Ủy ban nhân dân cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bến tre độc lập Tự do Hạnh phúc



tải về 18.68 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích18.68 Kb.
#24266
ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH BẾN TRE Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Số: 23/CT-UB Bến Tre, ngày 31 tháng 12 năm 1996




CHỈ THỊ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN

TỈNH BẾN TRE
V/v: Thực hiện chỉ thị số: 657/TTg ngày 13/9/1996

của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh.


Để lập lại trật tự kỷ cương trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tăng cường quản lý các cơ sở sản xuất kinh doanh công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh theo tinh thần chỉ thị số 657/TTg của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị:

1. Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh phối hợp với các ngành có liên quan, căn cứ vào tiêu chuẩn quy định, ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo thực hiện chỉ thị 657/TTg trình Ủy ban nhân dân tỉnh ký (Gọi tắt là BCĐ 657-TTG). BCĐ 657 gồm. Trong đó Thường trực BCĐ gồm Sở Thương mại – Du lịch, Cục Thống kê.

2. Sở Thương mại và Cục Thống kê có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Tài chánh, Sở Tư pháp, Cục thuế và Sở, Ban, Ngành có liên quan xây dựng và trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kế hoạch cụ thể và dự toán kinh phí; tổ chức triển khai, hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra huyện, thị tổ chức thực hiện; tổng hợp báo cáo kết quả kê khai thống kê, đăng ký, và đăng ký lại kinh doanh trên địa bàn theo quy định trước 30/7/1997.

Sở Kế hoạch đầu tư theo chức năng nhiệm vụ được giao có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc ký đóng dấu kiểm tra, sửa đổi bổ sung, cấp lại và cấp mới GCNĐKKD đối với các cơ sở kinh doanh thuộc thẩm quyền trên địa bàn tỉnh; tổng hợp báo cáo tình hình cấp GCNĐKKD lên cấp trên theo quy định và sao gởi bản kê khai của các doanh nghiệp về Bộ Kế hoạch - Đầu tư trước 30/7/1997.

3. UBND huyện, thị là đơn vị trực tiếp tổ chức việc kê khai, thống kê đăng ký và đăng ký lại kinh doanh đối với các cơ sở kinh doanh ngoài quốc doanh trên địa bàn; UBND huyện, thị thành lập tổ chuyên viên giúp việc và điều hành trực tiếp tổ chuyên viên giúp việc gồm cán bộ các phòng: Tài chánh, Kinh tế, Thống kê, Chi cục Thuế, Quản lý thị trường… Tổ chuyên viên có nhiệm vụ giúp UBND huyện, thị:

- Phổ biến chủ trương, kê khai, thống kê, đăng ký và đăng ký lại…

- Xây dựng kế hoạch cụ thể của huyện để triển khai công tác kê khai, thống kê đăng ký và đăng ký lại kinh doanh.

- Thu nhận, phân loại, tổng hợp, thống kê và báo cáo tình hình kê khai, thống kê theo qui định.

- Tiếp nhận, thẩm tra xem xét hồ sơ trình UBND huyện, thị ký đóng dấu kiểm tra, cấp lại và cấp mới GPKD đối với các cơ sở kinh doanh thuộc thẩm quyền, tổng hợp và báo cáo tình hình cấp GPKD trên địa bàn theo quy định.

4. UBND xã có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc kê khai đối với các cơ sở kinh doanh trên địa bàn. Tùy theo số lượng cơ sở hiện có trên địa bàn mỗi xã thành lập 1 tổ công tác kê khai; nếu địa bàn có nhiều cơ sở kinh doanh có thể thành lập từ 2 đến 3 tổ công tác kê khai. Các tổ công tác kê khai do Chủ tịch UBND huyện, thị quyết định thành lập và do 1 đồng chí phó Chủ tịch UBND xã phụ trách. Tổ công tác kê khai có nhiệm vụ giúp UBND xã: lên danh sách các cơ sở kinh doanh.

- Phát bản kê khai và hướng dẫn cơ sở kinh doanh kê khai.

- Thẩm tra và xác nhận bản khai.

- Phân loại các bản kê khai theo từng loại hình kê khai.

- Đôn đốc hướng dẫn các cơ sở kinh doanh thực hiện việc đăng ký và đăng ký lại kinh doanh, đăng ký nộp thuế với cơ quan quản lý thu thuế.

5. Đài Phát thanh, Đài Truyền hình, báo Đồng Khởi, các đoàn thể quần chúng có trách nhiệm tuyên truyền, vận động các cơ sở kinh doanh hiểu mục đích của công tác kê khai, đăng ký lại kỳ này để họ tiến hành kê khai đúng sự thật và nhanh chóng.

6. Khi tổ chức kê khai, cần làm tốt công tác tuyên truyền và có sự hướng dẫn cụ thể để các cơ sở kinh doanh tự giác kê khai đúng thời hạn, đúng và đầy đủ theo thực tế hoạt động kinh doanh. Những cơ sở kinh doanh nào cố tình trốn tránh kê khai không đúng với thực tế kinh doanh hoặc gây khó khăn, cản trở việc kê khai thì: Tổ công tác kê khai ở xã lập biên bản vi phạm hành chánh để xử lý theo pháp luật.

7. Thời gian tiến hành kê khai, đăng ký và đăng ký lại như sau:

- 01/01/1997 đến 31/01/1997: Tổ chức kê khai.

- 01/02/1997 đến 30/6/1997: Đăng ký và đăng ký lại

Sau ngày 30/6/1997, cơ sở kinh doanh nào đã được cấp GCNĐKKD hoặc GPKD trước đây, nhưng không thực hiện đăng ký lại kinh doanh theo quy định thì GCNĐKKD hoặc GPKD cũ không còn giá trị phải bị thu hồi.

Khi thực hiện đăng ký và đăng ký lại kinh doanh cơ quan thuế các cấp ở địa phương đồng thời tiến hành việc rà soát công tác quản lý thu thuế đối với các cơ sở kinh doanh. Những cơ sở kinh doanh không thực hiện các quy định về việc đăng ký nộp thuế, mở sổ sách kế toán, sử dụng hóa đơn chứng từ, nộp thuế không đầy đủ, không đúng hạn, dây dưa nộp thuế, phải bị đình chỉ kinh doanh. Cơ quan thuế có trách nhiệm thông báo tình hình chấp hành pháp luật về thuế của cơ sở kinh doanh có vi phạm và đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp GCNĐKKD, GPKD thu hồi GCNĐKKD, GPKD đã cấp.

8. Sở Thương mại chủ trì phối hợp với các Ngành có liên quan tổng kết, đánh giá toàn diện hoạt động sản xuất, kinh doanh thương mại và dịch vụ ngoài quốc doanh, rà soát lại những quy định về cơ chế, chính sách; biện pháp quản lý, phát hiện những tồn tại, vướng mắc trong khâu thực hiện và kiến nghị… về trên sửa chữa, bổ sung những quy định phù hợp nhằm khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh đối với khu vực này.

9. Sở Tài chánh cấp kinh phí cần thiết cho việc triển khai thực hiện theo Chỉ thị này./.


TM.ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

KT.CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

(Đã ký)
Trịnh Văn Y

tải về 18.68 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương