Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình thuậN Độc lập Tự do Hạnh phúc



tải về 0.76 Mb.
trang9/11
Chuyển đổi dữ liệu02.12.2017
Kích0.76 Mb.
#34947
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

5. Năm 1986, ông Nguyễn Văn Lặt tham gia chiến đấu ở chiến trường Campuchia, hy sinh ngày 06/5/1989 được đồng đội đưa về nghĩa trang Đức Cơ để mai táng, trong báo tử có số lô mộ. Nhưng gia đình đến tìm mộ nhiều năm mà không xác định được mộ ông. Đề nghị Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh cùng đơn vị chôn cất ông Lặt tìm kiếm giúp mộ ông Lặt bị thất lạc để báo gia đình biết (cử tri xã Hồng Sơn, huyện Hàm Thuận Bắc).

Về phần mộ liệt sĩ Nguyễn Văn Lặt, theo cử tri xã Hồng Sơn phản ánh trong giấy báo tử có ghi số mộ, lô mộ tại Nghĩa trang liệt sĩ Đức Cơ nhưng gia đình đến tìm không xác định được; UBND tỉnh ghi nhận ý kiến phản ánh của cử tri, yêu cầu Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh phối hợp với các đơn vị rà soát, kiểm tra lại tại Nghĩa trang Đức Cơ, sớm có thông tin thông báo cho địa phương và gia đình biết.



6. Cử tri Đinh Minh Thoan, thôn 3 xã Đa Kai kiến nghị: ông có người cháu tên Đinh Thanh Bình, là liệt sỹ hy sinh tại Đảo Trường Sa; gia đình có nguyện vọng được đi viếng mộ; thời gian qua các cơ quan có hứa cho gia đình ra thăm nhưng đến nay chưa thực hiện. Mong UBND tỉnh quan tâm giải quyết nguyện vọng chính đáng của gia đình.

Về việc cử tri Đinh Minh Thoan ở Đa Kai, Đức linh kiến nghị việc gia đình có nguyện vọng được đi thăm phần mộ liệt sĩ Đinh Thanh Bình tại Trường Sa là chính đáng. Theo quy định thăm viếng mộ liệt sĩ là do ngành Lao động - Thương binh và Xã hội theo dõi, hướng dẫn. Tuy nhiên, do điều kiện chưa cho phép nên chưa thể tổ chức đoàn đi thăm riêng lẻ như đề nghị của cử tri. Do đó, nếu gia đình có nguyện vọng đi thăm viếng mộ liệt sĩ có tổ chức thì phải báo cáo với chính quyền địa phương, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo với cấp thẩm quyền xem xét, giải quyết.



7. Đề nghị tỉnh quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện hướng dẫn 124-HD/CT của Tổng cục Chính trị về giải quyết khen thưởng thành tích trong các cuộc kháng chiến, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, Lào và tuyến 01 biên giới phía Bắc, hải đảo xa vì các nơi khác đã triển khai nhưng tỉnh Bình Thuận chưa triển khai (Cử tri xã Hồng Liêm - Hàm Thuận Bắc).

Ngày 22/01/2015, Tổng Cục Chính trị QĐND Việt Nam đã ban hành Hướng dẫn 124/HD-CT về việc tiếp tục giải quyết khen thưởng thành tích trong các cuộc kháng chiến, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, Lào và tuyến 1 biên giới phía Bắc, hải đảo xa.

Ngay sau khi nhận được Hướng dẫn của Tổng Cục Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã có Công văn số 1488/BCH-CT ngày 03/9/2015 về việc tiếp tục giải quyết khen thưởng thành tích trong các cuộc kháng chiến, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, Lào và tuyến 1 biên giới phía Bắc, hải đảo xa gửi cho Ban Chỉ huy Quân sự cấp huyện và Hội Cựu chiến binh tỉnh phối hợp thực hiện.

Bộ CHQS tỉnh đã chỉ đạo Ban CHQS cấp huyện tổ chức quán triệt, tuyên truyền Hướng dẫn 124 trên phương tiện thông tin đại chúng; phối hợp với Hội Cựu chiến binh các cấp và các đối tượng làm hồ sơ, thủ tục đề nghị khen thưởng từ ban Chỉ huy Quân sự cấp xã . Cán bộ quân sự cấp xã tiếp nhận hồ sơ xem xét và tổng hợp báo cáo UBND cấp xã xác nhận, hoàn chỉnh thủ tục, hồ sơ báo cáo Ban Chỉ huy Quân sự cấp huyện xét duyệt, tổng hợp báo cáo Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh.

Về đối tượng, tiêu chuẩn, hồ sơ, thủ tục cần liên hệ Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã, huyện để được hướng dẫn cụ thể.

8. Cử tri xã Mê Pu, huyện Đức Linh, đề nghị UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo giải quyết hồ sơ đề nghị được hưởng chế độ chính sách thương binh đối với ông Nguyễn Tấn Luật tại thôn 4 và ông Nguyễn Hữu Minh tại thôn 1, xã Mê Pu đã nộp cho cơ quan quân sự tỉnh rất lâu nhưng chưa được giải quyết.

- Trường hợp của ông Nguyễn Tấn Luật hiện đang có hồ sơ tại Ban Chính sách/ Bộ CHQS tỉnh. Theo quy định tại Công văn số 33/CT-CS ngày 07/01/2014 của Tổng Cục Chính trị/ Bộ Quốc phòng về việc triển khai thực hiện Thông tư số 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP ngày 22/10/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn xác nhận liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh trong chiến tranh không còn giấy tờ thì đều phải được tiến hành xác minh tại đơn vị quản lý đối tượng khi bị thương (trường hợp đơn vị đã giải thể thì đơn vị cấp trên phải có xác nhận). Trường hợp của ông Nguyễn Tấn Luật bị thương tại Tiểu đoàn 186/ Quân khu 6 (cũ) nay đã giải thể, hiện nay Bộ CHQS tỉnh Bình Thuận không quản lý hồ sơ, danh sách bị thương nên phải phối hợp với Bộ CHQS tỉnh Lâm Đồng để rà soát, xác minh và đến nay chưa có kết quả. Vì vậy, hồ sơ của ông Luật chưa thể đề nghị trên xem xét giải quyết được, và đã nhiều lần trực tiếp giải thích cho ông Luật biết và thông cảm, hồ sơ của ông Bộ CHQS tỉnh không thể xác nhận được vì Bộ chỉ huy không phải là đơn vị cấp trên của Tiểu đoàn 186/ Quân khu 6.

- Trường hợp của ông Nguyễn Hữu Minh, Ban Chính sách - Bộ CHQS tỉnh Bình Thuận nhận hồ sơ từ Ban CHQS huyện Đức Linh. Sau khi xem xét hồ sơ của ông Minh chưa đủ điều kiện để đề nghị lên trên nên trả lại cho Ban CHQS huyện tiếp tục bổ sung và xác minh tại đơn vị khi bị thương của ông Minh. Được biết hiện nay Ban CHQS huyện Đức Linh đã có văn bản đề nghị đơn vị khi bị thương của ông Minh xác minh nhưng đến nay chưa nhận được kết quả của đơn vị cũ. Ban CHQS huyện Đức Linh đang tiếp tục có văn bản lần 2 để xác minh.

9. Cử tri xã Nam Chính, huyện Đức Linh, đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng xem xét tăng mức kinh phí hỗ trợ làm chân giả, tay giả cho những đối tượng là thương binh (mức hỗ trợ 2 triệu đồng/chân giả hoặc tay giả như hiện nay là không đảm bảo kinh phí thực hiện).

Việc cấp tiền để mua phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, vật phẩm phụ và vật dụng khác được thực hiện theo quy định tại Điều 7, Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 03/6/2014 của Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính, có niên hạn cấp là 03 năm.

UBND tỉnh tiếp thu ý kiến cử tri, giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu UBND tỉnh văn bản kiến nghị Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét điều chỉnh cho phù hợp.

10. Công ty tư vấn, thiết kế, xây dựng Bình Thuận đã giải thể 3 năm nay, do hoạt động thua lỗ phải nợ đọng bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, trước đó công ty vẫn trừ khoản phần trăm mức đóng bảo hiểm xã hội của người lao động, nhưng không nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động, vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội. Đề nghị các cơ quan chức năng của tỉnh cần quan tâm để giải quyết vấn đề này, nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động (cử tri phường Xuân An, thành phố Phan Thiết).

Để giải quyết vấn đề này, UBND tỉnh đã có Văn bản số 2676/UBND - VXDL ngày 29/7/2016 giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với BHXH tỉnh hướng dẫn người lao động thực hiện các thủ tục về BHXH đảm bảo quyền lợi chính đáng của người lao động.

Ngày 16/6/2016, Bảo hiểm xã hội tỉnh đã có Công văn số 649/BHXH-KTTN về việc khởi kiện đơn vị nợ tiền BHXH. Theo đó, Bảo hiểm xã hội tỉnh hướng dẫn người lao động có thể yêu cầu Tổ chức Công đoàn làm đại diện khởi kiện Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng Bình Thuận ra Tòa án (theo quy định tại Điểm d, Khoản 1, Điều 14 Luật BHXH số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014 của Quốc hội).

UBND tỉnh tiếp thu ý kiến của cử tri và tiếp tục chỉ đạo các Sở, ngành có liên quan giải quyết để bảo đảm quyền lợi chính đáng cho người lao động tại Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng Bình Thuận theo đúng quy định của pháp luật.



11. Hội cựu Thanh niên xung phong là một tổ chức hội đang hoạt động, nhưng hiện nay chế độ sinh hoạt phí, bảo hiểm y tế cho người làm công tác này ở phường, xã thì không có, kể cả kinh phí hoạt động; đề nghị tỉnh cần quan tâm đến vấn đề này (cử tri phường Mũi Né, thành phố Phan Thiết).

Căn cứ Quyết định số 2659/QĐ-CTUBND ngày 14/7/2005 của UBND tỉnh về việc cho phép thành lập Hội Cựu thanh niên xung phong tỉnh Bình Thuận; theo đó tại Điều 1 quyết định: “Hội Cựu thanh niên xung phong tỉnh Bình Thuận là tổ chức xã hội, hoạt động trên phạm vi toàn tỉnh, theo phương thức tự nguyện, tự quản, tự trang trải về kinh phí và theo Điều lệ Hội được UBND tỉnh phê duyệt.”

Như vậy Hội Cựu thanh niên xung phong là tổ chức xã hội tự trang trải kinh phí về mọi hoạt động của Hội (kể cả kinh phí hoạt động, sinh hoạt phí…).

Tuy nhiên để tạo điều kiện cho các cơ sở Hội cấp xã, phường, thị trấn có nguồn kinh phí chi hoạt động, tháo gỡ những khó khăn trong quá trình công tác; ngày 12/1/2013, UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 5067/UBND-TH về việc hỗ trợ kinh phí hoạt động của cơ sở Hội cấp xã, phường, thị trấn; theo đó kể từ năm 2014, hàng năm ngân sách tỉnh hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các cơ sở Hội cấp xã, phường, thị trấn với mức kinh phí là 2.000.000 đồng/năm/Hội cấp cơ sở xã, phường, thị trấn. Đối tượng được hỗ trợ kinh phí hoạt động là các cơ sở Hội cấp xã, bao gồm: Hội Chữ thập đỏ, Hội Người cao tuổi, Hội Cựu thanh niên xung phong, Hội Cựu tù chính trị, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin, Câu lạc bộ Hưu trí và Hội Đông y.

Hàng năm, UBND tỉnh trình HĐND tỉnh bố trí dự toán kinh phí hỗ trợ hoạt động của 889 cơ sở Hội cấp xã trong dự toán ngân sách của các xã, phường, thị trấn với tổng số tiền là 1.778 triệu đồng (trong đó kinh phí hoạt động của Hội Cựu thanh niên xung phong phường Mũi Né được bố trí trong dự toán chi ngân sách của phường Mũi Né).

Đồng thời, ngày 31/3/2014, Sở Tài chính có Công văn số 1513/STC-QLNS hướng dẫn việc quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí hoạt động ngân sách tỉnh hỗ trợ cho các cơ sở Hội cấp xã; theo đó kinh phí ngân sách tỉnh hỗ trợ được sử dụng để chi cho các nội dung: tổ chức họp sinh hoạt định kỳ, họp sơ kết, tổng kết, phát động phong trào (trong đó có chi bồi dưỡng báo cáo viên); chi cho công tác thông tin, tuyên truyền và chi khen thưởng.

UBND tỉnh yêu cầu UBND thành phố Phan Thiết khẩn trương rà soát làm việc với UBND phường Mũi Né cấp phát kinh phí cho Hội Cựu thanh niên xung phong theo đúng dự toán đã giao.

12. Cử tri kiến nghị UBND tỉnh xem xét ưu tiên cho con em học mẫu giáo, học sinh người dân tộc thiểu số tại thị trấn Lạc Tánh được giảm học phí vì học phí hiện nay quá cao, gia đình các em khó khăn rất dễ bỏ học giữa chừng (hiện nay con em dân tộc thiểu số khu phố Tà Cụ mới được hưởng còn lại các khu phố khác thì không được) (cử tri thị trấn Lạc Tánh, huyện Tánh Linh).

a)Về việc xem xét ưu tiên cho con em học mẫu giáo, học sinh dân tộc thiểu số được giảm học phí:

Theo quy định tại Điều 7 và 8 Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ, đối tượng là trẻ em học mẫu giáo, học sinh người dân tộc thiểu số được miễn, giảm học phí như sau:


  • Đối tượng được miễn học phí theo quy định tại khoản 4 Điều 7 Nghị định số 86/2015/NĐ-CP: “Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.” (không phân biệt vùng miền, dân tộc).

  • Đối tượng được giảm 70% học phí theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 8 Nghị định số 86/2015/NĐ-CP: “Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số (không phải là dân tộc thiểu số rất ít người) ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.”

Ngày 29/02/2016, Ủy ban Dân tộc ban hành Quyết định số 75/QĐ-UBDT về việc phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn vào diện đầu tư của Chương trình 135 năm 2016; theo đó tại thị trấn Lạc Tánh có khu phố Trà Cụ được công nhận là thôn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Do đó, trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số ở khu phố Trà Cụ được giảm 70% học phí.

  • Đối tượng được giảm 50% học phí theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 8 Nghị định số 86/2015/NĐ-CP: “Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.” (không phân biệt vùng miền, dân tộc).

Như vậy, theo quy định tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP, tại thị trấn Lạc Tánh, huyện Tánh Linh, trẻ em học mẫu giáo, học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số thuộc gia đình khó khăn đã được hưởng chính sách miễn, giảm học phí, cụ thể:

  • Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông người dân tộc thiểu số có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo thì được miễn học phí.

  • Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông người dân tộc thiểu số có cha mẹ thuộc hộ cận nghèo thì được giảm 50% học phí. Riêng khu phố Trà Cụ, thị trấn Lạc Tánh thì trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số được giảm 70% học phí.

Ngoài ra, trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông người dân tộc thiểu sốcha mẹ thuộc hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ còn được hưởng chính sách hỗ trợ chi phí học tập với số tiền là 100.000 đồng/học sinh/tháng (hỗ trợ theo thời gian học thực tế, tối đa không quá 9 tháng) để mua sách, vở và các đồ dùng học tập khác theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định số 86/2015/NĐ-CP.

b)Về mức thu học phí:

Ngày 15/7/2016, HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 05/2016/NQ-HĐND quy định mức thu học phí đối với giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông, cụ thể như sau:

Đơn vị tính: 1.000 đồng/học sinh/tháng.

Bậc học

Nghị định số 86/2015/NĐ-CP

Nghị quyết số 05/2016/NQ-HĐND

Thành thị

Nông thôn

Miền núi

Thành thị

Nông thôn

Miền núi

1. Mầm non

Từ 60 đến 300

Từ 30 đến 120

Từ 8 đến 60










Nhà trẻ

60

38

20

Mẫu giáo 01 buổi

60

30

15

Mẫu giáo bán trú

150

38

20

2. Trung học cơ sở

60

30

10

3. Trung học phổ thông

75

45

25

Như vậy, mức thu theo quy định của địa phương áp dụng từ năm 2016 - 2017 nằm ở mức thấp trong khung học phí quy định của Trung ương tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ.

13. Hiện nay các chế độ học sinh dân tộc thiểu số xã La Ngâu được cấp rất chậm điều này gây khó khăn trong sinh hoạt, học hành của con em; đề nghị tỉnh quan tâm chỉ đạo việc cấp chế độ cho học sinh dân tộc thiểu số kịp thời (cử tri xã La Ngâu, huyện Tánh Linh).

Kể từ năm 2015, các chế độ cho học sinh, trong đó có chế độ cho học sinh dân tộc thiểu số đã được bố trí trong dự toán ngân sách đầu năm cho các huyện, thị xã, thành phố để chủ động chi trả theo quy định. Trên cơ sở kết quả tổng hợp danh sách các đối tượng được hưởng chính sách của các trường, Phòng Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Phòng Tài chính - Kế hoạch tham mưu UBND huyện bổ sung kinh phí để các trường chi trả cho các đối tượng theo quy định.

UBND tỉnh sẽ chỉ đạo UBND huyện Tánh Linh rà soát, yêu cầu các cơ quan chức năng của huyện chi trả kịp thời chế độ cho học sinh theo đúng quy định.

14. Di tích lịch sử, văn hóa Đền thờ Hùng Vương - thị trấn Phan Rí Cửa đã được tỉnh quan tâm đầu tư trùng tu, nâng cấp, nhưng hiện nay đền thờ chưa có cổng và bảng tên, đề nghị tỉnh quan tâm đầu tư xây dựng cổng và lắp đặt bảng tên cho di tích (cử tri thị trấn Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong).

Đền thờ Hùng Vương (Phan Rí Cửa, Tuy Phong) được tạo lập vào giữa thế kỷ XIX, do tác động của môi trường khí hậu khắc nghiệt, cùng với sự tàn phá của bom đạn chiến tranh nên các hạng mục của đền thờ đã bị hư hỏng, xuống cấp nặng nề. Trước thực trạng đó, năm 2013 UBND tỉnh đã thống nhất chủ trương đầu tư ngân sách của địa phương để trùng tu, tôn tạo lại đền thờ Hùng Vương với tổng kinh phí là 3.377 triệu đồng.

Toàn bộ các hạng mục của đền thờ gồm: chính điện, nhà khói, cổng chính, tường thành, sân và nhà vệ sinh đã được trùng tu, tôn tạo. Việc tu bổ, tôn tạo các hạng mục của đền thờ Hùng Vương được hoàn thành, nghiệm thu và đưa vào sử dụng vào tháng 8/2016. Hiện nay, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang triển khai các thủ tục tiếp theo để chuẩn bị xây dựng nhà khách tại đền thờ Hùng Vương trong thời gian đến.

Cổng, tường rào của đền thờ Hùng Vương đã được tu bổ, tôn tạo hoàn chỉnh và đã tổ chức nghiệm thu, bàn giao cho Ban Quản lý đền thờ đưa vào sử dụng trong tháng 8/2016. Riêng bảng tên di tích gồm 04 chữ “Đền thờ Hùng Vương” lắp đặt phía trên cửa chính của đền (không có trong hạng mục công trình) đã được Ban Quản lý đền thờ Hùng Vương thống nhất sẽ bàn bạc, trao đổi lại trong nội bộ Ban Quản lý và các vị cao niên tại địa phương để lắp đặt cho phù hợp và hài hòa với tổng thể chung của di tích bằng nguồn kinh phí của đền thờ.

15. Hiện nay việc thực hiện phụ cấp của Ban bảo vệ dân phố và lực lượng Dân quân tự vệ có sự chênh lệch không đồng đều, Ban bảo vệ dân phố thì có phụ cấp còn lực lượng Dân quân tự vệ thì không. Việc này ảnh hưởng đến các hoạt động liên quan đến vấn đề giữ gìn trật tự an ninh trên địa bàn phường, xã. Đề nghị tỉnh cần xem xét và có hướng giải quyết (cử tri phường Đức Thắng, thành phố Phan Thiết).

Ngày 19/8/2011, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 22/2011/QĐ-UBND quy định về chế độ, chính sách đối với lực lượng dân quân tự vệ trên địa bàn tỉnh. Theo đó, hàng năm Ban Chỉ huy quân sự xã, Ban Chỉ huy quân sự huyện, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh lập dự toán ngân sách cho công tác dân quân tự vệ tại địa phương báo cáo cơ quan quân sự cấp trên trực tiếp và Ủy ban nhân dân cùng cấp xem xét, tổng hợp vào dự toán ngân sách hàng năm để báo cáo các cơ quan thẩm quyền theo quy định theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước.

Qua kiến nghị của cử tri, UBND tỉnh sẽ giao Bộ Chỉ huy Quân sự chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các Sở, ban, ngành có liên quan tiến hành rà soát lại việc triển khai thực hiện nhằm đảm bảo việc thực hiện chế độ, chính sách đối với lực lượng dân quân tự vệ trên địa bàn tỉnh; đồng thời nghiên cứu các quy định mới của Trung ương (nếu có) để tham mưu UBND tỉnh xem xét điều chỉnh, bổ sung nhằm triển khai thực hiện cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

16. Một số thôn trên địa bàn huyện hiện nay có khoảng 1.000 hộ dân, địa bàn lại quá rộng, cán bộ thôn không quản lý nổi. Đề nghị tỉnh cho chủ trương chia tách thôn, hoặc bố trí thêm một phó thôn để thực hiện tốt công tác ở thôn (cử tri xã Phước Thể, xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong).

a) Về đề nghị chia tách, thành lập thôn:

Điều 3, Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31/8/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về “tổ chức và hoạt động của thôn, khu phố” quy định: “... Không chia tách thôn, khu phố đang hoạt động ổn định để thành lập thôn mới, khu phố mới. Khuyến khích sáp nhập thôn, khu phố để thành lập thôn, khu phố mới nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền cấp xã và nâng cao hiệu quả đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của thôn, khu phố. Các thôn, khu phố nằm trong quy hoạch giải phóng mặt bằng, quy hoạch dãn dân, tái định cư hoặc điều chỉnh địa giới hành chính được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc do việc di dân đã hình thành các cụm dân cư mới ở vùng núi cao, vùng biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, nơi có địa hình chia cắt, địa bàn rộng, giao thông đi lại khó khăn, đòi hỏi phải thành lập thôn mới, khu phố mới thì điều kiện thành lập thôn, khu phố mới có thể thấp hơn các quy định tại Điều 7 của Thông tư này…”. Đối chiếu quy định nêu trên, nếu các thôn thuộc xã Vĩnh Hảo và xã Phước Thể, huyện Tuy Phong đáp ứng được các điều kiện quy định theo Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31/8/2012 của Bộ Nội vụ thì UBND xã Vĩnh Hảo và UBND xã Phước Thể tổ chức khảo sát, báo cáo UBND huyện Tuy Phong trình UBND tỉnh xem xét, cho chủ trương.



b) Về đề nghị bố trí tăng thêm Phó Trưởng thôn:

Theo quy định Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 và Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08/4/2013 của Chính phủ thì mỗi thôn, khu phố được bố trí không quá 03 người hoạt động không chuyên trách, theo đó số lượng, chức danh được bố trí như sau:

- Đối với thôn: Được bố trí 03 người đảm nhận các chức danh: Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng Ban công tác Mặt trận; Trưởng thôn; Công an viên.

- Đối với khu phố: Được bố trí 03 người đảm nhận các chức danh: Bí thư Chi bộ; Trưởng Ban công tác Mặt trận; Trưởng khu phố.

Ngoài 03 định suất đã được bố trí như đã nêu trên, căn cứ tình hình thực tế của địa phương, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã thống nhất chủ trương bố trí tăng thêm mỗi thôn, khu phố từ 01 đến 02 định suất, trong đó:

- Thôn có từ 150 hộ dân đến dưới 300 hộ dân, khu phố có từ 300 hộ dân đến dưới 500 hộ dân được bố trí thêm 01 định suất để đảm nhiệm chức danh: Đối với thôn bố trí riêng chức danh Trưởng Ban công tác Mặt trận thôn; đối với khu phố bố trí thêm chức danh Phó Trưởng khu phố.

- Thôn có từ 300 hộ dân trở lên, khu phố có từ 500 hộ dân trở lên được bố trí 02 định suất để đảm nhiệm chức danh: Đối với thôn bố trí thêm 02 chức danh: 01 Trưởng Ban công tác Mặt trận thôn và 01 Phó Trường thôn; đối với khu phố bố trí thêm 02 chức danh Phó Trưởng khu phố.

Như vậy, việc bố trí những người không chuyên trách ở thôn, khu phố hiện nay là phù hợp với tình hình thực tế, khả năng ngân sách của địa phương và cao hơn so với quy định của Trung ương. Ngoài ra, tại Kết luận số 64-KL/TW ngày 28/5/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ trung ương đến cơ sở có nêu: “... Mỗi thôn, khu phố có một số chức danh (không quá 03 người) được hưởng phụ cấp hàng tháng từ ngân sách nhà nước... ”. Hiện nay, Chính phủ đã giao Bộ Nội vụ phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương tham mưu Chính phủ triển khai Kết luận số 64-KL/TW ngày 28/5/2013 của Hội nghị Trung ương 7 khóa XI. Trong thời gian chờ Chính phủ có văn bản triển khai Kết luận số 64-KL/TW của Hội nghị Trung ương 7, đề nghị các địa phương thì tiếp tục giữ ổn định số lượng những người hoạt động không chuyên trách ở thôn, khu phố như hiện nay.



17. Cử tri xã vùng cao Phan Dũng, huyện Tuy Phong đề nghị tỉnh cần có chính sách ưu tiên xét tuyển công chức cho cán bộ người dân tộc đang công tác ở các xã vùng cao; vì nếu thi tuyển thì các cán bộ thuộc đối tượng trên sẽ thiệt thòi hơn so với cán bộ ở vùng đồng bằng và thành thị.

a) Về tuyển dụng công chức: Tại Điều 5 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức quy định người dân tộc thiểu số được cộng 20 điểm vào tổng số điểm thi tuyển hoặc xét tuyển.

b) Về tuyển dụng viên chức: Tại khoản 2 Điều 10 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức quy định người dân tộc thiểu số được xếp thứ tự ưu tiên để xác định người trúng tuyển trong trường hợp có từ 02 người trở lên có kết quả thi bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng cần tuyển dụng.

c) Về tuyển dụng người dân tộc được UBND tỉnh cử đi học theo chế độ cử tuyển: Tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 49/2015/NĐ-CP quy định người dân tộc thiểu số được cử đi đào tạo theo chế độ cử tuyển được xét tuyển vào vị trí việc làm theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.

Trong các kỳ tuyển dụng công chức, viên chức vừa qua, UBND tỉnh đều quy định cụ thể trong các Kế hoạch tuyển dụng nội dung về ưu tiên người dân tộc thiểu số đúng theo quy định hiện hành. Riêng đối với người dân tộc thiểu số được UBND tỉnh cử đi học theo chế độ cử tuyển, UBND tỉnh đã có 01 Chương trong Kế hoạch tuyển dụng quy định cụ thể về xét tuyển và ưu tiên thực hiện tuyển dụng đối với đối tượng này trước khi thực hiện thi tuyển.


Каталог: UpLoaded -> files
UpLoaded -> Chỉ thị 20-ct/tw ngày 05 tháng 11 năm 2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới
UpLoaded -> BỘ TÀi chính số: 57 /2014 /tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
UpLoaded -> BỘ TÀi chính cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
UpLoaded -> Tiểu sử 10 Công dân Ưu tú Thủ đô năm 2011 Nhà báo, nhà nghiên cứu Giang Quân
UpLoaded -> THỐng kê ĐIỂm trung bình kỳ thi tuyển sinh đẠi học khối a,A1,B,C,D
UpLoaded -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo viện nghiên cứu phát triểN giáo dụC
files -> Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam §éc lËp Tù do H¹nh phóc
files -> 1. Kiến thức cơ bản

tải về 0.76 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương