Ủy ban nhân dân tỉnh an giang cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 310.07 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu27.07.2016
Kích310.07 Kb.
#7072
1   2   3

- Về lao động qua đào tạo nghề:

Theo kết quả điều tra năm 2009, phần lớn lao động làm việc trong các ngành kinh tế, xã hội của tỉnh vẫn là lao động giản đơn (chiếm 40,2%, tương đương con số của cả nước) và lao động thuộc nghề nông, lâm, ngư nghiệp (21,9%). Điều này cho thấy, vấn đề đào tạo lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật là hết sức cấp bách. Có sự khác biệt đáng kể trong phân bố lao động có việc làm giữa khu vực thành thị và nông thôn ở nhóm nghề giản đơn (45,9% ở khu vực nông thôn so với 24,2% ở thành thị), ở nhóm nghề dịch vụ cá nhân, bảo vệ và bán hàng (30,8% ở thành thị so với 14,3% ở nông thôn). Tỷ lệ những nghề có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao như nhà lãnh đạo, chuyên môn kỹ thuật bậc cao, chuyên môn kỹ thuật bậc trung, nhân viên ở thành thị cao gấp 3,3 lần ở nông thôn. Trong khi những nghề trong nông, lâm, ngư nghiệp, thợ thủ công và các thợ khác có liên quan, thợ lắp ráp và vận hành máy móc thiết bị, nghề giản đơn chiếm đến 82% ở nông thôn (thành thị là 57%). Rõ ràng đây là những nhóm nghề yêu cầu lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp. Điều này cho thấy lao động ở khu vực nông thôn có trình độ chuyên môn kỹ thuật rất thấp và chủ yếu tham gia các nhóm nghề giản đơn.


II. MỘT SỐ TỒN TẠI, HẠN CHẾ:

1. Về giáo dục - đào tạo:

Công tác đầu tư xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật đã được quan tâm đầu tư trong các năm qua nhưng vẫn chưa đáp ứng một cách đồng bộ và đúng mức yêu cầu nâng cao trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực của Tỉnh. Nhiều cơ sở đào tạo vẫn còn thiếu phòng học, trang thiết bị chuyên dùng. Công tác quy hoạch về tài chính và đất đai phục vụ cho phát triển GD&ĐT hoặc mạng lưới các cơ sở dạy nghề chưa được đầu tư đúng mức.

Việc triển khai công tác đào tạo sau đại học chưa đạt chỉ tiêu đề ra, do tỉnh điều chỉnh chủ trương đào tạo từ ngân sách nhà nước.

Ở một số đơn vị sự nghiệp, tình trạng thừa, thiếu giáo viên vẫn còn xảy ra, do các cấp quản lý chưa làm tốt công tác điều chuyển đội ngũ, chưa bố trí sắp xếp công việc khoa học, hợp lý.

­Việc xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý ở Phòng GD&ĐT còn gặp nhiều khó khăn do chính sách đãi ngộ không phù hợp, nên chất lượng cán bộ ở Phòng GD&ĐT hiện nay có chiều hướng giảm sút.

Quy mô ngành học mầm non, nhất là hệ nhà trẻ còn nhỏ bé, chỉ tập trung ở thành phố, thị xã. Tình trạng học sinh bỏ học tuy đã giảm nhưng vẫn còn khá cao, làm cho công tác phổ cập thiếu vững chắc; việc phân luồng học sinh chưa đạt yêu cầu. Hiệu quả đào tạo các ngành học, cấp học còn thấp; tỷ lệ lao động qua đào tạo và đào tạo nghề chưa đạt như mong muốn.

Chất lượng giáo dục tuy có chuyển biến, nhưng còn chậm, chưa đồng đều, chưa đáp ứng yêu cầu, mục tiêu đã đề ra. Tỷ lệ học sinh yếu, kém tuy có giảm nhưng còn chậm. Chất lượng và hiệu quả đào tạo giữa các loại hình trường và khu vực chưa đồng đều. Cuộc vận động đổi mới phương pháp dạy và học tuy đã tạo được một số chuyển biến bước đầu nhưng vẫn còn một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên (đa số đã lớn tuổi) chưa thích nghi, chậm đổi mới. Chất lượng đào tạo kỹ năng nghề nghiệp, hướng nghiệp ở các trường trung học còn nhiều hạn chế. Việc đẩy mạnh giáo dục toàn diện, chống học lệch chưa thực hiện đầy đủ, ý thức tự giác và tự học trong học sinh còn hạn chế.

Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp ở các cấp học còn thấp so với các tỉnh trong Vùng ĐBSCL. Công tác phân luồng học sinh sau cấp THCS và THPT chưa thực hiện tốt, giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông chưa đạt yêu cầu. Hệ trung cấp chuyên nghiệp và các trường dạy nghề mặc dù có mở rộng quy mô, nhưng chưa đáng kể, chưa gắn kết đào tạo với yêu cầu sử dụng, còn thụ động trong công tác tuyển sinh.

Việc huy động các nguồn lực ngoài ngân sách đầu tư cho giáo dục còn thấp và có xu hướng thu hẹp. Trong khi đó, ngân sách tỉnh và các chương trình, dự án hỗ trợ từ Trung ương chưa đáp ứng nhu cầu.

Một bộ phận cán bộ quản lý năng lực còn hạn chế, công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành chưa đáp ứng được yêu cầu. Hoạt động thanh tra giáo dục còn dàn đều, thiếu trọng tâm, trọng điểm. Cơ chế phối hợp giữa Sở GD&ĐT và UBND cấp huyện về công tác quản lý tài chính chưa chặt chẽ.

Việc triển khai hoạt động xã hội hóa giáo dục còn lúng túng, chưa có mô hình tốt, phù hợp. Hệ thống trường ngoài công lập phát triển chậm. Mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và xã hội chưa tốt, có biểu hiện khoán trắng cho ngành giáo dục, cho trường học.

2. Về đào tạo nghề:

Một số ngành nghề có nhu cầu nhân lực cao nhưng chưa có cơ sở đào tạo tương xứng như y, dược, du lịch, công nghệ sinh học, tự động hóa, luật, hành chính… Chất lượng đào tạo của một số ngành, nghề còn thấp, chưa đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.

Nhận thức của một bộ phận xã hội về học nghề và làm nghề còn chưa phù hợp. Tâm lý người học còn e ngại việc học nghề, mong muốn theo đuổi các chương trình đào tạo ở bậc cao hơn dù năng lực tiếp thu bị giới hạn.

Cơ cấu đào tạo nghề chưa hợp lý, mặc dù đã có điều chỉnh nhưng tiến độ còn chậm, đào tạo nghề chưa theo kịp yêu cầu chung của xã hội. Chất lượng đào tạo nghề còn thấp do bất cập về nguồn lực, chủ yếu là các nghề phổ thông, nội dung chương trình còn lạc hậu, chưa đáp ứng yêu cầu quy trình công nghệ mới đang sử dụng ở các doanh nghiệp, nhiều chương trình các môn kỹ thuật cơ sở chưa được cập nhật những kiến thức và công nghệ tiên tiến.

Chưa đẩy mạnh xã hội hóa trong đào tạo, còn mang nặng ý thức coi việc đào tạo phải do ngân sách Nhà nước cấp. Chưa huy động mạnh mẽ các nguồn lực từ doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ, nhân dân… trong đào tạo nguồn nhân lực nói chung và đào tạo nghề nói riêng.

Một số trung tâm dạy nghề huyện chưa được đầu tư hoàn chỉnh, nhưng yêu cầu tuyển sinh đào tạo số lớn nên ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. Một số đơn vị thiếu năng động trong công tác chiêu sinh, đào tạo.

Đội ngũ giáo viên có tình trạng vừa thừa, vừa thiếu (theo vùng và theo môn dạy), một bộ phận giáo viên các trường (trung tâm) dạy nghề chưa đạt chuẩn đào tạo.

Số lượng cơ sở dạy nghề có phát triển nhưng đa số quy mô nhỏ, khả năng đào tạo hạn chế, trang thiết bị thiếu thốn và chưa đồng bộ, lạc hậu. Tiến độ xây dựng Trung tâm dạy nghề ở một số huyện còn chậm.

Cơ cấu đào tạo nghề chưa hợp lý, dạy nghề thường xuyên (dưới 3 tháng) chiếm gần 65% so với tổng số người được đào tạo nghề. Đa số trung tâm dạy nghề chưa có đội ngũ giáo viên cơ hữu, phải hợp đồng giáo viên bên ngoài. Số giáo viên này, có người chưa qua đào tạo chuyên môn, chưa đạt chuẩn theo quy định, từ đó cũng ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề tuy có tăng nhưng còn thấp so với bình quân chung của các tỉnh trong Vùng ĐBSCL và cả nước.



3. Về lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức:

Cán bộ, công chức hành chính cấp tỉnh và cập huyện, trong đó có cán bộ đương chức và cả quy hoạch thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý, được đào tạo chính quy và sau đại học chưa nhiều; thiếu hoặc yếu về trình độ ngoại ngữ. Thiếu đội ngũ chuyên gia đầu ngành có khả năng hoạch định chính sách của tỉnh.

Đội ngũ cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã, tỷ lệ đạt chuẩn chuyên môn trình độ trung cấp trở lên hiện chưa đạt yêu cầu (tỷ lệ tương ứng là 60,25% và 77,56%).

Trình độ, kỹ năng, thái độ làm việc của cán bộ, công chức các cấp nhìn chung còn chưa đáp ứng yêu cầu xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp.



4. Chất lượng nguồn lao động:

Đội ngũ nhân lực của Tỉnh hiện nay vẫn còn thiếu lực lượng chuyên gia giỏi, nhất là trong các lĩnh vực công nghệ cao, thiếu đội ngũ chuyên gia đầu ngành và cán bộ khoa học kỹ thuật giỏi, có khả năng hoạch định chính sách. Cơ cấu nhân lực chưa thật hợp lý, sự phân bố nhân lực giữa thành thị và nông thôn, giữa các ngành, các địa phương chưa đồng đều, tình trạng thừa, thiếu nhân lực chưa được khắc phục. Đội ngũ cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã, tỷ lệ đạt chuẩn chuyên môn trình độ trung cấp trở lên hiện chưa đạt yêu cầu (tỷ lệ tương ứng là 60,25% và 77,56%). Trình độ, kỹ năng, thái độ làm việc của cán bộ, công chức hành chính các cấp nhìn chung còn chưa đáp ứng yêu cầu xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp.

Nguồn nhân lực tuy dồi dào về số lượng, nhưng trình độ chuyên môn kỹ thuật còn thấp, chưa được đào tạo theo kịp nhu cầu của các ngành công nghiệp, thương mại và dịch vụ.

Chính sách thu hút nhân lực chưa đủ mạnh, chưa đạt như mong muốn, việc thu hút, giữ chân người tài hiệu quả chưa cao, chưa có chính sách trọng dụng, tôn vinh, khen thưởng, đãi ngộ nhân tài thỏa đáng.

Chưa đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, chất lượng nguồn nhân lực chưa tương xứng với tiềm năng và yêu cầu trong hội nhập kinh tế quốc tế. Chưa thu hút được các nhà đầu tư vào lĩnh vực đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

PHẦN THỨ HAI

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH AN GIANG

GIAI ĐOẠN 2011-2015
I. DỰ BÁO CUNG - CẦU LAO ĐỘNG:

1. Dự báo cung lao động:

Trên cơ sở số liệu Dự thảo Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh An Giang đến năm 2020 thì dự báo dân số từ đủ 15 tuổi trở lên tăng nhanh và chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong tổng dân số của Tỉnh, từ 1.637.817 người (chiếm 76,6% dân số) năm 2010, lên 1.741.754 (chiếm 78,9%) năm 2015, trong đó lực lượng lao động (từ 15 -64 tuổi) là 1.345.594 người.

Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nam có xu hướng giảm dần, ngược với xu hướng của nữ. Năm 2010 tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nam, nữ lần lượt là 86,5% và 65%, năm 2015 tương ứng 86,0% và 68,5%. Đây là cơ sở quan trọng để dự báo cung lực lượng lao động của Tỉnh trong thời kỳ 2011-2015.

2. Dự báo cầu lao động:

Phương trình dự báo nhân quả cho thấy GDP (VA) của Tỉnh tăng trưởng 1 phần trăm thì cầu về lao động tăng thêm 2,22 ngàn người. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân khoảng 12,5%/năm thời kỳ 2011-2015 (theo mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần IX) thì cầu lao động trên địa bàn là 1.337.949 người năm 2015.



II. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN:

Để phát triển KT-XH của tỉnh An Giang bền vững trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu và phát huy thời cơ ‘vàng’ của cơ cấu dân số với mục đích huy động cao nhất đóng góp của dân số, lao động vào phát triển kinh tế, xã hội tỉnh An Giang trong thời kỳ 2011 – 2020 và những năm tiếp theo.

Việc xây dựng Chương trình phát triển nguồn nhân lực tỉnh An Giang giai đoạn 2011-2015 là sự kết hợp giữa phát triển nguồn nhân lực tại chỗ và thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao đến làm việc lâu dài cho tỉnh; chú trọng việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho đồng bào các dân tộc Khmer, Chăm…; Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực cho các ngành, lĩnh vực then chốt mà Tỉnh có lợi thế, có tiềm năng phát triển trong tương lai.

Phát triển nguồn nhân lực một cách toàn diện cả về trí lực, thể lực, tâm lực phù hợp với điều kiện phát triển KT-XH của tỉnh; góp phần thực hiện đạt và vượt các mục tiêu đã đề ra.

Phát triển nhân lực phải thực hiện đồng bộ giữa đào tạo, bồi dưỡng với đổi mới tuyển dụng, đánh giá, sử dụng và xây dựng chính sách thu hút, động viên người lao động.

Phát triển nhân lực cần tập trung nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật nghề đồng đều cho người lao động. Đồng thời, đầu tư có trọng điểm nhằm thu hút, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ chuyên gia có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao để phục vụ cho những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh trong bối cảnh mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế.



III. MỤC TIÊU:

Tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao nhằm phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững; đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh. Thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu lao động từ nhóm ngành có giá trị gia tăng thấp sang nhóm ngành có giá trị gia tăng cao, nâng cao năng suất lao động xã hội.



IV. CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN CHỦ YẾU:

Phát triển quy mô học sinh, nâng tỷ lệ huy động so dân số độ tuổi ở cấp nhà trẻ là 16%, mẫu giáo là 80%, tiểu học (đúng độ tuổi) là 98%, THCS là 80%, trong đó đúng độ tuổi là 70%, THPT là 50% (nếu kể cả các hệ khác là 60%), trong đó đúng độ tuổi là 45%.

Phấn đấu đến năm 2015 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 50% (khoảng 672.797 người. Trong đó, đào tạo ngắn hạn chiếm 53,3% (khoảng 358.899 người) tổng số lao động qua đào tạo, trình độ sơ cấp là 25,2% (khoảng 169.583 người), trình độ trung cấp là 8,9% (khoảng 59.926 người), cao đẳng là 4,6% (khoảng 31.015 người) và đại học trở lên là 5,7% (khoảng 53.374 người).

Phấn đấu đến năm 2015 tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 40% (tính trên tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân). Để đạt 40% lao động qua đào tạo nghề vào năm 2015 thì giai đoạn 2011-2015 cần phải đào tạo thêm khoảng 160.000 người, trong đó đào tạo trình độ cao đẳng nghề chiếm 5% (khoảng 8.000 người), trình độ trung cấp nghề chiếm 9% (khoảng 14.500 người), trình độ sơ cấp nghề chiếm 30% (khoảng 48.000 người), còn lại 56% là dạy nghề thường xuyên (đào tạo dưới 3 tháng).

Phấn đấu tạo việc làm mới bình quân mỗi năm khoảng 35 ngàn người/năm thời kỳ 2011 - 2015.

Năng suất lao động tăng nhanh từ 38 triệu đồng/lao động năm 2010 lên 78 triệu đồng/lao động năm 2015.



V. ĐỊNH HƯỚNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC XÃ HỘI CHO CÁC LĨNH VỰC:

Mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IX của tỉnh đặt ra với chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân giai đoạn 2011-2015 là 12,5%/năm thì nhu cầu lao động đến năm 2015 đạt khoảng 1.313 ngàn người, trong đó khu vực nông nghiệp chiếm 50% (khoảng 657 ngàn người) (năm 2010 là 65%), khu vực công nghiệp chiếm 17% (khoảng 223 ngàn người) (năm 2010 là 10%), khu vực dịch vụ chiếm 33% (khoảng 433 ngàn người) (năm 2010 là 25%) so tổng số lao động.

Từ những định hướng chuyển dịch cơ cấu lao động nêu trên, trong giai đoạn 2011-2015 tỉnh cần tập trung đào đạo những ngành đột phá cho từng lĩnh vực như sau:
1. Đối với lao động trong lĩnh vực nông nghiệp:

Tỉnh cần phải tập trung đào tạo cho nông dân những kiến thức về sản xuất và nuôi trồng theo hướng nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đáp ứng theo tiêu chuẩn Châu Âu; tập trung chuyển giao và khuyến khích nông dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông sản và chăn nuôi. Để làm được việc này ngành nông nghiệp phải thường xuyên mở những lớp tập huấn trung và dài hạng cho nông dân, tăng cường công tác khuyến nông để nông dân dễ dàng tiếp cận những tiến bộ khoa học để vận dụng vào sản xuất, tăng cường phối hợp với các viện, trường để đào tạo những kỹ sư nông nghiệp giỏi nhằm đến tận nơi sản xuất hướng dẫn nông dân áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác, nhất là công nghệ sinh học.



2. Đối với lao động trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng:

Là tỉnh nông nghiệp nên công nghiệp của tỉnh chủ yếu là công nghiệp chế biến những sản phẩm từ nông nghiệp và công nghiệp cơ khí phục vụ cho phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại. Vì vậy, tỉnh cần tập đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực này chủ yếu là đào tạo ngắn hạn, trung hạn, tập trung vào một số ngành nghề như: nghề may, nghề phi lê cá tra, nghề đóng gói sản phẩm,... song song đó tập trung đào tạo cán bộ quan lý, cử nhân công nghệ thực phẩm, kỹ sư cơ khí,...



3. Đối với lao động trong lĩnh vực dịch vụ:

Trong 5 năm tới nhu cầu đào tạo nghề cho lĩnh vực dịch vụ cũng chiếm khá cao gần 1/3 tổng số lao động của tỉnh. Là tỉnh có nhiều lợi thế về phát triển du lịch, kinh tế cửa khẩu,.... Vì vậy, tỉnh cần tập trung đào tạo nhân lực về quản lý doanh nghiệp, quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng, hướng dẫn viên du lịch, phục vụ bàn, lái xe, thông tin và truyền thông,...

Để việc đào tạo nhân lực của tỉnh ngày càng hiệu quả và ngắn với yêu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp, phải thường xuyên khảo sát nhu cầu lao động và những ngành nghề mà doanh nghiệp cần để điều chỉnh cơ cấu đào tạo nghề ngày càng hợp lý và đảm bảo đào tạo nghề theo kịp nhu cầu chung của xã hội. Tạo sự phối hợp chặt chẽ giữa các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu với các cơ sở đào tạo nghề để người được đào tạo nghề khi tốt nghiệp sẽ có công ăn việc làm và đáp ứng được yêu cầu của các nhà tuyển dụng lao động. Phải thường xuyên mở các hội chợ về lao động nhằm tăng cường nắm bắt thông tin giữa người lao động và nhà tuyển dụng lao động. Đầu tư hoàn chỉnh các trung tâm dạy nghề huyện, đồng thời đào tạo các giáo viên dạy nghề đạt chuẩn đào tạo. Các doanh nghiệp cùng với Nhà nước có chính sách cho người lao động như: sinh hoạt, bảo hiểm xã hội, nơi ở,....Với lợi thế là tỉnh nông nghiệp, kinh tế biên giới và phát triển du lịch khi xây dựng những danh mục dự án ưu tiên kêu gọi đầu tư cần phải hướng tới những ngành nghề phục vụ phát triển và chế biến những sản phẩm từ nông nghiệp, du lịch và những ngành nghề công nghệ cao để góp phần nâng cao năng lực cho lực lượng lao động của tỉnh theo hướng bền vững.

VI. CÁC CHỈ TIÊU CỤ THỂ PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC CỦA TỪNG NGÀNH:


  1. Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn:

Đến năm 2015 ngành đào tạo thêm 23 người trình độ sau đại học, trong đó: tiến sĩ 5 người, thạc sỹ 18 người.

  1. Ngành công thương:

Tổng số nhân lực của ngành 287 người. Trong đó trình độ thạc sỹ 06 người, đại học 249 người và trung cấp 32 người.

Chuyên ngành đào tạo: Kinh tế, Ngân hàng, Tài chính Kế toán, Công nghệ Thông tin, Anh văn, Công nghệ Thực phẩm, Công nghệ Sinh học, Luật, Quản lý Công nghiệp, Tài chính Doanh nghiệp, Địa chất, Cơ khí, Hóa, Môi trường, Điện Công nghiệp, Điện - Điện tử, Quản trị Kinh doanh, Thống kê Tin học, Kế toán….



  1. Ngành xây dựng:

Tổng số nhân lực của ngành Xây dựng là 96 cán bộ, công chức, viên chức. Trong đó tốt nghiệp Tiến sĩ 02, thạc sỹ 08 người, đại học 73 người, trung cấp 07 người và chưa qua đào tạo chuyên môn là 06 người.

  1. Ngành kế hoạch và đầu tư:

Tổng nhu cầu lao động qua đào tạo của ngành đến năm 2015 là 124 người. Trong đó: đào tạo trên đại học 3 người; đào tạo đại học 100 người; còn lại là 21 người.

  1. Ngành thống kê:

Chỉ tiêu: Mỗi xã, phường, thị trấn có 01 cán bộ thống kê chuyên trách, đồng thời cấp kinh phí mở 01 lớp ngành thống kê trung cấp thống kê đào tạo chuyên môn cho lực lượng thống kê cơ sở.

  1. Ngành tài chính:

Để đảm bảo yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của ngành đến năm 2015 tổng số nhân lực của ngành 277 người. Trong đó, cấp tỉnh 110 người, cấp huyện 167 người.

Đào tạo trên đại học 18 người, đại học 20 người. Đào tạo bồi dưỡng có tính chất chuyên môn nghiệp vụ gắn liền với việc triển khai cơ chế chính sách quản lý tài chính như: lập kế hoạch ngân sách các cấp, quyết toán ngân sách địa phương; quản lý tài chính các đơn vị sử dụng NSNN, thanh tra tài chính; chính sách thuế, phí và lệ phí; quản lý doanh nghiệp; quản lý vốn đầu tư; quản lý giá cả; những vấn đề mới về kinh tế vĩ mô; kinh tế phát triển; kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế; quan điểm chủ trương điều hành chính sách tài chính; quản lý tài chính địa phương...



  1. Ngành tư pháp:

Phấn đấu đến năm 2015, Sở Tư pháp có từ 10% - 15% được đào tạo sau đại học chuyên ngành Luật, trong đó có 1 đến 2 tiến sỹ, 4-6 thạc sỹ; có ít nhất 35% cán bộ, đảng viên có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên, trong đó CBCC từ cấp Phó trưởng phòng trở lên phải có trình độ Cao cấp lý luận chính trị; 60-80% đảng viên có trình độ trung cấp lý luận chính trị; 100% chuyên viên của Sở phải có bằng B vi tính trở lên; 80% chuyên viên của Sở phải có bằng B ngoại ngữ trở lên, trong đó 15-20% có bằng C.

Đến cuối năm 2015, có trên 80% đội ngũ công chứng tư pháp - hộ tịch cấp xã có bằng trung cấp luật trở lên, có 40% cán bộ Tư pháp - Hộ tịch ở phường, thị trấn có trình độ đại học luật; Đầu tư cơ bản cho cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc cho cán bộ tư pháp cấp xã.



  1. Ngành giao thông vận tải:

Tổng nhu cầu lao động qua đào tạo của ngành đến năm 2015 là 5.556 người. Trong đó: đào tạo trên đại học 1 người; đại học 5 người; dạy nghề ngắn hạn là 400 người; sơ cấp nghề là 5.150 người.

  1. Ngành thông tin và truyền thông:

Tổng số nhân lực của ngành: 306 người, gồm: Sở Thông tin và Truyền thông 73 người; các phòng thông tin và truyền thông cấp huyện 55 người; theo đề án thành lập đài truyền thanh cấp huyện 178 người (22 người tại đài truyền thanh huyện và 156 người tại đài truyền thanh xã, phường, thị trấn).

Trình độ chuyên môn: Trình độ trung cấp 156 người (chủ yếu cán bộ đài truyền thanh cấp xã), cao đẳng, đại học 137 người; trình độ cao học 13 người.



  1. Ngành khoa học và công nghệ:

Tổng số nhân lực của ngành 75 người, trong đó trình độ sơ cấp khoảng 2 người, trình độ trung cấp khoảng 3 người, trình độ cao đẳng khoảng 5 người, trình độ đại học khoảng 50 người, trình độ sau đại học khoảng 15 người.

Chuyên ngành đào tạo: Công nghệ sinh học, công nghệ thực phẩm, trồng trọt, thủy sản, môi trường, công nghệ thông tin, khoa học xã hội và nhân văn,...



  1. Ngành giáo dục và đào tạo:

Đến năm 2015, tổng số nhân lực của ngành gần 35.000 người, trong đó hệ công lập là 32.300 người. Đến năm 2015, ngành GD&ĐT có gần 21.000 cán bộ, giáo viên có trình độ cao đẳng, đại học trở lên. Trong đó, có ít nhất 500 cán bộ, giáo viên đạt trình độ sau đại học.

Cán bộ, viên chức ngành giáo dục mầm non đạt trên chuẩn (từ cao đẳng trở lên) từ 60%-70%; giáo dục tiểu học đạt trình độ trên chuẩn (từ cao đẳng trở lên) từ 80-85%; giáo dục THCS đạt trình độ trên chuẩn (đại học trở lên) từ 80-85%; giáo dục THPT đạt trình độ trên chuẩn (thạc sĩ trở lên) phấn đấu đạt từ 15%-17%.



  1. Ngành y tế:

Đào tạo hàng năm khoảng từ 800-840 người. Trong đó mỗi năm cần đào tạo thêm khoảng 30-40 cán bộ y tế có trình độ sau đại học, 120-150 cán bộ y tế có trình độ đại học (trong đó có 70-80 bác sỹ, 30-40 dược sỹ đại học), 500 cán bộ y tế có trình độ cao đẳng và trung học (trong đó có khoảng 120 điều dưỡng, 60 kỹ thuật viên, 90 Hộ sinh, 90 Dược sỹ trung học, Y Sỹ các loại: 140), sơ học và đào tạo khác khoảng 150 người.

  1. Ngành văn hóa, thể thao và du lịch:

- Đến năm 2015 tổng nhân lực của ngành là 2.125 người, trong đó ngành văn hóa là 1.384 người, gia đình là 46 người, thể dục thể thao là 529 người.

- Đến năm 2015, 100% công chức hành chính về văn hóa nghệ thuật, gia đình và thể dục thể thao được trang bị kỹ năng nghiệp vụ theo yêu cầu công vụ và hoàn thành nhiệm vụ được giao với chất lượng tốt; trang bị kiến thức về văn hóa công sở; trách nhiệm và đạo đức công chức cho công chức các ngạch.



  1. Ngành lao động, thương binh và xã hội:

Tổng số nhân lực của ngành 528 người, trong đó trình độ sơ cấp 50 người, trình độ trung cấp 35 người, trình độ cao đẳng 25 người, trình độ đại học 386 người, trình độ cao học 02 người, còn lại 30 người trình độ khác.

Chuyên ngành đào tạo:

- 02 người trình độ thạc sĩ về kinh tế và hành chính công.

- Đại học LĐTB&XH 166 người, sư phạm kỹ thuật 120 người, Luật 20 người, còn lại 100 chuyên ngành khác.

- 25 người Cao đẳng chuyên ngành về kỹ thuật.

- Trung cấp LĐTB&XH 30 người, tài chính - kế toán 5 người.



  1. Ngành tài nguyên và môi trường:

Phấn đấu sau đại học 15 trường hợp (đất đai 07, môi trường 03, địa chất 04 và kinh tế 01); đại học 38 trường hợp (đất đai 11, môi trường 11, đo đạc bản đồ 01, địa chất khoáng sản 09, nước, thủy lợi 06).

  1. Các ban Đảng, Mặt trận và các đoàn thể:

Dự kiến số lượng cán bộ, công chức khối đảng, đoàn thể là 1.571 người. Trong đó, cấp tỉnh 582 người, cấp huyện 989 người. Theo Đề án 02 của Tỉnh ủy đến năm 2015 cán bộ khối đảng, đoàn thể của tỉnh và huyện đều đạt chuẩn theo quy định.

Dự kiến nhu cầu trong 5 năm tới: Thi nâng ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương 20 người, chuyên viên chính hoặc tương đương 164 người, chuyên viên hoặc tương đương 336 người.



  1. Каталог: VBPQ -> vbdh.nsf
    vbdh.nsf -> Số: 1044/ubnd-th long Xuyên, ngày 08 tháng 4 năm 2010
    vbdh.nsf -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh an giang độc lập Tự do Hạnh phúc
    vbdh.nsf -> Về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 134/ct-ttg ngày 20 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ chủ TỊch ủy ban nhân dân tỉnh an giang
    vbdh.nsf -> UỶ ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh an giang độc lập Tự do Hạnh phúc
    vbdh.nsf -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh an giang độc lập Tự do Hạnh phúc
    vbdh.nsf -> V/v: đề xuất các cơ chế chính sách và rà soát danh mục dự án đầu tư trong quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh đến năm 2020
    vbdh.nsf -> Ủy ban nhân dân tỉnh an giang số: 1512/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
    vbdh.nsf -> Ủy ban nhân dân tỉnh an giang cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
    vbdh.nsf -> TỈnh an giang cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 1822 /QĐ-ubnd an Giang, ngày 14 tháng 10 năm 2011 quyếT ĐỊnh về việc ban hành Kế
    vbdh.nsf -> TỈnh an giang cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam

    tải về 310.07 Kb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương