Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc quy đỊnh quản lý rừng phòng hộ biên giới



tải về 27.21 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích27.21 Kb.
#12256
ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH BÌNH PHƯỚC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



QUY ĐỊNH

Quản lý rừng phòng hộ biên giới

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1878/QĐ-UBND

ngày 10 tháng 9 năm 2007 của UBND tỉnh)



I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Căn cứ pháp lý

Những căn cứ pháp lý để quản lý và xây dựng rừng phòng hộ biên giới:

- Quy hoạch rà soát 3 loại rừng được phê duyệt theo Quyết định số 11/2007/QĐ-UBND ngày 19/3/2007 của UBND tỉnh;

- Nghị định số 34/2000/NĐ-CP ngày 18/8/2000 của Chính phủ về Quy chế khu vực biên giới đất liền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

- Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế quản lý rừng;

- Thông tư số 38/2007/TT-BNN ngày 25/4/2007 của Bộ NN & PTNT về hướng dẫn trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn.



Điều 2. Giải thích từ ngữ, đặc điểm

Rừng phòng hộ biên giới tỉnh Bình Phước là khu vực tự nhiên trên đất liền có diện tích đủ lớn, liền vùng, liền giải trên tuyến biên giới để thực hiện mục đích phát triển nông lâm nghiệp, tạo thuận lợi cho việc bố trí các công trình phòng thủ biên giới và công tác tuần tra, kiểm soát an ninh quốc phòng thường xuyên trên tuyến biên giới. Gồm 2 phần:

a) Phần rừng phòng hộ biên giới trong rừng đặc dụng Vườn quốc gia Bù Gia Mập đã là rừng quốc gia với tiêu chí phân loại rừng đặc dụng ban hành tại Quyết định số 62/2005/QĐ-BNN, có Quy chế quản lý rừng đặc dụng quy định tại Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế quản lý rừng đặc dụng phù hợp với việc phòng hộ biên giới nên không tính vào diện tích rừng quốc gia quy hoạch cho phòng hộ biên giới.

b) Phần rừng phòng hộ biên giới thuộc cấp phòng hộ ít xung yếu, là phần rừng sản xuất thuộc các Ban Quản lý rừng quản lý được tính vào hệ thống rừng phòng hộ quốc gia, được UBND tỉnh xác lập và xây dựng.



Điều 3. Phạm vi điều chỉnh

Văn bản này quy định về quản lý rừng phòng hộ biên giới bao gồm các loại đất, loại rừng tự nhiên, rừng trồng, thảm thực vật trên đất lâm nghiệp được quy hoạch là rừng phòng hộ biên giới trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 11/2007/QĐ-UBND ngày 19/3/2007 của UBND tỉnh.

- Quy định này quy định về tiêu chí và nội dung quản lý, xây dựng rừng phòng hộ biên giới.

- Quy định các hoạt động của người, phương tiện ở khu vực rừng phòng hộ biên giới. Việc cư trú, đi lại, sản xuất kinh doanh, đầu tư, thăm dò, khai thác tài nguyên và các hoạt động khác thực hiện theo Nghị định số 34/2000/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2000 của Chính phủ về Quy chế khu vực biên giới đất liền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.



Điều 4. Mục đích xây dựng rừng phòng hộ biên giới

Rừng phòng hộ biên giới được xác lập để hỗ trợ cho bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội vùng biên giới Việt Nam - Campuchia trên địa bàn tỉnh Bình Phước, gắn việc phát triển nông - lâm nghiệp trong thời bình với tạo sự thuận lợi cho việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc của Quân đội nhân dân Việt Nam và an ninh quốc phòng của lực lượng bộ đội biên phòng.



Điều 5. Đối tượng áp dụng

Các cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, cộng đồng dân cư thôn; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến việc bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ biên giới tỉnh Bình Phước.



II. VAI TRÒ, CHỨC NĂNG, TIÊU CHÍ RỪNG PHÒNG HỘ BIÊN GIỚI

Điều 6. Vai trò, chức năng

a) Bảo vệ rừng tự nhiên, cải tạo rừng tự nhiên, trồng rừng, trồng cây lâu năm; trồng các loại cây nông lâm nghiệp cho lợi ích kinh tế phù hợp với yêu cầu phòng thủ biên giới.

b) Duy trì các đặc điểm địa hình, địa mạo và cải tạo các yếu tố nêu trên theo yêu cầu của quân đội, biên phòng để bố trí các công trình phòng thủ biên giới nếu có.

c) Hỗ trợ cho công tác thường xuyên tuần tra, kiểm soát trên tuyến biên giới.



Điều 7. Tiêu chí rừng phòng hộ biên giới

Tiêu chí này áp dụng đối với diện tích được quy hoạch trên rừng sản xuất thuộc quy hoạch rà soát 3 loại rừng cấp phòng hộ đầu nguồn ít xung yếu trên địa bàn huyện, xã thuộc tỉnh Bình Phước.

a) Dải rừng phòng hộ biên giới có diện tích lớn hơn 5.000ha để phục vụ yêu cầu an ninh quốc phòng.

b) Bố trí rừng tự nhiên, rừng trồng, cây lâu năm liền vùng, liền dải dọc theo biên giới có độ che phủ là 0,7.

c) Chiều rộng dải rừng phòng hộ biên giới được tính từ đường biên giới quốc gia Việt Nam - Campuchia kéo vào giáp mép ngoài của đường tuần tra biên giới đã được xác lập trên thực địa.

III. QUẢN LÝ VÀ XÂY DỰNG RỪNG PHÒNG HỘ BIÊN GIỚI

Điều 8. Quản lý và xây dựng

Rừng biên phòng hộ biên giới tỉnh Bình Phước thuộc rừng quốc gia do Nhà nước đầu tư kinh phí đảm bảo duy trì bảo vệ và phát triển rừng.

Bộ đội Biên phòng thực hiện đồn trú, tuần tra, giám sát các tình hình, hoạt động thuộc về nhiệm vụ an ninh quốc phòng theo quy định trên phần được quy hoạch là rừng phòng hộ biên giới.

a) Rừng phòng hộ biên giới là rừng đặc dụng:

- Giao rừng phòng hộ biên giới là rừng tự nhiên trong Vườn quốc gia Bù Gia Mập cho lực lượng vũ trang để trực tiếp quản lý, bảo vệ và phát triển rừng áp dụng thực hiện các quy định tại Chương II, Mục 2 bảo vệ phát triển và sử dụng rừng đặc dụng của Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế quản lý rừng để quản lý và bảo vệ phát triển rừng đặc dụng và Thông tư số 38/2007/TT-BNN ngày 25/4/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn.

b) Rừng phòng hộ biên giới là rừng sản xuất:

- Các diện tích đất rừng sản xuất được quy hoạch là rừng phòng hộ biên giới có trong diện tích các Ban Quản lý rừng được giao quản lý, áp dụng các quy định về rừng sản xuất tại Chương VI, Mục 2 bảo vệ phát triển và sử dụng rừng sản xuất của Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế quản lý rừng để quản lý và bảo vệ phát triển rừng sản xuất được quy hoạch là rừng phòng hộ biên giới.

- Bố trí quy hoạch dân cư, điểm họp chợ biên giới, bến, bãi neo, đậu của các loại phương tiện; khu du lịch, khu kinh tế, khu vực sản xuất, khai thác và bảo vệ lâm sản, khoáng sản và các hoạt động khác có liên quan đến đường biên giới quốc gia trong phần được quy hoạch là rừng phòng hộ biên giới thuộc thẩm quyền UBND tỉnh.

- Ưu tiên trồng rừng sản xuất, trồng cây lâu năm; diện tích dùng để sản xuất kết hợp nông - ngư nghiệp, cây ngắn ngày trong rừng phòng hộ biên giới chiếm không quá 30% diện tích không rừng trong rừng phòng hộ biên giới.

VI. TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM THI HÀNH

Điều 9. Tổ chức quản lý

Rừng phòng hộ biên giới nằm trong hệ thống rừng quốc gia của cả nước, UBND tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ trong việc xây dựng tiêu chí, xây dựng rừng phòng hộ biên giới, tổ chức quản lý hệ thống cơ sở rừng phòng hộ biên giới trên địa bàn tỉnh.

- Bố trí các công trình quân sự phục vụ phòng thủ biên giới phải có chủ trương, xây dựng phương án cụ thể và ý kiến phê duyệt của cấp thẩm quyền.

- UBND cấp huyện, xã trong vùng biên giới có trách nhiệm tổ chức giám sát và đánh giá tình hình quản lý, sử dụng rừng, đất lâm nghiệp trên diện tích được quy hoạch là rừng phòng hộ biên giới.

- Vườn quốc gia Bù Gia Mập, các Ban Quản lý rừng có diện tích rừng phòng hộ biên giới và Bộ đội Biên phòng phối hợp chặt chẽ trong khi thi hành các nhiệm vụ bảo vệ, phát triển rừng và nhiệm vụ an ninh quốc phòng trên lâm phần là rừng phòng hộ biên giới theo Quy định này.

- Các đối tượng sản xuất kinh doanh nông lâm nghiệp (chủ rừng được giao, thuê đất; hộ gia đình, cá nhân nhận khoán theo thẩm quyền) trong phần diện tích được quy hoạch là rừng phòng hộ biên giới được lực lương biên phòng cho ý kiến xem xét về hoạt động sản xuất kinh doanh và các UBND huyện giao cho Hạt Kiểm lâm sở tại kiểm tra việc sử dụng đất, tài nguyên rừng trên lâm phần theo quy định hiện hành./.



TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH

Nguyễn Tấn Hưng




Каталог: vbpq binhphuoc.nsf -> 4b438b320dbf1cda4725719a0012432c
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> V/v thành lập Ban chỉ đạo xây dựng bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Bình Phước năm 2014
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Số: 1019/QĐ-ubnd bình Phước, ngày 21 tháng 5 năm 2012
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc Phương án bỒi thưỜng, hỖ trỢ và tái đỊnh cư TỔng thể
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Soá 1040 ngaøy 16/6/2006 cuûa ubnd tænh veà vieäc
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 27.21 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương