nhận thức đến tác phong của bóng đá chuyên nghiệp.

Đội ngũ huấn luyện viên hiện có 36 người, hầu hết được đào tạo đại học và các lớp chuyên ngành có cấp bằng của các Liên đoàn thể thao quốc gia, khu vực và quốc tế, trong đó có nhiều HLV đã từng là VĐV đội tuyển, do đó có kinh nghiệm trong công tác huấn luyện và thi đấu. Riêng HLV môn bóng đá thì toàn bộ đều xuất thân từ cầu thủ của đội tuyển An Giang và đã được đào tạo bằng C, B của LĐBĐ Việt Nam, Liên đoàn bóng đá Châu á (AFC).

Về thành tích thể thao số lượng huy chương của An Giang luôn ở vị trí nhất nhì ĐBSCL và xếp vào loại khá cả nước. Song về chất lượng số huy chương vàng chưa nhiều (chiếm 31,7% TS huy chương), số huy chương giải vô địch quốc gia mới chiếm 20,5% tổng số huy chương các loại. Trong đó thiếu vắng thành tích của các đội bóng đá, trong 05 năm duy nhất có đội bóng U21 đoạt được hạng 3 ở giải vô địch U21 quốc gia năm 2003, điều đó nói lên hiệu quả của công tác huấn luyện bóng đá. Cần nhìn nhận đội ngũ huấn luyện viên còn thiếu lòng say mê nghề nghiệp, lặn lội tìm các tài năng trẻ, chưa chịu khó tìm tòi học hỏi để nâng cao trình độ hay sáng tạo trong công việc, nhất là trong ứng dụng các thành tựu khoa học để nâng cao khả năng huấn luyện.

Về lực lượng trọng tài hiện có 136 trọng tài của các môn, chia ra 04 đẳng cấp quốc tế, 12 đẳng cấp quốc gia và 120 trọng tài cấp tỉnh, phần lớn đều được đào tạo chuyên môn, nhiều trọng tài trẻ. Tuy nhiên, so với nhu cầu phát triển thì lực lượng nầy chưa đáp ứng cả về số lượng lẫn chất lượng.

Hệ thống thi đấu:

- Để làm nền tảng cho công tác tuyển chọn, hằng năm đã duy trì tốt hệ thống thi đấu các giải tỉnh như:

+ Giải trẻ: HKPĐ, điền kinh thanh TN, bóng đá U11, U14, U18, các môn võ.

+ Giải vô địch: bóng đá, điền kinh, việt dã, xe đạp, taekwondo, Pencak silat, võ cổ truyền, đua thuyền truyền thống, cầu lông, quần vợt.. .

- Trung bình mỗi năm An Giang tham dự trên 60 giải thể thao khu vực, quốc gia và quốc tế ở 16 môn. Với số lần tham dự giải nếu so với một số tỉnh trong khu vực ĐBSCL thì An Giang là 1 trong vài tỉnh như Đồng Tháp, Cần Thơ, Long An có nhiều dịp cọ xát hơn, nhưng so với yêu cầu thì còn hạn chế (số lượng VĐV thi đấu còn ít, nhất là giải trẻ và vô địch).

Về kinh phí hoạt động:

Được sự quan tâm đầu tư của lãnh đạo tỉnh, kinh phí đầu tư cho thể thao thành tích cao đều có tăng trưởng qua từng năm, tỷ lệ dao động từ 05 - 07%/năm, riêng năm Đại hội TDTT toàn quốc 2002 tăng lên 12%. Với nguồn kinh phí đó đã góp phần lớn vào việc phát triển thành tích thể thao của An Giang, giữ vững được việc tập luyện của VĐV theo hệ thống đào tạo; thực hiện có hiệu quả chương trình đào tạo tài năng trẻ tại địa phương. Nếu so sánh thì đầu tư của An Giang hơn một số tỉnh ít đầu tư về thể thao thành tích cao của ĐBSCL, song so với các tỉnh - thành mạnh thì đầu tư của An Giang còn thấp, ví dụ: Hà Tây, Hải Dương, Hải Phòng, Thanh Hoá, Đà Nẵng, Khánh Hoà... đầu tư gấp đôi của An Giang; Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh gấp 10 lần, đó là chưa kể nguồn xã hội hoá của các tổ chức xã hội.

Liên Bộ Tài chính và Uỷ ban TDTT đã ban hành Thông tư 103 hướng dẫn thực hiện chế độ dinh dưỡng mới đối với VĐV, HLV thể thao thay thế Thông tư 86, đã được HĐND tỉnh thông qua và sẽ được áp dụng từ ngày 01/01/2006, đây là một điều phấn khởi, khích lệ rất lớn về vật chất và tinh thần cho các VĐV, HLV.

Về cơ sở vật chất:

Toàn tỉnh có 1.892 sân bãi thể thao các loại, bao gồm: 105 sân bóng đá, 530 sân bóng chuyền, 401 sân cầu lông, 10 phòng tập bóng bàn, 29 sân đá cầu, 50 sân quần vợt, 57 sân điền kinh, 360 sân tập võ, tập thể dục...Tuy chưa đầy đủ, nhưng phần nào đã đáp ứng nhu cầu tập luyện của người dân, lực lượng thanh thiếu niên học sinh, các lớp năng khiếu của tuyến cơ sở. Đối với các công trình thể thao cơ bản để phát triển thể thao thành tích cao, từ năm 2000 trở lại đây chậm được đầu tư, sân vận động tỉnh thêm được hệ thống đèn chiếu sáng, còn lại chưa được đầu tư như: đường chạy điền kinh phủ nhựa tổng hợp, hồ bơi thi đấu, nhà thi đấu đa năng. Trong điều kiện khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển ở trình độ cao, ngoài yếu tố con người (VĐV, HLV) và kinh phí, sân bãi thể thao là yếu tố quyết định đến thành tích của các môn thể thao, cụ thể các cuộc thi đấu môn điền kinh trên toàn quốc hiện nay đều diễn ra trên đường chạy phủ nhựa tổng hợp, hay môn bơi có rất nhiều cự ly bơi và lặn thi đấu trong hồ bơi đủ tiêu chuẩn, một số môn còn lại thì thi đấu trong nhà đa năng, An Giang không có những công trình thể thao đó đã ảnh hưởng nhiều đến thành tích thể thao.

Nếu so với mặt bằng về cơ sở vật chất đối với khu vực ĐBSCL, An Giang chỉ hơn được Bạc Liêu và Hậu Giang là tỉnh mới tách, còn so mặt bằng cả nước thì còn kém hơn nhiều vì đa số các tỉnh đều đã có nhà thi đấu, hồ bơi và sân vận động.

Về xã hội hoá: Toàn ngành đã có nhiều cố gắng trong việc đẩy mạnh xã hội hoá đối với lĩnh vực thể thao thành tích cao, bước đầu đã nhận được sự tài trợ, ủng hộ của các liên đoàn thể thao, doanh nghiệp, mạnh thường quân cho đội bóng đá, xe đạp nam nữ, võ cổ truyền, pencak silat, quyền anh, đua thuyền... Tuy nhiên, về mặt tổng thể còn gặp rất nhiều khó khăn bởi các lý do:

+ Là một tỉnh nông nghiệp, công nghiệp - dịch vụ chưa phát triển cao nên có rất ít doanh nghiệp lớn của Hà Nội, TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Gia Lai, Hải Phòng, Khánh Hoà, Long An, Đà Nẵng... tài trợ cho các đội thể thao, cụ thể đội bóng đá An Giang mặc dù có sự tác động của nhiều cấp, sự tích cực vận động của Câu lạc bộ, vẫn chưa có doanh nhân, doanh nghiệp nào tài trợ, chỉ ủng hộ một phần hoặc tham gia vài bảng quảng cáo trên sân vận động.

+ Các tổ chức xã hội nghề nghiệp chậm được thành lập theo đề án xã hội hoá, nên chưa có tổ chức tập hợp những người hâm mộ tham gia hoạt động phát triển bộ môn mình, như Hội bóng bàn Kiều Thanh trước đây hay Hội bóng đá của ông Bầu Bạch Hạc, Hội bóng rỗ người Hoa...

Tóm lại, thể thao thành tích cao của An Giang đã có bước phát triển khá tốt, một số môn từng bước khôi phục lại vị trí của mình trên đấu trường trong nước và quốc tế, một số vận động viên trẻ có triển vọng phát triển thành tích cao trong một vài năm tới. Bước đầu đã có động thái chuyển hướng chuyên nghiệp.

Tồn tại, yếu kém:

- Phát triển tài năng trẻ còn chậm so với yêu cầu, chưa khai thác hết nguồn nhân lực của tỉnh nhất là trong học sinh - sinh viên, thành tích một số môn thể thao chưa đạt yêu cầu đặt ra và sự mong đợi của nhân dân An Giang, đặc biệt là thành tích của đội bóng đá An Giang.

- Cơ sở vật chất phục vụ cho việc tập luyện và thi đấu còn thiếu thốn lạc hậu, một số cơ sở xuống cấp trầm trọng (nhà ở VĐV), tỉnh chưa có hồ bơi, đường chạy điền kinh, nhà thi đấu. Kinh phí dành cho thể thao thành tích cao chưa đáp ứng nhu cầu.

- Công tác xã hội hoá tuy được tập trung chỉ đạo và có chuyển biến, nhưng chưa phát huy được tiềm lực và sự tham gia tích cực của toàn xã hội, nhất là đối với đội bóng đá An Giang. Việc thành lập các tổ chức xã hội nghề nghiệp còn chậm .

- Nhận thức của đội ngũ làm công tác quản lý cũng như các HLV còn mang nặng tư tưởng bao cấp, trông chờ vào ngân sách nhà nước, chưa chịu khó vươn ra tìm nguồn tài trợ kết hợp với phần đầu tư của nhà nước để phát triển môn mình

Nguyên nhân tồn tại:

- Công tác tham mưu của ngành đối với chính quyền các cấp còn hạn chế dẫn đến chưa khai thác được tiềm năng về nhân lực, vật lực của tỉnh.

- Việc đầu tư cho phát triển thể thao thành tích cao chưa tương xứng.

- Đội ngũ HLV chậm được nâng cao trình độ chuyên môn cũng như nhận thức do thiếu năng động và không chịu khó học hỏi, cập nhật kiến thức mới trong lý luận chuyên môn và khoa học kỹ thuật, một số HLV chưa hết lòng vì sự nghiệp TDTT.

- Sở chưa đề xuất chế độ đãi ngộ đối với CBCC, HLV, VĐV, trọng tài có công đóng góp thành tích của ngành để làm đòn bẩy kích thích phát triển thể thao thành tích cao.
Phần hai

Quan điểm phát triển, mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp

I. Quan điểm phát triển:

1. Phát triển TDTT trong giai đoạn 2006 - 2010 phải mang tính đột phá và bền vững, nhằm bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, góp phần nâng cao tầm vóc, thể trạng, sức khỏe, tuổi thọ, giáo dục đạo đức, nhân cách lối sống lành mạnh, làm phong phú đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân, tạo tư thế và thương hiệu của An Giang trên góc độ TDTT, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội tỉnh nhà góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

2. Tập trung phát triển những môn thể thao có thế mạnh. Có điều kiện phát triển, chọn trọng điểm và quy hoạch để nâng cao thành tích thể thao.

3. Thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Báo cáo chính trị trình Đại hội VIII Đảng bộ tỉnh An Giang đã đề ra, phát triển văn hoá xã hội tương xứng với phát triển kinh tế phấn đấu đưa thành tích thể thao An Giang trong tốp 10 đơn vị dẫn đầu cả nước và đứng nhất khu vực ĐBSCL.

4. Tăng cường sự đầu tư phát triển của nhà nước đi đôi với đẩy mạnh xã hội hoá để huy động mọi nguồn lực phát triển TDTT và từng bước thực hiện chuyên nghiệp hoá một số môn thể thao.

5. Khuyến khích các cơ sở ngoài công lập đầu tư mở các loại hình cung ứng dịch vụ, phát triển thể thao thành tích cao.

II. Mục tiêu:

1. Xây dựng phong trào TDTT quần chúng phát triển vững chắc, thật sự là nền tảng cho sự phát triển thể thao thành tích cao (có đề án riêng).

2. Phát triển lực lượng VĐV tài năng có trình độ cao tiếp cận trình độ khu vực Đông Nam á, Châu á để đạt thành tích cao tại các giải toàn quốc, SEA games và Asiad.

3. Nâng vị thế của thể thao An Giang đối với cả nước và khu vực ĐBSCL. Nâng thứ hạng các kỳ đại hội TDTT toàn quốc và Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc, đóng góp nhiều VĐV vào đội tuyển quốc gia, đoạt huy chương ở các kỳ SEA games với các chỉ tiêu như sau:

- Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ V – 2006 : Ở trong 10 hạng đầu, đứng đầu ĐBSCL (16 đến 20 huy chương vàng đại hội).

- Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VI – 2010 : Ở trong 7 hạng đầu, đứng đầu ĐBSCL (25 đến 30 huy chương vàng đại hội).

- Hội khỏe Phù Đổng lần thứ VII – 2008 : Ở trong 10 hạng đầu, đứng nhì ĐBSCL.

- SEA games 24 : Đoạt 3 HCV.

- SEA games 25 : Đoạt 4 HCV và 01 huy chương Asiad 2006 và 2010.

4. Đầu tư phát triển có chiều sâu môn bóng đá, chất lượng đào tạo hệ thống năng khiếu trẻ để làm nền tảng vững chắc cho bóng đá An Giang lên chuyên nghiệp. Phấn đấu đưa đội bóng đá An Giang lên chuyên nghiệp vào năm 2006 và 2007. Thành lập Công ty cổ phần bóng đá An Giang khi đủ điều kiện.

5. Từng bước thực hiện có hiệu quả việc xã hội hoá đối với các đội thể thao nhằm phát triển bền vững thành tích thể thao của An Giang, góp phần làm cầu nối mở rộng giao lưu kinh tế xã hội giữa An Giang với các tỉnh trong cả nước và quốc tế.

6. Đầu tư các điều kiện đảm bảo cho thể thao thành tích cao phát triển bền vững, gồm: hệ thống đào tạo, tổ chức bộ máy, đội ngũ quản lý - huấn luyện viên - trọng tài, kinh phí hoạt động, cơ sở vật chất - sân bãi tập luyện và thi đấu.

III. Nhiệm vụ:

Để đạt được mục tiêu đề ra, cần tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau:

1. Phát triển mạnh mẽ phong trào TDTT quần chúng ở hầu hết các đối tượng cả về số lượng và chất lượng, nhất là lực lượng thanh thiếu niên học sinh để làm nền tảng tuyển chọn tài năng trẻ cho thể thao thành tích cao, lấy thành tích thể thao làm hạt nhân tác động trở lại cho sự phát triển phong trào.

2. Xây dựng lực lượng VĐV: Hiện tại tỉnh có 241 VĐV của 15 môn, gồm: năng khiếu 73 VĐV, trẻ 57 VĐV và 111 VĐV đội tuyển. Hệ đội tuyển nếu trừ bóng đá 25 và 40 VĐV của đua thuyền truyền thống, với 46 VĐV còn lại của 13 môn thể thao là rất mỏng. Do vậy, để đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững và đạt chỉ tiêu đề ra trong giai đoạn 2006 - 2010 là:

- Năm 2006: tăng cường cho 13 môn thể thao còn lại 100 VĐV (trong đó 30 VĐV đội tuyển, 30 VĐV tuyến trẻ, 40 VĐV năng khiếu). Tổng cộng lực lượng là 341 VĐV, gồm 141 VĐV đội tuyển, 87 trẻ và 113 năng khiếu.

- Từ năm 2007 - 2010: tăng cường 100 VĐV, gồm 20 VĐV tuyến đội tuyển, 40 VĐV tuyến trẻ, 40 VĐV năng khiếu. Tổng cộng sẽ có 441 VĐV, gồm 161 VĐV đội tuyển, 127 VĐV trẻ, 153 VĐV năng khiếu.

3. Phát triển môn thể thao mới:

Các môn thể thao thành tích cao hiện có 15 môn: bóng đá, điền kinh, xe đạp, bơi lặn, Pencak silat, võ cổ truyền, vovinam, thể hình, Taekwondo, quyền anh, cầu lông, đá cầu, billiards, judo, đua thuyền. Với lực lượng VĐV hiện có của 15 môn thể thao đã được chuẩn bị từ sau Đại hội TDTT lần thứ IV cuối năm 2002 có khả năng đáp ứng yêu cầu đạt trong 10 hạng đầu Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ V - 2006. Nhưng với sự phát triển nhiều môn thể thao trong Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ V là 41 môn (Đại hội lần IV 30 môn), cùng sự đầu tư lực lượng VĐV và phát triển môn thể thao của các tỉnh, thành. Để đạt chỉ tiêu thứ hạng đề ra, thể thao thành tích cao An Giang phải phát triển các môn thể thao có khả năng làm được và có hiệu quả như: wushu, karate, cử tạ, đẩy gậy, bóng bàn, bi sắt, cầu mây, bóng chuyền 2 người, bóng đá nữ, vật. Phấn đấu đến năm 2010 có 20 môn thể thao được đầu tư. Phân nhóm đầu tư các môn thể thao như sau:

Nhóm I: 12 môn: bóng đá, điền kinh, xe đạp, bơi lặn, pencak silat, vovinam, thể hình, judo, taekwondo, võ cổ truyền, đua thuyền, quyền anh.

Nhóm II: 15 môn: bóng rổ, cầu lông, đá cầu, billiards, wushu, karate, vật, cử tạ, đẩy gậy, bi sắt, bóng bàn, cầu mây, bóng chuyền 2 người, bóng đá nữ, quần vợt ; ở nhóm II ngoài 3 môn đã đầu tư: cầu lông, đá cầu, billiards, 12 môn còn lại tuỳ điều kiện và quá trình phát triển mà đầu tư 5 môn ở giai đoạn từ 2006 đến 2010. Như vậy sẽ có 20 môn, lực lượng VĐV sẽ tăng thêm 100. Tổng cộng đến năm 2010 lực lượng VĐV 3 tuyến năng khiếu, trẻ, đội tuyển sẽ có 541 VĐV gồm: 190 VĐV đội tuyển, 157 VĐV tuyến trẻ, 194 VĐV năng khiếu.

4. Đầu tư đặc biệt các VĐV mũi nhọn, gởi đi tập huấn nước ngoài để nâng cao thành tích VĐV.

5. Chuẩn bị lực lượng HLV đáp ứng đủ yêu cầu về số lượng ở các tuyến và chất lượng huấn luyện để đạt hiệu quả thành tích thể thao. Đào tạo lực lượng trọng tài chuyên nghiệp, trẻ để đáp ứng nhu cầu phát triển mạnh thể thao thành tích cao, tổ chức các cuộc thi đấu toàn quốc và quốc tế.

6. Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực thể thao thành tích cao, chú trọng việc giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức lòng yêu nghề, phấn đấu vì thành tích thể thao và màu cờ sắc áo của quê hương An Giang.

7. Xúc tiến thành lập các liên đoàn, hội, CLB các môn thể thao. Tạo mọi điều kiện về cơ chế, chính sách, con người để các tổ chức xã hội hoạt động hiệu quả.

8. Xây dựng cơ sở vật chất, công trình thể thao đáp ứng yêu cầu tập luyện và thi đấu của các môn thể thao thành tích cao.

9. Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý cho ngành, các tổ chức xã hội, cơ sở TDTT, đáp ứng yêu cầu vừa có chuyên môn vừa có khả năng làm dịch vụ TDTT.

IV. Giải pháp thực hiện:

1. Đào tạo nguồn lực vận động viên:

- Phối hợp với Sở Giáo dục - đào tạo phát triển phong trào tập luyện TDTT trong học sinh các cấp, chú trọng các cấp học lứa tuổi từ 10 đến 15 tuổi để phát hiện năng khiếu. Xác định đây là nguồn nhân lực dồi dào và là lực lượng chủ yếu để phát triển thể thao thành tích cao.

- Bên cạnh việc giảng dạy giáo dục thể chất ở các giờ thể dục nội khoá, phối hợp với các giáo viên thể dục thông qua giờ ngoại khoá, các hoạt động thi đấu ở từng môn để phát hiện năng khiếu. Từng bước tổ chức thực hiện các lớp năng khiếu thể thao trong trường học, trước hết là các môn thể thao trọng điểm theo quy hoạch nhằm thu hút đông đảo học sinh tham gia tập luyện vừa nâng cao thể lực đồng thời phát hiện tài năng trẻ cho thể thao thành tích cao.

- Phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố mở các lớp năng khiếu lứa tuổi thanh thiếu niên, trẻ ở huyện, thị xã và cơ cở, đồng thời phối hợp với các ngành hữu quan mở các lớp năng khiếu thể thao trong dịp sinh hoạt hè hàng năm.

- Khuyến khích các huyện, thị, cơ sở và trường học mở các lớp năng khiếu ban đầu từ 1.000 - 1.200 VĐV để đáp ứng yêu cầu phát hiện và tuyển chọn năng khiếu.

2. Phát triển các môn thể thao và lực lượng VĐV:

- Các môn thể thao: nhiệm vụ phát triển thể thao thành tích cao giai đoạn 2006 - 2010 chia thành 2 nhóm, nhóm I có 12 môn ; nhóm II có 15 môn. Hiện đã hình thành đội tuyển và đầu tư 15 môn thể thao. Từ nay đến 2010 phát triển thêm 5 môn thể thao với các giải pháp như sau:

+ Hoàn chỉnh hệ thống đào tạo 4 tuyến và đầu tư sâu hơn, mạnh hơn 12 môn thể thao ở nhóm I. Các môn TT nầy đã có thế mạnh vững chắc và có thành tích các giải QG.

+ Từng bước hoàn chỉnh 3 môn thể thao đã đầu tư ở nhóm II: cầu lông, đá cầu, billiards bước đầu đạt thành tích ở các giải quốc gia.

+ Từ 2006 đến 2008 phát triển thêm mỗi năm từ 1 đến 2 môn trong số 12 môn thể thao còn lại ở nhóm II để có 20 môn vào năm 2010.

- Phát triển lực lượng vận động viên:

+ Tuyển chọn lực lượng VĐV ở các tuyến năng khiếu - trẻ và đội tuyển để bổ sung các nội dung và hạng cân của từng môn đủ để làm nên thế mạnh và đạt thành tích cao cho An Giang, đảm bảo đạt và vượt chỉ tiêu đề ra.

+ VĐV được chọn tập trung năng khiếu phải đảm bảo đạt được các test tuyển chọn và có thử nghiệm qua quá trình thi đấu tuyển chọn.

+ VĐV được tuyển chọn trong quá trình đào tạo huấn luyện phải đảm bảo xác suất cao trong sử dụng và đạt thành tích thể thao.

+ Phát triển lực lượng VĐV về số lượng, số môn phải đi đôi với việc nâng cao về chất lượng, ổn định TT thành tích cao lâu dài, chuyển sang hoạt động chuyên nghiệp, chống tiêu cực. Thi đấu một cách trung thực, chiến thắng bằng chính tài năng của mình.

+ Chủ động việc tổ chức học tập văn hoá chương trình phổ thông cho các VĐV, thường xuyên giáo dục đạo đức tác phong, tư tưởng, chính trị. Sở Thể dục thể thao cùng với Sở Giáo dục - đào tạo xây dựng đề án thành lập Trường THPT năng khiếu thể thao của tỉnh.

3. Tổ chức hệ thống thi đấu:

- Tổ chức hệ thống thi đấu các môn thể thao cho lứa tuổi thanh thiếu niên ở cơ sở huyện, thị xã, thành phố và trường học để làm cơ sở cho công tác tuyển chọn năng khiếu.

- Tổ chức hệ thống thi đấu trẻ, Hội khỏe Phù Đổng, vô địch tỉnh và cho các môn thể thao trọng điểm mũi nhọn để làm công tác tuyển chọn bổ sung và nâng cao khả năng thi đấu cho các VĐV.

- Tạo mọi điều kiện để cho các đội thể thao thi đấu nhiều giải trong năm từ giải khu vực, giải các nhóm tuổi thanh thiếu niên, giải trẻ, cúp các CLB, giải VĐQG, quốc tế mở rộng để nâng cao trình độ bản lỉnh và khả năng chuyên môn của VĐV, HLV.

4. Phát triển lực lượng huấn luyện viên:

Là lực lượng nòng cốt quyết định sự phát triển thành tích thể thao của VĐV, đào tạo và sử dụng lực lượng HLV có hiệu quả đáp ứng được yêu cầu phát triển thành tích của VĐV là đáp ứng được yêu cầu phát triển thành tích của ngành. Vì thế phải có những giải pháp thật toàn diện, hiệu quả để nâng cao trình độ cho lực lượng HLV, bao gồm:

- Đào tạo lại lực lượng HLV hiện có để cập nhật kiến thức mới, tiếp thu lý luận chuyên môn mới và biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào lý luận chuyên môn để triển khai thực tiển công tác huấn luyện.

- Đào tạo lực lượng HLV trẻ đáp ứng đủ số lượng HLV cho sự phát triển môn mới và phát triển thêm số lượng VĐV.

+ Ưu tiên chọn những VĐV có thành tích ở các môn thể thao, có đạo đức tốt gửi đi đào tạo đại học TDTT để trở thành HLV.

+ Tiếp nhận những HLV đã tốt nghiệp đại học TDTT về tham gia công tác huấn luyện.

- Đào tạo chuyên môn hoá lực lượng HLV, huấn luyện từng tuyến VĐV như huấn luyện ban đầu, năng khiếu, trẻ, đội tuyển và những HLV cấp cao huấn luyện cá biệt những VĐV xuất sắc.

- Xây dựng kế hoạch gởi đi tu nghiệp, bồi dưỡng nghiệp vụ do các Liên đoàn quốc gia, Đông Nam á, Châu lục và thế giới tổ chức (kể cả đi tu nghiệp nước ngoài) để nâng cao và tiếp cận trình độ huấn luyện tiên tiến. Tổ chức các lớp học ngoại ngữ và tin học cho đội ngũ làm công tác chuyên môn.

- Mời HLV giỏi (kể cả nước ngoài) về công tác vừa huấn luyện VĐV có thành tích vừa tạo điều kiện cho các HLV trong tỉnh học hỏi nâng cao trình độ huấn luyện.

- Chuẩn hoá lực lượng HLV để nâng cao trình độ khoa học, lý luận chuyên môn đáp ứng yêu cầu huấn luyện.

+ Đến năm 2008 có 80% các HLV có trình độ đại học TDTT hoặc tốt nghiệp THPT đang đào tạo Đại học TDTT, trong đó số HLV từ 45 tuổi trở xuống phải đạt 100% có trình độ đại học.

+ HLV phải thông thạo việc xây dựng kế hoạch, giáo án huấn luyện, test kiểm tra năng khiếu, kiểm tra quá trình huấn luyện.

- Thường xuyên bồi dưỡng chính trị, đạo đức để HLV nhận thức được vai trò vị trí của mình, tự thân yêu nghề hết lòng vì công việc, khắc phục khó khăn hoàn thành công việc được giao.

- Tiến hành rà soát kiểm tra năng lực kết quả huấn luyện trong thời gian qua của HLV, kiểm tra tư cách đạo đức của người thầy, lòng say mê nghề nghiệp của HLV để xem xét bố trí tiếp hay điều chỉnh tuyến khác, đội khác cho phù hợp, trường hợp năng lực kém thì kiên quyết chuyển sang công tác khác hoặc giải quyết chính sách.

- Tăng cường công tác y sinh học TDTT vào công tác quản lý huấn luyện các môn thể thao, để đảm bảo phát triển tài năng trên nền tảng vững chắc.

5. Phát triển lực lượng trọng tài:

- Tăng cường đào tạo đội ngũ trọng tài: chuyên nghiệp và nghiệp dư để đủ lực lượng tổ chức các giải thể thao trong tỉnh, khu vực, cung cấp cho quốc gia những trọng tài giỏi làm nhiệm vụ tại các giải toàn quốc và quốc tế.

- Bên cạnh công tác đào tạo nâng cao trình độ các trọng tài hiện có, chú ý đào tạo trọng tài trẻ, trọng tài nữ và đầy đủ ở các môn thể thao. Thường xuyên giáo dục đạo đức, chính trị để các trọng tài làm nhiệm vụ đạt kết quả chuyên môn cao, trung thực, vô tư, chống tiêu cực, nhất là trọng tài bóng đá.

6. Phối hợp đào tạo với Trung ương và tập huấn nước ngoài:

- Quy hoạch phát triển TT thành tích cao định hướng đến năm 2020, trong phần phân bổ địa bàn để phát triển, TW cùng ĐP đầu tư, An Giang được bốn môn: xe đạp, điền kinh, pencak silat, quyền anh, Sở đề nghị bổ sung 02 môn thể hình và bơi lội.

+ Có kế hoạch chặt chẽ cho 4 môn hoặc 6 môn thể thao nói trên, phối hợp với các bộ môn và Vụ Thể thao thành tích cao 1 - Uỷ ban TDTT đầu tư trọng điểm VĐV, HLV theo sự tuyển chọn của Trung ương có sự phối hợp của địa phương.

+ Đầu tư lực lượng VĐV được chọn (cần thiết cùng phối hợp với Trung ương gởi đi tập huấn nước ngoài) để đào tạo VĐV đỉnh cao tầm Đông Nam á, Châu á.

- Hàng năm chọn một số VĐV trẻ có triển vọng và khả năng phát triển thành tích đỉnh cao những môn trong hệ thống thi đấu Olympic cùng với HLV gởi đi tập huấn ở Trung Quốc, Thái Lan... để làm nòng cốt đoạt HCV các kỳ Đại hội TDTT toàn quốc và vào đội tuyển quốc gia đoạt huy chương SEA games và Asiad.

7. Phối hợp các huyện, thị xã, thành phố đào tạo VĐV năng khiếu và phát triển thể thao thành tích cao (xem bảng 3).

8. Bóng đá: (xây dựng kế hoạch riêng)

Bóng đá là môn thể thao được xã hội quan tâm và quần chúng hâm mộ đặc biệt yêu thích, phát triển thành tích bóng đá và đưa đội An Giang thăng hạng chuyên nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm của ngành TDTT, để đạt được mục tiêu phải tập trung vào các hoạt động như sau:

- Kiện toàn tổ chức CLB bóng đá, nâng cao khả năng điều hành của Ban giám đốc và nhân viên, vừa làm chuyên môn vừa biết làm dịch vụ để tiến tới thành lập công ty cổ phần bóng đá An Giang, không còn lệ thuộc vào ngân sách nhà nước.

- Cố gắng đưa đội bóng đá An Giang lên hạng chuyên nghiệp vào mùa bóng 2006 - 2007 và khi lên hạng phải giữ được hạng.

+ Mời HLV giỏi về huấn luyện đội An Giang để đưa đội lên hạng.

+ Tuyển chọn cầu thủ giỏi đạt yêu cầu chuyên môn cho nhiệm vụ lên hạng.

+ Quản lý, giáo dục, huấn luyện cầu thủ phải tạo được lòng quyết tâm, ý thức chấp hành tổ chức kỷ luật, đạt yêu cầu về chuyên môn, tạo dựng một tập thể đoàn kết khát khao chiến thắng, khát khao lên hạng.

- Xây dựng hệ thống huấn luyện, đào tạo các đội trẻ tiếp nối nhau một cách khép kín, để đảm bảo lực lượng kế thừa cho đội tuyển.

+ Xây dựng hệ thống năng khiếu ban đầu tuổi thiếu niên nhi đồng ở huyện, thị xã, thành phố và trường học.

+ Ba tuyến tập trung:

* 1 Lớp từ 13 đến 15 tuổi (U15)

* 1 Lớp từ 16 đến 18 tuổi (U18)

* 1 đội trẻ từ 19 đến 21 tuổi.

- Tập trung đầu tư chuyên môn cho công tác đào tạo lực luợng trẻ, tạo điều kiện tốt nhất để công tác huấn luyện các đội trẻ đạt hiệu quả.

- Đào tạo, nâng cao trình độ HLV làm công tác huấn luyện các đội trẻ.

+ Đào tạo Đại học TDTT.

+ Đào tạo bằng A - B - C của Liên đoàn bóng đá Việt Nam, Liên đoàn bóng đá Châu á (AFC).

- Chú trọng đến công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức tác phong cho HLV. Thường xuyên giáo dục ý thức chấp hành tổ chức kỷ luật, đạo đức tác phong, lòng yêu nghề đối với cầu thủ.

9. Xã hội hoá:

- Khuyến khích các tổ chức xã hội, tư nhân mở các trường, lớp đào tạo năng khiếu thể thao, đầu tư xây dựng các cơ sở tập luyện đào tạo tài năng thể thao (01 môn hoặc nhiều môn). Đề xuất cơ chế ưu đãi, thu hút, tạo điều kiện để các tổ chức xã hội, tư nhân tham gia. Sở Thể dục thể thao hướng dẫn về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy trình kỷ thuật xây dựng các công trình thể thao để các tổ chức, cá nhân nắm bắt và tổ chức thực hiện.

- Đề xuất chính sách chế độ khen thưởng các cá nhân, tổ chức thực hiện tốt xã hội hoá TDTT, để khuyến khích nhiều thành phần tham gia hoạt động TDTT.

- Các câu lạc bộ, đội tuyển tỉnh được phép ký hợp đồng đào tạo với các Trường lớp đào tạo của các tổ chức xã hội, tư nhân để bổ sung lực lượng VĐV cho đội tuyển tỉnh. Đối với các môn mà các tổ chức xã hội, tư nhân có khả năng mở lớp đào tạo thì ưu tiên cho các tổ chức đó. Ngành TDTT thực hiện chức năng quản lý nhà nước với các trường, lớp nầy.

- Chuyển hướng chuyên nghiệp đối với các đội thể thao thành tích cao. Từ nay đến 2010 thành lập 16 liên đoàn, hội hoặc CLB cho 20 môn thể thao được đầu tư trong giai đoạn nầy (đạt 80% tổng số môn thể thao). Đào tạo cán bộ phụ trách các liên đoàn, hội, CLB và lực lượng HLV đủ về số lượng đạt về chất lượng để điều hành tốt và huấn luyện đạt thành tích thể thao ở các môn. Ngoài ra, ngành TDTT xúc tiến việc thành lập các Hội cổ động viên của các môn thể thao để huy động sức mạnh của xã hội.

10. Đầu tư phát triển:

Để phát triển thể thao thành tích cao cần có 5 yếu tố:

- Nhân tố: là VĐV, phải chọn được VĐV tài năng.

- HLV: là lực lượng huấn luyện VĐV đạt thành tích thể thao.

- Kinh phí hoạt động: có đủ nguồn kinh phí để hoạt động tạo đủ điều kiện cần thiết phát triển thành tích.

- Sân bãi trang thiết bị tập luyện: sân bãi trang thiết bị đúng tiêu chuẩn sẽ nâng cao kỷ chiến thuật VĐV trong quá trình tập luyện.

- Điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, học tập: giúp khả năng nghỉ ngơi, giải trí thư giãn tạo sự hồi phục tốt, nâng cao kiến thức giúp VĐV tiếp thu nhanh trong chuyên môn, tư duy hơn trong bản lỉnh thi đấu.

a/ Phát triển cơ sở vật chất, sân bãi:

- Cơ sở vật chất sân bãi tập luyện và thi đấu chuyên môn cao của An Giang hiện nay nằm trong tốp kém nhất cả nước. Để đáp ứng nhu cầu thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ phát triển thể thao thành tích cao đạt chỉ tiêu đề ra và khắc phục sự tồn tại thiếu thốn về cơ sở vật chất sân bãi, có đủ điều kiện đảm bảo để phát triển thể thao thành tích cao giai đoạn 2006 - 2010. Nhà nước tập trung đầu tư 6 công trình cơ bản sau đây:

(Đơn vị tính: tỷ đồng)

Tªn dù ¸n

§Þa ®iÓm x©y dùng

Qui m«

Dù to¸n

Ghi chó

1. Đường chạy điền kinh phủ nhựa tổng hợp

Sân vận động tỉnh

6 đường chạy 400m, 8 đường chạy 100m tiêu chuẩn quốc gia

9,6




2. Nhà thi đấu đa năng

Trường nghiệp vụ TDTT

Khán đài 3.000 chỗ tiêu chuẩn quốc gia

22

Khái toán

3. Hồ bơi thi đấu

Trường nghiệp vụ TDTT

8 đường bơi 50m tiêu chuẩn quốc gia

08

Khái toán

4. Nhà ở VĐV

Trung tâm TDTT tỉnh

Sức chứa 150 VĐV nhà cấp III

07

Khái toán

5. Sân lòng chảo đua xe đạp

Khu liên hợp TDTT

Tiêu chuẩn quốc gia

07

Khái toán

6. Hoàn chỉnh SVĐ tỉnh

Sân vận động tỉnh

Khán đài C, D 8.000 chỗ tiêu chuẩn QG

12

Khái toán

7. Khu liên hợp TDTT tỉnh.

- San lắp mặt bằng.

- Kêu gọi đầu tư một số hạng mục.

Phường Mỹ Hoà

TP. Long Xuyên

Tiêu chuẩn quốc gia

150

Khái toán

Nguồn vốn đầu tư sẽ được xác định trong từng dự án cụ thể, bao gồm: nguồn do Uỷ ban TDTT hợp tác đầu tư, nguồn ngân sách tỉnh, nguồn kêu gọi đầu tư, nguồn vay tín dụng.

* Dự kiến phân kỳ đầu tư:

Tên công trình

2006

2007

2008

2009

2010

1. Đường chạy điền kinh

2. Nhà thi đấu

3. Hồ bơi

4. Nhà ở

5. Sân tập xe đạp lòng chảo

6. Khán đài C – D

X

X

X

X


X

X
X

X

X

X

X


X

- Một số công trình nhỏ phục vụ tập luyện như:

+ 03 nhà tập võ cho 6 môn võ: từ 600 - 800 triệu/nhà.

+ 02 nhà tập cho 4 môn: cầu lông, đá cầu, bóng bàn và cầu mây: 1 tỷ - 1,2 tỷ/nhà.

+ 01 phòng tập thể dục thể hình, đẩy gậy, cử tạ (cả trang thiết bị) 500 - 600 triệu.

+ 01 phòng tập cho Billards (cả trang thiết bị) 150 - 200 triệu.

Tất cả các công trình trên được đầu tư dần từ 2006 - 2010 bằng nhiều nguồn vốn nhưng ngân sách tỉnh là chủ yếu.

+ Đầu tư trang thiết bị phục vụ cho công tác nghiên cứu, ứng dụng y sinh học và tổ chức chăm sóc hồi phục sức khỏe của các VĐV.

- Sở Thể dục thể thao phối hợp với các cơ quan chức năng xây dựng cơ chế sử dụng qũy đất đổi lấy công trình thể thao. Đồng thời tập trung kêu gọi đầu tư công trình thể thao, nhất là các công trình của khu liên hợp TDTT của tỉnh.

b/ Kinh phí hoạt động:

- Là điều kiện quan trọng để đảm bảo thực hiện đề án. Đào tạo VĐV thể thao thành tích cao phải có hệ thống từ lúc bắt đầu đào tạo năng khiếu đến đỉnh cao, đạt đẳng cấp VĐV kiện tướng hoặc huy chương ở giải vô địch quốc gia phải qua quá trình từ 6 đến 8 năm. Khi đạt thành tích quốc gia vẫn phải tiếp tục đầu tư cao hơn nữa để giữ vững và nâng thành tích để đạt huy chương SEA games, châu lục và thế giới, quá trình sử dụng nầy từ 8 đến 10 năm. Vì vậy, phải có nguồn kinh phí đảm bảo hàng năm đủ cho hệ thống đào tạo và phát triển thể thao thành tích cao. Đầu tư không đúng mức sẽ dẫn đến hạn chế thành tích, thậm chí bị lãng phí.

- Phát triển thể thao thành tích cao An Giang với quan điểm mang tính đột phá nhưng vững chắc trong giai đoạn 2006 - 2010 và mục tiêu là tạo sự đột biến ngay trong năm 2006 (năm đại hội TDTT toàn quốc) Thực trạng thể thao thành tích cao An Giang cho thấy có dấu hiệu phát triển tốt và mang lại hiệu quả. Vì thế để thực hiện nhiệm vụ phát triển thể thao thành tích cao An Giang từ 2006 - 2010 đạt được chỉ tiêu đề ra phải đầu tư kinh phí cho các hoạt động như: Phát triển, xây dựng cơ sở vật chất (Nhà thi đấu, sân tập...); Huấn luyện, đào tạo HLV, VĐV; tổ chức thi đấu; bồi dưỡng...

- Tổng kinh phí dự kiến từ năm 2006 – 2010 cho phát triển thể thao thành tích cao là: 290 tỷ đồng (xem thêm phụ lục). Ngoài nguồn ngân sách, ngành TDTT tích cực tìm thêm nguồn đầu tư từ xã hội hoá, nguồn thu được từ xã hội hoá ngành sẽ đầu tư thêm môn thể thao mới để phát triển thêm thành tích thể thao tỉnh nhà.

V. Tổ chức thực hiện:

1. Sở Thể dục thể thao là cơ quan thường trực thực hiện Đề án, chủ trì phối hợp với các sở, ban ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các Vụ chức năng, các Bộ môn của Ủy ban TDTT trong chương trình trọng điểm quốc gia thực hiện đề án.

2. Các Sở, ban ngành có liên quan thực hiện các công việc sau đây:

2.1. Sở Nội vụ: Phối hợp thực hiện về tổ chức bộ máy ngành TDTT, thành lập các tổ chức xã hội như: Liên đoàn, Hội, Câu lạc bộ các môn thể thao và đề xuất cơ chế, chính sách về con người.

2.2. Sở Kế hoạch - Đầu tư: Thực hiện kế hoạch phân bổ, phân kỳ đầu tư cơ sở vật chất, sân bãi cho thể thao thành tích cao An Giang.

2.3. Sở Tài chính: Phối hợp thực hiện kế hoạch phân bổ kinh phí hoạt động cho Đề án, mua sắm trang thiết bị phục vụ tập luyện, thi đấu, sinh hoạt và thực hiện chế độ chính sách cho thể thao thành tích cao.

2.4. Sở Xây dựng: Phối hợp thực hiện quy hoạch cơ sở vật chất và sân bãi thể thao, các khu thể thao và khu Liên hợp TDTT.

2.5. Sở Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm Phát triển quỹ đất: Phối hợp thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai cho công trình thể thao thành tích cao và cơ chế chính sách đổi quỹ đất lấy công trình thể dục thể thao.

2.6 Sở Giáo dục và Đào tạo: Phối hợp thực hiện huy động nguồn nhân lực, tổ chức các giải thể thao học sinh, Hội khoẻ Phù Đổng của tỉnh, toàn quốc; phối hợp tổ chức các lớp năng khiếu thể thao trong nhà trường và đề án thành lập Trường Trung học phổ thông năng khiếu thể thao của tỉnh.

2.7. Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng Văn hoá xã hội: Phối hợp thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công trình thể thao giai đoạn 2006 - 2010.

2.8. Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố phối hợp thực hiện việc đào tạo vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài và phối hợp tổ chức các đội thể thao tham dự thi đấu các giải khu vực, toàn quốc theo yêu cầu của tỉnh.

2.9. Tỉnh đoàn TNCSHCM: Phối hợp thực hiện chương trình đào tạo tài năng trẻ./.
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

Đã ký
Каталог: vbpq.nsf -> e52e33ef82896c3b47256f960028edba
vbpq.nsf -> QuyếT ĐỊnh củA Ủy ban nhân dân tỉnh v/v Thành lập Hội đồng Quản trị Cty Xuất nhập khẩu Thủy sản
vbpq.nsf -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh an giang độc lập Tự do Hạnh phúc
vbpq.nsf -> QuyếT ĐỊnh v/v Ban hành qui chế tổ chức hoạt động của Sở Giao thông vận tải
vbpq.nsf -> Ủy ban nhân dân tỉnh bắc kạN
vbpq.nsf -> UỶ ban nhân dân cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bắc kạN Độc lập Tự do Hạnh phúc
vbpq.nsf -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh lạng sơN Độc lập Tự do Hạnh phúc
vbpq.nsf -> TỈnh an giang
vbpq.nsf -> Ủy ban nhân dân tỉnh bắc kạN
vbpq.nsf -> Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam §éc lËp – Tù do – H¹nh phóc
e52e33ef82896c3b47256f960028edba -> Về việc ban hành Quy chế đấu thầu kinh doanh, khai thác và quản lý chợ trên địa bàn tỉnh An Giang

tải về 168.12 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương