Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình thuậN Độc lập Tự do Hạnh phúc



tải về 0.76 Mb.
trang3/11
Chuyển đổi dữ liệu02.12.2017
Kích0.76 Mb.
#34947
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

24. Đề nghị tỉnh quan tâm nạo vét của biển Hà Lãng vì hiện nay 80% hộ dân trong thôn làm nghề đi biển nhưng cửa biển đã cạn, tàu thuyền không ra vào được và khi tiến hành nạo vét phải kè chắn cho an toàn.

Theo số liệu báo cáo của UBND huyện Hàm Tân, hiện nay tại khu vực cửa biển Hà Lãng có 77 chiếc tàu cá (trong đó: có 02 chiếc công suất lớn nhất 35 CV, còn lại từ 20 CV trở xuống); 17 thúng với 150 hộ hoạt động đánh bắt ven bờ. Khu vực cửa biển Hà Lãng là bãi ngang, cửa không ổn định, dịch chuyển theo mùa, cửa biển thường xuyên bị bồi lấp, tàu thuyền khó ra vào cửa; do vậy, ngư dân đề nghị thông luồng để tàu thuyền ra vào cửa thuận tiện.

Khu neo đậu tránh trú bão cửa Hà Lãng, huyện Hàm Tân nằm trong quy hoạch khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1349/QĐ-TTg ngày 09/8/2011 và được điều chỉnh, thay thế tại Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 12/11/2015. Tuy được quy hoạch nhưng do khó khăn về nguồn vốn ngân sách nên Khu neo đậu tránh trú bão cửa Hà Lãng chưa được ghi vốn đầu tư xây dựng trong giai đoạn 2011- 2015 và kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016- 2020.

Đặc điểm luồng lạch cửa Hà Lãng khá hẹp, thiếu ổn định, dịch chuyển theo mùa, thường xuyên bị bồi lấp, tàu thuyền ra vào khó khăn. Cửa biển Hà Lãng hiện nay không có đê, kè chắn cát và bảo vệ bờ. Rút kinh nghiệm từ dự án nạo vét cửa biển Hồ Lân, việc nạo vét thông luồng cửa biển trên toàn tuyến chỉ nên thực hiện khi đã hoàn thành các công trình đê chắn sóng, kè bảo vệ bờ và các hạng mục công trình khác, để tránh việc nạo vét gây sạt lở hai bên bờ sông, bờ biển và dẫn đến phản ứng của nhân dân. Mặt khác, với số lượng, công suất của tàu cá nêu trên thì luồng lạch cửa biển chỉ cần có độ sâu khoảng 0,5m là có thể ra vào cửa được. Do quy mô nạo vét thông luồng không lớn nên từ trước đến nay, khi cửa biển bị bồi lấp, địa phương cũng đã tổ chức giải quyết thông cửa bằng hình thức huy động ngày công của người dân, kết hợp hỗ trợ kinh phí từ các doanh nghiệp kinh doanh du lịch ở khu vực lân cận và nguồn hỗ trợ từ kinh phí phòng chống lụt bão của địa phương.

Trong thời gian đợi triển khai thực hiện dự án Khu neo đậu tránh trú bão cửa Hà Lãng, UBND tỉnh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT hằng năm đề xuất hỗ trợ kinh phí cho UBND huyện Hàm Tân thực hiện nạo vét thông luồng cửa biển Hà Lãng để ngư dân ra vào cửa biển được an toàn.

25. Hiện nay nạn giã cào bay sai tuyến thường xuyên xảy ra làm hư hại rất nặng ngư lưới cụ của bà con ngư dân, ảnh hưởng đến đời sống kinh tế của bà con. Đề nghị các cấp chỉ đạo cho các ngành chức năng thường xuyên tăng cường kiểm tra và có các biện pháp ngăn chặn để bảo vệ ngư lưới cụ của ngư dân (cử tri huyện Hàm Tân, Tuy Phong, Phú Quý).

Thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố vùng biển tích cực triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp, nhằm hạn chế thấp nhất tình trạng hoạt động giã cào bay trái phép và đánh bắt thủy sản bằng chất nổ trên vùng biển của tỉnh.

Từ đầu năm 2016 đến nay, Chi cục Thuỷ sản đã phối hợp với các địa phương trọng điểm nghề cá mở 23 lớp tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về quản lý nghề giã cào bay và nghiêm cấm hành vi sử dụng chất nổ để khai thác thuỷ sản, góp phần nâng cao nhận thức và hạn chế tình hình vi phạm xảy ra trên các vùng biển của tỉnh.

Đối với hoạt động giã cào bay trái phép, Sở Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức thực hiện nghiêm túc Quyết định số 61/2015/QĐ-UBND ngày 11/11/2015 quy định về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của nghề giã cào (lưới kéo) trên vùng biển tỉnh Bình Thuận. Ban quản lý các Cảng cá phối hợp chặt chẽ trong việc kiểm tra, xử lý các tàu cá hoạt động nghề giã cào bay cập cảng để bốc dỡ sản phẩm trong thời gian cấm nghề giã cào bay hoạt động trong năm từ ngày 01/4 đến 31/7/2016. Chi cục Thủy sản và Đồn Biên phòng các địa phương ven biển tăng cường công tác phối hợp tuần tra, kiểm soát trên biển và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; tập trung bố trí lực lượng, bám sát địa bàn, điều chuyển phương tiện phù hợp, linh động thay đổi phương án tuần tra, kiểm soát gắn với huy động tàu cá của ngư dân tham gia bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Qua kiểm tra, đã phát hiện và xử lý 40 vụ giã cào bay vi phạm; các trường hợp vi phạm đều áp dụng khung phạt tối đa để răn đe (96 triệu đồng/cặp giã cào), tước quyền sử dụng giấy phép khai thác thủy sản theo quy định của pháp luật.

Trong thời gian tới, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành liên quan, đặc biệt là Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và các địa phương vùng biển đẩy mạnh và thực hiện đồng bộ, mạnh mẽ hơn nữa các biện pháp chủ yếu sau:

- Tăng cường công tác giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong cộng đồng ngư dân. Phát động ngư dân thường xuyên giám sát và kịp thời cung cấp thông tin về các trường hợp vi phạm cho chính quyền và cơ quan chức năng ngăn chặn và xử lý vi phạm một cách nghiêm túc, hiệu quả.

- Tổ chức bám sát địa bàn, theo dõi chặt chẽ tình hình vi phạm, áp dụng linh hoạt có hiệu quả các biện pháp, phương pháp tuần tra, kiểm soát bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên biển; phối hợp chặt chẽ với lực lượng Biên phòng tổ chức các đợt cao điểm tại các ngư trường trọng điểm để ngăn chặn hiệu quả tình trạng tranh chấp trên biển, vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Xử lý nghiêm và kiên quyết đối với các trường hợp vi phạm theo Nghị định 103/2013/NĐ-CP ngày 12/9/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản. Áp dụng khung phạt tối đa, tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác thủy sản có thời hạn.

- Tiếp tục quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc Quyết định số 61/2015/QĐ-UBND ngày 11/11/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của nghề giã cào (lưới kéo) trên vùng biển tỉnh Bình Thuận, trong đó trọng tâm là việc cấm đóng mới phát triển tàu cá lưới kéo và cấm có thời hạn đối với nghề giã cào bay.

- Phối hợp với Kiểm ngư Trung ương kiểm tra vùng biển xa bờ, khu vực đảo Phú Quý, đặc biệt chú ý kiểm tra tại các bãi rạn san hô, các đảo để phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các đối tượng sử dụng chất nổ để khai thác thủy sản.

26. Việc cấp phép của Chi cục Thuỷ sản việc khai thác hải sản (lưới đơn) chỉ được 01 năm nhưng một số thuyền di chuyển đi khai thác ở các tỉnh khác không kịp đăng ký lại, khi về một số thuyền xin cấp lại nhưng Chi cục Thuỷ sản không cho đăng ký cấp phép với lý do trễ hạn và áp dụng vào quyết định UBND tỉnh ban hành vào ngày 11/11/2015. Đề nghị UBND tỉnh kiểm tra việc không cấp phép của Chi cục Thuỷ sản có đúng hay không (cử tri xã Phước Thể, huyện Tuy Phong).

Thực hiện Quyết định số 3072/QĐ-UBND ngày 16 tháng 9 năm 2014 của UBND tỉnh về ban hành kế hoạch thực hiện Quyết định 375/QĐ-TTg ngày 01 tháng 3 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ, nội dung có nêu rõ: “giảm số tàu làm nghề lưới kéo xuống dưới 14% tổng số tàu cá khai thác hải sản của tỉnh” và căn cứ Quyết định số 61/2015/QĐ-UBND ngày 11 tháng 11 năm 2015 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc ban hành Quy định về quản lý hoạt động khai thác của nghề lưới kéo (giã cào) trên vùng biển tỉnh Bình Thuận; Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã chỉ đạo Chi cục Thủy sản: “không cấp giấy phép khai thác thủy sản tiếp tục cho nghề lưới kéo đối với các trường hợp trễ hạn từ 12 tháng trở lên không thực hiện việc đăng kiểm, gia hạn giấy phép khai thác thủy sản theo quy định”.

Bên cạnh đó, các tàu cá quá một năm không thực hiện đăng ký, đăng kiểm và gia hạn lại giấy phép khai thác thủy sản là không chấp hành nghiêm pháp luật của Nhà nước và vi phạm quy định tại Nghị định số 103/2013/NĐ-CP ngày 12/09/2013 của của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản.

Nghề lưới kéo là nghề mang tính xâm hại môi trường, gây nhiều bức xúc trong cộng đồng trong thời gian qua và không phải là nghề được ưu tiên phát triển nên việc Chi cục Thủy sản không cấp giấy phép khai thác thủy sản cho các tàu cá quá một năm không thực hiện đăng kiểm, gia hạn giấy phép khai thác thủy sản là phù hợp theo chủ trương và quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh.



27. Hiện nay việc đánh bắt hải sản bằng lưới mùng và đánh bắt bằng thuốc nổ, huỷ hoại và làm cạn kiệt ngư trường; đề nghị tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng có biện pháp ngăn chặn hiệu quả (cử tri xã Phước Thể, huyện Tuy Phong).

Từ đầu năm 2016 đến nay, Chi cục Thuỷ sản đã phối hợp với các địa phương trọng điểm nghề cá mở 23 lớp tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về bảo vệ nguồn lợi thủy sản và nghiêm cấm hành vi sử dụng chất nổ để khai thác thuỷ sản, góp phần nâng cao nhận thức và hạn chế tình hình vi phạm xảy ra trên các vùng biển của tỉnh. Đồng thời, tiếp tục tăng cường phối hợp với lực lượng biên phòng, công an và địa phương theo dõi, nắm bắt tình hình tàng trữ, mua bán thuốc nổ trên bờ và kiểm tra, kiểm soát tình hình vi phạm trên biển; tập trung bố trí lực lượng, duy trì bám biển ở những khu vực thường xảy ra vi phạm, điều chuyển phương tiện phù hợp, linh động thay đổi phương án tuần tra, kiểm soát gắn với huy động tàu cá của ngư dân tham gia bảo vệ nguồn lợi thủy sản; kết quả: từ đầu năm đến nay, do cá cơm xuất hiện không nhiều nên tình hình sử dụng chất nổ để khai thác thủy sản có giảm, ngoài ra qua kiểm tra, đã phát hiện và xử lý 207 trường hợp vi phạm sử dụng lưới mùng có kích thước mắt lưới nhỏ hơn quy định để đánh bắt thủy sản; các trường hợp vi phạm đều áp dụng khung phạt tối đa để răn đe.

Trong thời gian tới, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành liên quan, đặc biệt là Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và các địa phương vùng biển đẩy mạnh và thực hiện đồng bộ, mạnh mẽ hơn nữa các biện pháp giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong cộng đồng ngư dân. Phát động ngư dân thường xuyên giám sát và kịp thời cung cấp thông tin về các trường hợp vi phạm cho chính quyền và cơ quan chức năng ngăn chặn và xử lý vi phạm một cách nghiêm túc, hiệu quả. Tổ chức bám sát địa bàn, theo dõi chặt chẽ tình hình vi phạm, áp dụng linh hoạt có hiệu quả các biện pháp, phương pháp tuần tra, kiểm soát bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên biển; phối hợp chặt chẽ với lực lượng Biên phòng tổ chức các đợt cao điểm tại các ngư trường trọng điểm để ngăn chặn hiệu quả tình trạng tranh chấp trên biển, vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Xử lý nghiêm và kiên quyết đối với các trường hợp vi phạm theo Nghị định 103/2013/NĐ-CP ngày 12/9/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản. Phối hợp với Kiểm ngư Trung ương kiểm tra vùng biển xa bờ, khu vực đảo Phú Quý, đặc biệt chú ý kiểm tra tại các bãi rạn san hô, các đảo để phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các đối tượng sử dụng chất nổ để khai thác thủy sản.



28. Cử tri phường Phước Hội, thị xã La Gi, đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng quan tâm kiểm tra, quản lý chất lượng sản xuất tôm giống tại các trại nuôi. Vì thực tế vừa qua một số trại sản xuất tôm giống kém chất lượng, làm cho người nuôi tôm thương phẩm bị thua lỗ gây ảnh hưởng đến đời sống.

Hiện nay, trên toàn tỉnh có 131 cơ sở/ 683 trại sản xuất giống. Trong đó, chủ yếu sản xuất giống tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Từ nhiều năm nay, để quản lý tốt chất lượng tôm giống, Chi cục Thủy sản Bình Thuận đặc biệt chú trọng quản lý ở 03 khâu: Quản lý nguồn tôm bố mẹ nhập khẩu; quản lý kiểm dịch tôm giống; kiểm tra, kiểm soát điều kiện sản xuất kinh doanh cơ sở giống, đảm bảo chất lượng thức ăn và thuốc thú y dùng trong nuôi trồng.

Kết quả triển khai:

- Về quản lý, giám sát tôm bố mẹ nhập khẩu: Định kỳ hàng tháng, Chi cục tổ chức kiểm tra các cơ sở có nhập khẩu tôm bố mẹ, qua đó nhắc nhở và phối hợp với các cơ sở tiến hành tiêu hủy các lô tôm đã hết hạn sử dụng (thời gian là 4 tháng). Trong 9 tháng đầu năm 2016, toàn tỉnh đã tiêu hủy 26.333 con tôm bố mẹ/39 lô do hết hạn sử dụng. Ngoài ra, thực hiện uỷ quyền của Tổng cục Thuỷ sản, Chi cục đã tiến hành kiểm tra chất lượng 48 lô tôm bố mẹ nhập khẩu; kết quả có 01 lô tôm có trọng lượng chưa đảm bảo theo quy định, Chi cục đã yêu cầu cơ sở tiếp tục nuôi dưỡng lô tôm này đến khi đạt trọng lượng mới đưa vào sản xuất.

- Về kiểm tra, kiểm soát điều kiện sản xuất kinh doanh cơ sở giống: Hàng năm, Chi cục đều tiến hành kiểm tra tất cả cơ sở sản xuất giống đang hoạt động; đến nay, qua kiểm tra, hầu hết các cơ sở đều đảm bảo điều kiện theo quy định.

- Về công tác kiểm dịch tôm xuất tỉnh: Để đảm bảo chất lượng tôm giống, hầu hết các lô tôm xuất tỉnh đều được cán bộ kiểm dịch đến tận cơ sở kiểm tra. Bên cạnh đó, nhằm theo dõi chặt chẽ chất lượng tôm thẻ chân trắng, hàng tuần Chi cục đều cử cán bộ đến từng cơ sở ương nuôi giống tôm thẻ để ghi lại nhật ký sản xuất của từng trại, từng giai đoạn, giám sát nguồn gốc tôm bố mẹ, nguồn gốc nauplius. Do đó hầu hết các lô tôm xuất ra khỏi cơ sở đều được kiểm dịch.

Căn cứ Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản: Kể từ ngày 15/8/2016, sẽ không thực hiện kiểm dịch đối với các lô tôm giống xuất bán trong tỉnh. Kể từ ngày 01/10/2016, chỉ thực hiện kiểm dịch đối với các lô tôm giống xuất trại khi có kết quả xét nghiệm âm tính đối với các bệnh đốm trắng (WSD), Hoại tử gan tụy cấp (AHPND), Hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô (IHHNV).

Do đó, để đảm bảo chất lượng tôm giống thả nuôi, đề nghị bà con nuôi tôm trong tỉnh cần lưu ý chọn mua con giống ở những cơ sở sản xuất giống uy tín và thực hiện xét nghiệm các chỉ tiêu bệnh trước khi thả nuôi.



29. Cử tri đề nghị UBND tỉnh sớm triển khai thực hiện Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04/9/2014 của Thủ tướng Chính Phủ về việc nâng cao hiệu quả chăn nuôi trong nông hộ giai đoạn 2015-2020 đã có hiệu lực từ ngày 01/01/2015 nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện (cử tri xã Đức Phú, huyện Tánh Linh).

Thực hiện Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04 tháng 9 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020, Ủy ban nhân dân tỉnh đã có Công văn số 3259/UBND-KTN ngày 09 tháng 9 năm 2016 thống nhất chủ trương ban hành quy định cụ thể mức chi thực hiện chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Hiện nay, Sở Nông nghiệp và PTNT đang phối hợp với các Sở, ngành liên quan và các địa phương xây dựng chính sách hỗ trợ trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định trong năm 2016.



30. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo ngành chức năng hướng dẫn các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi cho nông dân. Vì gần đây, việc hướng dẫn khoa học, kỹ thuật là do các công ty, doanh nghiệp tự mời nông dân đến tập huấn với những sản phẩm do đơn vị đó sản xuất để thu hút người nông dân mua sản phẩm của họ (củ tri xã Nghị Đức, huyện Tánh Linh).

Xã Nghị Đức, huyện Tánh Linh là xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2014. Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh đã phối hợp với cơ quan chuyên môn của huyện chuyển giao nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật cho xã Nghị Đức thông qua các mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa hàng hóa, nhân giống lúa chất lượng cao OM4900, nuôi cá thương phẩm, nuôi heo nái sinh sản, … đã đem lại kết quả thiết thực và được bà con nông dân tự nhân rộng trong cộng đồng. Ngoài ra, Trung tâm đã tổ chức tập huấn nhiều lớp chuyển giao kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, giúp bà con ứng dụng phát triển sản xuất. Hiện nay, nguồn kinh phí có hạn nên Trung tâm ưu tiên tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho các xã chưa đạt chuẩn nông thôn mới hoặc các xã còn khó khăn trong tỉnh. Việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật do các doanh nghiệp thực hiện là hướng tích cực để cùng Nhà nước chuyển giao nhanh, kịp thời các tiến bộ kỹ thuật cho người dân; tuy nhiên, địa phương cần tăng cường kiểm tra, giám sát để đảm bảo việc chuyển giao của các doanh nghiệp thực hiện theo đúng các quy định về quản lý chất lượng sản phẩm nhằm phục vụ yêu cầu sản xuất cho người dân.

Trường hợp xã Nghị Đức có nhu cầu nhân rộng hay tập huấn mô hình trồng trọt, chăn nuôi có khả năng mang lại hiệu quả kinh tế và thu nhập tốt cho người dân thì đề nghị UBND xã có văn bản đề nghị cụ thể; trên cơ sở đó Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh sẽ xem xét, nghiên cứu thực hiện chuyển giao.

31. Hiện nay công trình nước sạch đã được hoàn thành đối với thôn 9, xã Mê Pu còn thôn 4, 5, 8 của xã chưa có nước sạch. Đồng thời đồng bào dân tộc được Nhà nước hỗ trợ đã bắt thủy kế cho 92 hộ, còn lại 13 hộ chưa được hỗ trợ. Đề nghị tỉnh quan tâm tiếp tục hỗ trợ kinh phí cho các hộ còn lại và đầu tư hệ thống nước sạch tại thôn 4, 5, 8 (cử tri xã Mêpu, huyện Đức Linh).

* Về đầu tư tuyến ống cấp nước cho người dân thôn 4, 5, 8 xã Mê Pu, huyện Đức Linh: Hiện nay, danh mục công trình nêu trên, Sở Kế hoạch và Đầu tư đang xem xét, tổng hợp bổ sung vào kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016- 2020.

* Về hỗ trợ lắp đặt thủy kế cho 13 hộ đồng bào dân tộc thiểu số còn lại xã Mê Pu: Trong quá trình lập dự án công trình Hệ thống nước Bắc sông La Ngà, huyện Đức Linh (Khu vực dân cư thôn 9 - Đồng bào dân tộc thiểu số và trung tâm xã Mê Pu), UBND xã Mê Pu lập danh sách đề nghị hỗ trợ lắp đặt thủy kế cho 92 hộ đồng bào dân tộc thiểu số thuộc thôn 9, xã Mê Pu. Hiện nay, công trình này đã thi công hoàn thành đưa vào sử dụng và Sở Tài chính đã có thông báo phê duyệt quyết toán. Do vậy, để giải quyết kiến nghị của cử tri, yêu cầu UBND xã Mê Pu lập danh sách kiến nghị với các cấp thẩm quyền cho chủ trương và bố trí kinh phí lắp đặt thủy kế bổ sung cho 13 hộ đồng bào dân tộc thiểu số còn lại trong một dự án khác.

32. Cử tri xã Hồng Sơn, huyện Hàm Thuận Bắc đề nghị UBND tỉnh sớm cân đối kinh phí để thi công hệ thống nước sạch trên địa bàn xã Hồng Sơn.

Công trình Nâng cấp, mở rộng hệ thống nước Hồng Sơn, huyện Hàm Thuận Bắc do Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn làm Chủ đầu tư, gồm 2 gói thầu xây lắp chính (gói thầu Khu nhà máy và gói thầu Tuyến ống cấp nước). Gói thầu Khu nhà máy hiện nay đã cơ bản hoàn thành; riêng gói thầu tuyến ống cấp nước chưa triển khai thi công. Ngày 19 tháng 9 năm 2016, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2725/QĐ-UBND về việc chuyển vốn tạm ứng ngân sách tỉnh thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới năm 2015 sang năm 2016; trong đó có danh mục công trình hệ thống nước xã Hồng Sơn, huyện Hàm Thuận Bắc. Hiện nay, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn đã trình Sở Kế hoạch và Đầu tư phê duyệt kế hoạch đấu thầu. Khả năng Trung tâm sẽ thực hiện công tác đấu thầu và triển khai thi công trong quý IV năm 2016.



33. Hiện nay trên địa bàn huyện Hàm Tân mặc dù đã vào mùa mưa nhưng có nhiều nơi người dân vẫn thiếu nước trầm trọng để sinh hoạt, giếng chưa có nước và có nơi giếng có nước nhưng bị nhiễm mặn...Đề nghị tỉnh quan tâm khảo sát xây dựng, nâng cấp hệ thống nước sạch toàn huyện phục vụ nhân dân (cử tri huyện Hàm Tân).

Nhà máy nước (NMN) Tân Nghĩa đã đầu tư nâng công suất cấp nước thêm 1.200m3/ngày cung cấp nước cho nhân dân trong khu vực thị trấn Tân Nghĩa, xã Tân Hà và bổ sung nguồn nước cho thị trấn Tân Minh và 2 xã Tân Phúc, Tân Đức. Nhà máy nước Tân Thắng có công suất 800 m3/ngày cấp nước cho khu vực Tân Thắng, Thắng Hải, Sơn Mỹ. Công suất hiện có 02 nhà máy nước chỉ đủ cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân các địa phương nêu trên. Trong thời gian tới, Chương trình “Mở rộng quy mô vệ sinh và cấp nước nông thôn dựa trên kết quả đầu ra” sử dụng vốn vay của Ngân hàng Thế giới do Chi cục Phát triển nông thôn làm Chủ đầu tư sẽ xây dựng NMN trung tâm huyện Hàm Tân và nâng cấp NMN Tân Thắng có khả năng đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước cho nhân dân toàn huyện Hàm Tân.



34. Dự án đầu tư xây dựng nhà máy nước sạch tại xã Tân Thuận, xã Mương Mán, xã Thuận Quý và dự án nâng cấp nhà máy nước xã Hàm Thạnh đã được tỉnh phê duyệt nhưng đến nay chậm triển khai. Cử tri kiến nghị tỉnh sớm triển khai thực hiện cho nhân dân có nước sạch để sinh hoạt (cử tri huyện Hàm Thuận Nam).

* Hệ thống cấp nước xã Mương Mán, Hàm Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam:

Công trình cấp nước sinh hoạt xã Mương Mán, huyện Hàm Thuận Nam thuộc Chương trình “Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả đầu ra” do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ, được UBND tỉnh giao Chi cục Phát triển nông thôn làm chủ đầu tư. Công trình có công suất 1.500 m3/ngày đêm, có chiều dài đường ống chính 60 km nhằm cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân xã Mương Mán và xã Hàm Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam, với tổng mức đầu tư 55 tỷ đồng. Hiện nay, Chi cục Phát triển nông thôn đang trình Sở Xây dựng thẩm định dự án đầu tư. Công trình dự kiến triển khai thi công vào cuối năm 2016.



* Hệ thống cấp nước xã Tân Thuận, huyện Hàm Thuận Nam:

Dự án Hệ thống cấp nước sinh hoạt thôn dân tộc xã Tân Thuận, huyện Hàm Thuận Nam do Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn làm Chủ đầu tư, đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư phê duyệt điều chỉnh, bổ sung dự án tại Quyết định số 456/QĐ-SKHĐT ngày 11/12/2015 với tổng mức đầu tư 33.540 triệu đồng. Ngày 19/9/2016, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2725/QĐ-UBND về việc chuyển vốn tạm ứng ngân sách tỉnh thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới năm 2015 sang năm 2016; trong đó có danh mục công trình hệ thống nước thôn dân tộc xã Tân Thuận, huyện Hàm Thuận Nam. Hiện nay, Trung tâm đã có Tờ trình gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc phê duyệt kế hoạch đấu thầu. Trung tâm sẽ thực hiện công tác đấu thầu và triển khai thi công trong quý IV năm 2016.

35. Ngoài việc tập trung cho các xã xây dựng đạt chuẩn Nông thôn mới vào năm 2016. Đề nghị tỉnh tiếp tục quan tâm tăng cường nguồn vốn cho các xã đã được công nhận đạt chuẩn các năm trước nhằm tiếp tục giữ chuẩn và nâng cao chất lượng của các tiêu chí nông thôn mới (cử tri xã Nghị Đức, huyện Tánh Linh).

Để duy trì và thực hiện nâng chuẩn đối với xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, hàng năm Ủy ban nhân dân tỉnh đều có phân khai vốn Trái phiếu Chính phủ để thực hiện. Trong quá trình điều hành, Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp tục cân đối ngân sách tỉnh để có thể hỗ trợ thêm cho xã đạt chuẩn và có giải pháp huy động hợp lý mọi nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước để thực hiện duy trì, nâng chuẩn.



36. Tỉnh cần quan tâm hỗ trợ về điều kiện sản xuất nông nghiệp và vốn vay để kinh doanh từ ngân hàng Nông nghiệp vì hiện nay các Hợp tác xã Nông nghiệp đã chuyển đổi theo mô hình HTX kiểu mới (cử tri Phan Rí Thành, huyện Bắc Bình).

* Về hỗ trợ vốn vay:

Huyện Bắc Bình có 08/17 Hợp tác xã nông nghiệp (HTX) chuyển đổi theo Luật HTX năm 2012; trong đó xã Phan Rí Thành có 03 HTX nông nghiệp: Bình Lễ, Bình Thuỷ và Bình Liêm chuyển đổi hoạt động theo Luật HTX năm 2012. Các HTX này đều vay vốn ngân hàng đến năm 2013 với mức vay cao nhất là 150 triệu đồng, từ năm 2014 đến nay 03 HTX không vay vốn tại Agribank chi nhánh huyện Bắc Bình.

Hàng năm, Agribank chi nhánh huyện Bắc Bình đều có giới thiệu các sản phẩm của Ngân hàng, theo đó có đề cập đến việc cho vay vốn và phổ biến các điều kiện cho vay đối với HTX (phương án SXKD, báo cáo tài chính, hợp đồng kinh tế,…). Tuy nhiên, từ năm 2014 đến nay, Agribank chi nhánh huyện Bắc Bình chưa nhận được đề nghị vay vốn từ các HTX ở xã Phan Rí Thành, huyện Bắc Bình. Do vậy, đối với các HTX đã chuyển đổi mô hình theo HTX kiểu mới, nếu có nhu cầu vay vốn đề nghị liên hệ trực tiếp với các chi nhánh Agribank tại địa phương để được hướng dẫn và xem xét.

* Về hỗ trợ điều kiện sản xuất cho Hợp tác xã:

- Theo Kế hoạch số 405-KH/UBND ngày 15 tháng 02 năm 2016 của UBND tỉnh về thực hiện Chương trình hỗ trợ phát triển Hợp tác xã giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, các HTX hoạt động trên địa bàn tỉnh nói chung được hỗ trợ đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực, hỗ trợ xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, thiết bị máy móc mới tiên tiến, hỗ trợ ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới. Riêng các HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp còn được hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, hỗ trợ xây dựng mô hình mới trong HTX (hợp tác liên kết sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ, xây dựng cánh đồng mẫu lớn…); hỗ trợ vốn, giống khi gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh và hỗ trợ chế biến sản phẩm.

- Theo Quyết định số 19/2016/QĐ-UBND ngày 23 tháng 6 năm 2016 của UBND tỉnh ban hành Quy định mức hỗ trợ việc thực hiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông dân và nông dân theo Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, các HTX tham gia vào dự án cánh đồng lớn sẽ được hỗ trợ kinh phí tập huấn cho cán bộ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã về quản lý, hợp đồng kinh tế, kỹ thuật sản xuất hàng năm do Sở Nông nghiệp và PTNT, Liên minh Hợp tác xã tổ chức. Ngoài ra, tại khoản 3, Điều 4 Quyết định này, thì nông dân được hỗ trợ 30% chi phí mua giống cây trồng để gieo trồng vụ đầu tiên trong dự án cánh đồng lớn.

- Thông tư số 15/2016/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn điều kiện và tiêu chí thụ hưởng hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đối với HTX nông nghiệp; theo đó, các HTX nông nghiệp được xem xét hỗ trợ: trụ sở làm việc, sân phơi, nhà kho, cửa hàng vật tư nông nghiệp; xưởng sơ chế, chế biến sản phẩm nông nghiệp; cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung; công trình điện, nước sinh hoạt chợ; công trình thủy lợi, giao thông nội đồng trong lĩnh vực trồng trọt, lâm nghiệp, diêm nghiệp; công trình kết cấu hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, hiện nay đang chờ Bộ Kế hoạch và Đu tưBộ Tài chính hướng dẫn cụ thể quy trình, hồ sơ thủ tục để triển khai thực hiện.

Căn cứ vào các chính sách nêu trên, các Hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh nếu có nhu cầu hỗ trợ trong thời gian tới, đề nghị có văn bản hoặc liên hệ với Liên minh Hợp tác xã tỉnh hoặc Sở Nông nghiệp và PTNT để được hướng dẫn cụ thể.


Каталог: UpLoaded -> files
UpLoaded -> Chỉ thị 20-ct/tw ngày 05 tháng 11 năm 2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới
UpLoaded -> BỘ TÀi chính số: 57 /2014 /tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
UpLoaded -> BỘ TÀi chính cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
UpLoaded -> Tiểu sử 10 Công dân Ưu tú Thủ đô năm 2011 Nhà báo, nhà nghiên cứu Giang Quân
UpLoaded -> THỐng kê ĐIỂm trung bình kỳ thi tuyển sinh đẠi học khối a,A1,B,C,D
UpLoaded -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo viện nghiên cứu phát triểN giáo dụC
files -> Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam §éc lËp Tù do H¹nh phóc
files -> 1. Kiến thức cơ bản

tải về 0.76 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương