Ủy ban nhân dân cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh quảng trị Độc lập Tự do Hạnh phúc


II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KH&CN QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2015 ĐẾN 2020



tải về 230.29 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu06.08.2016
Kích230.29 Kb.
#14329
1   2   3

II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KH&CN QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2015 ĐẾN 2020


1. Mục tiêu chung

Nâng cao năng lực KH&CN của tỉnh để làm nền tảng vững chắc và động lực góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh sản xuất và thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh; đổi mới tổ chức và hoạt động KH&CN phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế, có chất lượng và tính hiệu quả cao; phấn đấu xây dựng KH&CN Quảng Trị đạt trình độ trung bình tiên tiến so với các địa phương khác trong cả nước vào năm 2020.



2. Các mục tiêu cụ thể

- Cung cấp cơ sở khoa học về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, môi trường, văn hóa, xã hội phục vụ cho việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH – HĐH, ứng phó với biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường ở Quảng Trị.

- Tạo ra sự chuyển biến rõ rệt về năng suất, chất lượng và hiệu quả trong các ngành kinh tế của tỉnh. Nâng cao tỷ trọng đóng góp của KH&CN trong tăng trưởng kinh tế thông qua đổi mới công nghệ, đổi mới quản lý, tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Dự kiến đạt 70-80% các đề tài nghiên cứu ứng dụng thành công từng bước được nhân rộng vào thực tế sản xuất và đời sống.

- Nâng cao năng suất giá trị sản phẩm nông – lâm – thủy sản, phát triển các sản phẩm công nghiệp chủ lực có tiềm năng của tỉnh, đẩy mạnh và nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, dịch vụ nhằm thu hút đầu tư.

- Nâng cao trình độ công nghệ của toàn bộ các ngành kinh tế. Xây dựng các khu công nghệ, kỹ thuật cao theo mô hình thích hợp với Quảng Trị để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hóa, góp phần thực hiện mục tiêu hoàn thành CNH - HĐH. Phấn đấu đạt nhóm ngành sử dụng công nghệ cao chiếm 40% trong GDP vào năm 2020. Xây dựng thương hiệu các sản phẩm, hàng hoá chủ lực; sản phẩm đặc sản, truyền thống của tỉnh. Đến năm 2020, 100% sản phẩm chủ lực; sản phẩm đặc sản, truyền thống của tỉnh được bảo hộ sở hữu công nghiệp, xác lập chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận và quản lý, sử dụng có hiệu quả.

- Phát triển mạnh mẽ thị trường công nghệ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động chuyển giao công nghệ diễn ra mạnh mẽ trên địa bàn tỉnh.



- Phát triển nguồn nhân lực KH&CN có chất lượng, có cơ cấu trình độ, chuyên môn hợp lý. Phấn đấu số nhân lực KH&CN (có trình độ từ đại học trở lên) đến năm 2020 chiếm 7,5% so với tổng lao động của tỉnh. Hình thành đội ngũ cán bộ nghiên cúu khoa học và phát triển công nghệ trình độ cao, đủ sức tổ chức, hợp tác nghiên cứu và giải quyết những nhiệm vụ khoa học và công nghệ trọng điểm của tỉnh.

+ Phấn đấu đạt mức chi ngân sách hằng năm cho lĩnh vực KH&CN đạt 2% tổng chi ngân sách địa phương. Phấn đấu đưa mức đầu tư toàn xã hội cho KH&CN đạt 1,5% GDP vào năm 2020. Trong đó, hàng năm, ngân sách tỉnh sẽ bố trí kinh phí đầu tư phát triển và kinh phí sự nghiệp khoa học tối thiểu bằng mức Bộ KH&CN thông báo.

+ Phát triển hệ thống các tổ chức KH&CN trên địa bàn đủ năng lực giải quyết các nhiệm vụ KH&CN trọng điểm của tỉnh và có khả năng phối hợp với các địa phương khác giải quyết những vấn đề của Vùng. Xây dựng một số cơ sở trung tâm nghiên cứu, ứng dựng và chuyển giao KH&CN ở Quảng Trị để tranh thủ vị trí của tỉnh trên hành lang kinh tế Đông - Tây.

+ Tạo được bước chuyển biến cơ bản trong đổi mới quản lý KH&CN theo hướng phù hợp với cơ chế thị trường định hướng XHCN, với yêu cầu hội nhập quốc tế và gắn kết chặt chẽ giữa KH&CN với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

+ Tổng nhu cầu vốn để thực hiện các chương trình, dự án KH&CN giai đoạn 2015-2020 là 218 tỷ đồng (Bao gồm 08 chương trình phát triển KH&CN; 07 dự án tăng cường tiềm lực KH&CN).

III. NỘI DUNG PHÁT TRIỂN KH&CN QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2015 ĐẾN 2020.

1. Trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn


Nghiên cứu các phương thức cơ bản về khoa học xã hội, kết hợp giữa truyền thống và hiện đại trong quá trình CNH - HĐH của Quảng Trị. Nghiên cứu các giá trị di sản truyền thống, bảo tồn bản sắc văn hoá của các cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (các tộc người Bru-Vân Kiều, Pacô- Tà Ôi). Nghiên cứu và làm sáng tỏ truyền thống đấu tranh của người dân Quảng Trị trong quá trình dựng nước và giữ nước, đặc biệt là truyền thống đấu tranh Cách mạng cùng các phẩm chất cao đẹp của đất và người Quảng Trị. Hoàn chỉnh công trình Địa chí tỉnh Quảng Trị.

Nghiên cứu vận dụng sáng tạo, hiệu quả các chủ trương, chính sách, giải pháp phát triển kinh tế, KH&CN của trung ương và các địa phương khác vào điều kiện cụ thể của tỉnh. Nghiên cứu về khoa học quản lý kinh tế, quản lý xã hội, khoa học giáo dục…, góp phần cung cấp các luận cứ cho các quyết sách về kinh tế - xã hội, nâng cao trình độ nguồn nhân lực, trình độ quản lý điều hành của các cấp.


2. Nội dung chủ yếu trong phát triển khoa học tự nhiên


Tiếp tục bổ sung công tác điều tra cơ bản đánh giá tiềm năng tài nguyên thiên nhiên và môi trường, nghiên cứu điều tra địa chất, lập bản đồ về các loại tài nguyên khoáng sản, xác định trữ lượng, chất lượng địa điểm các loại tài nguyên để có kế hoạch đưa vào khai thác và sử dụng hợp lý và hiệu quả.

Nghiên cứu quy luật và tác động của các hiện tượng tự nhiên, khí hậu, thời tiết ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế xã hội của tỉnh. Phát huy lợi thế, khắc phục hạn chế tiêu cực của điều kiện tự nhiên, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.


3. Trong một số lĩnh vực công nghệ chủ yếu

3.1 Công nghệ sinh học


Nghiên cứu, ứng dụng các kỹ thuật hiện đại trong công nghệ sinh học (công nghệ tế bào, công nghệ gien, công nghệ vi sinh và enzym,...) để sản xuất, nhân nhanh các giống cây trồng, vật nuôi có thế mạnh của tỉnh.

Ứng dụng công nghệ sinh học bảo tồn và phát triển các loài dược liệu bản địa

Nghiên cứu, phát triển công nghệ sinh học trong chế biến và bảo quản thực phẩm; nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học trong việc điều khiển các sản phẩm sau thu hoạch đối với ngũ cốc, rau quả.

Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý chất thải nông nghiệp, công nghiệp, thủy sản, y tế và xử lý ô nhiễm môi trường.


3.2 Công nghệ thông tin truyền thông


Xây dựng cơ sở phát triển công nghiệp phần mềm, từng bước đáp ứng nhu cầu phần mềm trên địa bàn.

Phát triển hạ tầng viễn thông - công nghệ thông tin để đạt chỉ tiêu trên 95% số thuê bao Internet là băng rộng, Internet băng thông rộng (ADSL) tới 100% huyện và các cơ quan từ cấp huyện trở lên; 100% các cơ quan trong hệ thống chính trị từ tỉnh đến xã có mạng LAN, kết nối mạng WAN và mạng Internet tốc độ cao; 100% các cơ quan có hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý chuyên ngành, trên 80% các trường từ THCS, các cơ sở y tế đều có mạng LAN và kết nối Internet.

Ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong các cơ quan Nhà nước.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp nhằm phục vụ cho việc quản lý tài chính và nhân sự, giao dịch kinh doanh, …


3.3 Công nghệ chế biến Nông – Lâm – Thủy sản sau thu hoạch


Đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ sau thu hoạch từ khâu bảo quản, sơ chế và chế biến các sản phầm cho ngành nông nghiệp của tỉnh, góp phần giảm thiểu tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch và nâng cao giá trị của các sản phẩm.

Vê công nghệ bảo quản: Chú trọng phổ cập các công nghệ làm khô lúa và hoa màu sau thu hoạch; bảo quản lương thực cho các vùng thường xuyên ngập lũ. Tiếp thu và phổ cập các công nghệ bảo quản lạnh, công nghệ an toàn thực phẩm để bảo quản rau, hoa, quả tươi, các mặt hàng thủy sản, các sản phẩm chăn nuôi.

Về công nghệ chế biến: Áp dụng công nghệ tiên tiến, đáp ứng yêu cầu chế biến nhiều chủng loại Nông – Lâm – Thủy sản, đa dạng hoá sản phẩm và các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.

Hiện đại hóa hệ thống kiểm tra chất lượng nông sản, thực phẩm chế biến theo công nghệ tương hợp với tiêu chuẩn quốc tế và khu vực nhằm đáp ứng yêu cầu chất lượng hàng xuất khẩu và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong nước.


3.4 Công nghệ cơ khí, tự động hóa


Lựa chọn, đưa vào ứng dụng các loại máy móc, trang thiết bị cơ giới phục vụ một số khâu trong sản xuất nông nghiệp, bảo quản và chế biến lương thực thực phẩm, chế biến thức ăn gia súc có quy mô vừa và nhỏ.

Phát triển các loại công cụ cơ khí phục vụ sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, phục vụ phát triển làng nghề thủ công; hiện đại hoá từng bước các công đoạn trong dây chuyền sản xuất. Đổi mới công nghệ theo hướng cơ giới hoá và tự động hoá quá trình điều khiển, định lượng đo lường, kiểm tra chất lượng trong các ngành công nghiệp có thế mạnh của tỉnh.


3.5 Năng lượng mới


Nghiên cứu phát triển ứng dụng năng lượng mới , năng lượng tái tạo, ... nhằm phục vụ nhu cầu điện cho các xã vùng sâu, vùng xa, các trang trại vùng gò đồi, vùng cát xa khu dân cư và huyện đảo Cồn Cỏ.

Ứng dụng các công nghệ phục vụ việc tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng. Quy hoạch phát triển và sử dụng các dạng năng lượng mới, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo.


4. Nội dung phát triển KH&CN trong các ngành và địa phương


4.1 Nông - Lâm- Ngư nghiệp

Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới trong tất cả các khâu: giống, sản xuất, thu hoạch, sau thu hoạch. Đặc biệt chú trọng vào cây lúa, cà phê, cao su, hồ tiêu, lạc, chăn nuôi đại gia súc, nuôi trồng thủy hải sản .

Khảo nghiệm và ứng dụng các giống cây trồng, vật nuôi chất lượng cao, đưa vào đại trà để tạo ra vùng sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế. Áp dụng công nghệ mới trong công tác thú y và bảo vệ thực vật. Nghiên cứu sử dụng hợp lý thuốc hóa học phòng trừ sâu bệnh nhằm tạo ra sản phẩm sạch.

Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng rừng và phát triển các loại rừng một cách bền vững tạo vùng nguyên liệu lâm sản. Áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào khai thác, tái tạo và bảo vệ các nguồn lợi thủy sản.

Tổng kết, nhân rộng mô hình nông lâm kết hợp theo quy mô trang trại trên vùng gò đồi và vùng cát. Nghiên cứu các mô hình sản xuất kết hợp Nông - Lâm - Ngư phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng nhằm sử dụng hiệu quả cao về tài nguyên, đất, nước, khí hậu.

Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến phát triển nông nghiệp và các biện pháp phòng chống. Nghiên cứu xây dựng nông thôn mới. Bồi dưỡng nâng cao năng lực tiếp nhận chuyển giao công nghệ của người dân.


4.2 Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp


Nghiên cứu ứng dụng các thành tựu KH&CN, các tiến bộ kỹ thuật, đổi mới công nghệ trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp thuộc thế mạnh và sản xuất tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề truyền thống của tỉnh, chú ý công nghệ phổ thông phục vụ nông nghiệp nông thôn, các công nghệ tiên tiến, hiện đại phục vụ sản xuất, chế biến nông - lâm - thủy sản, phục vụ phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường như công nghệ thông tin, điện tử, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học....

- Ưu tiên ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất, xử lý môi trường ở Khu kinh tế, các khu công nghiệp của tỉnh, áp dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu trong các lĩnh vực chế biến nông sản, khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng...



4.3 Xây dựng và Giao thông vận tải

Ứng dụng các công nghệ tiên tiên tiến trong khảo sát, thiết kế kiến trúc, thi công xây dựng, kết hợp giữa kiến trúc hiện đại và kiến trúc truyền thống, nghiên cứu các mô hình kiến trúc phù hợp cho các vùng, miền trong tỉnh, chú trọng ứng dụng công nghệ sạch và tiết kiệm sử dụng năng lượng trong công trình.

Đổi mới công nghệ, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật nâng cao chất lượng các sản phẩm vật liệu xây dựng thuộc thế mạnh của tỉnh.

Áp dụng và làm chủ công nghệ mới trong thi công như: móng sâu (cọc nhồi, tường barrette, tầng hầm....) bê tông cốt thép dự ứng lực, kết cấu thép không gian, công nghệ xây nhà cho các vùng bão lụt, vùng sâu vùng xa.

Từng bước hiện đại hóa phương tiện vận tải, áp dụng các công nghệ và phương thức vận tải tiên tiến, đặc biệt là vận tải đa phương thức. Ứng dụng công nghệ tin học trong quản lý, giám sát hoạt động của các phương tiện vận tải hành khách và hàng hóa; giám sát các hoạt động đăng kiểm, thi, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, nâng cao chất lượng công tác đăng kiểm phương tiện cơ giới thủy bộ và chất lượng đào tạo người điều khiển phương tiện cơ giới thủy bộ.

Áp dụng các công nghệ mới trong đầu tư các cơ sở sản xuất, lắp ráp phương tiện vận tải nhẹ, xe du lịch, hình thành các trung tâm bảo hành, sửa chữa phương tiện cơ giới đường bộ với dây chuyền hiện đại phục vụ vận tải trên tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây và vận tải Bắc-Nam.


4.4 Y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng


Ứng dụng các tiến bộ KH&CN mới, hiện đại phù hợp với từng tuyến nhằm cấp cứu, chuẩn đoán, điều trị và dự phòng, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng.

Hỗ trợ chuyển giao công nghệ mới, tiên tiến, hiện đại trong khám, chữa bệnh, trong công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình, từng bước hiện đại hóa kỹ thuật y học chuyên môn sâu trong lĩnh vực y tế dự phòng, khám chữa bệnh, kiểm nghiệm và giám định.

Đề xuất và triển khai các giải pháp bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn dược liệu quý của Quảng Trị.

4.5 Giáo dục đào tạo

- Nghiên cứu các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở tất cả các cấp học, bậc học. Thực hiện đa dạng hóa các hình thức giáo dục đào tạo, hình thành mạng lưới giáo dục - đào tạo hợp lý, đặc biệt quan tâm đến đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới,…tạo điều kiện cho con em đồng bào dân tộc có cơ hội đi học. Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề chú trọng giáo dục đạo đức - truyền thống văn hóa dân tộc.

- Ứng dựng và tiếp thu công nghệ mới, công nghệ thông tin, dạy học từ xa,…vào công tác quản lý, giảng dạy và học tập các cở sở giáo dục.

- Đầu tư các trang thiết bị hiện đại và công nghệ mới trong giáo dục cho các cơ sở giáo dục để nâng cao việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh.


4.6 Tài nguyên - môi trường


Điều tra, khảo sát đánh giá các tài nguyên trên địa bàn tỉnh. Xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên môi trường toàn tỉnh cung cấp luận cứ khoa học cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ và giải quyết các sự cố môi trường trên địa bàn tỉnh.

Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ tiên tiến, phù hợp trong xử lý nước thải trong sản xuất công nghiệp, các giải pháp thu gom và xử lý chất thải rắn ở khu vực đô thị và nông thôn nhằm cải thiện môi trường sản xuất và cải thiện môi trường cho người dân.

Nghiên cứu các biện pháp quản lý, bảo vệ tài nguyên và môi trường tại các lưu vực sông Thạch Hãn, Bến Hải, Ô Lâu, Sê Pôn, các đập chứa nước trên địa bàn.

Nghiên cứu dự báo và các giải pháp phòng ngừa, khắc phục các tai biến môi trường tự nhiên (bão, lũ lụt, sụt lún, …) ở các vùng đồng bằng ven biển, vùng núi, vùng đường Hồ Chí Minh đi qua tỉnh, vùng Kaster Cam Lộ.



4.7 Văn hoá và Thể dục, thể thao và du lịch

Nghiên cứu bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá của các cộng đồng dân tộc, bảo tồn các di tích lịch sử và văn hóa trên địa bàn Quảng Trị.

Đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, cơ quan văn hóa có chất lượng, thiết thực. Từng bước xây dựng hoàn chỉnh các thiết chế văn hoá cơ sở.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về rèn luyện sức khoẻ và phổ biến tri thức khoa học, công nghệ, y học thể dục thể thao và hướng dẫn tri thức thể dục - thể thao phổ thông cho nhân dân. Áp dụng KH&CN hiện đại trong công tác huấn luyện thể dục, thể thao.

Nghiên cứu đa dạng hoá các loại hình du lịch, nâng cao chất lượng phục vụ. Ứng dụng các thành tựu KH&CN nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, tạo sản phẩm du lịch mới.

4.8 Thương mại, dịch vụ

Nghiên cứu dự báo về xu thế phát triển của các thị trường có liên quan tới sản phẩm của tỉnh. Nghiên cứu các giải pháp tiêu thụ các sản phẩm của tỉnh. Áp dụng các công nghệ mới, công nghệ tiên tiến trong quản lý thị trường trên địa bàn tỉnh.

Nâng cao chất lượng thương mại dịch vụ, đa dạng hóa hình thức kinh doanh, tập trung vào Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo, Thành phố Đông Hà, Khu kinh tế Cửa khẩu La Lay.

Phát triển thương mại điện tử giúp cho các doanh nghiệp nắm được thông tin phong phú về thị trường và đối tác, giảm chi phí sản xuất, chi phí bán hàng và tiếp thị. Phát triển hệ thống dịch vụ ngân hàng đa dạng, đa tiện ích, cung cấp các dịch vụ ngân hàng, tài chính hiện đại, có hàm lượng công nghệ cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập. Phát triển hệ thống chợ đầu mối, chợ nông thôn; quy hoạch và xây dựng các điểm dừng nghỉ kết hợp với trưng bầy bán các sản phẩm địa phương, các trung tâm phân phối hàng hóa, trung tâm thương mại, … trên tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây; phát triển mạng lưới kho tàng, bến bãi, các dịch vụ logistic; xây dựng cảng trung chuyển công-ten-nơ tại Đông Hà hoặc vùng phụ cận.


4.9 Lĩnh vực Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng, Sở hữu trí tuệ, An toàn bức xạ


Tập trung phát triển hệ thống chuẩn, thiết bị đo lường của tỉnh trên các lĩnh vực: khối lượng, dung tích - lưu lượng, điện, lực - độ cứng, nhiệt, áp suất, thử nghiệm hoá sinh, cơ lý. Các hệ thống này gắn liền với nhu cầu phát triển của các ngành xuất nhập khẩu, xây dựng cơ sở hạ tầng, các ngành công nghiệp mũi nhọn, bảo vệ sức khoẻ và môi trường.

Đẩy mạnh hoạt động sở hữu trí tuệ và quản lý chất lượng trên địa bàn tỉnh, trong đó ưu tiên vào các sản phẩm đặc thù của tỉnh (nông sản, thủy sản, sản phẩm xuất khẩu...).

Xây dựng bản đồ kỹ thuật số phục vụ quản lý các cơ sở bức xạ ion hoá, phóng xạ môi trường.


Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 230.29 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương